Chương 17
Annabelle đến bệnh viện mà bà Elsie Inglis đã thiết lập tại Villers Cotterêts, nằm về phía đông bắc Paris chừng ba mươi dặm. Bệnh viện chỉ cách giới tuyến chừng mười lăm dặm. Nếu lắng tai, người ta có thể nghe tiếng súng nổ xa xa. Bệnh viện vừa mới mở, rộng hơn và nhiều phòng phẫu thuật hơn bệnh viện mà nàng đã làm trước đây ở Asnières. Bệnh viện cũng gồm toàn nhân viên nữ và đứng đầu là bác sĩ Inglis. Các nhân viên gồm nhiều quốc tịch trong khối đồng minh, phần lớn là người Anh và Pháp, Annabelle là một trong ba người Mỹ làm việc tại đây. Lần này nàng có phòng riêng, tuy nhỏ và nàng ở chung với một phụ nữ khác. Bệnh nhân của họ đều từ mặt trận trở về.
Tài xế nữ lái xe cứu thương luôn lái xe ra mặt trận đưa thương binh về, các binh sĩ được lôi ra khỏi chiến hào, người thì bị thương nặng, người thì sắp ch.ết. Bất cứ khi nào cũng có một y sĩ đi với xe cứu thương, cả y sĩ và tài xế đều đã được đào tạo và có đầy đủ kiến thức lẫn sức khỏe để đưa các thương binh về bệnh viện. Nếu binh sĩ nào quá nặng, người ta phải để họ nằm tại các bệnh viện dã chiến được lập gần các chiến hào. Nhưng bất cứ khi nào có thể được, họ phải đưa các binh sĩ bị thương về bệnh viện ở Villers Cotterêts để phẫu thuật và cấp cứu.
Với một năm học tập ở trường y và với kinh nghiệm nhiều năm qua công tác tình nguyện, bây giờ Annabelle được bố trí vào đơn vị xe cấp cứu, được mặc đồng phục chính thức của một y sĩ. Nàng làm việc mười tám giờ trong một ngày, đi trên những con đường gồ ghề và khi không có việc gì có thể làm được, nàng bế những binh sĩ trên tay. Chiến đấu hết mình để cứu sống họ với bất cứ phương tiện gì có trong tay, với tất cả các kỹ thuật mà nàng đã học được. Nhiều khi, dù đã cố gắng hết mình và vì đường về bệnh viện quá khó khăn gian khổ, có binh sĩ bị thương quá nặng nên không qua khỏi, đã ch.ết trong tay nàng.
Nàng đến Villers Cotterêts vào ngày đầu năm. Khi ấy chiến tranh đã giết ch.ết hơn sáu triệu người. Từ ngày chiến tranh bùng nổ cho đến khi ấy đã được hai năm rưỡi, rất nhiều thanh niên đã bị thiệt mạng, hàng triệu người đã bị giết ch.ết. Thỉnh thoảng Annabelle có cảm giác như thể người ta đang làm khô cạn hết nước của đại dương. Rất nhiều cơ thể phải hàn gắn, nhiều người mất hết một phần thân xác mình, và nhiều người tinh thần bị hoảng loạn trước cảnh họ đã chứng kiến. Nhân viên y tế cũng đau khổ không kém. Ai nấy đều mệt phờ người và sau một ngày làm việc, trông họ suy sụp cả tinh thần lẫn thể xác. Nhưng dù khó khăn gian khổ đến đâu, dù nhiều lúc quá nản chí, Annabelle vẫn nuôi quyết tâm sẽ trở thành bác sĩ. Mặc dù nhiều lúc nàng rất đau lòng trước cảnh khổ đau của con người, nàng vẫn yêu thích công việc và hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc.
Vào tháng một, tổng thống Wilson cố dàn xếp để chấm dứt chiến tranh, ngài dùng vị thế trung lập của Hoa Kỳ để khích lệ các phe đồng minh thỏa thuận mục tiêu nhằm đạt được hòa bình. Nhưng cố gắng của tổng thống không có kết quả và ngài vẫn khư khư giữ vững lập trường trung lập, không đưa đất nước vào tham chiến. Ở châu Âu, không ai hiểu tại sao người Mỹ không tham gia vào lực lượng đồng minh và đến tháng 1 năm 1917, không ai tin họ cứ tiếp tục đứng ngoài vòng tranh chấp lâu hơn nữa. Và họ không lầm.
