Chương 29
Sáng sớm hôm sau, cả bọn rời khỏi thành cổ Đại Lý, đi lên quốc lộ 214 thẳng tiến tới Lệ Giang.
Ánh mặt trời rực rỡ rải xuống. Từ chỗ của chúng tôi có thể nhìn thấy tuyết trên đỉnh Thương Sơn, dưới ánh mặt trời, ngọn núi toát lên một vẻ đẹp vừa hùng vĩ lại vừa không chân thực. Dưới chân núi là khu dân cư người Bạch, với kiểu nhà truyền thống tướng trắng ngói xám xây dọc theo triền núi. Chỉ cần có nơi nào bằng phẳng là nơi đó có dân cư. Nhĩ Hải trải dài bên phải đường quốc lộ, rộng lớn mênh mông nhưng cũng không mất đi vẻ quyến rũ. Bên phải Nhĩ Hải là một rặng núi cao khác. Tôi không nén nổi tiếng thở dài cảm phục trước tài điêu khắc tuyệt diệu của tự nhiên vĩ đại. Một đám mây lướt qua bầu trời, rải xuống một trận mưa bóng mây, dựng lên một cây cầu vồng bắc ngang Nhĩ Hải.
Chúng tôi lái xe trên con đường vòng quay triền núi Quân Mã Dương Sơn.
Phía xa xa đột nhiên xuất hiện một chiếc xe cảnh sát.
Rất nhiều cảnh sát, có người thậm chí còn vũ trang từ đầu tới chân nữa. Quay đầu lại phát hiện phía sau cũng có hai xe khác đang đi theo. Có vẻ như chúng tôi đã hết đường chạy. Xe cảnh sát bật đèn báo, còi rú lên những tiếng chói tai. Tôi và Tây Môn đều ngẩn người ra, chỉ có Luật Sư là vẫn giữ được binh tĩnh, chăm chú điều khiển tay lái, nét mặt binh thản như không. Gió lạnh thổi tung mái tóc anh ta lên, dáng điệu vô cùng bi tráng.
Lúc này trong loa chợt vang lên tiếng nhạc bài Knocking on Heaven’s Door của Gun and Rose.
Âm nhạc làm máu nóng trong người chúng tôi sôi lên, cả ba cùng kích động, nắm chặt tay nhau, lạnh lùng nhìn đội cảnh sát phía trước, cất cao tiếng hát:
“Knock, knock, knocking on Heaven’s Door!”
Luật Sư nhận hết tội về mình nên tôi và Tây Môn được miễn truy cứu trách nhiệm. Chúng tôi ngậm ngùi nhìn anh ta bị giải lên xe, rồi ủ rũ tiếp tục lên đường.
Chặng đường còn lai chỉ còn hai chữ: im lặng.
Tôi và Tây Môn thay nhau lái xe, không nghe nhạc, không nói chuyện, chỉ trầm mặc. Đến chiều thì xe đến LệGiang, hai người vào một khách sạn ở phố Tứ Phương, quẳng đồ xuống là lập tức chia nhau đi tìm Lông Mi. Tôi phụ trách tuyến phố dọc theo đường Tân Hoa. LệGiang lớn hơn Phượng Hoàng rất nhiều, đâu đâu cũng thấy khách sạn, có lẽ tại nơi này đã trở thành điểm nóng du lịch nên người dân cũng không chất phác như người dân ở Phượng Hoàng, đối xử với khách rất lạnh lẽo, nên cuộc tìm kiếm của chúng tôi đã khó nay lại càng thêm khó. Cuối cùng tôi đành trở về phố Tứ Phương với hai bàn tay trắng và tấm thân sức cùng lực kiệt, một lúc sau thì Tây Môn cũng về, thu hoạch cũng chỉ là con số không. Hai người ngồi thừ ra đến khi đói cồn cả ruột mới về khách sạn ăn, sau đó lại ra chiếc ghế dài trên phố ngồi hút thuốc, nhấp từng ngụm whiskey nhỏ, nét mặt hờ hững không biểu cảm.
Phố Tứ Phương đột nhiên vang lên tiếng nhạc.
