Chương 41
- Khai đi, mày hϊế͙p͙ rồi giết cô ấy phải không?
Kim Đồng nhếch miệng khóc, nhắc lại:
- Tôi không giết chị ấy, cũng không hϊế͙p͙ chị ấy?
Ông Trưởng phòng bảo vệ rối như canh hẹ, nói:
- Mày không khai cũng chẳng sao? Lát nữa, công an điều tr.a sẽ đem chó bécgiê đến. Mày khai bây giờ thì được coi là thành khẩn?
- Tôi không giết chị ấy, cũng không hϊế͙p͙ chị ấy... -
Kim Đồng mệt mỏi nhắc lại lời khai.
Ông trưởng phòng móc bao thuốc ra, nắn thấy bẹp, liền vút xuống nước. Ông dụi mắt, bảo anh cán sự:
- Chú Tôn, lại lên nông trường bộ điện cho Cục Công an, bảo họ đến nhanh đi!
Ông đánh hơi, nói: - Tôi ngửi thấy mùi thối rồi! Họ không đến thì chẳng tìm ra chúng cứ nào đâu!
Anh cán sự nói:
- Anh lẫn rồi hay sao? Điện thoại không gọi được từ hôm kia! Mưa to như thế này, các cột điện bằng gỗ mục chắc là gãy hết?
- Mẹ kiếp? - Ông trưởng phòng nhảy xuống nước, vén áo mưa lội ra cửa, nhìn trời, màn nước mái hiên trút lên lưng ào ào.
Ông ta chạy sang buồng Kim Đồng, nơi diễn ra chuyện tình giữa Kim Đồng và trại trưởng Long, đẩy cửa bước vào. Ngoài sân nước đục ngầu, mấy con gà ch.ết trôi lềnh bềnh. Những con gà còn sống đứng chen chúc trên đống gạch xó nhà, rụt cổ, mũi chảy nước, rên rỉ.
Kim Đồng đầu nhức như búa bổ, răng va vào nhau lập cập hình ảnh lõa thể của trại trưởng Long chập chờn trước mặt. Do kích động nhất thời cậu đã giao hợp với cái xác còn mềm và ấm, nhưng sau đó cậu rơi vào một trạng thái hối hận sâu xa. Cậu căm ghét người đàn bà đó muốn rũ bỏ hình ảnh chị ta khỏi tiềm thúc nhưng không sao rũ được, chẳng khác trường hợp Natasa xưa kia, chỉ khác là, với Natasa thì là một thiên diễm tình, còn với Long Thanh Bình lại là cơn ác mộng. Từ lúc bị người ta thẩm vấn, cậu đã quyết tâm không khai tình tiết cuối cùng, cái tình tiết không đẹp chút nào. Tôi không hϊế͙p͙ chị ấy, cũng không giết chị ấy, chính là chị ấy ép tôi nhưng tôi không làm được, thế là chị ấy tự sát. Đó là toàn bộ lời khai của cậu.
Trưởng phòng bảo vệ chạy trở lại, vuốt nước mưa trên cổ nói:
- Mẹ kiếp, trương lên rồi, y như một con lợn đã cạo lông, kinh quá? - Ông ta vừa nói vừa vuốt cổ họng cho khỏi nôn..
Phía xa, ống khói đồ sộ xây bằng gạch của nhà ăn nông trường bộ bỗng nghiêng đi rồi đổ ập xuống mái nhà ăn có gắn hàng trăm miếng kính để ấy ánh sáng, nước bắn tung toé cùng với tiếng réo ào ào.
- Đổ rồi, nồi cháo mất hết rồi? - Anh nhân viên bảo vệ kinh ngạc kêu lên - Còn thẩm vấn con mẹ gì nữa, cơm không có mà ăn rồi!