Vào ngày 1 tháng 2, quân Đức vẫn không ngớt gây chiến bằng tàu ngầm. Hai ngày sau, Hoa Kỳ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đức. Trong ba tuần liền, tổng thống yêu cầu quốc hội cho phép các tàu buôn trang bị vũ khí để chống lại tàu ngầm Đức tấn công. Quốc hội bác bỏ yêu cầu đó, nhưng vào ngày 12 tháng 3, theo lệnh hành pháp, Wilson tuyên bố tàu buôn Mỹ được vũ trang. Tám ngày sau, vào 20 tháng 3, nội các chiến tranh của tổng thống nhất trí bỏ phiếu tuyên bố chiến tranh với Đức.
Tổng thống đọc lời công bố chiến tranh trước quốc hội vào ngày 2 tháng 4. Bốn ngày sau, ngày 6 tháng 4, Hoa Kỳ tuyên chiến với Đức. Cuối cùng, nước Mỹ tham gia chiến tranh, các nước đồng minh bị chao đảo ở châu Âu rất cần sự giúp đỡ của họ. Trong những tuần những tháng tiếp theo, thanh niên Mỹ rời quê hương, từ giã gia đình, vợ con, người yêu, tham gia huấn luyện quân sự. Chỉ trong vòng hai tháng, họ được chở sang châu Âu. Mọi việc đều thay đổi chỉ trong nháy mắt.
- Thật là khủng khiếp! - một trong số phụ nữ Mỹ tại Villera Cotterêts nói với Annabelle khi họ gặp nhau tại phòng ăn tập thể vào một tối nọ. Cả hai đều làm việc mỗi ngày 19 giờ với những công việc khác nhau. Cô ta và những phụ nữ Mỹ khác đều là y tá và cô ta biết nàng là bác sĩ.
- Cô học thành y tá trước chiến tranh à? - Cô ta hỏi. Cô ta xinh đẹp, người miền Nam, giọng nói nặng trịch của vùng Alabama. Tên cô ta là Georgianna, lớn lên thành hoa khôi của miền Nam, nhưng ở đây chẳng nghĩa lý gì. Cũng như Annabelle, trưởng thành trong một gia đình quí tộc cao quí ở New York, nhưng ở đây điều đó chẳng có ý nghĩa gì cả. Ở đây nàng chỉ cần được giáo dục tốt, có tư cách và khả năng nói tiếng Pháp là đủ. Còn ngoài ra, những thứ khác không thành vấn đề.
- Tôi học trường y ở miền Nam nước Pháp vào năm ngoái, - Annabelle đáp sau khi húp tô xúp nấu rất loãng. Họ cố chia sẻ khẩu phần ăn cho nhân viên y tế và bệnh nhân nhiều chừng nào hay chừng ấy. Kết quả là trong nhiều tháng nay không ai ăn uống đầy đủ, nhưng tinh thần họ vẫn thoải mái. Từ ngày Annabelle tới đây đến giờ đã được bốn tháng, nàng sụt cân rất nhiều. Nàng không ngờ bây giờ là tháng 4 năm 1917, nàng đã đến Pháp 19 tháng rồi.
Georgianna rất ấn tượng về việc Annabelle học làm bác sĩ và hai người nói chuyện với nhau trong vài phút. Cả hai đều mệt phờ người. Cô y tá xinh đẹp có đôi mắt to màu xanh lục và mái tóc màu đỏ hoe. Cô ta cười nói rằng, đã hai năm ở đây mà cô ta vẫn nói tiếng Pháp rất tồi. Nhưng Annabelle nghe người ta nói rằng cô ta làm việc rất giỏi. Nàng không thấy ai có trách nhiệm, tận tụy và năng nổ như thế. Họ đã cống hiến hết sức mình cho xã hội.
- Chắc cô sẽ học tiếp cho đến khi thành bác sĩ chứ? - Georgianna hỏi. Annabelle gật đầu vẻ trầm tư.
- Tôi hy vọng thế. - Nàng nghĩ không có gì ngăn cản được nàng làm việc ấy, trừ phi nàng ch.ết.
