Chương 15: Xoa Lạp lao tâm chung bất toại Hầu gia tam tiếu đắc khôi nguyên

Giữa giờ Mùi, đại hội tranh danh hiệu võ lâm đệ nhất cao thủ lại tiếp diễn. Người xem đã vắng đi vài trăm vì Nam Bắc bang phải hộ tống di hài Bắc Thiên Tôn về Lĩnh Sơn mai táng.


Bổ sung những thiếu sót về thủ tục trong buổi sáng, Vân Thiên Tử công bố đài qui và kêu gọi hào kiệt tứ hải đăng ký vào danh sách ứng viên. Nhưng cái ch.ết của Bắc Thiên Tôn đã khiến cho mọi người trở nên vô cùng khiêm tốn, chẳng màng đến chút hư danh kia. Khi một con cáo không sao với tới chùm nho thì bèn tự nhủ rằng nho vẫn còn xanh và thanh thản bỏ đi.


Bốn phái Võ Đương, Hoa Sơn, Thiếu Lâm, Toàn Chân cũng rơi vào cảnh ngộ ấy. Lúc đầu khi ngỡ rằng đối thủ là Nhạc Cuồng Loan, họ đã tuyên bố sẽ cử đại biểu ra ứng thí. Nay kẻ thủ đài lại là Xoa Lạp cốc chủ Nhạc Tự Chương, võ công thần sầu quỷ khốc, giết Bắc Thiên Tôn dễ như giết gà, khiến bốn phái phải chịu nhục nếu như rút lời.


Nhưng may thay, hiện giờ chưa ai lên tiếng khích bác, nhắc nhở đại phái bạch đạo tham chiến cả.
Phần Xoa Lạp cốc chủ vẫn thản nhiên đứng trơ trơ trên lôi đài mà chờ đợi.


Mặc dù lão bảo rằng mình chỉ đến để chứng minh “Phong Đô thần chưởng” không có độc, song thâm ý lại bắt buộc Hội đồng Võ lâm phải tiếp diễn việc tranh danh hiệu vô địch. Nhạc Tự Chương thừa xảo quyệt để chờ đợi kế sách “Bất chiến tự nhiên thành”, “Sát nhất nhân vạn nhân cụ”. Lão giết Bắc thiên tôn để dọa khắp thiên hạ và hiển nhiên trở thành võ lâm đệ nhất cao thủ. Cho nên lão chẳng dại gì khiêu khích sáu phái bạch đạo để phải tốn sức vô ích.


Không có cảnh tỷ võ để giải khuây, cử tọa bắt đầu chán nản và bứt rứt vì ánh nắng chiều xuân. Họ lẩm bẩm chửi rủa, thở than vì tiếc công tới đây.


available on google playdownload on app store


Trên lôi đài, các Chưởng môn nhân cũng bất an chẳng kém, dù được che mát bằng mái lá. Tuy đã quyết định không đưa người của mình vào chỗ ch.ết, song nếu quần hùng mở lời dị nghị, gièm pha thì họ khó mà thoái thác. Cây cao bóng cả, thành danh càng lớn thì số người ch.ết vì nó càng nhiều. Khó xử nhất là hai phái Toàn Chân và Hoa Sơn. Chính họ đã nhiệt thành hưởng ứng ý kiến của nhạc cuồng loan, đưa danh hiệu võ lâm đệ nhất cao thủ ra tranh đoạt.


Tùng Xuân Tử và Trúc Lâm Tử vô cùng nuối tiếc cái giây phút háo danh đáng xấu hổ ấy, dù ngoài vẫn tỏ ra bình thản.


Nhưng cuối cùng họ cũng phải nhận lấy hậu quả xấu vì đã có người đứng ra, cao giọng nhắc lại chuyện cũ ở Lư gia trang, đòi hai phái này phải tham chiến. Cử tọa phấn khởi reo hò ần ĩ, không những thúc giục mà còn mỉa mai, châm biếm đệ tử của Vương Trùng Dương và Hách Đại Thông sợ ch.ết.


Tùng Xuân Tử buồn rầu đứng lên chấp tay nói lớn với Kỳ Phong chân nhân ở dưới lôi đài:
- Lỗi lầm này do đệ tử gây ra quyết chẳng để sư thúc phải vạ lây, nếu đệ tử chẳng may thiệt mạng mong sư thúc mang tín phù, về Chung nam sơn và lập Tử sư đệ lên làm Chưởng môn nhân.


Kỳ Phong xua tay cười khà khà:
- Bần đạo tuổi đã bốn mươi, lòng trần, có thăng thiên cũng chẳng phải là sớm. Hơn nữa chắc gì “Phong Đô thần chưởng” hơn được tuyệt học của phái Toàn Chân chúng ta?
Dứt lời lão tung mình bay thẳng lên mộc đài, vui vẻ bảo Nhạc Tự Chương:


- Này nhạc thí chủ, bần đạo vốn ở họ Diêm cháu chắt của phong Đô Đại Đế, mong thí chủ nghĩ tình quyến thuộc mà nhẹ tay cho.
Câu nói pha trò của lão già phái Toàn Chân khiến lòng người bớt nặng nề, nhoẻn miệng cười vang. Và họ sinh hảo cảm với kẻ an nhiên đón nhận cái ch.ết.


Nhạc Tự Chương mỉm cười, ôm kiếm thi lễ rồi tấn công trước bằng một chiêu hòa nhã. Kỳ Phong chân nhân cũng ung dung chống đỡ, không lợi dụng cơ hội ấy mà ra tay quyết liệt. Nhưng rồi đường gươm mỗi lúc một mau lẹ, kiếm ảnh mỗi lúc một mịt mờ, tiếng thép ngân dài. Song phương xoắn lấy nhau mà đổi đòn, hai thân hình cùng di chuyển nhịp nhàng, tiếng thoái lên xuống cực kỳ đẹp mắt.


Cử tọa tròn mắt say mê chiêm ngưỡng cuộc thư hùng của hai kiếm thủ bậc thầy, miệng xuýt xoa tán thưởng. Họ tràn trề hi vọng khi thấy Kỳ Phong chân nhân hoàn toàn chiếm ưu thế bằng tài khoái kiếm thượng thừa. Ông ra đòn như chớp giật, thế thức nối nhau liên miên bất tuyệt tựa sóng xô.


Không những áp đảo trường kiếm, Chân nhân còn phong tỏa cả bàn tay tả của Xoa Lạp cốc chủ. Lão ta mà đưa tay ra giáng trưởng thì lòng bàn tay lủng ngay. Đấu pháp ấy của Kỳ Phong quả là tuyệt diệu. Kỳ Phong luyện kiếm đã sáu bảy chục năm nên Nhạc Tự Chương chẳng thể nào sánh nỗi. Nhưng ông bị phân tâm bởi bàn tay trái của họ nhạc, khó mà kết liễu lão ta một cách an toàn ngay được. Vì danh dự phái Toàn Chân ông phải chiến thắng và còn sống mà nhận danh hiệu võ lâm đệ nhất cao thủ.


Bản thân Chân nhân không cần đến chút hư danh ấy. Nhưng ông lại muốn lập chút công lao để báo đáp ân nghĩa sư môn.


Tuy xuất thủ như bão táp mưa sa nhưng Kỳ Phong rất thận trọng, nhẫn nại chờ cơ hội ăn chắc mười mươi mới hạ thủ. Chân nhân đã năm lần đâm rách áo Tự Chương rồi rút về ngay. Toàn trường reo hò như sấm dậy, hoan hô những chiến tích ấy, tưởng Chân nhân đã rộng lượng nhẹ tay. Họ không hiểu rằng Kỳ Phong chỉ có thể làm được đến đấy, và những vị trí kia, không hề ngăn trở Tự Chương thi triển “Phong Đô thần chưởng”.


Tử Khuê thì thừa bản lĩnh để hiểu rõ sự tình và thầm lo cho vị đạo sĩ già phái Toàn Chân. Kỳ Phong chân nhân như loài ong khó tính, suốt đời chỉ hút phấn của một loại hoa duy nhất, nên hương vị mật ong phong phú đậm đà.


Đạo của tự nhiên là phổ biến, vô biên, vậy mà Kỳ Phong tự đóng khung trong kiếm pháp Toàn Chân thì thật khó mà lãnh ngộ được phép biến hóa của kiếm đạo.


Hơn nữa, Chân nhân lại nặng lòng cầu sinh, toàn thắng nên đã quá thận trọng, khiến kiếm ý gò bó chẳng được thênh thang tự tại. Nhạc cốc chủ mà nắm được tâm lý ấy chắc sẽ tìm được cơ hội mà thoát ra xa và thi thố “Phong Đô chưởng pháp”.


Quả đúng như sự phỏng đoán của Tử Khuê, lát sau, Nhạc Tự Chương lộ sơ hở ở phía sườn trái, lập tức bị kiếm của Kỳ Phong chân nhân thọc vào. Xoa Lạp cốc chủ không né tránh mà đưa ngay tả thủ ra, tựa như muốn đổi mạng vậy, Kỳ Phong chân nhân vội bỏ mục tiêu cũ, vội hất kiếm lên để chặn đứng bàn tay trái đối phương.


Nhưng đấy chỉ là trá chiêu và Xoa Lạp cốc chủ bất ngờ búng mạnh song cước, thoái hậu hơn gần trượng, Kỳ Phong chân nhân lập tức bám theo song đã muộn. Ở ngoài tầm kiếm, Nhạc Tự Chương vung tả thủ vỗ liền hai đạo chưởng phong mà chào đón đối phương.