Sau khi nhà ăn đổ sụp, cánh đồng phía nam hiện ra lồ lộ Điều kinh khủng là nước lũ kéo dài đến tận chân trời. Con đê Thuồng Luồng uốn khúc trên mặt nước, nước trong đê cao hơn mực nước ngoài sông rất nhiều. Mưa rào không đồng đều, trên trời như có những bình nước khổng lồ đi động, tới đâu là mưa xiên như những mũi tên cùng với tiếng rào rào, mặt nước nổi bong bóng, hơi nước mù mịt, mọi vật nhòa đi, không còn rõ hình thù. Nơi bình không tới thì mặt nước phản chiếu mảng trời tương đối sáng sủa. Nông trường Thuồng Luồng là nơi thấp nhất vùng đông bắc Cao Mật, nước của ba huyện đều dồn về đây. Tiếp theo nhà ăn, những căn nhà mái ngói tường đất của nông trường Thuồng Luồng lần lượt đổ ụp, nhận chìm trong nước lũ, chỉ mỗi dãy nhà kho do phần tụ phái hữu Lương Bát Đồng thiết kế là còn đứng vũng. ở trại gà, chỉ có khu chuồng là con trụ lại được vì xây bằng gạch lấy từ các phần mộ ở nghĩa trang đem về. Nước trong buồng đã lên tới mép dưới cửa sổ, những chiếc ghế băng trôi lềnh bềnh, nước đã ngấm ngang bụng Kim Đồng, chiếc ghế ngồi đội đít cậu lên.
Tiếng khóc như ri trong khu nhà tập thể nông trường, từng đám người ngụp lặn trong nước. Một người kêu to:
- Chạy lên đê, chạy lên đê mau
Nhân viên bảo vệ đạp đổ cửa sổ nhảy ra ngoài. Ông trưởng phòng chửi thề một câu, quay lại bảo Kim Đồng:
- Đi theo tao!
Tôi theo ông trưởng phòng ra sân. Ông người thấp bé, phải dùng hai tay rẽ nước để đi. Kim Đồng nhìn thấy một đàn gà đang đậu trên nóc nhà, bên cạnh chúng là con cáo đực ác ôn. Cái xác Long Thanh Bình từ trong nhà trôi ra, quẩn theo sau lưng cậu, cậu đi nhanh cái xác cũng trôi nhanh, cậu rẽ ngang, cái xác cũng rẽ ngang. Cậu sợ đến són cả ra quần. Cuối cùng, chị ta vướng tóc vào dây thép gai của bãi pháo, Kim Đồng mới được giải thoát. Những nòng pháo cao xạ nhô lên khỏi dòng nước đục ngầu, những xe tăng chỉ hở tháp và nòng pháo, y hệt những con rùa khổng lồ ló đầu ra xem nước lũ. Khi cả bọn ra gần tới đội cày thì khu trại gà đổ sụp.
Tại bãi xe của đội cày, người đứng chen chúc trên hai chiếc máy kéo nhãn hiệu ĐT của Liên Xô. Có người vẫn cố leo lên, nhưng kết quả là làm cho hàng loạt người đứng trên ngã xuống nước.
Ông trưởng phòng bảo vệ bị nước lũ cuốn đi, Kim Đồng được tự do nhờ có sự tiếp tay của nước lũ. Cậu nhập bọn với một số phần tử phái hữu, tay nắm tay tiến lên đê Thuồng Luồng, đi đầu là kiện tướng nhảy cao Vương Mai Tán, đi cuối là công trình sư Lương Bát Đống, đoạn giữa có Hoắc Lệ Na, Kỷ Quỳnh Chi, Kiều Kỳ Sa và một số người Kim Đồng không biết tên. Họ sử dụng cả chân lẫn tay hòa nhập vào dòng chảy phái hữu. Kiều Kỳ Sa nắm tay Kim Đồng. Quần áo dính bết vào da thịt, người nào người ấy trông như khỏa thân. Thói xấu khó bỏ, Kim Đồng thoắt cái đã lướt rất nhanh trên ba cặp ɖú hình dạng khác nhau của Hoắc Lệ Na, Kỷ Quỳnh Chi và Kiểu Kỳ Sa. Chủ nhân của ba cặp ɖú trong cảnh khốn cùng nên chúng có phần mệt mỏi; nhưng chúng vẫn đẹp, vẫn thanh khiết, vẫn tự do và lãng mạn, hoàn toàn khác với cặp ɖú chưa một lần khai hoa của Long Thanh Bình, ɖú mà rắn như thép nguội. Ba cặp ɖú trước mặt khiến Kim Đồng thoắt cái trở lại tuổi thiếu niên đầy mộng mơ, cậu cảm thấy mình như con bướm rời khỏi cái xác đen sì của Long Thanh Bình, phơi khô đôi cánh rồi bay lượn giữa mùi hương sực nức của những cặp vú.
Kim Đồng rất mong được lội mãi trong nước lũ, nhưng con đê Thuồng Luồng đã phá vỡ niềm mong ước của cậu.