Đêm lửa trại được được tổ chức hàng ngày đã bắt đầu.
Một ông già người dân tộc Nạp Tây cầm chiếc máy thu âm cũ, bật nhạc dân ca vùng này. Mười mấy bà lão đầu đội mũ nhọn, ăn mặc kiểu dân tộc Nạp Tây, tay cầm tay xếp thành vòng tròn, cùng nhảy một điệu nhảy cổ xưa, hai bước tiến, hai bước lùi. Ở giữa vòng tròn là một đống lửa lớn, gương mặt các ông các bà đều đỏ bừng lên, cùng với nụ cười chân thành cố định trên môi, trông họ cứ như một đám trẻ tinh nghịch đang vui đùa vậy. Họ nhảy càng lúc càng “máu”, còn mời cả các du khách cùng nhảy với mình, người mỗi lúc một nhiều, vòng tròn mỗi lúc một lớn, về sau đành phải chia ra, cuối cùng thành ra mấy vòng tròn người lồng vào nhau.
Ánh lửa làm mặt ai nấy đều đỏ phừng, bước nhảy làm cơ thể mọi người ấm dần lên, âm nhạc hòa trộn mọi trái tim, bầu trời rửa sạch linh hồn họ. Tuy là ban đêm, nhưng bầu trời vẫn xanh thẳm một màu, có thể nhìn rõ từng đám mây trắng lướt qua trên đầu, xa xa là ngọn Ngọc Long Sơn tuyết phủ kín đỉnh, những mái nhà cổ tầng tầng lớp lớp như vảy cá. Tất cả mọi người đều như tan ra, cảm giác xúc động ấy thật không thể tả thành lời, cả tôi và Tây Môn cũng vậy.
Có người chạy tới kéo chúng tôi dậy. Tây Môn bước ra cùng nhảy với họ, còn tôi vẫn lặng lẽ ngồi xem. Tây Môn cầm tay hai cô gái trẻ vui vẻ thỉnh thoảng lại liếc mắt nhìn tôi cười, tôi cũng nhìn họ cười cười đáp lại. Một lát sau thì hai cô gái tới kéo cả tôi ra. Mọi người tiến thì tôi tiến, mọi người lùi thì tôi lùi, mọi người giơ chân tôi cũng giơ chân, mọi người hò hét tôi cũng hò hét, mọi người cười tôi cũng cười theo, mọi người vui vẻ thì tôi cũng vui vẻ.
Nhảy mệt, chúng tôi ngồi xuống nghỉ ngơi.
Ngâm nga theo điệu nhạc bài Ấm áp.
“Anh yêu đêm Lệ Giang
Đống lửa bừng bừng
Chúng ta hát hò nhảy múa
Hạnh phúc chỉ đơn giản vậy thôi.”
Cảm giác ấm áp này làm tôi chợt nhớ đến cảnh Trát Ba và Kha Lan cùng nhảy múa ở Tân Cương: ánh hoàng hôn rải khắp mặt đất, nụ cười ngập tràn không gian, chim bay từng đàn, hạnh phúc làm thân thể ấm lại, những chiếc bóng trải dài …
Lại nhớ đến Lông Mi ở Tây Đệ: hoa cải dầu. Rừng cây ăn quả. Mái ngói xanh. Dòng suối nhỏ. Tranh sơn dầu. Gương mặt được rang chiều nhuộm đỏ của Lông Mi.
Còn cả rừng bạch dương dưới chân núi Trường Bạch: bờ môi mềm mại ngọt ngào. Cặp lông mi dài xinh đẹp. Hơi thở ấm áp. Những chiếc lá vàng thi thoảng lại rơi xuống vai. Tiếng suối chảy róc rách phía xa xa. Tiếng chặt cây ở lâm trường.
Nghĩ đến Lông Mi phải trải qua bao nhọc nhằn của cuộc sống, vậy mà vẫn chẳng thể tìm thấy sự ấm áp bảo bọc ở nơi tôi, nước mắt không hiểu sao lại trào ra khóe mắt. Cảm giác ấm áp này thì ra lại đơn giản đến thế, ấy vậy mà tôi cũng không thể mang lại cho em.