Kỳ Phong kinh hãi, né sang mé hữu, và múa tít gươm thiêng, cố tạo ra một màng kiếm phong kín đáo, để đánh bạt đám dư kình độc hại.


Ông thầm hài lòng với phản ứng thần tốc của mình, vì đã hoàn toàn tránh khỏi hai phát ma chưởng kia. Chúng không thể chạm y phục ông và cũng không lọt vào phổi, bởi ông đã sớm bế khí.


Cử tọa ở dưới lội đài cũng cho là Kỳ Phong chân nhân đã thoát nạn, và sẽ tiếp cận Nhạc Tự Chương mà chiếm thượng phong bằng kiếm thuật.
Trong nghề võ kẻ tấn công hụt mục tiêu thường chậm mất một hai nhịp.
Thời gian ấy cực kỳ ngắn song cũng đủ để các đại cao thủ khai thác mà thủ lợi.


Kỳ Phong chân nhân đã từ vị trí mới ập vào nhanh tựa cơn gió, kiếm quay lòng lộng lấp lánh như sương, kiếm kình rít vo vo, khí thế vô cùng hung hãn.


Trước chiêu tuyệt kiếm hung hãn ấy, Xoa Lạp cốc chủ chỉ còn cách cử gương chống đỡ chứ không thể dùng “Phách Không chưởng” đối phương có tránh đòn thì thân thể lão cũng nát như tương.


Nhạc Tự Chương liền múa tít song kiếm và thân ảnh biến mất trong màng hào quang rực rỡ. Hai thanh trường kiếm chạm nhau chan chát, ghê người và rồi ai đó rú lên thảm khốc.


Quần hùng ch.ết lặng khi thấy Xoa Lạp cốc chủ tung mình rời xa đối thù, bình thản tr.a gươm vào vỏ. Còn Kỳ Phong chân nhân từ từ ngã quỵ, mắt nhắm nghiền và hai tay ôm lấy vết thương, đẫm máu nơi ngực trái, kiếm của ông đã văng ra tận mép lôi đài.


Hội đồng Võ lâm, đau lòng khôn siết và càng thêm khiếp sợ “Phong Đô thần chưởng”. Tùng Xuân Tử Chưởng môn nhân phái Toàn Chân đã rời bàn giám khảo đến quỳ bên xác sư thúc, lâm râm khấn khứa mà lệ nhỏ hai hàng.


Năm vị tôn sư còn lại rì rầm bàn bạc cố tìm hiểu xem, Kỳ Phong chân nhân vì sao đột nhiên lại mất hết công lực, trong khi trước đó chưa hề trạm phải dư phong của độc chưởng? Họ ngồi ngay trên lôi đài nên thấy rất rõ.
Thiên Sư giáo chủ, Huyền Thiên Chân Quân Trương Sách bỗng rùng mình nói nhỏ:


- Bần đạo cảm nhận được mùi vị ma quỷ ở quanh đây. Chẳng lẻ Xoa Lạp cốc chủ lại có thể thi triểm ma pháp giữa bang ngày?


Thi hài của Kỳ Phong chân nhân đã được bọn đạo sĩ phái Toàn Chân đưa xuống dưới, chờ khâm liệm. Tùng Xuân Tử cũng nén lòng trở lại bàn, nét mặt u sầu và ánh mắt tràn đầy nỗi ân hận. Chính ông đã đẩy vị sư thúc thân yêu của mình vào chỗ ch.ết.


Vân Thiên Tử Chưởng môn nhân phái Võ Đương đứng lên tuyên bố Nhạc Tự Chương là người chiến thắng trận thứ hai. Ông nghiêm nghị bảo Xoa Lạp cốc chủ:


- Theo đài quy thì Nhạc cốc chủ phải toàn thắng ít nhất là ba trận. Và trong bảy ngày sau đó, nếu không có cao thủ phương xa nào xuất hiện thượng đài thì thí chủ sẽ được trao danh hiệu đệ nhất cao thủ võ lâm. Hôm nay thí chủ còn một trận nữa hãy điều tức nghỉ ngơi mà chờ đợi.


Nhạc Tự Chương mỉm cười vái tạ rồi ngồi xuống lôi đài, vận khí hành công hồi phục lại chân khí bị hao tổn. Hai luồn khí trắng đục, thập thò nơi lỗ mũi, đã thể hiện một tu vi hơn hoa giáp khiến quần hào thêm ngao ngán.


Mọi người điều cảm nhận rằng “Phong Đô thần chưởng” là vô địch và việc chờ đợi đến bảy ngày thật là vô ích. Tuy thịnh hội thay đổi mục đích khá bất ngờ và toàn võ lâm không được loan tin rộng rãi. Nhưng sự hiện diện của Nam Bắc thiên tôn và Chưởng môn các phái là quá đủ. Và trong số những quần hùng cũng có hàng trăm nhân vật uy danh lừng lẫy, song họ vẫn nín khe chẳng dám thượng đài. vậy thì Nhạc Tự Chương chỉ cần thắng ba trận thì đã xứng đáng đoạt cờ. Nhưng chắc gì đã có kẻ thí mạng cho trận đấu thứ ba?


Giang hồ có chính đạo, thiện ác song song tồn tại và đối lập. Hôm nay phe hắc đạo hiện diện chẳng ít và họ quyết dồn những kẻ mang danh chính phái vào thế kẹt. Họ khôn khéo đẩy đưa, tạo sự đồng tình của dư luận, rồi công khai châm chích năm phái bạch đạo còn lại. Họ tán dương Xoa Lạp cốc chủ cả chê bai võ công tuyệt học Thiếu Lâm, Võ Đương, Hoa Sơn. Thiên Sư giáo và Cái bang chưa hề tỏa sáng về mặt võ học nên không hề bị đụng chạm đến.


Nhưng trong thâm tâm, Trương Thiên Sư và Thất Bổng cũng thầm chua xót chứ chẳng vui gì.
Trước lúc Nhạc Tự Chương xả công, một lão nhân râu ngắn, mặt mày âm hiểm, miệng lưởi sắc bén đã cao giọng hỏi thẳng Trúc Lâm Tử:


- Năm ngoái chính hai phái Toàn Chân và Hoa Sơn đã khởi xướng đại hội này, giờ đây, dám hỏi phái Hoa Sơn đánh hay chuồn? Mong Trúc Lâm đạo trưởng cho biết cao kiến?
Đám tiểu nhân lập tức hùa theo, cười rộ và buôn lời sỉ nhục:


- Chắc là phái Hoa Sơn đành phải muối mặt co giò, rụt cổ, hát bài tử mã và tự an ủi “tiên bảo kỳ thân”.
Đã lỡ xe dây tự trói Trúc Lâm Tử đành phải cắn răng lãnh lấy hậu quả.
Ông đứng thẳng lên khẳng khái đáp:


- Chư vị đồng đạo cứ yên tâm. Bần đạo sẽ đích thân thượng đài, không để ô danh phái Hoa Sơn.
Ông hối hận vì thói háo danh nông nổi của mình, nên quyết liều ch.ết, chứ không muốn ai liên luỵ.
Quần hùng xôn xao, kẻ thích thú, người lo lắng cho Trúc Lâm Tử.


Lạc Mao chân nhân thì cuốn quýt lên, mặt nhăn như khỉ, miệng lẩm bẩm thành lời:
- ch.ết thực! ch.ết thực! Gã Trúc Lâm sư điệt này đã quá lậm vì hư danh, không màng đến sinh tử nữa rồi. Con bà nó! Bần đạo đành phải thăng thiên sớm vài năm thôi.


Lão ta đang ngồi ở hàng ghế danh dự rất gần với Tử Khuê. Lạc Mạo liền rời ghế, đi qua trước mặt họ và nhìn chăm chú, như tìm kiếm kẻ để giao phó hậu sự vậy.


Khi ánh mắt chạm phải nụ cười của Ngân Diệu Hầu, Chân nhân thoáng cau mày, song chẳng nói gì và đờ đẫn tiếp tục dấn bước. Lão vừa đi vừa lén bấm tay, dùng phép nhâm độn để giải quyết mối nghi ngờ. Được vài trượng, bỗng lão quay mặt, dừng trước mặt Ngân Diện Hầu, chắp một tay lên ngực rất kính cẩn mà nói:


- Bẩm Hầu gia! Bần đạo đang định thượng đài ch.ết thay cho tên sư điệt ngu ngốc là Trúc Lâm Tử. Nhưng thật lòng thì bần đạo còn rất yêu đời, chưa muốn rời chỗ hồng trần đầy cám dỗ này. Bần đạo chợt phát hiện Hầu nhân gia bản chất phi phàm, võ công quán thế lại có tướng địa thọ, tất sẽ thừa sức đã bại Xoa Lạp cốc chủ. Mong Hầu gia thương xót thân già này mà ra tay kết liễu lão ác ôn kia. Bần đạo không thể ch.ết sớm một cách vô ích vì còn trọng trách do tiên sư giao phó.


Gương mặt mở màng của lão đầy vẻ bi ai, khẩn thiết song đôi mắt lại đảo lộn sùng sục và nháy nhó liên hồi.
Từ phong giận dữ và chữi lớn một tiếng:
- Con bà nó! Lão có ch.ết thì mặc xác, sao lại xúi người khác ch.ết thay?