Người của nông trường đứng đầy trên đê, hai tay ôm chặt bờ vai. Chỗ lòng sông rộng nước chảy chậm, hơi nước mù mịt, không còn chim én hoặc hải âu bay lượn. Phía tây nam, trấn Đại Lan chìm trong sương mù, ba bề bốn bên nước chảy hỗn loạn. Khi khu nhà kho lợp ngói đỏ cũng đổ sập, nông trường
Thuồng Luồng trở thành biển cả. Trên đê tiếng người kêu khóc ầm ĩ, phái tả khóc, phái hữu cũng khóc. Giám đốc nông trường Lỗ Lập Nhân, vị cán bộ ít khi được thấy mặt, gục gặc cái đầu tóc hoa râm, tay ôm ngực khuỵu xuống. Ông chủ nhiệm văn phòng nông trường đỡ anh ta dậy, nhưng lại làm anh ta ngã lăn ra.
- Có ai biết cấp cứu không? Gọi bác sĩ mau lên!
Kiều Kỳ Sa và một phần tử phái hữu chạy tới. Họ bắt mạch, lật mí mắt lên xem, bấm huyệt nhân trung và hợp cốc, nhưng không kết quả. Anh phái hữu đến cùng Kiều Kỳ Sa nói:
- Hết rồi, nhồi máu cơ tim!- Mã Thụy Liên gào khóc bằng giọng của Thượng Quan Phán Đệ.
Đêm xuống, mọi người ngồi co cụm trên đê, run bần bật. Trên trời, một chiếc máy bay bay qua, đèn xanh đỏ nhấp nháy khiến mọi người lóe lên niềm hy vọng. Nhưng chiếc máy bay không quay lại. Nửa đêm thì trời tạnh mưa, dàn hợp xuống của ếch nhái nổi lên đinh tai nhức óc. Trên trời lác đác mấy ngôi sao nhấp nháy như sắp tắt. Khoảng giữa các đợt ếch kêu, nghe rõ tiếng gió thổi qua những ngọn cây ló lên mặt nước. Một người lao đầu xuống dòng sông y hệt một con cá quẫy. Không ai kêu cứu cũng không ai quan tâm đến người kia. Lát sau, lại một người nữa trẫm mình. Lần này thì phản ứng của mọi người càng lạnh nhạt.
Dưới ánh sao mờ tối, Kiều Kỳ Sa và Hoắc Lệ Na đi tới trước mặt Kim Đồng:
- Tôi muốn dùng phương pháp gián tiếp để giới thiệu với cậu hoàn cảnh của tôi Kiều Kỳ Sa nói.
Sau đó, chị nói với Hoắc Lệ Na mấy phút bằng tiếng Nga. Với một thái độ dửng dưng Hoắc Lệ Na dịch lại lời của Kiều Kỳ Sa:
- Khi lên bốn tuổi, tôi bị đem bán ột phụ nữ người Nga. Không ai biết vì sao người phụ nữ Nga này lại mua một đứa bé Trung Quốc làm con nuôi?
Kiều Kỳ Sa lại nói một tràng tiếng Nga, Hoắc Lệ Na tiếp tục dịch:
- Về sau, người phụ nữ Nga ch.ết vì rượu, tôi lang thang ngoài phố, được một ông trưởng ga đem về nuôi. Gia đình này tốt lắm, coi tôi như con đẻ, cho tôi đi học?
Kiều Kỳ Sa nói tiếp, Hoắc Lệ Na lại dịch:
- Sau ngày giải phóng, tôi học ở Học viện y khoa. Trong phong trào trăm nhà đua tiếng tôi có nói, người nghèo cũng có những kẻ là ác ôn, người giàu cũng có những bậc thánh, và thế là tôi trở thành phái hữu. Tôi phải là chị Bảy của cậu mới đúng!
Kiều Kỳ Sa bắt tay Hoắc Lệ Na tỏ ý cảm ơn. Chị kéo Kim Đồng sang một bên nói nhỏ:
- Tôi có nghe nói về chuyện của cậu. Tôi học y, vì vậy cậu cứ nói thực, cậu ngủ với cô ấy trước khi cô ấy tự sát phải không?
- Sau khi chị ta tự sát - Kim Đồng lẩm bẩm.
- Cậu quả là đồ đốn mạt! - chị nói - Trưởng phòng bảo vệ là đồ giẻ rách? Trận lũ đã cứu cậu, hiểu chưa?
Kim Đồng ngây ngô gật đầu.