Cảm động là một thứ rất kỳ quái. Trước những cảnh thệ hải minh sơn hay gì gì đó tương tự như vậy ta lại chẳng hề mảy may xúc động, nhưng có khi những tình cảm ẩn giấu ở tận sâu thẳm trong đáy lòng ấy, gặp phải những cảnh hết sức bình thường lại trào dâng lên như nước lũ, không thể ngăn lại.
Mọi xúc cảm đều chỉ như vậy.
Đêm lửa trại kết thúc.
Cơn xúc động như cơn sóng dữ ngoài biển khơi cũng từ từ lắng lại.
Trước mắt lại là hiện thực tàn khốc: một nơi xa lạ, những người xa lạ, nụ cười xa lạ, tâm tình xa lạ.
Thở dài một tiếng.
Tây Môn kéo tôi đi uống rượu với mấy cô gái mới quen. Chúng tôi uống không ít, mặt người nào cũng đỏ phừng phừng. Những du khách hai bên bờ con sông nhỏ ở phố Tân Hoa cứ gào lên những bài hát đối làm cả bọn đều khó chịu, đành đứng dậy đi lang thang khắp nơi.
Lệ Giang về đêm càng đi càng đẹp. Một dòng suối nhỏ cứ theo sát chúng tôi, mây trắng trên cao vừa lững lờ bay vừa quan sát đám người bên dưới, thỉnh thoảng lại có một trận gió lướt qua, nhưng không phải thứ gió cắt da cắt thịt, mà chỉ thoang thoảng nhẹ nhàng. Những bước chân nhẹ nhàng dẫm lên nền đá xanh trơn bóng, đi qua những cánh cửa đã trải qua bao nhiêu năm tháng, càng đi thì người càng ít. Cuối cùng chúng tôi ngồi trên một cây cầu nhỏ nói chuyện, dưới chân nước chảy róc rách, dù là ban đêm nhưng vẫn thấy được những cây thủy tảo đong đưa đong đưa.
Nói đến khi có người ngáp dài vì buồn ngủ.
Tây Môn mời mấy cô gái hơi đã ngà ngà say về khách sạn chơi, họ liền vui vẻ đồng ý ngay. Sau đó thì Tây Môn kéo một đi thuê phòng. Cô còn lại ngồi trong phòng tôi không biết làm thế nào, cứ không ngừng vặn vẹo các ngón tay. Tôi muốn ngủ một mình, nhưng thấy vẻ mặt bối rối của cô gái, lại có chút gì đó bất nhẫn. Thực ra cô gái cũng không hứng thú với tôi lắm, chỉ là cô ở chung khách sạn với cô gái kia, giờ bạn đã đi cùng Tây Môn mất, nên cô sợ trở về ngủ tronggian phòng lạnh lẽo tối om đó, nên đành phải ngồi đây nhìn tôi. Tôi cũng không nỡ làm khó người ta, bèn dứt khoát đẩy cô lên giường ngủ, còn mình thì trải chăn dưới đất nằm. Sau một ngày đi đường mệt mỏi, vừa nằm xuống là tôi đã ngủ ngay, không biết trời trăng gì hết.
Hôm sau, chúng tôi tạm biệt hai cô gái rồi lại tiếp tục lên đường.
Tôi thương lượng với Tây Môn, quyết định trở về thăm Luật Sư, rồi một phần trách nhiệm, nhưng tiền không đủ, đành oẳn tù tỳ để quyết định, kết quả là Tây Môn quay lại còn tôi thì tiếp tục lên đường. Tôi lấy hết tiền trên người ra giao cho cậu ta, nhưng thực cũng chỉ đủ tiền đi đường, còn đâu thì đành tự nghĩ cách sau vậy. Lần đầu tiên trong đời, sinh tồn trở thành một vấn đề khó cản ngay trước mặt chúng tôi.
Không có sở trường gì khác, đành tiếp tục ra đầu phố đàn hát kiếm tiền.