- Cô không muốn về nhà khi chiến tranh chấm dứt à? - Georgianna không biết chuyện thật của nàng. Cô ta có gia đình ở Alabama, có ba em gái và một anh trai. Còn Annabelle không muốn về lại New York, vì nàng không có ai ở đấy hết ngoài sự ghẻ lạnh.
- Không. Tôi không có gì nhiều ở đấy. Chắc tôi sẽ ở lại đây. - Nàng đã suy nghĩ rất nhiều về điều này và đã quyết định như thế. Nàng còn phải học năm năm nữa mới thành bác sĩ và sau khi tốt nghiệp, nàng muốn đến Paris để làm việc ở đấy. May ra, có thể nàng sẽ làm với bác sĩ De Bré. Bây giờ ở New York không có gì nàng muốn thấy. Ở đấy thế nào nàng cũng phải học thêm một năm nữa. Nàng tin rằng ở Mỹ nàng sẽ gặp lắm chuyện không hay. Tương lai của nàng là ở đây. Đời sống mới của nàng là ở đây, không ai biết quá khứ của nàng, không ai biết sự nhục nhã vì phải ly dị của nàng. Ở Pháp, mọi người đều tin rằng nàng không lấy chồng. Vài tuần nữa, nàng đã 24 tuổi. Và một ngày nào đó, nếu may mắn, nàng sẽ thành bác sĩ. Ở New York, nàng chỉ gặp những chuyện khinh khi, mặc dù lỗi không phải do nàng gây ra.
Ra khỏi phòng ăn, hai người đi hai ngã, về phía trại của mình. Họ hẹn sẽ gặp lại nhau khi nào có ngày nghỉ, nhưng nếu được nghỉ, họ cũng không nghỉ. Annabelle không hề nghỉ một ngày từ khi nàng đến làm y sĩ ở đây.
Trận chiến thứ ba ở Champagne chấm dứt hết sức thảm hại cho người Pháp và cuối tháng tư, đã mang đến cho họ vô số thương binh mới, khiến họ vô cùng bận rộn. Annabelle liên tục đưa thương binh từ mặt trận về. Điều khích lệ duy nhất của họ là trận chiến thắng của người Canada tại mặt trận ở Vilmy Ridge. Vì số binh sĩ Pháp ngoài mặt trận quá nản chí, nên đã xảy ra những cuộc nổi loạn vào những tuần lễ đầu tiên của tháng năm. Tiếp theo đó là tin cách mạng Nga thành công, Nga hoàng đã thoái vị vào tháng ba. Nhưng bất cứ chuyện gì xảy ra ngoài các chiến hào và ở mặt trận gần đây, đối với tất cả nhân viên y tế ở Villers Cotterêts đều có vẻ rất xa xôi. Họ quá bận bịu với công việc trước mắt, lo chăm sóc cho nhiều người bị thương.
Annabelle quên mất ngày sinh nhật của mình. Cứ ngày này nối tiếp ngày kia, nàng không biết ngày tháng là gì. Một tuần sau ngày sinh nhật nàng mới biết, vì có ai đấy đem tờ báo từ Paris đến, khi ấy nàng đã được 24 tuổi. Một tháng sau, vào tháng bảy, mọi người đều háo hức vì nghe tin quân Mỹ đã đổ bộ lên đất Pháp.
Ba tuần sau, vào giữa tháng Bảy, một tiểu đoàn lính Mỹ đến Villers Cotterêts và đóng quân ở vùng ngoại ô thành phố. Lính Anh cũng đến tăng cường với họ trong vòng một tuần, tất cả đều chuẩn bị tiến quân vào vùng Ypres. Lính Mỹ và lính Anh đi lùng sục khắp nơi, tạo nên không khí rất sôi động. Họ vui vẻ đi chọc ghẹo con gái địa phương, khiến quân cảnh phải nhọc sức lôi họ ra khỏi các quán rượu và hốt hết các lính say ngoài đường về trại. Nếu không có gì tai hại, thì đây chỉ là chuyện giải trí vui chơi chút đỉnh thôi và mặc dù những người lính này say sưa thô lỗ, nhưng bản chất họ vẫn là những thanh niên rất dễ thương. Một hôm, Annabelle gặp một toán lính Mỹ đi chơi với một vài cô gái Pháp rất trẻ. Khi ấy nàng đang đi xe cứu thương chở thương binh từ bệnh viện dã chiến gần đấy trở về. Nhưng khi xe cứu thương đi ngang qua, họ thấy hai phụ nữ trẻ đẹp ngoài mặt trận, liền hò hét vẫy tay chào hai cô. Bỗng nàng cảm thấy lòng khao khát muốn được nghe giọng nói của người Mỹ. Nàng vẫy tay chào họ lại và cười với họ. Một binh sĩ chạy theo xe họ, khiến nàng không thể nào không cất tiếng chào: “Chào”.
