Chương 17
Vợ chồng nhà Bonacieux
Đây là lần thứ hai Giáo chủ trở lại vấn đề những nút kim cương với nhà Vua. Louis vì thế không hiểu nổi tại sao ông ta cứ nài nỉ và nghĩ rằng sự khuyến nghị này ắt che giấu một điều bí mật.
Đã nhiều lần nhà Vua từng bị xấu hổ vì Giáo chủ lại tỏ ra thông hiểu hơn cả bản thân nhà Vua về những gì diễn ra trong cuộc sống vợ chồng riêng tư của nhà Vua, do cảnh sát của ông ta hiện đại nhưng cũng rất ưu việt. Vì vậy, nhà Vua hy vọng trong một buổi trò chuyện với Anne d" Autriche sẽ làm lóe ra một tia sáng nào đó, tiếp đó đến ngay bên Giáo chủ cùng với một bí mật nào đó mà ông ta đã biết hoặc không biết, thì dù trường hợp này hay trường hợp kia, việc đó cũng sẽ tôn cao nhà Vua trước mắt viên Thủ tướng của mình.
Nhà Vua liền đi gặp Hoàng hậu và theo thói quen, bắt chuyện với Hoàng hậu bằng những đe dọa mới chống lại những người thân cận của nàng. Anne d" Autriche cúi đầu mặc cho thác lũ tuôn trào, không đáp, và hy vọng cuối cùng cơn lũ cũng phải dừng. Nhưng đó không phải là điều Louis XIII muốn, Louis XIII muốn một cuộc tranh cãi từ đó lóe ra một tia sáng nào đó. Nhà Vua đinh ninh rằng Giáo chủ có một ẩn ý nào đó và trù tính đặt nhà Vua trước một sự bất ngờ ghê gớm như ông ta vẫn quen làm.
Nhà Vua tính đạt tới mục đích đó bằng sự kiên trì cáo buộc. Nhưng, Anne d" Autriche mệt mỏi vì những đòn công kích vu vơ ấy kêu lên:
- Nhưng tâu Bệ hạ, Bệ hạ không nói hết ra những điều chất chứa trong lòng. Tôi đã làm cái gì cơ chứ? Tôi đã phạm tội gì nào? Bệ hạ không thể làm ầm lên như thế về bức thư viết cho anh tôi?
Nhà Vua đến lượt mình bị tấn công trực tiếp đến thế không biết trả lời sao, liền nghĩ đây là lúc đưa lời khuyến nghị mà ông chỉ được làm đêm trước hôm dạ hội.
Nhà Vua nói với vẻ uy nghiêm:
- Thưa bà, vũ hội chỉ nay mai thôi sẽ được tổ chức ở tòa thị chính. Tôi muốn rằng để tôn vinh các thẩm phán nghiêm túc của chúng ta, bà hãy mặc lễ phục và nhất là trang sức bằng những nút kim cương mà tôi đã ban tặng bà vào ngày lễ sinh nhật của bà. Đó là câu trả lời của tôi đó.
Câu trả lời thật khủng khiếp. Anne d" Autriche tin rằng Louis XIII đã biết tất cả, và Giáo chủ đã thuyết phục được nhà Vua che giấu lâu đến bẩy hoặc tám ngày, vả chăng nó cũng nằm trong bản tính của nhà Vua, Hoàng hậu tái nhợt hẳn đi, bàn tay đẹp tuyệt mỹ lúc này nhợt tựa bàn tay sáp tỳ lên chiếc đôn, nhìn nhà Vua bằng đôi mắt kinh hoàng không trả lời nổi một tiếng.
Nhà Vua vui mừng ra mặt vì sự bối rối này, tuy vẫn chưa đoán ra nguyên nhân.
- Thưa bà, bà nghe rõ chứ?
- Vâng, tâu… tôi nghe rõ - Hoàng hậu ấp súng.
- Bà sẽ có mặt ở vũ hội ấy chứ?
- Vâng.
- Với những nút kim cương của bà?
- Vâng.
Sắc mặt tái nhợt của Hoàng hậu càng tăng thêm đến cùng cực Nhà Vua thấy rõ điều đó và khoái trá với vẻ tàn nhẫn lạnh lùng vốn là một trong những tật xấu của tính cách nhà Vua.