Những người ngồi gần ấy cũng sững sờ trước lời đề nghị lố bịch và kỳ quái của Lạc Mạo chân nhân. Thiết Đảm Hồng Nhan thọ ơn cứu mạng của Mẫn Hiên nên hốt hoảng lên tiếng can ngăn:
- Xin Hầu gia chớ nghe lời xúi dại của lão ta!
Quách Phu nhân, tức Kỹ nương, cũng nghiêm nghị trách móc Lạc Mạo:


- Sao lão đạo trưởng lại nỡ đẩy chàng trai trẻ này vào chỗ ch.ết như thế?
Phá Sơn Quyền Trần Kiếm Các can gián Ngân Diệu Hầu bằng một lời ngắn gọn:
- Bắc Thiên Chân và trưởng lão Toàn Chân còn ch.ết thảm, liệu Hầu gia chịu được mấy chiêu.


Nào ngờ Ngân Diện Hầu gác ngoài tai những lời can ngăn, diệu giọng hỏi lại Lạc Mạo:
- Chân nhân có chắc rằng, bổn Hầu gia không bị bại bởi “Phong đô chi thần chưởng” chứ?
Lão đạo sĩ béo nhoẻn miệng cười tươi và khẳng định:


- Tất nhiên là thế! “Phong Đô thần chưởng” không hề có độc mà chỉ là tà pháp chẳng thể hại nỗi bậc các nhân thiên tướng như Hầu gia. Mũi tiểu đao trong tay trái của Hầu gia sẽ khống chế được đối phương.
Ngân Diện Hầu an tâm nở nụ cười và hào hứng nói:


- Hay lắm! Thế thì bổn đại gia sẽ đoạt lấy lá cờ võ lâm đại soái để làm rạng danh dòng họ Tiêu.
Anh em họ Từ thất kinh hồn vía, nhất tề quỳ xuống. Từ Vũ khẳng khái nói:
- Nếu Hầu gia liều lĩnh thượng đài thì bọn nô tài sẽ đâm cổ tự tử ngay.


Dứt lời họ rút kiếm kề vào cổ mình, ánh mắt rất kiên quyết. Tử Khuê hiểu rằng hai gã này đã nói là làm. Chàng bối rối bảo Lạc Mạo chân nhân:


- Tại hạ không thể vì đạo trưởng mà hi sinh hai thuộc hạ chân thành. Hay là đạo trưởng cứ bất ngờ điểm huyệt Trúc Lâm Tử, khiến lão ta chẳng thể loạn động mà ch.ết oan.
Lạc Mạo chân nhân ngớ người vì ý kiến tuyệt dịêu này. Ông mừng rỡ phát mạnh vào vai Tiêu Mẫn Hiên và cười ho hố:


- Con bà nó! Tiểu tử ngươi ngày càng thông tuệ, có thế mà bần đạo nghĩ không ra.
Đông nhạc Tiền Đồ Dịch Thái Vân tâm cơ sắc sảo linh mẫn phi thường.
Nàng phát hiện ngay ẩn tìng trong câu nói của Lạc Mạo, bèn hỏi lại Mẫn Hiên:
- Phải chăng trước đây thiếu gia từng quen biết qua lão đạo sĩ ấy?


Tử Khuê ngại nhất ả vợ hai nhãn lực sắc bén này, chẳng dám nhìn thẳng vào mặt Tái Vân hoặc cười cợt, chàng giã vờ lạnh lùng đáp:
- Bổn nhân thân phận cao quý, sao lại có thể hạ mình kết giao với một lão già rách như sơ mướp?


Nữ Hầu tước Trần Thiên Kim nghe giọng khinh bạc của Ngân Diện Hầu thì lòng không vui, hùa vào bắt nọn gã:
- Nếu chưa từng quen biết sao Tiêu gia lại dễ dàng nghe lời phỉnh nịnh của Lạc Mạo mà lao đầu vào chỗ ch.ết như thế?


Tử Khuê không sợ đối mặt với cô nàng một ngựa nên quay sang nhìn Thiên Kim đắm đuối và nói bỡn:
- Bổn nhân không hề bị ai dụ dỗ, chẳng qua Tiêu mỗ chỉ muốn trổ chút tài mọn để Hoàng Phong Hầu thưởng lãm đấy thôi.


Ánh mắt tình tứ, nồng nàng và đầy quyến rũ, đã làm Trình Thiên Kim phải thẹn đỏ mặt. Nhưng Ngân Diện Hầu là người ơn, nàng không tiện phát tác, bèn ngượng ngùng ngồi im.
Tử Khuê khoan khoái, đỡ hai gã Từ lên rồi nói nhỏ:


- Lát nữa nếu ta có thượng đài thì nhị vị đừng ngăn cản mà hai vị hãy theo lên, đứng ở bàn giám khảo, chờ lúc ta ra hiệu thì phóng đao ám toán lão ch.ết toi họ Nhạc. Giả như thành công, hai vị cứ đào tẩu vào khu tùng dưới chân núi, trở về Hầu phủ, mọi việc ở đây đã có ta cáng đáng.


Nghe chủ nhân bàn kế hoạch rất táo bạo và chu đáo, hai gã sát thủ chuyên nghiệp phấn khởi đáp:
- Hầu gia cứ yên tâm, ám giát là nghề của hai bọn thuộc hạ.
Từ phong thì nói vậy, nhưng Từ Vũ thì cẩn thận hỏi lại:


- Nhưng vì sao Hầu gia lại muốn dính vào vụ này? Giết Xoa Lạp cốc chủ thì có lợi lộc gì?
Tử Khuê cười xoà.
- Ta không ưa cái bản mặt lão ấy nên quyết phá đám một phen, chẳng nghĩ đến danh lợi gì cả.


Anh em họ Từ ngán ngẩm nhìn nhau, cho rằng Mẫn Hiên vẫn còn điên hết chỗ nói. Nhưng chàng đã muốn thế thì họ sẽ chiều ý, không màng đến hậu quả. Dẫu phải đương đầu với Xoa Lạp cốc họ cũng cốc sợ. Bao năm qua, họ phải hàng động lén lút, giờ có dịp công khai tung hoàng, hai gã bỗng thấy trong lòng sục sôi hào khí.


Lúc này Lạc Mạo chân nhân đã hạ thủ xong Trúc Lâm Tử và cười hì hì bảo cử tọa:
- Chư vị dạy rất phải, phương châm của đạo gia là “Tiên bảo kỳ trân” và xem danh lợi tựa phù vân. Do đó, phái Hoa Sơn tự lượng sức mà rút lui, không tỷ thí với Nhạc cốc chủ nữa.


Quần hùng ngỡ ngàng, kẻ thông cảm người bực bội, giận dữ chửi rủa Hoa Sơn tơi bời. Lạc Mạo chân nhân chịu hết nỗi phùng mang nói lớn:
- Câm ngay!
Tiếng hết của lão vang rền, tựa như sấm sét, khiến cử tọa đinh tai nhứt óc, giật bắn cả mình.
Lạc Mạo trợn mắt hăm dọa:


- Con bà nó! Kẻ nào còn mở miệng thóa mạ phái Hoa Sơn thì lão phu bẻ răng ngay.
Công lực của Chân nhân đã cứu vãn được thanh danh phái Hoa Sơn. Nhất là khi Chân nhân quay sang nói với Xoa Lạp cốc chủ:


- Này Nhạc thí chủ, nếu ông hứa không dùng đến “Phong Đô thần chưởng”, bần đạo cam đoan có thể thắng trong vòng trăm chiêu, thí chủ có dám cá không.?


Quần hùng phấn khởi, đốc thúc Nhạc Tự Chương nhận lời. Nhưng họ Nhạc chẳng dại gì mạo hiểm khi đã gần như nắm chắc danh hiệu đệ nhất võ lâm cao thủ. Lão thản nhiên đáp:
- Lão phu không thể bỏ sở trường dùng sở đoản được. Mong Chân nhân lượng thứ cho.
Lạc Mạo cười khà khà gật gù bảo:


- Nhạc thí chủ quả là người thức thời, biết lẽ tiến thoái.
Rồi ông chậm rãi rút kiếm tự múa may một mình, càng lúc càng nhanh.


Cuối cùng xung quanh Chân nhân xuất hiện một màng kiếm quang sang lóng lánh, cực kỳ đẹp mắt. Và bất ngờ trái cầu thép bằng bạc ấy bốc lên, bay về phía cột gỗ góc Đông Nam của lội đài. Bụi và dậm gỗ bay mù mịt khi luồng kiếm quang bay lượng quanh cột gỗ tùng.


Lác sau, kiếm ảnh tắt liện, Lạc Mạo hạ thân xuống sàn lôi đài trong tiếng hoan hô, ca tụng của cử toạ. Thì ra giờ đây, đoạn lưng chừng thân cột tròn bị gọt thành bốn cạnh vuông vức, phẳng phiu. Thuật ngự kiếm của Lạc Mạo chân nhân đã đến mức thượng thừa.
Lạc Mạo quay sang bảo Xoa Lạp cốc chủ:


- Bần đạo có thể dùng chiêu kiếm ấy để đổi mạng với thí chủ. Nhưng bần đạo phải để dành tấm thân còm cõi này cho cái gã Ma Vương xắp xuất đầu lộ diện.
Ông dừng lời cười nhạt rồi tủm tỉm nói tiếp:
- Không chừng chính thí chủ sẽ là nạn nhân đầu tiên của Ma Vương ấy đấy.


Nói xong Lạc Mạo chân nhân tới bàn giám khảo, vác thân xác bất động của Trúc Lâm Tử, phi thân lên núi Thiếu Thất.


Ở đây Mạc Tự Chương lộ nét đăm chiêu, cho rằng lão đạo sĩ bản lãnh thông thần kia chẳng dối gạt mình. Ông tự hỏi rằng, ngoài Lôi Đình cung chủ Tác Ngạn Chi thì còn cao thủ kỳ tài nào xứng với hai chữ “Ma Vương” nữa?