Tôi thuê cây đàn cũ của một tiệm café nhỏ ven đường, ôm ra chiếc ghế dài cạnh đầu cầu ở phố Tứ Phương đàn hát, nhưng hiệu quả không cao lắm, mọi người đều háo hức chạy đến phố Tân Hoa hát đối, chẳng ai buồn nghe tôi hát. Một đôi tình nhân miễn cưỡng dừng lại lắng nghe, rồi ném xuống mấy đồng bạc lẻ cho xong chuyện. Tôi bèn đứng dậy theo họ đến phố Tân Hoa, gặp người nào đang hát đối thì hỏi có cần đệm đàn không? Chẳng ngờ lại rất hiệu quả. Mấy người kia đang chán vì không hát đúng điệu, nay có ghi ta đệm nên rành rành là dễ hơn rất nhiều, hơn nữa lại càng có khí thế. Vậy là tôi được hoanh nghênh nhiệt liệt, rất nhiều người hét gọi: “Anh gì chơi đàn kia ơi mau qua đây đệm cho chúng tôi nào, nhất định phải thắng được mấy người bờ bên kia đấy nhé!” Bận rộn cả một đêm, kết quả thu về được 270 đồng, cũng coi như thắng lợi.
Để tự thưởng ình, tôi ra đầu cầu làm hai bát mì khoai tây, thêm một cái bánh đặc sản Lệ Giang, với một bát cháo kê, bụng no căng không ních được thêm gì nữa. Hôm sau, lại bỏ ra 50 đồng mua luôn cây đàn cũ ấy. Ông chủ quán còn hào phòng tặng thêm cho tôi một bộ dây đàn mới. Tôi ngồi bên cửa sổ thay dây đàn, điều âm lại, quả nhiên âm sắc đã hay hơn rất nhiều. Một đôi tình nhân ngồi cạnh đó muốn nghe bài Rừng bạch dương của Phác Thụ, tôi bèn hát cho họ nghe. Cô gái rất cảm động, nhét cho tôi 5 đồng. Nhưng khi cô đòi nghe bài Những bông hoa ấy thì tôi lắc đầu từ chối. Cô hỏi tại sao? Tôi đáp, bài hát đó chỉ có thể hát ột người nghe mà thôi. Cô gái lại tò mò hỏi có phải là người yêu không? Tôi suy nghĩ giây lát rồi lắc đầu, trả lời là vợ. Cô gái càng thêm hứng thú với câu chuyện của tôi, hình như muốn truy cứu đến tận cùng. Tôi bèn kể chuyện mình đi tìm Lông Mi, tìm từ Phượng Hoàng đến Đại Lý, Lệ Giang, tiền bị trộm hết, đành phải đi hát kiếm tiền đi La Sa. Cô gái nghe xong thì có vẻ thích mê, bỏ luôn cả bạn trai ra ngồi cạnh tôi nói chuyện. Anh chàng kia ra kéo cô đi, bị cô bực tức hất văng cả tay ra, đành ngồi chán nản ngồi xuống nhìn tôi hầm hè. Tôi chỉ cười cười, tạm biệt cô gái rồi đứng dậy rời khỏi quán café.
Mấy hôm sau cũng y như vậy, hiệu quả rất tốt. Có nhiều người thậm chí còn không chịu hát đối nếu không có tôi đệm đàn. Mỗi đêm ít nhất tôi cũng kiếm được một hai trăm đồng, nhiều nhất là hôm cuối tuần, kiếm được hẳn hơn 400 đồng. Một tuần sau, tôi chào tạm biệt các khách quen rồi lái xe tiếp tục chặng đường đằng đẵng của mình.
Chợt nhớ lại cuốn tiểu thuyết Hôn ước dài (Un long di manche de fi ançailles - Se bastien Japrisot), lúc đọc thì không có cảm giác, giờ mới thấm thía được sự khó khăn khi tìm một người giữa biển người mênh mông. Có điều tôi tin chắc rằng Lông mi nhất định hoặc đang ở dưới chân một ngọn núi tuyết nào đó, hoặc đang trên con đường Trà Mã Cổ Đạo, hoặc ở thảo nguyên vùng Tây Tạng. Tôi nhất định sẽ tìm được em, sau đó sẽ mãi mãi không bao giờ xa cách, cùng em xẻ chia chung một số phận.