- Thế là thỏa thuận rồi đấy nhé - Nhà Vua nói - đó là tất cả những gì tôi cần nói với bà.
- Nhưng vũ hội sẽ mở vào ngày nào? - Anne d" Autriche hỏi.
Bằng linh tính, nhà Vua cảm thấy không cần phải trả lời thẳng câu hỏi Hoàng hậu hỏi bằng một giọng như của người sắp ch.ết.
- Sắp thôi mà - nhà Vua nói - nhưng tôi không nhớ chính xác ngày nào, để tôi hỏi Giáo chủ xem.
- Vậy ra chính Giáo chủ đã thông báo vũ hội đó với Bệ hạ? - Hoàng hậu kêu lên.
- Vâng, thưa bà -Nhà Vua ngạc nhiên trả lời - nhưng có chuyện gì vậy?
- Chính ông ta bảo Bệ hạ mời tôi dự hội với những nút kim cương ấy?
- Nghĩa là, bà…
- Chính ông ta, tâu Bệ hạ, chính ông ta?
- Ô hay? Do ông ta hay do tôi thì sao nào? Mời như thế thì mắc tội sao?
- Thưa không.
- Vậy bà dự chứ?
- Vâng.
- Tốt lắm! - Nhà Vua vừa nói vừa rút lui - Tốt lắm, tôi mong như thế đấy.
Hoàng hậu trịnh trọng thi lễ vì nghi thức thì ít mà hai gối nàng rời rã thì nhiều.
Nhà Vua khoái trá bỏ đi.
- Ta nguy mất! - Hoàng hậu lẩm bẩm - nguy mất, bởi Giáo chủ biết tất và chính lão ta đã thúc giục nhà Vua vốn còn chưa biết gì nhưng rồi sẽ biết ngay tất cả. Ta ch.ết mất! Trời ơi! Trời ơi! Trời ơi!
Nàng quỳ lên trên một cái nệm và cầu nguyện, đầu gục sâu giữa hai cánh tay run rẩy.
Quả vậy, tình thế thật khủng khiếp. Buckingham đã trở về London. Bà De Chevreuse đã ở Tours bị giám sát ngặt nghèo hơn bao giờ hết, Hoàng hậu thầm cảm thấy có một người trong đám phu nhân tùy tùng của mình đã phản bội mình mà chưa biết đó là ai. La Porte không thể rời khỏi điện Louvre. Nàng không có một ai trên đời để tin cậy.
Thế là trước bất hạnh đang đe dọa, và tình cảnh bị bỏ rơi, nàng òa lên nức nở.
Bỗng nhiên vang lên một giọng nói đầy lòng thương cảm và hết sức dịu dàng:
- Em không thể có ích chút nào cho Hoàng hậu hay sao?
Hoàng hậu quay phảt lại, bởi không thể nào nhầm với giọng nói này được, chỉ là bạn mới nói được như thế.
Quả nhiên, tại một cửa đi vào phòng Hoàng hậu, hiện ra bà Bonacieux xinh đẹp. Bà ta đang bận sắp xếp khăn áo trong một căn phòng thì nhà Vua đi vào. Bà ta không thể ra được và đã nghe thấy hết.
Hoàng hậu rú lên một tiếng chói tai vì bị bất ngờ, bởi trong lúc bối rối, lúc đầu nàng không nhận ra thiếu phụ mà La Porte đã dâng cho mình.
Người đàn bà trẻ chắp hai tay lại vừa khóe vì chia sẻ những lo âu của Hoàng hậu vừa nói:
- Ồ xin lệnh bà đừng sợ gì hết. Em xin đem hết linh hồn và thể xác dâng lệnh bà, và cho dù lệnh bà có quá cao sang và thân phận em hèn mọn đến đâu, em tin rằng em đã tìm được một cách giúp lệnh bà thoát ra khỏi những khó khăn.
- Em đấy ư? Trời ơi! Em đấy ư? - Hoàng hậu reo lên - Nhưng xem nào, hãy nhìn thẳng vào mặt ta. Ta bị phản bội tứ phía. Liệu ta có thể tin cậy vào em không?
- Ôi, thưa lệnh bà! - người đàn bà trẻ vừa quỳ xuống - vừa kêu lên - Em xin thề trên linh hồn em, em xin sẵn sàng ch.ết vì lệnh bà!
