Chương 14
CHƯƠNG 14.
Kỳ Vân trả lui căn hộ đang thuê, chính thức dọn sang sống chung với La Tĩnh Hòa. Được ăn cả ngã về không, cậu muốn thử, thử một lần nữa, thử liều lĩnh cho đi tất cả một lần nữa. Dù lần này có thất bại, ít ra cũng không phải tiếc nuối gì cả… Đã chẳng còn đường rút lui nữa rồi.
Thêm một Kỳ Vân, trong nhà muốn sạch sẽ hiển nhiên không dễ dàng gì. La Tĩnh Hòa chỉ biết lắc đầu cười khổ. Kỳ Vân thích nhất là cuộn người trên sô pha ôm laptop xem động mạn. Có lần La Tĩnh Hòa thử nhìn sang, nhìn được vài phút, liền cười hỏi: “Phim hoạt hình ư?” Kỳ Vân đảo mắt xem thường: “Đừng dùng từ như mấy ông già thế chứ. Động mạn, đây là động mạn!” La Tĩnh Hòa vò tóc cậu: “Thì anh vốn là ông già mà.” Kỳ Vân tựa vào lòng anh, cọ cọ mặt: “Chỗ nào lại có ông già trẻ tuổi đẹp trai quyến rũ phóng khoáng như thế này chứ.”
Diễn biến động mạn trên laptop thật sự kịch liệt, mấy diễn viên đầy nhiệt huyết đang cãi nhau, dùng thứ Nhật ngữ với âm điệu ngang ngang như quả lắc đồng hồ gào tới gào lui. Cũng may bên dưới có phụ đề, La Tĩnh Hòa ôm Kỳ Vân xem cũng hiểu ít nhiều. Đại ý là tranh cãi về việc bảo vệ ai, muốn bảo vệ ai, rồi muốn được ai bảo vệ, thứ quan trọng nhất muốn bảo vệ là gì. La Tĩnh Hòa coi nửa ngày chợt cười nói: “Anh sắp không giải thích được hai chữ “bảo vệ” này là gì luôn rồi.”
Kỳ Vân thoải mái tựa vào lòng anh: “Xem nhiều đều thế, mấy động mạn kịch tính của Nhật Bản đều là luận điệu này, cường điệu “ràng buộc” này “bảo vệ” này. Điện ảnh và truyền hình Trung Quốc rất ít khi xuất hiện những từ ngữ quyết liệt như thế, em nghĩ đại khái là do người Trung Quốc trong tiềm thức đều cho rằng nếu là bạn bè thì nên “ràng buộc”, người nào thứ gì quan trọng với mình thì nên “bảo vệ”, người Nhật Bản thực ra rất thích cường điệu tới cường điệu lui, đôi khi khiến người ta cảm thấy chỉ là những lời nói ngoài miệng mà thôi.”
La Tĩnh Hòa cười nói: “Làm ăn với người Nhật ấy. Bọn họ đích xác coi trọng hình thức bên ngoài nhất, tỷ như người phụ trách chức vụ thấp hơn anh nhìn thấy anh nhất định phải cúi chào, anh không biết tiếng Nhật, phiên dịch viên nói cho anh biết bọn họ đều dùng kính ngữ ở hình thức cao nhất. Song trên thực tế quá trình cũng không thực sự dễ chịu gì, người Nhật thực chất trong lòng kinh thường người Châu Á ấy. Bên ngoài mười phần cấp bậc lễ nghĩa, nhưng chúng ta phương diện này một chút lợi ích thực tế cũng chẳng được.”
Những người thuộc lứa tuổi như La Tĩnh Hòa, lúc còn trẻ truyện tranh hoạt hình Nhật vẫn chưa phổ biến, ngược lại xem những tiểu thuyết như Hồng nham ( ) lại nhiệt tình hơn thanh niên hiện tại nhiều, vì thế đối với đất nước Nhật Bản này khó mà thiện cảm được. Kỳ Vân cũng không tranh luận nhiều lời với anh, chỉ là mỗi lần thấy cậu mở động mạn của Nhật La Tĩnh Hòa liền nhíu mày, sau đó đành phải dùng đến tai nghe.
“Tỷ như em thích xem xiếc khỉ, có cần thiết ngay cả con khỉ cũng yêu không.” Kỳ Vân lại cọ cọ: “Anh nói cũng đúng, rốt cuộc chỉ là phim hoạt hình mà thôi.”
La Tĩnh Hòa và Kỳ Vân hơn kém nhau mười tuổi, có câu ba năm khác biệt một thế hệ, như thế có thể nói giữa họ khác biệt đến ba bốn thế hệ. Người với người sống chung không chỉ tùy vào duyên phận, mà còn phải dựa vào cả kỹ năng. Kỳ Vân quý trọng La Tĩnh Hòa, La Tĩnh Hòa yêu thương Kỳ Vân. Đây là điều kiện vững vàng tiên quyết, những vấn đề còn lại không thể nói là không gặp trở ngại gì. Hoàn cảnh sống của hai người không giống nhau, sở thích cũng khác nhau khá nhiều. Kỳ Vân từ nhỏ sống nhờ ở nhà bà nội, tuy rằng bà nội không buồn quan tâm đến cậu, nhưng nói cho cùng vẫn là giáo sư nổi tiếng, Kỳ Vân từ nhỏ mưa dầm thấm lâu được hun đúc không ít. Bà nội của Kỳ Vân am hiểu đàn dương cầm, thích nghe ca kịch Ý. Kỳ Vân từ nhỏ đã nghe nhiều, thích nghe hay không đều đã thành thói quen, nghe những giai điệu này cảm thấy thật thân thương. Còn với La Tĩnh Hòa, “nghệ thuật” là một từ rất xa vời. Bảo anh thưởng thức ít nhiều có điểm khó khăn. Xem tranh của danh gia, anh chỉ cảm thấy đó là một bức hình họa nhiều màu, không thể lý giải được vì sao người ta lại xúc động. Nghe nhạc, đàn dương cầm và đàn vĩ cầm anh nghe vào chẳng thấy khác biệt gì, ngược lại chỉ làm anh buồn ngủ. Có một tối Kỳ Vân lôi kéo La Tĩnh Hòa đi nghe một buổi hòa nhạc. Ngồi yên một chỗ suốt mấy tiếng đồng hồ, lúc đi ra liền thấy trên cánh tay La Tĩnh Hòa xanh tím một mảng.
