Chương 34
Sáng hôm sau tỉnh lại, Đàm Duy cảm thấy ê ẩm cả người. Tiểu băng cũng kêu lên: “Mệt ch.ết mất, mệt ch.ết mất! hôm nay chẳng muốn đi làm chút nào.” Tiểu Băng không đi làm cũng không sao, chỉ là thiếu một, hai hợp đồng thôi, nhưng anh không đi làm thì không được, gấp như vậy tìm đâu ra người dạy thay đây? Vì thế anh vẫn phải kiên quyết thức dậy, ăn qua loa xong liền đi làm.
Sau tiết học buổi sáng, anh gọi điện cho cô giáo Lam, vì Tiểu Băng dặn anh hôm nay nhất định phải đi hỏi cô ấy. Cô Lam vừa nhận ra là anh, liền nói: “Vẫn là chuyện hôm qau sao? Thế thì để tối đi.”
Buổi trưa anh trở về nhà, kể lại chuyện này cho Tiểu băng. Tiểu Băng hỏi: “Anh có xúc động không?”
“Xúc động gì?”
“Sắp găoj được con gái, sắp được làm cha rồi.”
Anh ôm chầm lấy Tiểu Băng, sờ sờ bụng cô. “Em có bầu rồi à? Nếu không sao lại nói anh sắp làm cha chứ?”
Tiểu Băng cười hì hì. “Anh đừng như vậy, em đã nói với anh rồi, em đã nghĩ thông suốt, sẽ không ghen tị vì anh không còn cảm giác bỡ ngỡ hạnh phúc khi lần đầu tiên được làm cha của con chúng mình đâu, dẫu sao thì chỉ cần em hạnh phúc vì lần đầu tiên được làm mẹ là được rồi.”
Anh cảm thấy tuy Tiểu Băng nói là đã nghĩ thông suốt nhưng thậ ra vướng mắc trong lòng vẫn còn đó, rất có thể vì sợ anh buồn nên mới miễn cưỡng ghìm lại. Anh cũng không còn cách nào khác, chỉ cần ên ngoài Tiểu Băng coi như đã thông suốt mọi chuyện, sẽ không rời xa anh, không chạy lên núi nữa là được rồi. Để sắp xếp ổn thỏa, đến chiều lúc anh đi làm liền gọi Tạ Di Hồng: “Tối nay tôi phải đến chỗ cô Lam… Tiểu Băng cứ muốn tôi phải đến hỏi chuyện đó… Cậu… tối nay có thể đến ở cùng với Tiểu Băng được không? Tôi sợ cô ấy lại…”
Tạ Di Hồng lập tức đồng ý: “Được, có tôi ở đó, cậu yên tâm đi… Tan làm tôi sẽ đến nhà cậu ngay.”
“Cậu đừng nói là tôi kêu cậu qua đó.”
“Biết rồi.”
Buổi chiều tan làm, anh vừa về đến nhà được một lúc thì Tạ Di Hồng chạy tới, kêu là mới mua được một bộ quần áo, muốn Tiểu Băng tư vẫn giúp xem có đẹp không, nếu không đẹp thì còn kịp trả lại. Tiểu Băng thấy Tạ Di Hồng đến thì rất vui vẻ, hai người bận bịu thử quần áo. Anh chẳng có thời gian mà cũng chẳng có tâm trạng để ăn cơm, chỉ rửa mặt, thay bộ quần áo sạch sẽ rồi xuất phát đến nhà cô Lam. Tiểu Băng còn dặn dò với theo: “Nhớ mua ít quà đến cho Duy Duy, đừng giống như anh chàng quê mùa không biết phép lịch sự đấy.”
Tạ Di Hồng còn bổ sung: “Cũng nên mua ít quà cho cô Lam nữa, người ta chẳng phải là giảng viên hướng dẫn của cậu sao?”
Anh đáp lại: “Biết rồi.” Sau đó xuống lầu bắt taxi. Anh đi một mạch đến gần chỗ ở của cô Lam rồi mới xuống xe tìm một cửa hàng để mua quà. Nhưng chỗ đó lại không có trung tâm thương mại nào cả, chỉ có mấy cửa tiệm nhỏ, anh cũng hết cách, đành mua đại mấy thứ, coi như là tấm lòng của mình.