Tiếng kêu đó thốt ra từ cõi lòng sâu thăm, và cũng như lời nói ban đầu, không thể có chuyện lầm lẫn được.
- Vâng - bà Bonacieux tiếp tục - Vâng, ở đây có những tên phản bội, nhưng có đức mẹ Đồng trinh, em xin thề không có ai có thể trung thành như em với lệnh bà, những nút kim cương mà nhà Vua hỏi lại ấy, lệnh bà đã tặng cho Quận công De Buckingham, có phải không ạ? Những nút kim cương ấy được đựng trong một cái tráp nhỏ bằng gỗ hồng đào mà Quận công đã kẹp dưới cánh tay? Em có nhầm không ạ? Không phải như vậy sao?
- Ôi Chúa ơi! Chúa ơi!
Hoàng hậu thầm thì, răng va vào nhau lập cập vì sợ hãi.
- Thế thì! Bà Bonacieux tiếp tục - Những nút kim cương ấy phải được lấy lại.
- Phải, hẳn rồi, phải vậy thôi. - Hoàng hậu kêu lên - nhưng biết làm thế nào, làm thế nào để lấy lại?
- Phải cử một ai đến gặp Quận công.
- Nhưng ai?… ai?… Ta có thể tin ai đây?
- Xin lệnh bà cứ tin tưởng vào em. Hãy cho em được cái vinh dự ấy, Hoàng hậu của em ạ, và em, em sẽ tìm được sứ giả.
- Nhưng phải viết thư?
- Vâng, việc đó là cần thiết. Vài chữ từ chính tay lệnh bà viết và có đóng dấu riêng của lệnh bà.
- Nhưng vài cái chữ ấy, đó là bản án của ta, đó là sự ly dị, sự lưu đày!
- Vâng nếu nó rơi vào bàn tay lũ đê mạt. Nhưng em, em đảm bảo mấy chữ đó sẽ được trao đúng địa chỉ.
- Ôi, trời ơi! Vậy là ta phải trao tính mạng ta, danh dự ta và danh tiếng của ta vào tay em!
- Vâng, thưa bệnh bà, phải vậy thôi và chính em sẽ cứu vãn mọi cái đó!
- Nhưng như thế nào? Ít nhất em cũng nói cho ta biết chứ.
- Chồng em đã được trả tự do từ hai ba ngày nay. Em còn chưa có thì giờ về thăm ông ấy. Đó là một người đàn ông tử tế và lương thiện, không hằn thù ai, cũng chẳng yêu ai. Ông ấy sẽ làm cái gì em muốn. Ông ấy sẽ ra đi theo lệnh của em, mà không biết mình mang cái gì, và ông ấy sẽ chuyển bức thư của lệnh bà tới địa chỉ lệnh bà đã dặn.
Hoàng hậu nắm lấy hai tay người đàn bà trẻ với niềm phấn khởi dạt dào, nhìn nàng như thể đọc thấu tâm can và chỉ thấy lòng thành thực trong đôi mắt đẹp rồi ôm hôn nàng trìu mến và nói:
- Em cứ làm thế đi, em sẽ cứu được đời ta, cứu được danh dự của ta!
- Ồ xin đừng cường điệu cái công việc em vinh dự được làm cho lệnh bà. Em có cứu vớt lệnh bà chút gì đâu, chẳng qua lệnh bà chỉ là nạn nhân của những âm mưu nham hiểm.
- Đúng vậy, đúng vậy, em bé của chị - Hoàng hậu nói - Và em có lý.
- Vậy xin hãy trao cho em bức thư ấy đi, thời gian gấp lắm rồi.
Hoàng hậu chạy ngay đến chiếc bàn nhỏ, trên bàn có sẵn giấy bút mực. Nàng viết hai dòng, niêm phong bức thư bằng con dấu của mình và trao cho bà Bonacieux.
- Và bây giờ - Hoàng hậu nói - Chúng ta quên mất một điều tối cần thiết.
- Điều gì ạ?
- Tiền.
Bà Bonacieux đỏ mặt nói:
- Vâng, đúng vậy và em xin thú thực với lệnh bà rằng chồng em…
- Chồng em không có, em muốn nói thế chứ gì.