- Cô là người Mỹ à? - Anh ta ngạc nhiên hỏi và người tài xế xe cứu thương dừng xe, mỉm cười. Cô ta nghĩ anh này rất dễ thương. Cô ta là người Pháp.
- Phải, - Annabelle đáp vẻ mệt mỏi.
- Cô đến đây khi nào? Tôi nghĩ y tá phải tháng sau mới đến kia mà. - Các đơn vị của phụ nữ tình nguyện được tổ chức sau khi các binh sĩ nam đã lên đường.
Nghe hỏi, nàng cười. Anh ta nói giọng Boston và nàng phải công nhận rằng nghe giọng ấy rất thú vị. Bỗng nàng cảm thấy như ở nhà. - Tôi đến đây hai năm rồi, - nàng cười đáp. - Các anh đến quá trễ.
- Đúng là chúng tôi đến quá trễ. Chúng tôi sẽ đẩy bọn Krauts về nước. Chúng đáng đời phải thế. - Anh ta có vẻ rất tốt; đa số người Boston đều đến từ Alien và nghe anh ta nói, bỗng nàng nhớ những lần đến Boston và những mùa hè ở Newport. Nàng cảm thấy nhớ quê hương, lần đầu hay lần hai trong vòng hai mươi tháng. Nàng không nhớ lần cuối cùng nàng nhớ nhà là khi nào.
- Cô người ở đâu? - Anh ta hỏi, trong khi một người bạn của anh ta nói chuyện với người tài xế xe cứu thương ở phía bên kia cửa xe tải, nhưng cả hai đều nghĩ rằng họ phải ra về. Đứng nói chuyện với họ như thế này là không phải, vì phía sau xe có người đã ch.ết, mặc dù do kẻ thù tạo nên. Có lúc, người ta không còn xúc động trước tội ác của chiến tranh như trước nữa.
- New York, - Annabelle đáp một cách thản nhiên.
- Tôi ở Boston, - anh ta nói, và nàng ngửi thấy mùi rượu qua hơi thở anh. Ngay khi họ rời khỏi doanh trại, hầu hết binh lính đều đi uống rượu. Họ có lý do để uống. Họ uống và đuổi theo con gái, bất kỳ cô nào họ gặp trên đường.
- Nghe giọng anh thì biết, - nàng đáp, rồi ra dấu cho đồng nghiệp lái xe đi. - Chúc may mắn, - nàng nói với anh ta và chào những người khác.
- Cám ơn, tôi cũng chúc cô may mắn, - anh ta nói rồi lùi lại để cho xe chạy về bệnh viện. Nàng cảm thấy nhớ quê hương một cách kỳ lạ, chưa bao giờ nàng nhớ như thế. Nàng nhớ những gì quen thuộc mà từ lâu nàng không thấy, hay không để cho mình nghĩ đến trong hai năm qua. Nàng thở dài khi hai người đem xác ch.ết nằm trên cáng vào nhà xác. Anh ta sẽ được chôn trên đồi với rất nhiều người khác, rồi báo cho gia đình biết. Họ không có cách gì gửi xác về quê nhà. Có quá nhiều người ch.ết. Những nghĩa trang mới mọc lên khắp nơi.