Nhưng Nhạc cốc chủ chợt nhớ tới oai lực vô song của “Phong Đô thần chưởng”, dẫu phải đối phó với Lôi Đình Đế Quân vẫn không ngần ngại.


Lão vui mừng mơ tưởng đến ngày đăng ngôi Minh chủ võ lâm. Đấy mới là mục tiêu cuối cùng của Nhạc Tự Chương. Với lão danh vị võ lâm đệ nhất cao thủ chỉ là hư ảo, thuận tay thì đoạt lấy, nhân tiện vương danh cho thỏa chí bình sinh.


Lúc này, Nhạc Tự Chương hơi mất mặt so với lão đạo sĩ quái dị phái Hoa Sơn, giờ cũng muốn gỡ lại chút oai danh nên cao giọng hỏi Hội đồng Võ lâm:
- Dám hỏi ngũ vị! Đến chiều mà không có ứng viên lên để lão phu đáng trận thứ ba thì thế nào?


Chắc đã chán cảnh ngồi trơ như phổng mà chịu nhục Hội đồng Võ lâm đã có chủ ý. Vân Thiên Tử đại diện phúc đáp:
- Nhạc thí chủ cứ nhẫn nại thêm ít phút nữa. Nếu đến hết giờ thân mà vẫn không ai thượng đài thì xem như thí chủ vẫn thắng hết ba trận.


Nhạc Tự Chương hài lòng, vái tạ. Rồi ung dung đứng chấp tay sau đít, thần thái an nhiên tự tại. Dung mạo Tự Chương rất thanh tú, đoan chính, đáng mặt tôn sư. Nhưng lão cũng có một khuyết điểm nho nhỏ. Bị đôi nhãn thần của Thiết Đảm Hồng Nhan xoi mói. Phát hiện.
Tống Thụy câu mày nói với Trình Thiên Kim:


- Đại sư tẩu! Sao cái miệng họ Nhạc kia cứ nhóp nhép chẳng thôi, tựa như đang tụng kinh hay nhai kẹo vậy? Thực là khó coi.
Nữ Hầu tước gật đầu táng thành:
- Lúc giao đấu lão ta cũng không bỏ được tật xấu ấy. Có lẽ đấy là nét phá cách trong tướng mạo của Nhạc Tự Chương.


Dịch Tái Vân ứng tiếng:
- Theo thiển ý của tiểu mụi thì Xoa Lạp cốc chủ niệm bùa chú. Vì “Phong Đô chưởng lực” là tà pháp đúng như lời Lạc Mạo chân nhân nói.


Tử Khuê nghe xong câu nhận xét của Tái Vân thì bất giác rùng mình, liên tưởng đến “Diêm Vương quỷ kỳ’. Chỉ có cây cờ khủng khiếp ấy mới có thể làm mê man lập tức hai đại cao thủ có tu vi thâm hậu như Bắc Thiên Tôn và Kỳ Phong chân nhân. Còn việc Tự Chương hay máy môi, nhép miệng là để che giấu hành vi niện chú khi hạ thủ.


Hơn nữa dường như tay áo rộng của Xoa Lạp cốc chủ kém mềm mại, dù may bằng loại gấm quý. Thường thì khi người ta giơ cao cánh tay, lớp gấm lùng thùng ấy sẽ tụt xuống để lộ một cẳng tay. Đằng này, mép cánh tay áo lúc nào cũng bám chặt cổ tay, không hề di chuyển. Vậy phải chăng cán cờ được rút ngắn, buộc chặc vào cẳng tay trái còn lá cờ khâu trải bên trong tay áo? Nên khi Nhạc Tự Chương xuất chưởng thì cũng đồng nghĩa với việc phất cờ trong lúc miệng đọc câu thần chú?


Và nếu đúng thế thì chính Xoa Lạp cốc chủ đã hại mạng Trác Thanh Chân mà đoạt linh kỳ.
Nhưng đấy chỉ là điều phỏng đoán, không bằng cớ sát thực nên Tử Khuê cứ phân vân mãi. Chàng bồi hồi thương nhớ Trác Thanh Chân, lòng nặng trĩu ưu tư.


Thời gian chờ đợi là thời gian ch.ết và cũng là nỗi khổ mà chẳng ai muốn gánh chịu. Cử tọa bứt rứt không yên, luôn miệng nguyền rủa cái đại hội ch.ết tiệt, nhạt nhẻo, vô vị này. Bọn ác tâm bắt đầu ló mòi, hướng sự bực bội của quần hùng vào hai phái Thiếu Lâm và Võ Đương.


Khi dư luận đã chín mùi, lão già râu ngắn, áo đen lúc nãy đứng lên khiêu khích:


- Mấy trăm năm nay, Thiếu Lâm và Võ Đương được ca tụng là thái sơn bắc đẩu, oai trấn võ lâm. Đạt Ma tổ sư cũng đượt đời tôn xưng là võ lâm đệ nhất cao thủ. Vậy mà hôm nay, tăng đạo, lưởng đạo phái tỏ vẻ khiếp nhược trước “Phong Đô thần chưởng”, khiến đồng đạo giang hồ rất thất vọng. Nếu chư vị không có dũng khí để chiến đấu và hi sinh như phái Toàn Chân thì sau này đừng mở trường dạy võ nữa.


Lập luận của hắc y lão nhân rất hữu lý và sắc bénnên được cử tọa tán đồng. Người giang hồ rất coi trọng dũng khí và thanh danh. Khi một kẻ đã tận lực chiến đấu mà thua hoặc tử trận thì vẫn bảo vệ được danh dự. Nay Thiếu Lâm và Võ Đương không dám đương đầu với cường địch thì còn mặt mũi nào mà dạy dỗ ai được nữa.


Vân Thiên Tử và Đại Giác thiền sư đều biến sắc vì hổ thẹn, đệ tử hai phái cũng cúi đầu.
Phương trượng chùa Thiếu Lâm quyền lực cao siêu, thức ngộ ngay đây là quả báo của môn phái. Tu hành mà nổi tiếng trong làng võ là tự tạo nghiệp chướng.


Đại Giác thiền sư thanh thản đứng lên, hiền hòa phát biểu:


- A di đà phật, tôn chỉ truyền tông của bổn tự là dùng việc dạy võ để hoằng dương phật pháp. Nào ngờ cách làm ấy lại vô tình tạo nên thanh danh và gắn chặt Thiếu Lâm tự với giang hồ, có muốn thoát ra cũng chẳng được. Đã gieo nhân thì phải gặp quả. Lão nạp hoan hỉ xin thỉnh giáo Nhạc thí chủ vài chiêu.


Pháp tướng trang nghiêm và lời giãi bày chứa đựng thiền cơ của Đại giác đã khiến mọi người tôn kính. Họ bỗng cảm thấy đẩy vị cao tăng đạo hạnh này vào chỗ ch.ết là điều tội lỗi.


Còn hơn ngàn tăng lữ Thiếu Lâm đang làm nhiệm vụ tuần phòng thì ứa nước mắt niệm phật hiệu, vì biết Phương trượng của mình sắp nhập Niết bàn một cách bất đắc dĩ.
May thay đúng lúc ấy, Lạc Mạo chân nhân quay lại lôi đài, cười khanh khách bảo:


- Thiền sư khoan hãy xuất thủ, bần đạo đã bấm độn, biết rằng một đại cao thủ, võ công tuyệt thế đang ở quanh đây. Bản lãng người này thứa sức khắc chế “Phong Đô thần chưởng”.
Rồi ông hạ giọng thì thầm với Hội đồng Võ lâm. Vân Thiên Tử đứng lên nói với Nhạc Tự Chương:


- Nhạc thí chủ hãy cùng thét lên ba lần câu “ta ở đây”. Sau đó dẫu bậc kỳ nhân kia không xuất hiện thí chủ vẫn được trao danh hiệu võ lâm đệ nhất cao thủ, không phải chờ bảy ngày nữa.


Diễn biến bất ngờ và kỳ lạ ấy đã làm cho Xoa Lạp cốc chủ và quần hào kinh ngạc, hoang man. Chuyện này sao mà giống tích khổng minh lưu diệu kế chém Ngụy Diên thế nhỉ?


Toàn trường hào hứng đoán mò xem ai sẽ là đối thủ xứng tay với Nhạc Tự Chương? Và tại sao người ấy lại chờ câu mời gọi của họ nhạc thì mới đến.
Sự tò mò tột độ bao trùm khắp toàn trường, và mọi người nóng ruột đốc thúc Xoa Lạp cốc chủ.
Nhạc Tự Chương thầm cân nhắc:


- Chắc lão mũi trâu Lạc Mạo bày trò rung cây nhác khỉ? Nay sau lưng ta chẳng có ai thì sao sợ hãi bị ám toán? Còn gã cao thủ ch.ết tiệt nào đó thì dẫu là ai thì cũng không đáng ngại.


Nghĩ thế nên Xoa Lạp cốc chủ yên tâm, ra vẻ tự nhiên, chấp thuận đề nghị của ban giám đài. Cũng muốn ra oai thị chấn như Lạc Mạo chân nhân, nên Nhạc Tự Chương dồn hết công lực mà gọi thật lớn, âm thanh vang rền, vọng xa hàng dậm:


- Lão phu ở đấy Xoa Lạp cốc chủ, liền gọi ba lần như thế rồi đứng yên chờ đợi, quần hào thì dáo dác quan sát bốn hướng, xem có ai chạy đến không?


Kỳ diệu thay chỉ lát sau, từ bìa cánh rừng tùng, phía đông chân núi thiếu Thất có một bóng người lao vút đi như gió thoảng, hướng về nơi quần hùng tụ họp. Ai nấy tròn mắt kinh ngạc trước tốc độ phi thân nhanh tựa tên bay của người ấy. Họ thầm cao hứng đoán rằng đó là một bậc kỳ nhân cái thế cỡ Trung Thiên Tôn chẳng hạn.