Anh nghĩ một lát rồi lượn qua cổng trường Đại học C, tìm thấy một chỗ bán kẹo kéo, mua liền năm chiếc, kêu người bán kẹo lấy giấy nilon gói lại rồi mnag đến cho Duy Duy.
Không hiểu sao lúc này anh rất nhớ con bé, muốn mỗi ngày trở về nhà, mua ít đồ chơi, đồ ăn trên đường, sau đó gõ cửa, ngay tức thì có một đứa trẻ bay ra cướp món quà trên tay anh, nhưng anh lại giơ món quà đó lên thật cao, nhất định muốn con bé phải hôn chỏm râu lởm chởm của anh một cái mới đưa cho nó.
Anh nhớ lại, dường như đây chính là những kỷ niệm anh trải qua hồi còn nhỏ, nhưng khi ấy anh chính là đứa bé ngày ngày đợi bên cửa, còn ba anh mới là người cha có chỏm râu đó. Bây giờ đến lượt anh làm người cha với chỏm râu lởm chởm, thật khiến anh cảm thán đời người như giấc mộng, tháng năm như cát bụi, mới sơ ý một chút mà mấy chục năm đã trôi qua, chính mình cũng đã đến tuổi làm cha, có lẽ không chỉ đến tuoir mà đã làm cha được mấy năm rồi. Anh nhớ lại ngày bé, một lòng kính trọng ba mình, cảm thấy ông bách chiến bách thắng, không có gì không làm được. Lúc đó anh cảm thấy hai chứ “anh hùng” sinh ra chỉ dành cho ba, ba là anh hùng, anh hùng là ba.
Trong ấn tượng của anh, trẻ con mà không có cha đều rất đáng thương, lại nghĩ tới Duy Duy không có cha, trong lòng rất khó chịu. Anh muốn mỗi tháng gửi cho Duy Duy một ít tiền sinh hoạt phí, lại hận không thể ngày ngày canh giữ trên con đường Duy Duy đi học, bảo vệ con bé không bị người khác bắt nạt.
Anh vừa đi vừa nghĩ miên man, đến trước cửa nhà cô Lam lúc nào chẳng hay, thấy nhà nhà đều được lắp cửa thoát hiểm bằng sắt, anh lo lắng nghĩ, lẽ nào an ninh ở đây không tốt, nếu không phải lắp cửa sắt làm gì?
Anh đột nhiên ý thức được một điều, lúc này hai mẹ con họ đã trở thành một trách nhiệm trong tim anh, anh đã có khát vọng bảo vệ họ, nhìn một cánh cửa an toàn cũng dâng trào cảm xúc, lo lắng khôn nguôi, như thế làm sao được?
Anh đứng một lúc mới gõ cửa, tim đập thình thịch, chỉ sợ mình sẽ đỏ mặt thất lễ. Cô Lam ra mở cửa, thấy là anh liền mở cửa an toàn ra, nhiệt tình mời anh vào trong. Anh lấy món quà ra đặt lên chiếc bàn trong phòng khách, cô Lam cũng không khách sáo, mời anh ngồi rồi đi pha trà.
Anh ngồi đó, quan sát xuong quanh, thấy căn phòng sửa sang rất ổn, chắc chắn hơn nhiều so với cái lồng chim của anh. Trên sàn trải thảm, trên cửa sổ là chiếc rèm lớn chạm đất, đồ gia dụng trong nhà cũng rất nhiều, có cả sofa bằng da, đèn treo hình nhành hoa, trên tường treo một bức tranh sơn dầu phương Tây… suy cho cùng cô cũng từng ra nước ngoài mấy năm.
Cô Lam bưng trà tới đưa cho anh, anh nhận lấy, bồn chồn hỏi: “Con gái cô đâu rồi ạ?”
“Con bé đang ở trong phòng nó…” Cô Lam quay về phía một căn phòng, đoạn cất tiếng gọi: “Vi Vi, mau ra đây xem, chú mang cho con bao nhiêu quà này.”