- Có chứ ạ, chồng em có, nhưng ông ấy keo kiệt lắm, đó chính là tật xấu của ông ấy. Tuy nhiên lệnh bà đừng lo, chúng ta sẽ tìm cách…
- Chính là vì ta cũng không có - Hoàng hậu ngàt lời - những ai đã đọc những tập hồi ký của bà De Mốttơvin sẽ không ngạc nhiên thấy ta trả lời như vậy, nhưng đợi đã.
Hoàng hậu chạy đến hộp đồ nữ trang của mình, và nói:
- Đây em cầm lấy, đây là chiếc nhẫn theo người ta cam đoan có giá trị rất lớn. Nó vốn của anh ta, Nhà Vua Tây Ban Nha, nó đã là của ta và ta có thể tùy ý dùng nó. Em hãy cầm chiếc nhẫn này bán lấy tiền để chồng em ra đi.
- Trong vòng một tiếng đồng hồ, lệnh của hoàng hậu sẽ được thi hành.
- Em nhìn rõ địa chỉ chứ - Hoàng hậu nói nhỏ thêm, chỉ vừa đủ nghe - Gửi Huân tước Quận công De Buckingham ở London".
- Bức thư sẽ được trao tận tay cho Huân tước.
- Em nhỏ thật là hào hiệp! - Anne d" Autriche reo lên.
Bà Bonacieux hôn đôi tay của Hoàng hậu, giấu bức thư trong nịt ngực và biến mất nhẹ nhàng như một cánh chim.
Mười phút sau, nàng đã về đến nhà. Như nàng đã nói với Hoàng hậu, từ lúc chồng nàng được trả tự do nàng chưa về thăm. Nàng không biết gì về sự thay đổi đã diễn ra trong lòng ông ta đối với Giáo chủ, sự thay đổi ấy đã được củng cố vững chắc thêm sau hai hay ba lần viếng thăm của Bá tước De Rochefort và ông ta đã trở thành bạn tốt nhất của Bonacieux đã không tốn công mấy làm cho Bonacieux tin rằng việc bắt cóc vợ ông chẳng phải do một tình cảm tội lỗi nào mà chỉ là một việc phòng ngừa chính trị.
Nàng thấy ông Bonacieux chỉ có một mình. Con người khốn khổ đó đang vất vả thu dọn lại nhà cửa mà ông ta thấy đồ đạc gần như gây vỡ hết và tủ giả gần như rỗng không. Công lý không hề là một trong ba điều mà vua Salomon( ) đã chỉ ra là không để lại một vết tích gì trên đường đi của nó. Còn như cô hầu gái thì cô ta đã trốn mất từ khi chủ bị bắt giữ. Sự kinh hoàng đã tác động đến cô gái tội nghiệp đến mức cô ta cuốc bộ một mạch từ Paris đến tận Buốcgônhơ, quê hương của mình.
Ngay lúc vợ mình vừa trở về nhà, ông hàng xén đáng khen đã chia sẻ với người vợ về sự trở về may mắn của mình, còn vợ ông thì đã đáp lại để mừng cho chồng và để nói với chồng rằng, ngay khi nàng có thể dứt ra khỏi công việc là đã nghĩ tới chuyện hiến tất cả thời gian cho việc về thăm chồng.
Cái việc ngay khi ấy cũng phải đợi mất đến năm ngày. Việc đó trong mọi tình huống khác có vẻ hơi dài đối với Bonacieux nhưng trong cuộc viếng thăm Giáo chủ và những cuộc thăm viếng của Rochefort, ông đã có một chủ đề phong phú để suy tư và như người ta biết không có gì khiến thời gian trôi nhanh bằng suy nghĩ.
Hơn thế nữa những suy nghĩ của Bonacieux lại toàn màu hồng. Rochefort gọi ông là bạn mình, bạn thân mến Bonacieux và không ngừng nói với ông rằng Giáo chủ đánh giá rất cao về ông.
Ông hàng xén nhìn thấy mình đang trên con đường vinh hiển và giàu sang.
Về phần mình, phải nói rằng bà Bonacieux lại nghĩ đến tất cả những gì khác ngoài tham vọng. Những ý nghĩ của nàng, bất chấp nàng muốn hay không, chỉ một mực hướng về chàng thanh niên đẹp trai rất đỗi can trường và cũng có vẻ rất đỗi si tình.