Nghĩ đến những người Mỹ mà họ đã gặp chiều hôm đó, nàng thấy buồn, nên tối đó nàng đi dạo một đoạn ngắn khi hết nhiệm vụ, trước khi về phòng. Hôm đó, những người họ đem từ mặt trận về đều ch.ết hết. Điều đó khiến nàng chán nản, mặc dù chuyện như thế rất phổ biến, nhưng nàng vẫn buồn. Các binh sĩ còn rất trẻ, nhiều người còn trẻ hơn nàng rất nhiều. Ngay cả những y tá cũng còn trẻ hơn nàng. Với tuổi 24, một năm học ở trường y, nàng cảm thấy mình không còn là cô gái trẻ nữa. Trong mấy năm qua, đã có rất nhiều chuyện xảy ra cho nàng, nàng đã chứng kiến quá nhiều chuyện đau buồn.
Khi trên đường về trại, chỉ còn cách chỗ ở không xa, nàng đi cúi đầu, nghĩ đến sự tủi hờn của mình ở Hoa Kỳ. Khi ấy đã quá nửa đêm, nàng làm việc từ lúc sáu giờ sáng, cho nên nàng mệt mỏi, không chú ý đến gì.
Bỗng nàng giật mình khi nghe một giọng Anh cất lên phía sau lưng nàng.
- Kìa, người đẹp, - anh ta nói nho nhỏ. - Cô làm gì một mình ở đây? - Nàng quay lại và ngạc nhiên thấy anh ta là một sĩ quan Anh đang đi cùng đường với nàng. Rõ ràng anh ta say, vừa rời khỏi quán rượu gần đấy và chỉ đi một mình. Trông anh ta mặc quân phục rất bảnh, và say oắt. Anh ta trẻ đẹp, quãng tuổi nàng và không làm cho nàng sợ sệt, nhất là khi nàng thấy anh ta là sĩ quan. Nàng đã gặp rất nhiều người say trong hai năm qua, không bao giờ nàng đối đáp với họ.
- Ông có vẻ cần xe đưa về, - nàng nói với nụ cười tự nhiên. Hãy đi theo đường ấy. - Nàng chỉ một trong những tòa nhà quản trị, nơi người ta thường giải quyết các vấn đề thuộc loại này, vì chuyện như thế này rất thường xảy ra. Dù sao, bây giờ đang là thời chiến, người ta gặp phải hàng ngàn binh sĩ như thế này hàng ngày, nhiều người đi tìm cuộc vui trong đêm. - Sẽ có người lái xe đưa ông về trại. - Hơn nữa, anh ta là sĩ quan, nên không có vấn đề gì khó khăn. Thỉnh thoảng người ta làm khó dễ với các binh sĩ đến đăng ký nhờ xe đưa về, nhưng với sĩ quan thì thường được kính trọng. Nhìn bộ quân phục của anh ta, nàng biết anh ta là trung úy, và nghe giọng anh ta, nàng biết anh thuộc con nhà quí tộc. Mặc dù say nhưng trông anh ta không có vẻ nhếch nhác luộm thuộm như nhiều người khác và khi nhìn nàng, anh ta lảo đảo.
- Tôi không muốn về trại, - anh ta đáp với vẻ ương ngạnh, - tôi muốn về nhà với cô. Chúng ta ghé vào đâu uống một ly nhé, cô nghĩ sao? Cô làm nghề gì? Y tá phải không? - Anh ta hỏi nàng với vẻ cao ngạo và chăm chú nhìn nàng.
- Tôi là y sĩ và ông phải cần người giúp đỡ, nếu không ông sẽ nằm xuống đâu đó thôi. - Anh ta có vẻ như sắp ngã quỵ.
- Ý kiến tuyệt vời quá. Tôi nghĩ chúng ta cùng nằm với nhau.
- Tôi không chấp nhận ý kiến ấy. - Nàng nhìn anh ta với vẻ lạnh lùng, lòng phân vân không biết có nên bỏ đi và để mặc anh ta hay không. Trên đường không còn ai hết, nhưng nàng không xa trại mình ở lắm. Giờ này hẳn mọi người đã về nhà nghỉ đêm, ngoại trừ những người làm ca khuya, sẽ lái xe cứu thương hay làm việc trong các phòng bệnh.