Con người tự nhận là chị Bảy của Kim Đồng dặn:
- Tôi đã chính mắt trông thấy cái xác bị nước lũ cuốn đi, tội của cậu đã bị xóa! Cậu phải giữ mồm giữ miệng không được khai là ngủ với cô ta, nếu như cậu còn sống sau trận lũ này!
Đúng như nhận định của Kiều Kỳ Sa, trận lũ đã cứu nguy cho Kim Đồng. Khi trưởng phòng trinh sát Công an huyện và cán bộ pháp y ngồi xuồng cao su xuôi dòng Thuồng Luồng về đến nơi thì quá nửa số người bị nạn đã ngất xỉu trên đê. Những người còn tỉnh thì ngồi bên mép nước vặt cỏ nước đã úa vàng mà ăn như ngựa. Chiếc xuồng cao su cập bờ, những người còn sống chạy ùa tới mong được tiếp tế lương thực, nhưng khi thấy họ rút súng và chìa giấy công tác ra, nói rằng đến để điều tr.a vụ nữ anh hùng bị hϊế͙p͙ và bị giết, thì mọi người bắt đầu chửi bới. Ông trưởng phòng trinh sát có đôi lông mày rậm đi tìm giám đốc nông trường, mọi người chỉ vào Lỗ Lập Nhân đã trương phềnh đứt cả cúc áo, nói:
- Giám đốc đấy?
Ông trưởng phòng trinh sát bịt mũi, đi vòng qua cái xác đã bắt đầu thối rữa, bu đầy nhặng xanh, đi tìm người lãnh đạo. Lần này ông chỉ đích danh người cần gặp là ông trưởng phòng bảo vệ, người đã gọi diện lên huyện, thì cách đây ba hôm, ông ta cùng với tấm ván trôi ra cửa biển. Ông trưởng phòng trinh sát dừng lại trước mặt Kỷ Quỳnh Chi, hai người nhìn nhau với một tâm trạng phức tạp của một cặp vợ chồng đã ly hôn. Kỷ Quỳnh Chi nói:
- Một mạng người bây giờ khác nhau là mấy so với mạng của một con chó, điều tr.a để làm gì?
Trưởng phòng trinh sát nhìn xác người, xác súc vật trôi lềnh bềnh trong dòng nước đục ngầu, nói:
- Mỗi chuyện một khác chứ!
Họ gặp Kim Đồng, giở đủ mánh khóe và thủ thuật tâm lý để hỏi cung ngay trên đê. Kim Đồng cắn răng giữ kín điều bí mật cuối cùng.
Mấy hôm sau, vốn tính cẩn thận, ông trưởng phòng trinh sát dẫn viên cán bộ pháp y lặn lội khắp nơi, cuối cùng tìm thấy xác Long Thanh Bình mắc ở hàng rào dây thép gai. Viên cán bộ pháp y giơ máy ảnh lên chụp thì cái xác nổ tung như một quả bom nổ chậm, thịt da chỉ còn là một đám bầy nhầy, tung tóe trên một diện tích gần nửa mẫu, chỉ còn bộ xương là còn vướng trên dây thép gai, nham nhở như bị xẻo bằng dao cùn. Cán bộ pháp y thận trọng nạy lấy miếng xương đầu có vết đạn giơ lên ngắm nghía hồi lâu, rồi kết luận kiểu ba phải: Vết đạn là do đầu nòng kề sát thái dương mà bắn. Có khả năng là tự sát, tất nhiên cũng không loại trừ khả năng Kim Đồng giết.
Khi họ chuẩn bị giải Kim Đồng đi, liền bị đám phái hữu vây quanh. Kỷ Quỳnh Chi dựa vào mối quan hệ đặc biệt với trưởng phòng trinh sát, nói:
- Các anh mở to mặt mà xem chú nhỏ này? Nó có giống thằng hϊế͙p͙ ɖâʍ rồi giết người chút nào không? Người đàn bà ấy là một con ác quỉ, còn thằng nhỏ này vốn là học trò của tôi!
Trưởng phòng trinh sát bị cái đói và mùi hôi thối dày vò đến nỗi chỉ thiếu nước nhảy xuống sông tự tận. Ôn ta ngán ngẩm phán:
- Kết thúc vụ án! Long Thanh Bình tự sát, không phải Kim Đồng giết?
Rồi cùng với viên cán bộ pháp y nhảy lên xuồng cao su định cho chạy ngược dòng, không ngờ chiếc xuồng đột nhiên quay đầu, trôi xuống hạ lưu như một mũi tên.