Bây giờ anh mới phát hiện ra hai tiếng “Duy Duy” của cô Lam phát âm khác với những người khác, giống như “Vi Vi” trong tiếng Anh. Cô bé ở trong phòng phụng phịu trả lời: “Con đang vẽ tranh, mẹ bảo chú mang quà vào cho con đi.”
Cô Lam ngại ngùng cười một cái: “Đúng là chiều quá sinh hư rồi.”
Anh đứng dậy, nói: “Không sao ạ, em nag đồ vào cho con bé…” Anh cầm kẹo kéo, đến trước cửa phòng của Vi Vi, gõ gõ lên cửa.
Cô nhóc kêu giòn rụm: “Come in, please!”
Anh hễ nghe thấy tiếng Anh, chân tay liền luốn cuống, không biết phải trả lời như thế nào, cũng không dám đi vào, tực như trên cửa dán mẩu giấy: “Anh ngữ trọng địa, người Hán chớ vào.” Anh dốc hết can đảm đẩy cửa ra, đứng ở đó ngóng vào, nhìn căn phòng trẻ em được bày trí rất đẹp, trên tường dán giấy hoa, trong phòng đặt một chiếc piano, còn có rất nhiều đồ chơi. Vi Vi đang ngồi vẽ trước bàn, thấy anh bước vào, không thèm ngẩng lên, chỉ hỏi: “Chú có biết nói tiếng Anh không?”
“Chú không biết.”
Vi Vi độ lượng nói: “Không biết cũng không sao, con có thể cùng chú nói tiếng Trung.” Sau đó cô bé chẳng nói gì nữa, chỉ vùi đầu vào vẽ.
Anh đứng đó một lúc rồi lên tiếng. “Xem chú mang gì cho con này! Kẹo kéo…”
Mấy chữ “kẹo kéo” quả là rất linh, Vi Vi thoáng cái đã ném hết bít vẽ sang một bên, chạy đến cướp kẹo kéo trên tay anh. Anh đưa kẹo lên thật cao nhưng không dám yêu cầu “hôn một cái”, chỉ bảo: “Gọi một tiếng chú nào, chú sẽ đưa cho con.”
Vi Vi rất nghiêm túc gọi một tiếng: “Chú ơi…” Anh đưa kẹo kéo cho cô bé, cô bé lập tức cầm lấy trộn lên.
Anh nghe thấy cô Lam nói ở phía sau: “Con bé thích nhất thứ này, cậu càng vê bẩn, con bé càng muốn ăn… Chỉ sợ con bé ăn nhiều quá lại đau bụng mất…”
Anh vội vàng giải thích: “Không sao đâu, hồi em còn bé cũng hay ăn món này, chưa bao giờ bị đau bụng cả…” Anh nói xong câu này liền cảm thấy mình đã nói linh tinh, sao có vẻ giống như kéo mình và Vi vi lại cùng một chỗ như thế?
Cô Lam cười, nói: “Có lẽ trẻ con chính là như vậy, càng là việc người lớn không cho làm, chúng lại càng làm càng vui… Cậu đã ăn cơm chưa? Chắc là vẫn chưa ăn phải không? Cùng ăn đi… Có ngay bây giờ đây…”
Anh khách sáo từ chối: “Không được ạ, em phải về nhà bây giờ…”
Cô Lam cũng không cưỡng ép, chỉ tỏ ý có lỗi: “Mấy hôm nay con cô bảo mẫu nhà tôi kết hôn nên cô ấy về quê rồi, tôi lại hơi vụng về. Cậu cứ ngồi một lát, tôi còn nồi đun trên bếp…” Cô Lam nói xong liền quay vào phòng bếp nấu cơm.
Anh muốn đến phòng bếp giúp một tay, tiện thể hỏi về vấn đề đó, nhưng anh nghĩ chưa biết chừng Vi Vi chính là được kết trái từ cái lần vào phòng bếp hỗ trợ trước kia, quyết định vẫn đừng nên đi đến đo, chỉ ngồi lại trong phòng trẻ em chơi với Vi Vi.