Cưới ông Bonacieux ở tuổi mười tám, luôn sống giữa đám bạn bè của chồng mình, là một thiếu phụ mà tấm lòng lại vượt lên trên địa vị của mình, bà Bonacieux vẫn trơ trơ trước những ve vãn tầm thường. Nhưng vào thời kỳ đó, cái danh hiệu quý tộc có một ảnh hưởng lớn đến giới thị dân và D" Artagnan lại là quý tộc, hơn nữa chàng mặc đồng phục quân cận vệ, là thứ được các bà ưa thích nhất chỉ sau có đồng phục ngự lâm quân. Chàng trẻ, đẹp, lại ưa mạo hiểm. Chàng nói về tình yêu như một người lớn đang yêu và đang khát được yêu. Thế là dư thừa những gì cần có để làm điên đảo một cái đầu hai mươi ba tuổi mà bà Bonacieux thì lại vừa đến cái tuổi sung sướng trần đời đó.
Hai vợ chồng, dù họ chưa được thấy nhau từ tám hôm rồi, và trong cái tuần lễ ấy, những biến cố nghiêm trọng từng xảy ra giữa họ, cho nên họ bắt chuyện với nhau mỗi người một mối bận tâm riêng. Tuy nhiên ông Bonacieux tỏ ra vui mừng thực sự và dang rộng hai tay tiến về phía vợ.
- Bà Bonacieux giơ trán cho chồng hôn, rồi nói:
- Ta nói chuyện với nhau một chút.
- Sao cơ? - Ông Bonacieux ngạc nhiên.
- Vâng - Em có một chuyện tối quan trọng muốn nói với anh.
- Thật ra, tôi cũng thế, tôi cũng có vài vấn đề khá nghiêm trọng muốn nói chuyện với mình. Mình hãy giải thích qua việc mình bị bắt cóc cho tôi nghe nào, tôi xin mình đấy.
- Lúc này không phải lúc đề cập đến chuyện đó - Bà Bonacieux nói.
- Vậy thì phải là chuyện gì nào?
- Chuyện tôi bị bắt ư? Ngay hôm ấy em đã biết chuyện rồi. Nhưng vì chẳng phạm một tội hình nào, mình chẳng dính líu đến một âm mưu nào, vì rốt cuộc mình chẳng biết chút gì ai có thể làm hại mình, không phải mình, cũng không phải bất cứ ai, mà em chỉ quan tâm đến tầm quan trọng đáng có của sự kiện ấy thôi.
- Thưa bà, bà nói dễ nghe nhỉ! - Bonacieux thấy vợ tỏ ra ít quan tâm đến mình tự ái nói - bà có biết tôi đã bị dìm một ngày một đêm trong hầm tối của ngục Bastille không?
- Một ngày một đêm ấy đã qua rồi, thôi hãy gác chuyện mình bị bắt lại, và ta trở lại cái việc khiến đưa em về đây với mình.
- Sao, cái việc khiến đưa bà về đây với tôi? Vậy chứ không phải lòng khát khao được gặp lại một người chồng mà bà đã phải xa cách tám ngày rồi sao? - Ông hàng xén tức tối hỏi.
- Chuyện đó trước, chuyện kia sau.
- Nói đi!
- Một việc quan trọng bậc nhất, có lẽ vận hội sắp tới của chúng ta tùy thuộc vào đấy.
- Vận hội của chúng ta đã thay đổi bộ mặt rất nhiều kể từ ngày tôi gặp bà, bà Bonacieux ạ, và tôi sẽ không ngạc nhiên khi chỉ mấy tháng nữa thôi, nó sẽ làm cho khối người thèm khát.
- Vâng, nhất là nếu mình muốn những chỉ dẫn mà em sắp đưa ra cho mình.
- Cho tôi?
- Vâng, cho mình. Có một việc tốt và thánh thiện cần làm, mình ạ, đồng thời lại kiếm được rất nhiều tiền.
- Bà Bonacieux biết rằng nói về tiền bạc với chồng tức là bà đã nắm lấy chỗ yếu của ông ta.
Nhưng một người, ngay cả khi là một ông hàng xén, một khi đã trò chuyện mươi phút với Giáo chủ, sẽ không còn là chính người ấy nữa.