Bạn đã quan sát lũ kiến đi kiếm mồi thế nào chưa?
Đàn kiến ra khỏi tổ, bò về một hướng nào đó, tìm được đồ ăn lại tha về tổ, bỏ vào đó, sau đó lại đi theo một hướng khác, lại tha về tổ. Từ trên cao nhìn xuống, đàn kiến như đang vẽ một vòng tròn lớn mà tâm là tổ của chúng.
Thời gian này, nếu quan sát chiếc xe của tôi từ trên máy bay, chắc sẽ nhận ra quỹ đạo của nó rất giống quỹ đạo kiếm ăn của loài kiến. Chỉ có điều tâm đường tròn của tôi thường xuyên thay đổi, lúc thì là Lệ Giang, lúc thì là Đạo Thành, lúc lại là Hương Cách Lý La, rồi cả Thụy Lệ. Tôi giống như một chú kiến thợ chăm chỉ, không ngừng thay đổi trung tâm, thay đổi bán kính, mang theo lòng tin sâu sắc đi khắp nơi tìm kiếm Lông Mi, không hề nản lòng nhụt chí.
Tôi tìm đến hồ Lô Cô.
Không có tin tức gì, đành vào một nhà dân gần đó xin trú tạm.
Ngồi ngoài vườn uống rượu Tô Lý Mã đặc sản, ăn sườn lợn, ngắm cảnh núi Lạc Mẫu Thần Sơn (Núi Sư Tử), lòng lại nhớ đến Lông Mi.
Ngoài vườn còn có một cô gái cũng ngồi thần người ra tắm nắng, nét mặt mệt mỏi. Khói xì gà của tôi hình như đã làm phiền đến cô, chỉ thấy cô vung tay xua xua làn khói mỏng. Tôi vội dập thuốc, rồi xin lỗi. Cô gái chỉ cười cười, rồi bảo không có gì. Hai người liền bắt chuyện với nhau.
Cô gái này cũng thích đi du lịch. Cô dẫn tôi về phòng, Hồ Lô Cô ở ngay ngoài cửa sổ, chỉ cần thò tay xuống là chạm được làn nước trong mát. Trên giường vứt một chiếc ba lô to tướng. Cô gái kể mình vừa đi bộ từ Hổ Khiêu Hiệp về đây. Chúng tôi kể cho nhau nghe về những chuyện mình gặp trên đường, kể chuyện ngắm cảnh mặt trời lặn trên núi tuyết, nói đến tận nửa đêm, rồi chia tay về phòng đi ngủ.
Gần sáng, cô gái đột nhiên đẩy cửa vào phòng tôi, nói điểm đến tiếp theo sẽ là Thiếu Lâm Tự, cô định tới đó học võ một năm, rồi lại hỏi tôi định làm gì? Tôi nghĩ một lúc lâu, rồi nói nếu không có mấy chuyện liên quan đến ȶìиɦ ɖu͙ƈ dính vào đây thì hoàn toàn có thể suy nghĩ về vấn đề này. Cô gái vội đưa tay lên miệng, trên gác là bàn thờ tổ mẫu của người dân tộc ở đây, không được nói chuyện đó, nếu không sẽ xúc phạm đến thần minh. Cả hai cùng cười phá lên. Cô gái lại nói mình đã nhìn thấu sự đời, nên muốn đến luyện công, thậm chí là đi tu cũng được, rồi lại nói đã đi một mình hơn hai tháng rồi, muốn tìm một bờ vai rắn chắc để dựa vào, hỏi tôi có muốn ngủ chung không? Chỉ cần ượn bờ vai thôi cũng được? Tôi cười cười đồng ý, vậy là cô nàng liền nằm luôn lên giường.
Cô gái nói:
- Chúng ta thực tập kiểu cưới chạy ở đây một lần nhé?
Tôi lắc đầu đáp:
- Làm vậy sẽ xúc phạm đến thần thánh đấy, không được đâu!
Cô gái bật cười:
- Vớ vẩn!