Để tiện việc tuần tra, giữ gìn cho thịnh hội, phái Thiếu Lâm đã chia mảnh đất rộng phía trước và hai bên, thành những khoảnh nhỏ mà dài. Những khoảng ấy tựa những cánh hoa đồng qui về nhị là lôi đài. Được phân cách bằng những con đường rộng một trượng. Các tăng lữ sẽ liên tục qua lại giữa các nhóm người để tuần phòng.


Cho nên giờ đây, nhân vật lạ mặt kia có thể vượt qua đám đông, nhảy thẳng lên lôi đài.


Ai đó bật cười rồi tất cả cười theo, cười ngặt nghẽo, cười lăn cười lóc. Té ra bậc kỳ nhân cái thế nọ, là một con bé mặt còn non choẹt, tuổi tác chắc chỉ độ mười bốn, mười lăm. Mái tóc bù xù, buông xoã, y phục cũ kỹ, rách thủng tứ tung, lòi cả da thịt, nhưng mặt nàng ta trắng trẻo, thanh tú và xinh đẹp. Tiếc thay, góc chéo nàng lại có một vết thẹo khá lớn. Nó có màu đỏ hồng và lõm vào, chứng tỏ thương thế rất nặng và bị chừng vài tháng.


Kẻ bị đâm thủng trán thì khó mà tỉnh táo, nên trên đầu và quanh cổ nạn nhân có hai tràng hoa rừng sặc sỡ. Bằng chứng hiển nhiên nhất cho sự điên loạn là ả ta ôm bụng cười rũ rượi.
Thực ra cũng có người không cười nổi. Đó là Hội đồng Võ lâm và bọn Tử Khuê.


Thiết Đảm Hồng Nhan đã khẽ rú lên:
- Trác Thanh Chân!
Vô Tướng Quỷ Hồ Dịch Quan San cũng xác nhận:
- Đúng là nàng ấy rồi. Nhưng xem bộ dạng thì Chân muội phát cuồng, thật sự chứ không giả vờ như lần trước.


Quách phu nhân, Băng Tâm Ma Nữ Kỹ Thanh Lam thì nghĩ đến việc khác. Bà ch.ết cả cỗi lòng khi thấy Thanh Chân xuất hiện một mình không có Tử Khuê. Vết thương trên trán Thanh Chân chứng tỏ rằng nàng đã từng bị ngộ nạng và không chừng khi ấy có cả Tử Khuê đồng hành.


Tiếng cười đã tắt lịm vì Vân Tiên Tử đã lên tiếng bảo Thanh Chân:
- Phiền nữ thí chủ hạ đài. Đây là nơi tỷ thí võ tranh tài dành danh hiệu đệ nhất võ lâm cao thủ.
Thanh Chân ngơ ngác hỏi lại:
- Ủa! thế lúc nãy ta đang tắm dưới suối thì ai đã gọi?


Vân Tiên Tử rầu rĩ liếc Lạc Mạo chân nhân với vẽ trách móc rồi đáp lời Thanh Chân:
- Câu ấy do Nhạc thí chủ kia phát ra, song không phải là gọi cô nương.
Nhìn theo hướng tay chỉ của Vân Thiên Tử, Thanh Chân mới thấy Xoa Lạp cốc chủ. Nãy giờ, nàng bận cười tít mắt, chẳng quan sát được hết lôi đài.


Thanh Chân mừng rỡ, hoán vị nhanh như chớp, vượt qua Vân Tiên Tử mà đến đối diện với Nhạc Tự Chương.
- Lão mắc toi kia, bảo vật của chồng ta đâu, trả lại đây ngay!
Nhạc Tự Chương bình thản đáp:
- Lão phu chưa hế gặp cô nương và cũng không hề đoạt vật gì cả.


Hội đồng Võ lâm đã nhận ra Trác Thanh Chân, hiểu rằng có thể chính Nhạc Tự Chương đả thương nàng để đoạt cán cờ Diêm vương. Vân Tiên Tử cố nén cơn giận từ tốn dọ hỏi Thanh Chân, tìm bằng cớ vạch mặt họ Nhạc:
- Này nữ thí chủ! Chẳng hay bảo vật ấy là chi, hình dáng thế nào?


Trác Thanh Chân ngẩn người suy nghĩ và ấp úng đáp:
- Ta không thể nhớ nổi nó tên gì? Còn về hình dáng, thì nó dài cỡ gang tay, thân tròn tròn, đầu nhọn nhọn.
Nàng vừa nói, vừa dùng hay bàn tay, diễn tả trông rất sinh động, khổ thay một gã ch.ết tiệt nào đó đã rú lên:


- Phải rồi! cái của quý ấy đang nằm trong đũng quần của lão họ Nhạc Câu nói đùa ch.ết người ấy đã làm cho bọn đàn ông thô lỗ cười hô hố khoái chí. Tiếng cười càng lớn thì Trác Thanh Chân tưởng thật quát tháo Nhạc Tự Chương:
- Té ra lão dấu trong đũng quần, mau lấy ra trả lại cho ta.


Lần này ập đến vỗ liền hai chưởng lôi đình. Đương nhiên Nhạc cốc chủ cũng cử song thủ, chống đỡ bằng “Phong Đô thần chưởng”.


Bốn đạo chưởng kình chạm nhau nổ van rền, trong sự kinh hãi của mọi người. Họ đinh ninh rằng Thanh Chân khó sống sót. Sự việc diễn biến quá nhanh và bất ngờ nên không ai kịp can thiệp. Tử Khuê là kẻ đau sót nhất, ch.ết điếng cả người.


Chàng định nhảy lên lôi đài, liều mạng với Nhạc Tự Chương để báo thù cho Thanh Chân thì nghe Lạc Mạo chân nhân cao giọng nhắc nhở bâng quơ:
- Chớ can thiệp vào ả không sao đâu!


Tử Khuê rất tin tưởng vào LẠc Mạo. Bằng hữu chí thân của ân sư, nên cố nén lòng không vọng động. Việc lão nhận ra chàng đã chứng tỏ bản lĩnh thông thần của bậc địa tiên.


Quả nhiên Trác Thanh Chân đã bình an, tiếp tục tấn công như vũ bão, công lực nàng không bằng đối phương nhưng thân pháp thì linh diệu hơn hẳn.
Pho kinh công “Tiên Nữ Tùy Phong” xứng với hai chữ vô song, nhanh nhẹn và huyền ảo tuyệt luân. Xem ra Hoành Sơn Tiên Nữ đúng là bậc kỳ nhân trăm năm mới có một.


Thân hình Thanh Chân bay lượn nhẹ nhàn như cánh én, đẹp mắt vô song, khiến quần hùng ngưỡng mộ vỗ tay khen mãi. Họ còn phục sát đất khi ả điên kia không hề sợ “Phong Đô thần chưởng” và đồng thời cũng thắc mắc vì sao.


Chỉ có đàn bà mới hiểu được nhau, Dịch Tái Vân tủm tỉm cười nói nhỏ với mẹ chồng:
- Mẫu thân! Té ra Chân muội đang thời kỳ kinh nguyệt nên không sợ tà pháp.
Chẳng thể sai được vì trong suốt mấy ngàn năm qua, người Trung Hoa cho rằng ma quỷ ngán nhất mấy cái thứ ô uế ấy.


Dẫu đang nẩu ruột, Kỹ nương cũng phải bậc cười:
- Vân nhi quả là tinh ranh, quỷ quyệt. Việc ấy mà ngươi cũng đoán ra.


Trên lôi đài, Thanh Chân ra sức tấn công, chiếm được chút thượng phong vì chiêu thức của “Lôi Đình chưởng pháp” ảo diệu hơn “Phong Đô thần chưởng”. Nàng đã đẩy Nhạc Tự Chương vào thế thủ, chứ không phản kích được.


Tử Khuê rất vui khi thấy thê thiếp có bản lãnh cao siêu như vậy. Nhưng chàn cũng hiểu rằng Thanh Chân kém tu vi hơn, cuộc đấu kéo dài, nàng sẽ thảm bại dưới tay Xoa Lạp cốc chủ.


Hiện giờ, tuy bị lép vế nhưng Nhạc Tự Chương vẫn an nhiên phòng thủ, thực hiện đấu pháp dĩ tịnh chế động. Lão ung dung vũ lộng đôi tay, xạ ra nhưng chưởng phong mãnh liệt, đánh bật mọi đòn tấn công của đối phương.


Nhạc cốc chủ cũng đã đoán ra lý do, khiến “Phong Đô thần chưởng” mất đi tà lực. Lão càng yên tâm phòng ngự vì biết ả điên đang giai đoạn khó ở, rất mau kiệt sức.


Nhưng lão lại phát hiện Ngân Diện Hầu đã thượng đài, đứng cạnh bàn giám khảo mà trò chuyện với Vân Thiên Tử, trong tay lăm lăm mũi tiểu đao bằng bạc sáng loáng đầy vẻ hăm dọa, sau lưng lão còn có hai gã thị vệ, mặt mũi lầm lì, lạnh lẽo.


Nhạc Tự Chương đã biết việc Tiểu Hầu gia Tiêu Mẫn Hiên phóng phi tiêu ám toán Âu Dương Mẫn ở Đăng Phong, nên lòng không khỏi run sợ. Gã này tuổi trẻ lại thêm có tước hầu hộ mạng, hành động nóng nảy khó mà đoán trước. Biết đâu Mẫn Hiên ám hại lão rồi khép tội với đồng đãng Huyết Mai hội chủ Điền Sĩ Lệ? Quả đúng là Nhạc Cuồng Loan con trai lão đã có một thời gian liên kết với trọng phạm.