Cô nhóc khoe khoang: “Chú ơi, chú có muốn xem tranh của con vẽ không?”
“Muốn chứ, con có cho chú xem không?”
“Con cho chú xem… Con rất muốn cho chú xem…”
Vi Vi mang ra rất nhiều tranh, cho anh xem từng bức một, còn giải thích cho anh trên bức tranh vẽ đồ vật gì. Có một vài bức tranh, nếu Vi Vi không giải thích thì anh cũng không thể nhìn ra là đang vẽ gì, nhưng một khi đã giảng giải, anh lại cảm thấy đúng là có mấy phần giống thật, trí tưởng tượng của trả con quả là vô cùng vô tận. Có một bức tranh vẽ hai cô gái xinh đẹp đang mặc váy, nhìn thoáng qua có vẻ như là tuổi tác gần bằng nhau nhưng Vi Vi nói một người là con bé, còn một người là mẹ.
Anh lặng lẽ nói: “Thế còn ba đâu rồi? Ba con ở đâu vậy?”
Vi Vi tự hào nói: “Ba con đang ở Mỹ, mẹ con dạy con nói tiếng Anh, khi nào con đến Mỹ là có thể nói tiếng Anh với các bạn bên đó.”
Anh hỏi: “Ba con ở Mỹ… làm gì?”
“Ba con là giáo sư.”
“Thế con… khi nào thì đi Mỹ?”
Nào biết Vi Vi vừa nghe câu hỏi này liền chạy ra khỏi phòng, dọa anh sợ hết hồn, tưởng là đụng phải tai vạ, vộ vàng chạy theo sau, phát hiện Vi Vi chạy vào phòng bếp, đang hỏi cô Lam: “Mẹ ơi, chũng ta khi nào thì đi Mỹ ạ?”
Anh sợ cô Lam sẽ oán trách anh vì đã hỏi vẫn đề làm tổn thương trẻ con này, nhưng Vi Vi lại mau chóng phấn khởi chạy đến nói với anh: “Đợi mẹ con hướng dẫn các anh chị tiến sĩ của mẹ tốt nghiệp đi Mỹ ạ…” Sau đó rất tự hào khoe: “Mẹ con là giáo sư hướng dẫn tiến sĩ, các bạn trên lớp, mẹ của các bạn ấy đều không phải là giáo sư… Mẹ của Tiểu Long còn là học sinh của mẹ con nữa cơ. Ba của Manh Manh cũng là học sinh của mẹ con.”
Cô Lam ở phòng bếp nghe được liền bật cười ha ha, bước ra giải thích với anh: “có mấy đứa trẻ hay chê cười mẹ con bé quá già, kêu là bà của nó, tôi liền dạy nó tự AQ như vậy, tránh tổn thương lòng tự tôn của nó.”
Anh nhân cơ hội hỏi: “Ba của Vi Vi đang ở Mỹ, thế hai người còn không mau… sang bên đó đoàn tụ với ông ấy ư?”
“Phải đi, phải đi chứ!” Cô Lam nói với con gái: “Vi Vi, vào phòng đi con, mẹ có chuyện muốn nói với chú.”
Vi Vi phụng phụ vào phòng, còn dặn dò anh: “Chú ơi, chú nhớ đến nghe con chơi đàn piano nhé, con biểu diễn cho chú nghe.”
Đợi Vi Vi vào phòng xong, cô Lam mới giải thích: “Thật ra ba con bé không ở Mỹ… Tôi không biết… ba con bé đang ở đâu… bởi vì tôi cũng không biết ba con bé… là ai…”
Anh cảm thấy nếu không hỏi tiếp thì sẽ không còn cơ hội nào khác nữa, liền đỏ mặt, lắp bắp lên tiếng: “Cô giáo, em hỏi một chuyện này… nếu cô cảm thấy… không thỏa đáng… thì coi như em… chưa từng nói…”
“Cậu muốn hỏi Vi Vi liệu có phải là con của cậu không phải không?”