Tôi đành thở dài mang chuyện Lông Mi ra kể vắn tắt cho cô nghe. Cô gái rất cảm động, thở dài tiếc nuối vì không tìm được người nào như tôi, không tìm được tình yêu thật sự, không tìm ra lẽ sống ình, đành đem tất cả gửi gắm vào những chuyến đi dài, bôn ba giữa núi cao nước thẳm, lưu lạc trên miền biên giới của đạo đức và linh hồn, không tìm được chốn về. Vừa nói cô vừa rơi mấy giọt nước mắt. Tôi đành an ủi nói:
- Tôi là một kẻ chẳng ra gì, cuộc đời thì hỗn loạn, rất hay mất đồ, thậm chí cả vợ cũng để mất, nếu không thì cũng đâu đến nỗi phải bôn ba như vậy.
Cô gái thấy thế thì liền quay ngược lại an ủi tôi, nói như vậy đã là tốt lắm rồi, ít nhất là mất đồ còn biết đi tìm. Hai người cứ an ủi qua an ủi lại như vậy, một lát sau thì ôm nhau ngủ thiếp đi, trong đầu không vương vấn một chút dục niệm nào.
Tôi đến Đạo Thành.
Nơi đây là tận cùng của Hương Cách Lý La, không lớn lắm, rất dễ tìm. Tất nhiên cũng dễ khiến người ta sớm nản lòng.
Sau một chặng đường dài mệt mỏi, tôi ngồi trước một căn nhà đá nghỉ ngơi.
Mặt trời ra sức chiếu lên người tôi những tia ấm áp. Tôi cầm tấm ảnh cũ của em, ngồi thừ người ra ở chân tường. Trước mắt tôi là những người dân tộc Khang Ba thô lỗ hào phóng nhưng rất hiền lành hữu hảo, còn có rất nhiều khác du lịch ba lô đang trên đường tìm kiếm chân lý của cuộc đời nữa. Nhìn mãi cũng phát mệt, tôi từ từ nhắm mắt lại, rồi ngủ thiếp đi trên góc phố.
Lúc tỉnh lại, mặt trời vẫn ấm áp.
Một cô gái dân tộc Khang Ba không hiểu đã đứng trước mặt tôi từ lúc nào, đầu đội khăn đỏ, chỉ để lộ đôi mắt thuần khiết. Trên vai cô khoác một tấm da dê, mặc một chiếc áo bông vàng của người Khang Ba, bên dưới mặc váy đỏ vàng xanh.
Một chiếc máy cày tay xình xịch chạy qua. Người lái là một anh mặc áo bông kiểu người Khang Ba, mặt mũi có vẻ thô lỗ hào sảng, đầu tóc rối bù. Bên cạnh có một đứa bé mặc quần bông, toàn thân chỗ nào cũng đầy bùn đất. Mặt trời chói chang làm đứa bé phải nheo nheo mắt lại, trông rất đáng yêu. Anh chàng kia kéo cô gái lên máy cày, rồi lại xình xịch chạy đi. Lúc này anh ta mới nhìn thấy tôi, không ngờ còn vui vẻ vẫy tay chào nữa. Tôi không động đậy, cũng không tỏ vẻ gì, vậy mà anh ta cũng không để ý, chỉ cười cười, rồi lái máy cày đi.
Còn lại một mình, tôi lại ngồi ngẩn ra, vừa ngạc nhiên vừa ghen tị trước cuộc sống hạnh phúc không liên quan gì đến giàu có hay nghèo khổ của họ.
Tôi đến chùa Bôn Ba.
Một hòa tượng đang vãi gạo xuống cho bày gà Tạng Mã ăn, thỉnh thoảng lại có một con thỏ hoang phóng vút ra ăn tranh mấy miếng rồi bỏ chạy. Xa xa có một bà già đang loạng choạng bê một chồng kinh.
Bà bê được một đoạn thì ngồi xuống nghỉ ngơi.