- Cô cho mình là ai vậy? - Anh ta hỏi, vừa loạng choạng bước tới để nắm lấy nàng, nhưng nàng lùi lại. Anh ta lảo đảo gần ngã, liền cố gượng dậy với vẻ tức tối. - Cô là đồ bỏ, cô biết rồi chứ, - anh ta nói tiếp, bỗng nhiên có vẻ đáng ghét. - Bố tao là bá tước Winshire. Tao là Lord Harry Winshire. Tao là huân tước, - anh ta vênh váo nói, nhưng giọng lè nhè.
- Rất hân hạnh được biết ông, thưa ông, - nàng lễ phép đáp. - Nhưng ông nên về trại ngay kẻo bị hoạn nạn đấy. Tôi cũng về trại đây. Xin chào.
- Đồ chó! - Y thốt lên.
Nàng đi qua y để về. Cuộc trao đổi thế là quá lâu rồi, nàng không muốn nán lại. Y đã say oắt, bị rượu trong người hành hạ làm cho mất trí.
Nàng không sợ y, trước đây nàng đã giải quyết nhiều tình huống tồi tệ hơn thế này nhiều, nhưng nàng không muốn đùa với sự may mắn. Tuy nhiên, trước khi nàng bước xa khỏi y trên con đường vắng vẻ, y liền chụp được nàng, kéo mạnh nàng vào vòng tay và hôn nàng. Nàng đẩy y ra, vùng vẫy kịch liệt. Y tuy say, nhưng vẫn khỏe một cách kỳ lạ.
- Dừng lại ngay! - Nàng nói lớn. Nhưng nàng rất kinh ngạc trước sức mạnh của y, trước đôi tay khỏe mạnh của y.
Bỗng nàng nhận ra rằng nàng bị y dùng sức mạnh để chế ngự. Y dùng một bàn tay bịt miệng nàng, còn tay kia y kéo nàng vào ngưỡng cửa tối tăm của một doanh trại gần đấy. Không có ai gần đấy, y bóp miệng nàng thật mạnh đến nỗi nàng không thể la lên được. Nàng cắn ngón tay y, nhưng tay y vẫn không thả ra và nàng chiến đấu như con mèo khi y đè nàng xuống đất rồi nằm lên trên nàng, người y nặng trịch. Khi nàng ngã nhào xuống đất, y làm cho nàng hụt hơi và với bàn tay không bịt miệng nàng, y kéo váy nàng lên, tuột qυầи ɭót nàng xuống. Nàng không tin chuyện đang xảy ra, nàng dùng hết sức lực để chống lại y, nhưng nàng nhỏ con, còn y thì to lớn, mạnh bạo. Bỗng nhiên bị chọc tức và đang say, nên y quyết định hϊế͙p͙ nàng. Nàng đã xua đuổi y khiến y tức giận, nên y quyết bắt nàng phải trả giá. Khi y ôm cứng nàng đè xuống đất, nàng thấy mắt y hiện lên vẻ tức giận tột cùng. Y không thả tay bịt miệng nàng, nên nàng chỉ ú ớ nho nhỏ trong miệng, không ai nghe gì hết.
Chung quanh họ, đêm yên tĩnh, ngoại trừ tiếng cười của phụ nữ và tiếng hò hét của người say khi họ ra khỏi quán rượu. Tiếng ú ớ của nàng quá nhỏ khiến không ai nghe hết và mặt nàng lộ vẻ kinh hoàng. Khi ấy y cởi nút quần với bàn tay không bịt miệng nàng, nàng cảm thấy dương v*t của y cương cứng cọ vào nàng. Điều mà Josiah không thể làm được cho nàng, thì bây giờ kẻ xa lạ này đã dùng sức mạnh để chiếm đoạt của nàng. Nàng làm đủ cách để ngăn y làm việc ấy, nhưng không có kết quả. Y dùng chân hất hai chân nàng rộng ra, rồi trong nháy mắt, y cho vào trong nàng, đẩy thật mạnh và rên lên vì khoái cảm, trong khi đó, nàng tiếp tục chống trả y. Nhưng y đè cứng nàng xuống đất và mỗi lần y đẩy sâu vào trong nàng, nàng nhăn mặt vì đau đớn và y làm cho lưng nàng muốn gãy vụn ra vì nằm trên các bậc thềm. Rồi cũng trong nháy mắt, mọi việc xong xuôi. Y hét lên khi xuất tinh, rồi với cả sức trai trong người, y đẩy nàng ra, nằm một đống trên ngưỡng cửa như con búp bê nhàu nát. Nàng không còn đủ sức để la hay gây nên một tiếng động gì. Nàng sợ quá, trở mình, nôn mửa và nghẹn ngào khóc ngất. Y đứng dậy, gài nút quần, nhìn nàng với vẻ khinh bỉ.