Sự sợ hãi đã làm Nhạc Tự Chương phân tâm. Lão cứ phải liếc chừng Ngân Diện Hầu nên lộ sơ hở, trúng một chưởng của Trác Thanh Chân vào ngực phải. Quần hùng mừng rỡ reo hò khi thấy họ Nhạc bị ăn đòn, thân hình lảo đảo.


Nhưng thực ra Nhạc cốc chủ chỉ bị thương nhẹ, nhờ lớp cương khí hộ thân dày đặc. Hơn hoa giáp công lực là kết quả của vài chục năm rèn luyện và kỳ trân dị dược đất Liêu Đông. Nếu lão không chia sẽ phần lớn dược lực cho con trai yêu là Nhạc Cuồng Loan thì tu vi còn thâm hậu hơn nhiều.


Nhạc Tự Chương cắn răng chịu đựng nỗi đau đớn, vỗ liền tám chưởng liên hoàng vây khốn kẻ địch. Song Thanh Chân xoay trở cực kỳ mau lẹ thoát khỏi lưới chưởng trong gang tất, hoán vị sang mé tả và xạ hai chưởng vào thân đối phương.


Nhạc Tự Chương bắt buộc phải xoay theo để đối phó, rơi vào thế, đưa lưng làm bia cho Ngân Diện Hầu. Lão lại thấy thấp thỏm lo sợ, mắt láo liên liếc ngược, lập tức bị Thanh Chân quạt xéo một chưởng vào đùi tả đau thấu trời.


Biết không thể chiến đấu trong hoàn cảnh hị đe dọa sau lưng, Nhạc Tự Chương quát vang như sấm:
- Dừng tay!
Thanh Chân dễ dãi đình thủ, hớn hở bảo:
- Ta không đánh nữa đâu, lão cứ tùy tiện, cởi quần lấy của quý ấy ra hoàn trả.


Đám lục lâm thảo khấu lại được dịp cười vang. Nhạc Tự Chương thì chẳng cười nổi nói mau với Hội đồng Võ lâm:
- Sao chư vị lại để cho Ngân Diện Hầu cầm ám khí uy hϊế͙p͙ tinh thần của lão phu?
Tử Khuê bật cười khanh khách, cướp lời của các Chưởng môn nhân:


- Thì ra nãy giờ các hạ sợ ta ám toán. Lão lầm rồi, bổn Hầu gia chỉ dùng tiểu đao để sửa sang mấy chiếc móng tay thôi. Giờ đã xong ta sẽ cất đao đi.
Chàng bình thản cất mũi “Thất Hưu đao” vào đai da. Nhưng Xoa Lạp cốc chủ, vẫn chưa yên lòng, lạnh lùng bảo:


- Phiền ban giám khảo yêu cầu Ngân Diện Hầu rời khỏi lôi đài ngay.
Lão nói rất hữu lý nên Vân Thiên Tử chẳng thể làm ngơ, bảo Tiêu Mẫn Hiên hạ đài.
Tử Khuê không để Thanh Chân Gặp nguy hiểm nên quyết định tham chiến. Chàng gật đầu với Vân Thiên Tử sau đó vẫy gọi Thanh Chân:


- Mời cô nương dời gót lại đấy Thanh Chân nhanh nhẩu đến ngay, sắc diện rạng rỡ, tỏ vẻ vui thích trước chiếc mặt nạ của Ngân Diện Hầu.
Tử Khuê cố nén xúc động, hiền hòa nói:
- Mong cô nương cho phép tại hạ thay mặt đấu với lão họ Nhạc và đòi lại vật báu.
Thanh Chân vui vẻ đồng ý ngay:


- Thế thì hay lắm, ta đang mệt muốn đứt hơi, có đánh nữa cũng chẳng thể thắng lão ta.
Nàng đưa tay sờ chuôi kiếm đeo nơi hông Tử Khuê rồi cười khúc khích:
- Ngươi cứ rạch nát quần của lão ấy tất vật ấy sẽ rơi ra ngay.


Lúc này Thiết Đảm Hồng Nhan đã nhảy lên lôi đài, đến bên Thanh Chân và ngẹn ngào hỏi:
- Sư tẩu có nhớ tiểu muội là ai không?
Thanh Chân lắc đầu:
- Trông cô nương cũng nét quen quen, song ta không thể nào nhớ ra.
Tống Thụy cười buồn nắm tay Thanh Chân lôi đi.


Ở đây Ngân Diện Hầu dõng dạc nói với bang giám khảo:
- Này lục vị, bổn nhân muốn so tài với Nhạc cốc chủ, xem ai xứng với danh hiệu võ lâm đệ nhất cao thủ.


Lạc Mạo chân nhân thế chỗ Trúc Lâm Tử, ban giám đài vẫn đủ sáu người. Vân Thiên Tử đả gặp được ám hiệu của Lạc Mạo chân nhân nên chấp thuận liền.
Ông còn nghiên nghị bảo Nhạc Tự Chương:


- Theo lời tố cáo của vị tiểu cô nương họ Trác. Hội đồng Võ lâm nghi ngờ thí chủ giấu “Diên vương Quỷ kỳ” trong tay áo. Cho nên trước khi đấu với Ngân Diện Hầu, phiền thí chủ vén ống tay áo lên để kiểm tra.
Quần hào giật mình, chú mục nhìn lên lội đài, chú mục theo dõi sự tình.


Xoa Lạp cốc chủ chẳng chút bối rối, cười nhạt đáp:
- Chư vị chớ tin lời ả điên khùng ấy, lão phu hoàn toàn trong sạch.


Dứt lời lão lần lượt giơ cao hai cánh tay, kéo ống tay áo xuống. Đúng là chẳng có lá cờ hay cán cờ nào trong ấy cả. Mặt trong của ống tay áo chỉ là lớp lụa trắng tinh, không chữ lẫn nét bùa chú.


Tử Khuê hổ thẹn vì chính chàng đã yêu cầu Hội đồng Võ lâm tr.a xét Nhạc Tự Chương. Nay không tìm thấy “Diêm Vương quỷ kỳ”, chứng tỏ Nhạc Tự Chương chẳng hề hãm hại Thanh Chân, Tử Khuê bất tất phải liều mạng nữa.


Trong lúc Vân Thiên Tử nói lời tạ lỗi Xoa Lạp cốc chủ, Tử Khuê nhìn Lạc Mạo chân nhân để hỏi ý. Và lão đạo sĩ thần thông quảng đại ấy cũng lắc đầu, bảo chàng bãi chiến. Tử Khuê suy nghĩ rất nhanh, cố tìm ra cách rút lui ổn thỏa.
Chàng ngạo nghễ nói với Nhạc Tự Chương:


- Bổn Hầu gia thân phận cao cả, chẳng tiện xuất thủ nhiều. Cho nên ta sẽ thi triển tuyệt học “Thiểm Điện thiên đao” để so tài cao hạ. Nếu lão tránh được mũi “Thất Hưu đao” này thì bổn Hầu gia nhận bại.


Tuy không thực sự hài lòng vì trận đấu sẽ diễn ra rất ngắn, song quần hùng cũng tò mò muốn thưởng thức tuyệt học tổ truyền của nhà họ Tiêu. Chắc là nó rất lợi hại nên mới giết được Bang chủ cao thủ như Huyết Mai hội chủ Điền Sĩ Lệ.


Trong lịch sử võ lâm chưa cao thủ nào dùng ám khí mà trở thành võ lâm cao thủ cả. Trừ phi ám toán sau lưng, còn lúc giao đấu trực diện thì ám khí mất hẳn tác dụng, bởi người ta sẽ dễ dàng né tránh hoặc ngăn cản bằng vũ khí.


Xoa Lạp cốc chủ không muốn bị khép tội giết bậc quý nhân của triều đình nên đồng ý ngay. Lão cũng hiểu rằng Ngân Diện Hầu, đầu voi đuôi chuột, đang tìm cách rút lui trong danh dự.
Vân Thiên Tử ngầm khen Tiêu Mẫn Hiên, vui vẻ tuyên bố:


- Trận thứ ba bắt đầu, nếu Nhạc thí chủ tránh được mũi đao của Ngân Diện Hầu sẽ lập tức trở thành võ lâm cao thủ đệ nhất.
Để kết thúc một đại hội, và miễn cho Thiếu Lâm tự một trận đến mười phần ch.ết đủ mười, Bang chủ Cái bang mau mắn mở hộp gỗ trên bàn, lấy ra lá cờ danh dự.


Trên nền tấm lụa đỏ hình vuông bằng nửa tấm chiếu, thêu bốn chữ “Võ lâm đại soái” bằng chỉ vàng tinh sảo và đẹp mắt, mặt kia là hai câu đối chỉ đen:
“Kiếm trấn tam sơn xưng đệ nhất Quyền danh tứ hải thị vô song”.


Hai gã tiểu tăng hầu trà đã căng rộng lá soái kỳ, diễu một vòng lôi đài để cử tọa chiêm ngưỡng.
Danh là hư nhưng vật thì rất thực. Ai có được lá cờ ấy mà cắm trước sân, hoặc trên càng xe ngựa thì bội phần vinh hiển, rạng rỡ tông môn.


Tuy chủ ý không phải nhắm vào lá cờ này, song lúc nhìn thấy nó, lòng Xoa Lạp cốc chủ cũng hồi hộp, ngây ngất.
Lão có thể tự hào vì những bậc hiền nhân như Vương Tùng Dương, Trương Tam Phong cũng chỉ được mấy lời ca tụng xuông chứ không có cờ xí làm bằng chứng.