Tóc bà đã bạc gần hết, trên cổ quấn một chiếc khăn len xanh, áo bông màu nâu sòng đã thủng mấy lỗ, tay áo xắn lên để lộ lần vải lót màu trắng bên trong. Nếu không có mái tóc bạc kia, quả thật là không thể nhận ra được đây là bà lão hay ông lão nữa. Khi mà giới tính đã mất đi ý nghĩa đối với một ai đó, chắc bạn cũng hiểu cảm giác nó như thế nào.
Bà lão hờ hững nhìn về phía trước. Một lát sau thì bà quay sang nhìn tôi, đưa một tay lên che miệng, tay kia lần hạt chuỗi, mắt vẫn chăm chú nhìn về phía tôi. Tôi cũng chăm chăm nhìn lại bà. Hai sinh vật được gọi là loài người ở hai gi ai đoạn khác nhau của cuộc đời, cứ thế hững hờ nhìn nhau chằm chằm, cảm nhận ý nghĩa hoàn toàn khác nhau của thời gian đối với người kia.
Da mặt và da tay bà lão nhăn nheo, thậm chí hơi khô kiệt. Bà hơi chau mày lại, dường như đang nghĩ ngợi gì đó, gương mặt phủ một lớp tử khí trầm trầm.
Ánh mắt chợt trở nên sinh động.
Rồi không hiểu sao, bà lão đột nhiên nhoẻn miệng cười, buông tay xuống, đặt lên đùi, cuối cùng thì gương mặt hờ hững kia cũng biến thành một nụ cười ấm áp như chúc phúc. Hình như vừa rồi bà lão đang ôm toàn bộ nước biển trên thế giới, rồi đột nhiên đổ xuống tất cả các sa mạc vậy.
Dường như bà quyết định làm hòa với đối thủ mình đã tranh đấu cả đời – thời gian?
Bà thở dài một tiếng, dường như để cổ vũ cho chính mình, rồi chống tay vào tường đá đứng dậy, tiếp tục bê kinh sách.
Tôi vẫn ngẩn người ra nhìn theo bóng bà.
Đến Duy Tây.
Xem tang lễ của người Lật Túc ở thị trấn Lỗ Diên.
Bốn bà lão người Lật Túc, ngồi dựa vào tường gỗ, đầu đội từng lớp khăn dày màu xanh đậm, mặc áo bông, cổ thẳng thớm thứ không tầng tầng lớp lớp như áo của người Tạng, quần rộng thùng tình, chân đi dày đế cao su dày màu xanh lục.
Các bà đang tổ chức “lễ Linh Ca” cho người ch.ết: ngồi xung quanh bếp lửa hát thâu đêm để siêu thoát cho linh hồn người ch.ết, an ủi người nhà. Sắc mặt các bà đều rất hiền hòa an định, không hề có chút bi thương. Nghe nói trong các bà cũng có cả thân thích của người ch.ết nữa, có lẽ họ thực sự tin rằng linh hồn người ch.ết đã được siêu thoát, đang trên đường tới Thiên Đường, hoặc ít nhất là bên cạnh Thiên Đường.
Tôi nhớ lại khúc Cầu hồn của Mozart. Khúc nhạc tuy vô cùng cảm động, nhưng cũng không thể nào so bì với tiếng ngâm nga nguyên thủy không cần bất cứ nhạc khí nào này, tuy rằng nó cực kỳ đơn giản, hơn nữa lại lặp đi lặp lại không biết bao nhiêu lần. Trong khoảnh khắc ấy, nét mặt an lành và ánh mắt lạc quan như đang tiễn người thân đi xa của các cụ có một sức mạnh trời long đất lở, phát nát cái gọi là khái niệm về cuộc sống trong tôi.
Tôi cũng hát theo mấy câu, các bà nghe thấy không hề tỏ vẻ không vui, thậm chí còn mời tôi vào hát chung. Tôi chỉ mỉm cười từ chối. Tôi hát cho Bì Tử, cho Trát Ba và cho cả Trà Sữa nữa, không thể coi là một với đối tượng đang được các bà hát cho nghe được. Bì Tử với Trát Ba thì đã đi rồi, nhưng còn Trà Sữa, nghĩ đến nó tôi lại thấy lòng như sát muối.