- Nếu mày nói chuyện này với ai, tao sẽ quay lại để giết mày đấy. Tao sẽ tìm ra mày. Và họ sẽ tin lời tao nói về mày.
Nàng nghĩ có lẽ lời y nói đúng, y là sĩ quan và không những y là người quí phái, giả dụ như thế, mà còn là huân tước nữa. Dù nàng nói gì hay làm gì, không ai dám bắt bẻ y, ít ra không dám trừng phạt y với một chuyện như thế này. Đối với y, chuyện này không nghĩa lý gì, còn đối với nàng, sự thật mà nàng đã giữ kín suốt đời, sự thật hai năm lấy chồng, người mình thương yêu, y đã tước đoạt, ném bỏ như đồ rác rưởi. Y đã đối xử với nàng rất tàn bạo. Khi y bỏ đi, nàng kéo váy xuống, nằm khóc trên ngưỡng cửa, rồi cuối cùng đứng dậy. Nàng cảm thấy choáng váng vì y đã đẩy mạnh đầu nàng xuống thềm đá khi hϊế͙p͙ nàng.
Khi trở về trại, nàng bàng hoàng, lại dừng để nôn mửa, may thay là không có ai thấy. Nàng muốn trốn đi đâu đó và ch.ết, nàng nghĩ sẽ không bao giờ quên mặt y, không quên cặp mắt giết người của y khi bắt lấy nàng. Y biến mất trong đêm tối, nàng cố lết lên bậc thềm doanh trại, vào phòng tắm, mừng trong lòng vì không có ai hết. Nàng rửa ráy thật sạch, có máu dính trên chân và váy vì nàng còn trinh. Chuyện này đối với y chẳng có nghĩa lý gì, y xem nàng như con đĩ y đã gặp trong quán rượu. Giữa hai chân nàng đau kinh khủng, như sự đau đớn ở sau lưng và trên đầu khi y đẩy nàng nhào xuống thềm đá, nhưng những sự đau đớn này so với sự đau đớn trong tim thì chẳng thấm vào đâu.
Y nói đúng, nếu nàng đem chuyện này ra nói với ai thì cũng không ai tin và quan tâm đến. Các cô gái tố cáo lính tráng hϊế͙p͙ ɖâʍ họ hàng ngày nhưng không ai giải quyết những chuyện ấy. Nếu họ cứ nói với nhà cầm quyền hay đưa ra trước tòa án binh, họ sẽ bị xỉ vả nhục nhã thôi, vì không ai tin họ. Họ thường bị những người này buộc tội là gái đĩ già mồm. Và với nhà quí tộc Anh mà gán cho tội hϊế͙p͙ ɖâʍ lại là chuyện hết sức buồn cười, người bị chê cười sẽ là nàng chứ không phải y. Tệ hơn nữa, bây giờ đang là thời chiến, một nữ y sĩ bị sĩ quan Anh hϊế͙p͙ ɖâʍ là chuyện không làm cho ai quan tâm. Bây giờ nàng chỉ còn một việc phải làm là cầu nguyện sao đừng có thai. Nàng không tin số phận lại quá nghiệt ngã với nàng như thế. Tối đó khi leo lên giường, nàng chỉ nghĩ đến chuyện đã xảy ra, nàng ao ước sao chuyện đời sẽ không ác độc với nàng, không ai đối xử tàn bạo với nàng như anh chàng huân tước kia. Nàng nằm xuống mà cứ khóc mãi, nghĩ đến Josiah. Nàng đã muốn cùng sống với chàng, có con với chàng. Nhưng thằng con hoang này đã xem tình yêu như trò đùa, y đã hϊế͙p͙ ɖâʍ nàng. Bây giờ nàng nghĩ sẽ không có gì cứu vãn được tình thế, ngoại trừ cố quên chuyện đã xảy ra.