- Kiếm được nhiều tiền ư? - Ông Bonacieux bĩu môi.
- Vâng, rất nhiều.
- Khoảng bộ bao nhiêu?
- Vậy cái việc mình yêu cầu tôi nghiêm trọng lắm sao?
- Vâng.
- Vậy phải làm gì?
- Mình sẽ phải đi ngay lập tức, em sẽ đưa cho mình một mảnh giấy mà mình sẽ không được rời khỏi nó với bất cứ lý do gì và phải trao tận tay người nhận.
- Và tôi phải đi đâu?
- Đi London.
- Tôi, đi London á? Thôi nào, mình đùa rồi, tôi chăng có việc gì ở London.
- Nhưng những người khác lại cần mình đi đến đó.
- Những người khác ấy là ai? Tôi xin báo để mình biết tôi sẽ không nhắm mắt làm bừa nữa đâu và tôi muốn biết không chỉ tôi liều đời cho cái gì mà còn liều đời vì ai nữa.
- Một nhân vật nổi tiếng cử mình đi, một nhân vật nổi tiếng khác đợi mình: phần thưởng sẽ vượt xa ước muốn của mình. Đó là tất cả những gì em có thể hứa với mình.
- Lại những âm mưu nữa rồi! Luôn luôn là những âm mưu!
- Cám ơn, bây giờ tôi không tin gì nữa, và Giáo chủ đã khai sáng cho tôi về việc đó rồi.
- Giáo chủ ư! - Bà Bonacieux kêu lên - mình đã gặp Giáo chủ?
- Ngài đã cho gọi tôi - Ông hàng xén kiêu hãnh trả lời.
- Và mình đã nhận lời mời đến đó, mình lại bất cẩn như thế?
- Tôi phải nói rằng, tôi không có sự lựa chọn là đến hay không đến, vì tôi bị kẹp giữa hai lính gác. Nói đúng hơn, vì lúc đó tôi không quen biết Đức ông, nếu như tôi có thể thoát khỏi cuộc viếng thăm đó, tôi hẳn đã cực kỳ sung sướng.
- Vậy ông ấy đã ngược đãi mình ư? Hay ông ta đã hăm dọa mình?
- Ngài chìa tay ra cho tôi bắt và gọi tôi là bạn ngài, bạn ngài, thưa bà, nghe rõ chưa? Tôi là bạn của Đại Giáo chủ!
- Của Đại Giáo chủ?
- Không chấp nhận cái tước vị ấy của ngài, tình cờ thôi đấy chứ, thưa bà!
- Em chẳng không chấp nhận cái gì cả, nhưng em nói với mình rằng sự sủng ái của một ông Thủ tướng chỉ là phù du, và chỉ có điên mới đi gắn bó với một ông Thủ tướng, còn có những quyền lực ở bên trên quyền lực của ông ta, nó không dựa trên tính bất trắc của một con người hoặc lối thoát của một biến cố, chính là những quyền lực ấy ta phải đi theo.
- Tôi thấy bực mình rồi đấy thưa bà, tôi không biết thứ quyền lực nào khác ngoài quyền lực của một bậc vĩ nhân mà tôi vinh dự được phụng sự.
- Ông phụng Giáo chủ?
- Vâng, thưa bà, và như một kẻ tôi tớ của ngài, tôi sẽ không cho phép bà lao vào những âm mưu chống lại sự an ninh của một quốc gia và bà, phải, chính bà, lại phụng sự những mưu mô của một người đàn bà không phải là phụ nữ Pháp và lòng dạ Tây Ban Nha. May thay Giáo chủ vĩ đại ở đó, con mắt cảnh giác của ngài canh chừng và xuyên thấu tận đáy lòng người khác.
Bonacieux nhắc lại nguyên si từng lời cái câu ông ta được nghe Bá tước Rochefort nói. Nhưng người vợ tội nghiệp đã trông mong vào chồng mình, và trong niềm hy vọng ấy, đã đảm bảo cho ông ta trước Hoàng hậu, không kém rùng mình về điều đó và nỗi nguy hiểm suýt nữa nàng đâm đầu vào, và cả sự bất lực nàng đang cảm thấy nữa. Tuy nhiên, biết được sự hèn yếu và nhất là lòng tham của chồng mình, nàng chưa hết hy vọng dẫn dụ ông ta tới những mục đích của mình.