Nhạc Tự Chương cố nén nỗi hân hoan, rút kiếm thủ thế rồi bảo đối thủ:
- Lão phu nóng lòng muốn được thỉnh giáo tuyệt kỹ “Thiểm Điện phi đao” của Hấu gia.


Tử Khuê gật gù, đưa tay phải rút một mũi Thất Hưu đao. Chàng giả đò nghiêm trang đứng yên như tượng gỗ, mắt nhắm hờ, tay tả bắt kiếm ấn, tiểu đao dựng trước ngực.


Phi đao luôn có cán nặn hơn lưỡi, khi phóng người ta cầm ngược, bàn tay giữ lấy phần lưỡi. Chính những ngón tay sẽ điều chỉnh đường bay của tiểu đao, tùy theo mục tiêu xa hay gần. Nhưng những đại cao thủ như Tử Khuê thì có thể cầm đao, theo cách nào cũng được Giờ đây việc ấy chẳng quan trọng vì chàng biết chắc mũi đao này sẽ vô dụng khi khoản cách giữa đôi bàn tay là hai trượng. Trừ phi Nhạc Tự Chương bị mù mới không đỡ nỗi.


Tử Khuê bất động quá lâu, khiến cử tọa sốt ruột chửi bới um xùm.
- Con bà nó!
Gã kia chưa chửi hết câu thì Tử Khuê đã xuất thủ. Mũi Thất Hưu đao hóa thành chớp bạc, bay đi nhắm vào người Xoa Lạp cốc chủ.


Nhạc Tự Chương nhếch mép mỉm cười và vung kiếm chém thẳng vào mũi ám khí, lão là tay kiếm thượng thừa, đường gươm rất nhanh và chuẩn xác, có thể đâm ch.ết bốn năm con ruồi đang bay cùng một lúc.


Nhưng đột nhiên Xoa Lạp cốc chủ bỗng nghe bên huyệt khúc trì, trên khủy tay hữu nhói mạnh. Huyệt này thuộc Kinh Thử Dương Minh Đại Trường, nên cánh tay của lão lập tức bị co rút tê dại. Dĩ nhiên đường gươm lệch đi không trúng mục tiêu, và ngọn Thất Hưu đao cắm thẳng vào huyệt Vân Môn ở bờ dưới đầu ngoài xương đòn vai trái hắn.


Mũi Thất Hưu đao nhọn tựa đầu kim nên đã xuyên thấu cơ thể và đâm thủng cả xương bả vai sau lưng nạn nhân. Xoa Lạp cốc chủ nghe đau khủng khiếp, rú lên thất thanh trong sự bàng hoàng kinh ngạc.


Ba ngàn hào khách reo hò như sấm dậy trước chiến thắng bất ngờ của Ngân Diện Hầu và họ phục lăn tài phóng phi đao thần sầu quỷ khóc ấy, cho rằng trong thiên hạ không có người tránh khỏi, bất giác có người reo to:
- Ngân Diện Hầu chính là võ lâm cao thủ!


Rất nhiều người nghĩ thế nên đã đồng thanh hô to:
- Võ lâm đệ nhất, võ lâm đệ nhất...


Vết thương trần trọng đã làm Nhạc Tự Chương mất gần hết khí lực, có muốn đánh nữa cũng không thể, miếng mồi đã đến cửa miệng mà còn bị giật mất, lão nhìn gã mang mặt nạ bạc họ Tiêu với ánh mắt căm hờn và nghiến răng nói:


- Tiểu tử giỏi lắm, lão phu hẹn lại ngươi trong đại hội Võ lâm Minh chủ sắp tới.
Ngân Diện Hầu bình thản đáp:


- Tất nhiên là thế nhưng giờ đây lão phải trả lại mũi phi đao cho ta cái đã Nhạc cốc chủ, tận lực rút phăng mũi Thất Hưu đao ra khỏi vết thương quăng xuống sàn lôi đài. Máu phun thành vòi, hai lão hộ pháp của Xoa Lạp cốc chủ đã nhảy lên, dìu hắm xuống đài. Lát sau, phe Xoa Lạp cốc chủ rút sạch.


Trên này Vân Thiên Tử hân hoan bảo quần hào:
- Nếu không vị anh hùng nào thượng đài nữa thì Hội đồng Võ lâm sẽ trao soái kỳ cho Tiêu Hầu gia Tiêu Mẫn Hiên.


Đúng là tỷ thí với Ngân Diện Hầu thì dễ chịu hơn với “Phong Đô thần chưởng”, một thứ công phu, kỳ dị, tà khí. Nhưng không ai dám mạo hiểm đứng trước mũi phi đao. Mẫn Hiên vì sợ ma chưởng nên đứng xa hơn hai trượng. Nếu giờ đây, chúng ta thu ngắn khoảng cách ấy lại thì đối phương tuyệt đối không thể né tránh kịp và cũng chẳng ngăn chặn nổi. Đường gươm của Nhạc Tự Chương đã nhanh tột độ mà vẫn còn thất bại.


Thế là ai nấy điều trở nên thất thời, vui vẻ ủng hộ việc trao danh hiệu đệ nhất cao thủ cho Mẫn Hiên.
Sau khi nhận cờ danh hiệu, Ngân Diện Hầu sang sảng nói:
- Kính cáo chư vị anh hùng! Thật ra không chỉ mình Tiêu mỗ mà mấy trăm gia đinh Hầu phủ cũng đã luyện thành tuyệt kỹ “Thiểm điện phi đao”.


Nay lực lượng đã đủ, Tiêu mỗ quyết định cùng võ lâm giáo ma vệ đạo, phù trì bách tính. Tiêu mổ tuyên bố thành lập Phi Đao Bảo An hội, sẵn sàng bảo vệ tài sản tính mạng của bất cứ người lương thiện nào, trong và ngoài giang hồ. Tuy nhiên bổn hội sẽ lấy một giá phải chăng. Giờ đây Tiêu mỗ xin giới thiệu cùng võ lâm nhưng thủ hạ kiêu dũng của mình.


Anh em họ Từ ngơ ngác như kẻ rơi từ cung trăng xuống, nhưng cũng phải thực thi mệnh lệnh cậu chủ trẻ dở hơi. Từ Phong đưa tay vào miệng huýt một tiếng sáo lanh lảnh ra hiệu cho đồng đảng thượng đài.


Từ trong đám đông cử tọa hai trăm cao thủ Hoạch Đầu hội lũ lượt kéo lên lôi đài, đứng thành hàng ngũ chỉnh tề. Trên môi ai cũng điểm nụ cười ngượng ngập và ánh mắt thì rất kỳ quái. Họ không ngờ rằng có ngày, những kẻ giết thuê, lại trở thành người bảo vệ! Nhưng đẫu sao lòng họ cũng ngây ngất nỗi hân hoan, tự hào khi được quần hùng hoan hô kịch liệt.


Người đã thống lĩnh bọn thần phong kiếm lĩnh đến đây chính là Đường chủ Nội đường Du Vinh kiêm Tổng quản Hầu phủ. Mẫn Hiên liền kéo lão ra và giới thiệu cùng quần hào:
- Kính cáo chư vị! Còn đây là Phó hội chủ của bổn hội, danh tánh Du Vinh.
Chàng mỉm cười rồi nói tiếp:


- Thực ra, bản lĩnh của Du Phó hội chủ còn cao hơn của tại hạ một bậc đấy!


Nghe chàng nói thế quần hùng ồ lên thán phục, nhìn Du lão với ánh mắt ngưỡng mộ. Gương mặt lạnh lùng khó coi của Du Vinh giãn ra, rạng rỡ hẳn lên bởi niềm tự hào. Lão vô cùng khoan khoái, tự nhủ sẽ hết lòng giúp đỡ Mẫn Hiên thay đổi sự nghiệp của Hoạch Đầu hội. Làm anh hùng, hiệp sĩ, bảo vệ lương dân, chắc chắn là vinh quang hơn kiếp đâm thuê chém mướn. Dẫu Lôi Đình Đế Quân không thích cũng không được vì Tiêu Mẫn Hiên vốn là kẻ ngang tàng, tưng tửng, muốn làm gì thì làm ngay, chẳng ai cản nổi.


Du lão trịnh trọng thông báo:
- Kính cao chư vị anh hùng! trong vòng một tháng nữa cơ sở của Phi Đao Bảo An hội sẽ khai trương khắp các địa phương. Những ai cần giao dịch với bổn hội cứ liên lạc với các cơ sở ấy.


Trừ Lạc Mạo chân nhân, không ai biết Mẫn Hiên là Tử Khuê. Nhưng Hội đồng Võ lâm có cảm giác rằng Ngân Diện Hầu chính là chỗ dựa của giang hồ, hơn nữa, Lạc Mạo chân nhân đã hết lời tám dương khiến họ thêm tin tưởng yêu mến chàng.


Các Chưởng môn nhân lần lượt đến nói lời chúc mừng sự ra đời của Phi Đao Bảo An hội. Vinh dự này đã làm cho Du lão và bọn sát thủ rất hãnh diện.


Thất Bổng Cái Thạch Kính Tường còn hứa rằng sẽ hết lòng bảo trợ trong việc cung cấp thông tin, liên lạc cũng như loan báo khắp nơi. Du Vinh tự nhủ rằng sinh ý của mình sẽ rất thịnh vượng, nhờ thế lực của Hầu phủ và uy danh võ lâm cao thủ của Mẫn Hiên. Nay có thêm sự quảng cáo rộng rãi của hàng chục vạn đệ tử cái bang thì công việc sẽ nhiều vô số kể.