Anh thật sự cảm động đến rơi nước mắt, nếu cô Lam không nói ra câu này, anh cũng không biết mình có can đảm để nói ra câu ấy hay không. Anh đáp: “Đúng vậy, đúng vậy! Hôm nay em đến đây là để hỏi về điều này…”
“Nói thật lòng, tôi cũng không biết có phải không… Tôi cũng muốn tìm hiểu rõ ba của Vi Vi rốt cuộc là ai. Không phải tôi muốn tìm người để chịu trách nhiệm, tôi vốn cũng không cần ba của Vi Vi đến chịu trách nhiệm, cậu xem, một mình tôi nuôi nấng nói không phải vẫn rất tốt sao? Không chỉ có vậy, tôi đã nói với con bé rằng ba của nó đang ở Mỹ, vì thế tôi nhất định sẽ làm được điều này, chắc chắn sẽ tìm cho con bé một người cha tốt ở đất Mỹ. Chỉ có điều con người tôi đã được công tác nghiên cứu khoa học nuôi dưỡng thành thói quen luôn truy tìm căn nguyên vấn đề, không biết cha đẻ của Vi Vi là ai, trong lòng lúc nào cũng có một nỗi băn khoăn không thể buông xuôi…”
“Nếu thế… nếu thế… em… cũng như vậy…” Anh cảm thấy khi cô Lam nói đến việc tìm cho Vi Vi một người cha ở Mỹ, không giống như đang nói chuyện yêu đương hay hôn nhân, mà giống như đang đấu thầu, đem tất cả phương án dự thảo và có tính khả thi ra chứng minh ổn thỏa xong mới nói ra câu đó.
Cô Lam nói: “Tôi vẫn luôn muốn hỏi cậu chuyện này, nhưng lại sợ sẽ ảnh hưởng đến tình cảm vợ chồng cậu, hôm nay cậu tự tìm đến đây, đúng là quá tốt. Vi Vi nhà tôi có nhóm máu AB, còn tôi nhóm máu B, vì thế bao của con bé chỉ có thể là nhóm máu AB hoặc nhòm máu A, cậu là… nhóm máu gì?” Cô Lam nói xong liền tìm một tấm phim plastic. “Đây là phiếu thông tin của Vi Vi =, hiện nay trong nhà trẻ của các trường đều làm loại phiếu này để trẻ em mang trên người, ngộ nhỡ đứa trẻ có bị ốm hay lạc đường thì còn có thể dùng được.”
Anh nhận lấy rồi xem một lát, nhận ra cái tên trên đó là “Lam Vi Vi” chứ không phải là “Lam Duy Duy”, nhóm máu là AB. Anh trả lời: “Em là nhóm náu B…”
“Thế thì không thể là của cậu rồi…”
Anh không biết rốt cuộc trong lòng có cảm giác gì, tựa như vừa trút được gánh nặng, lại tựa như mất mát, thất vọng. Anh cũng không biết trong lòng cô Lam có cảm giác gì, từ vẻ mặt cô không nhìn ra được đáp án, nhưng cô Lam dường như ngay lập tức mất đi hứng thú với anh, rất khách khí nói: “Hôm nay ở lại đây ăn cơm chứ? Tôi đã nấu cơm xong rồi.”
Anh cảm thấy đây như là hạ lệnh đuổi khách, liền biết điều đáp: “Không được, không được! Em phải về, vợ em… vẫn đang đợi em ở nhà…”
“Thế thì tôi không giữ cậu nữa, có thời gian thì đưa vợ cậu cũng đến chơi.”
Lúc anh cáo từ bước ra ngoài, Vi Vi còn đuổi theo anh hỏi: “Chú ơi, chú đã nói chú sẽ nghe con đàn cơ mà?”
Anh xin lỗi Vi Vi: “Chú có việc mất rồi, lần sau chú sẽ đến nghe con đàn nhé.”
“Lần sau là khi nào ạ?”
Cô Lam thay anh trả lời: “Lần sau chính là rất nhanh, ngay lập tức, soon, ok? Ngoan nào, vào nhà thôi, hai mẹ con mình ăn cơm.”