- À! Thưa ông, thì ra ông thuộc phái Giáo chủ! - Nàng kêu lên - Thì ra ông phụng sự đảng phái của những kẻ đã ngược đãi vợ ông và lăng mạ Hoàng hậu!
Ông Bonacieux huyênh hoang nói chữ:
- Lợi ích riêng tư không là cái gì trước lợi ích của toàn thể. Tôi đứng về phía những người cứu quốc gia.
Đấy cũng lại là một câu nói khác của Bá tước Rochefort mà ông ta đã nhớ được. Và thấy có dịp đem dùng.
- Thế ông có biết cái quốc gia mà ông vừa nói nó là thế nào không? - Bà Bonacieux nhún vai nói - Hãy yên phận là một thị dân ít học đi, và hãy quay về phía nào cho ông nhiều lợi lộc hơn.
- Ông Bonacieux vừa nói vừa vỗ lên cái túi căng tròn cho xủng xoẻng tiếng bạc reo:
- Hà, hà! Bà nói sao về cái túi này, thưa bà thuyết sĩ?
- Ở đâu ra số bạc ấy?
- Bà không đoán ra ư?
- Của Giáo chủ?
- Của ngài và của bạn tôi, Bá tước De Rochefort.
- Bá tước De Rochefort ư? Nhưng chính ông ta đã bắt cóc tôi!
- Có thể đấy, thưa bà.
- Và ông nhận tiền từ con người ấy?
- Tôi đã chẳng bảo bà là việc bắt cóc đó hoàn toàn là chính trị sao.
- Phải, nhưng cuộc bắt cóc đó có mục đích làm cho tôi phản bội lại nữ chủ của mình, và bằng tr.a khảo để moi ở tôi ra những lời thú nhận có thể phương hại đến danh dự và có thể cả mạng sống của nữ chúa tôn kính của tôi.
- Thưa bà - Bonacieux nói tiếp - nữ chúa tôn kính của bà là một mụ đàn bà Tây Ban Nha điên đảo, và việc Giáo chủ làm là rất đúng.
- Thưa ông - thiếu phụ nói - tôi vẫn biết ông hèn nhát, keo bẩn và ngu xuẩn, nhưng tôi lại không biết ông còn đê tiện nữa?
- Thưa bà - Bonacieux chưa từng thấy vợ mình nối giận bao giờ, đã lùi bước trước cơn điên giận của người vợ - Thưa bà, bà bảo sao cơ?
- Tôi bảo ông là một tên khốn nạn! - Bà Bonacieux tiếp tục khi thấy mình đã lấy lại được chút ảnh hưởng nào đó với chồng mình – Chà, ông làm chính trị ư, ông hả! Và còn là thứ chính trị Giáo chủ nữa! Ôi chao, ông bán mình, cả thể xác lẫn linh hồn cho quỷ sứ vì tiền?
- Không, cho Giáo chủ chứ.
- Cũng thế cả thôi? Thiếu phụ kêu lên - Nói Richelieu là nói quỷ Satan.
- Bà im đi, im ngay đi, người ta nghe thấy đấy.
- Đúng, ông có lý, và tôi sẽ phải xấu hổ, vì sự hèn nhát của ông.
- Nhưng xem nào, bà đòi hỏi phải làm gì mới được chứ?
- Tôi đã bảo ông là ông sẽ phải đi ngay tức khắc, rằng ông phải hoàn thành một cách trung thực nhiệm vụ mà tôi đã vị nể mà trao cho ông, và với điều kiện sau, tôi sẽ quên hết, tôi tha thứ và còn thêm - nàng chìa tay ra cho ông - em sẽ trao lại mình tình thương mến của em.
Bonacieux hèn mạt và keo kiệt. Nhưng ông ta yêu vợ mình, và ông đã mềm lòng. Một người đàn ông năm mươi tuổi không giữ nổi hiềm thù lâu với một người vợ tuổi hăm ba. Bà Bonacieux thấy ông còn do dự, liền nói:
- Thôi được? Vậy thôi! Suy cho cùng, có lẽ mình có lý, một người đàn ông hiểu về chính trị nhiều hơn những người đàn bà, nhất là mình, người đã từng trò chuyện với Giáo chủ. - Tuy nhiên nàng nói thêm - Chồng tôi, người đàn ông mà tôi tưởng có thể trông cậy vào tình thương yêu lại đối xử với tôi bạc bẽo và chẳng chiều theo ý tôi chút nào, chả phải cứng rắn quá sao.