Du lão rất có tài kinh doanh, nghĩ ngay đến kế hoạch lâu dài, nhũn nhặn nói với cử toạ:
- Bổn hội quyết chẳng dám ôm đồm làm một mình, nên sau này sẽ mời các anh hùng hảo hán ở địa phương sở tại cùng tham gia. Mong rằng lúc ấy chư vị giúp đỡ cho.


Quần hào phấn khởi, hoan hô hết cỡ và cho rằng Bảo An hội rất biết điều, hiểu câu rừng nào cọp nấy.


Nhưng phe hắc đạo thì chẳng chút hài lòng, vì sự tồn tại của Bảo An hội, đối kháng với những hành vi cướp bóc, tống tiền, sát nhân của họ. Tuy chẳng dám công khai nhận mình là ăn cướp, đám lục lâm cũng cố tìm cách chơi xỏ Bảo An hội.


Một lần nữa lão hắc y râu ngắn, có miệng lưỡi sắc bén lại lên tiếng, lão cười lớn bảo:
- Chẳng lẽ Hầu phủ lại keo kiệt, bủn xỉn chẳng dám bỏ ra vài lượng bạc chiêu đãi đồng đảo võ lâm, mừng ngày khai môn lập hội, và cũng là việc khánh hỉ, Tiểu Hầu gia đoạt cờ đại soái.


Đề nghị ấy rất hợp lý nên được toàn trường ủng hô. Vả lại chiếu đã buông, ai nấy điều đói bụng nếu được no say miễn phí một bữa thì còn gì sướng bằng!


Dẫu thực đơn giản dị cấp mấy thì tổng chi phí chiêu đãi hơn ba ngàn tay bợm nhậu này cũng sẽ lên đến mấy vạn lượng bạch ngân. Tổng quản Du Vinh thầm tính toán mà tiếc đứt ruột, vội dặn dò Mẫn Hiên vì sợ gã nhận lời.
Ngân Diện Hầu gật gù hỏi lại:


- Này Du Tổng quản, cái lão ch.ết tiệt ấy là cao thủ phường nào thế?
Du lão hạ giọng đáp nhanh:
- Lão ấy là Bang chủ Hắc đạo của hai tỉnh Chiết Giang, Phúc Kiến, tên gọi Phó Thái Xung, biệt hiệu Giang Nam Nhất Kiếm, giàu có nhất thành Phúc châu.


Ký ức mẫn tiệp, tuyệt luân của Tử Khuê lập tức cung cấp ngay những dữ kiện liên quan đến đối phương. Hơn hai mươi năm qua, Hoạch Đầu hội đã nhận được hàng ngàn hợp đồng, liên quan đến số người đông gấp đôi, và ít nhất cũng phải có kẻ thuê giết và người bị giết. Có những hợp đồng đã không thực hiện được, song vẫn ghi chép đầy đủ trong quyển Án Lục. Dường như đó là thói quen hoặc thú vui của Tiêu Lạp Dung vậy.


May thay tên của Phó Thái Xung cũng nằm trong ấy. Sáu năm trước có người họ Vương đã mướn Hoạch Đầu hội ám sát Thái Xung đoạt lại bảo vật gia truyền là pho tượng Phật Ngọc Bát Tú Như Lai. Trong vòng trăm năm nay, giang hồ vẫn đồn đại rằng trong pho tượng ấy có giấu tấm tàng bảo dẫn đến kho tàng khổng lồ.


Nhưng trong lúc giá cả chưa thỏa thuận xong thì họ Vương đột quỵ ch.ết toi, hợp đồng không thành. Tiêu Lạp Dân liền hỏi ý kiến Lôi Đình Đế Quân, biết lời đồn là vô căn cứ nên bỏ qua không thèm cướp đoạt nữa.


Nhưng thiên hạ thì vẫn tin tưởng mãnh liệt và sẵn sàng xé xác Giang Nam Nhất Kiếm ra mà tìm pho tượng ngọc. Tử Khuê nắm được thóp Phó Thái Xung, cười ha hả bảo:


- Này Phó lão đầu! ông chính là khách hàng khai trương sanh ý của bổn hội đấy. Hiện giờ trong người tôn giá có một bảo vật liên thành. Bổn Hầu gia mà nói ra tên của vật ấy thì cái mạng nhỏ nhoi của Giang Nam Nhất Kiếm khó mà bảo toàn. Bằng như ông về đến Phúc Châu thì cũng không được một ngày yên ổn và Phó gia trang sớm muộn gì cũng chẳng còn mảng ngói lành.


Vừa nghe nói đến đây thì Phó Thái Xung sợ đến xanh mặt, giả vờ giận dữ quát:
- Sao Hầu gia lại nỡ gắp lửa bỏ tay người, dùng lời giả dối mà đẩy lão phu vào chỗ ch.ết. Phó mỗ chẳng sở hữu bảo vật nào cả!
Lão sợ là phải vì có rất nhiều lão ma đầu lợi hại đang hiện diện chốn này.


Họ không đủ sức so tài với Xoa Lạp cốc chủ, song thứa bản lãnh để lấy mạng Thái Xung. Bất kể việt họ Phó mang theo đến mười thủ hạ.
Tử Khuê biết rằng đòn phủ đầu đã công hiệu, chàng nghiêm nghị nói tiếp:


- Đừng đóng kịch nữa! Bổn nhân biết rõ vật báu ấy trước nay thuộc về họ Vương, bị lão cướp đoạt. Thế đã đủ chưa hay là để ta phải tiết lộ thêm vài điểm hay ho khác nữa.


Phó Thái Xung ch.ết cả cõi lòng, hiểu rằng mình sẽ phải trút sạch hấu bao cho Phi Đao Bảo An hội thì mới mong sống sót đến nhà. Còn sau đó lão hi vọng quan binh thành Phúc Châu sẽ bảo vệ mình.
Giang Nam Nhất Kiếm, cố nén cơn giận, lạnh lùng hỏi Ngân Diện Hầu:
- Được! thế lão gia đòi giá bao nhiêu?


Toàn trường chấn động trước sự thú nhận của phó lão. Họ càng tò mò đến cháy cả ruột gan, muốn biết bảo vật ấy là cái chi chi?
Du Vinh cũng vậy, nóng nảy hỏi nhỏ Tử Khuê:


- Sao Hiên nhi lại biết được bí mật tày đình ấy? Ngươi phải nói ra lai lịch bảo vật thì lão phu mới có cơ sở mà cứa cổ Phó Thái Xung chứ!
Vì vội vã nên lão xưng hô như lúc còn ở Hầu phủ. Tử Khuê cười hì hì khẽ đáp:


- Gia phụ đã để lại một quyển Án Lục, trong đó ghi chép rất nhiều điều thú vị, kể cả việc Phó Thái Xung sở hữu pho tượng ngọc Bát Tú Như Lai.
Thấy Mẫn Hiên rất thành thật với mình, Du lão hài lòng cười bảo:


- Hay lắm, với pho tượng ấy thì chúng ta có thể đòi giá năm ngàn lượng vàng ròng. Lão mắt dịch họ phó này nhân phẩm thấp kém, rất đáng để bị bổn hội lột da.
Tử Khuê gật đầu tán thành, tươi cười phúc đáp nạn nhân:


- Này Phó lão nhi! Do lão chiếm đoạt bảo vật của người khác nên bổn hội bắt buộc phải tính giá cao. Lão không đồng ý cũng không được, vì mạng của lão cộng với bảo vật kia nặng hơn năm ngàn lượng hoàng kim.


Cái giá cắt cổ này đã khiến Giang Nam Nhất Kiếm rụng rời chân tay, tiếc của đến đau cả bụng. Quần hùng cũng phì cười chữi đổng:
- Con bà nó! Phen này lão Phó có mà sạt nghiệp, gia nhập Cái bang.
Nhưng cũng có người tán thưởng:


- Thực đáng đời Phó Thái Xung! Bao năm nay lão bóc lột xương máu của anh em thảo khấu Giang Nam, giờ bị cú này mới biết trời cao có mắt.
Phó Thái Xung cố gắng tự an ủi rằng mình đã giải mã được tám phần của pho tượng ngọc, sắp trở thành người giàu nhất thiên hạ, lão nghiến răng chấp nhận:


- Lão phu đồng ý cái giá năm ngàn lượng vàng, lão phu sẽ đưa trước một ngàn lượng, số còn lại giao nốt ở Phó gia trang Nói xong Giang Nam Nhất Kiếm kéo thủ hạ về phía lôi đài, chính thứ nhờ sự bảo hộ của Bảo An hội. Du Vinh cũng nhảy xuống để tiếp nhận số ngân phiếu ngàn lượng. Xem ra, Phó Thái Xung rất giàu nên mới mang sẵn trong người một số vàng lớn như thế. Thực ra, lão ta định sẽ đi Bắc Kinh hưởng lạc một chuyến, sau khi xem trận đấu giữa Nhạc Cuồng Loan và Hàn Thiếu Lăng.


Trên này Ngân Diện Hầu phấn khởi cao giọng:
- Mời toàn thể đồng đạo võ lâm đang hiện diện chốn này vào thành Đăng Phong dự tiệc chiêu đãi của Hầu phủ!
Rồi chàng thét lớn!
- Không say không phải là hảo hớn!


Câu khẩu hiệu mộc mạc hào sản này rất được khách giang hồ ưa chuộng, nó đã khiến Ngân Diện Hầu trở nên đáng yêu và thân cận. Quần hào cao hứng la theo, rung chuyển cả núi rừng.






Truyện liên quan