- Chính vì những ý nghĩ ngông cuồng của bà có thể dẫn đi quá xa - Bonacieux đắc thắng trả lời - nên tôi nghi ngờ những ý nghĩ ấy.
- Thì em đành từ bỏ vậy - Thiếu phụ vừa nói vừa thở dài - Thôi được, ta không nói chuyện ấy nữa.
Bonacieux bỗng thấy mình chậm nhớ ra là Rochefort đã dặn mình cố chộp lấy những bí mật của vợ, liền trả lời:
- Nói chứ, ít nhất, bà cũng cho biết tôi phải làm gì ở London chứ.
Linh tính khiến người thiếu phụ thấy nghi ngờ và đẩy nàng về tư thế phòng vệ. Nàng nói:
- Ông biết cũng vô ích thôi mà. Chỉ là một chuyện tầm phào mà đàn bà thường ao ước ấy mà, mua một món hàng vặt nhưng lời lãi lại khá nhiều.
Nhưng người vợ trẻ càng chống chế, thì Bonacieux trái lại càng nghĩ cái bí mật mà nàng không chịu thổ lộ cùng ông ta rất quan trọng. Vậy ông ta quyết định chạy ngay tới nhà Bá tước Rochefort để nói với Bá tước rằng Hoàng hậu đang tìm một sứ giả để phái tới London.
- Xin lỗi nhé nếu như tôi rời xa bà lúc này, bà Bonacieux thân mến của tôi ạ - Bonacieux nói - vì không biết bà về thăm tôi, tôi trót có cuộc hẹn với một người bạn, Tôi sẽ về ngay thôi và nếu bà có thể đợi tôi chỉ nửa phút thôi, xong việc với người bạn tôi sẽ về ngay đón bà, và vì lúc đó trời cũng đã muộn, tôi sẽ đưa bà về điện Louvre.
- Cám ơn ông - Bà Bonacieux trả lời - Ông đâu có đủ can trường để giúp ích cho tôi việc gì, và tôi thừa sức quay lạỉ Louvre một mình mà.
- Tùy bà thôi, bà Bonacieux - tay cựu hàng xén tiếp - Tôi sớm gặp lại bà chứ?
- Chắc chắn rồi, tuần sau, tôi hy vọng thế, công việc rỗi rãi, tôi sẽ nhân đó trở về sắp xếp lại việc nhà chắc vẫn còn hơi bề bộn.
- Tốt lắm, tôi sẽ đợi bà. Bà không giận tôi đấy chứ?
- Tôi ư! Không chút nào đâu.
- Vậy, sớm gặp lại chứ?
- Sớm gặp lại.
Bonacieux hôn tay vợ mình và vội vã ra đi. Khi cánh cửa ra ngoài phố đã khép lại còn lại một mình, bà Bonacieux nói:
- Thế đấy, cung cách này chắc chắn tên ngu xuẩn đó đã thuộc phái Giáo chủ rồi! Và ta, ta đã đảm bảo với Hoàng hậu, ta là người đã hứa với nữ chủ nhân tội nghiệp của ta. Ôi trời ơi! trời ơi! bà sẽ cho tôi cùng giuộc với lũ khốn nạn nhung nhúc như kiến trong cuIlg mà người ta cắt đặt bên bà để do thám bà. Ôi, ông Bonacieux! Tôi chưa bao giờ yêu ông nhiều. Bây giờ, còn tệ hơn nhiều: tôi căm ghét ông. Và tôi thề, ông sẽ phải trả giá.
Đúng lúc nàng nói ra những câu ấy, một tiếng gõ trên trần khiến nàng ngẩng đầu lên, và một giọng nói xuyên qua sàn gác đến tai nàng:
- Bà Bonacieux yêu quý, hãy mở chiếc cửa ngách ra lối đi, tôi sẽ xuống bên bà.
Chú thích:( ) Con trai và là người kế vị vua David, vua Israel, sự thông thái của ông