“Đúng là một kẻ tục tằng.” La Tình Hòa gõ gõ trán: “Anh chỉ sợ ngủ gục thật thì rất bất lịch sự với người kia. Nhưng thực sự là nghe chẳng hiểu được gì cả.”
Kỳ Vân nắm lấy tay La Tĩnh Hòa bên dưới tay áo khoác, lặng im không lên tiếng. Vừa nãy nghe được La Tĩnh Hòa nói chuyện điện thoại với thư ký, dường như ban ngày anh phải tham gia một cuộc họp thảo luận dự án giương thương múa kiếm đao quang kiếm ảnh với người ta suốt một ngày, tối đến lại phải chống mắt cưỡng ép tinh thần đi nghe hòa nhạc với cậu. Từ đó về sau Kỳ Vân không đề cập gì đến việc này nữa. Nhưng thỉnh thoảng La Tĩnh Hòa vì áp lực tinh thần quá lớn mà buổi tối bị mất ngủ, Kỳ Vân sẽ mở vài bản nhạc dương cầm nhẹ nhàng, vặn âm thanh đến mức nhỏ nhất, tiếng đàn du dương cách quãng, tiết tấu trùng lập vô mục đích như tiếng mẹ dỗ dành con. La Tĩnh Hòa rất nhanh có thể đi vào giấc ngủ.
Về mặt ăn uống Kỳ Vân thích cá tôm sò hến tanh mùi, đặc biệt là cá sông. Nhưng La Tĩnh Hòa lại ăn rất ít, bảo là không chịu được mùi tanh. Ngược lại bình thường chỉ cần mỗi dưa muối là có thể ăn đến mấy chiếc bánh bao lớn.
Kỳ Vân nghĩ có lẽ là do khi La Tĩnh Hòa còn bé trong nhà căn bản không đủ khả năng ăn được mấy thứ này. Chưa từng được nếm qua, trưởng thành ngược lại không thể tiếp nhận. Từ nhỏ cứ bánh mì dưa muối suốt, dù là hiện tại, ăn vào vẫn ngon lành. Nghĩ như thế Kỳ Vân thực đau lòng, không ngờ La Tĩnh Hòa nhìn ra, nên anh bắt đầu ăn toàn diện hơn, cố sức không biểu hiện rõ ràng như thế nữa.
Ngày qua ngày cứ bình thản trôi qua như thế đó. Ngày nọ sau bữa cơm, La Tĩnh Hòa bất ngờ đưa cho Kỳ Vân một chiếc chìa khóa. Chiếc chìa khóa cỡ lớn mang hình thức phục cổ Châu Âu, cầm trong tay nặng trịch, vô cùng xinh đẹp.
“Đây là?”
La Tĩnh Hòa dọn dẹp bàn ăn: “Phòng ở kỳ thật anh đã mua từ sớm. Sau khi chỉnh trang đơn giản, tản ra mùi của một năm. Giờ dọn đến là vừa vặn.”
Kỳ Vân ngây ngẩn: “Em cứ tưởng anh vẫn đang để dành tiền đấy chứ.”
La Tĩnh Hòa nhéo nhéo mũi cậu: “Trong tưởng tượng của em anh nghèo vậy hở.”
Sáng thứ bảy hai người đến xem. Khu nhà giàu nổi tiếng ở thành T, cảnh sắc rất đẹp, hướng mặt trời, phong thủy tốt. Ngôi nhà hai tầng rất xinh xắn, không lớn, nhưng hoa viên lại không nhỏ chút nào, bốn phía là hàng rào thép màu đen hình xoắn, rất có khí thế.
“Tộng cộng tìm bốn năm thầy địa lý đến xem, đều nói nơi này là tốt nhất. Vùng đất nuôi dưỡng con người.” La Tĩnh Hòa mở cổng lớn chạy bằng điện ra, lái xe vào ga ra: “Hôm trước vừa nhờ công ty vệ sinh quét dọn toàn bộ trong ngoài một lần. Hai tuần sau dọn về đây, được không?”
“Đã tính ngày rồi à? Chuyển nhà là phải chọn ngày nhỉ.” Kỳ Vân cười nói.
Nhà nhỏ nhìn từ bên ngoài không tính là nổi bật, xinh xắn thông thường. Vào cửa rồi mới phát hiện bên trong được bày trí trang nhã rộng rãi, thoải mái khéo léo. Thiết kế nội thất rất tốt, tạo cảm giác về không gian thoáng đãng, khiến tâm tình người ta thực khoan khoái. Kỳ Vân dạo một vòng quanh phòng khách lớn, sau đó chạy đến nhà ăn, bàn nhựa thủy tinh trong suốt sáng sủa, phía trên treo chiếc đèn cực tạo cảm xúc, Kỳ Vân xuýt xoa một tiếng, lại chạy vào phòng bếp. Bên trong rất lớn, chạn bát đều tuyển loại thép không thấm nước chống gỉ, tạo cảm giác rất vệ sinh. Lầu một còn cả phòng sách lớn, giá sách và bàn làm việc đều bằng gỗ nâu đỏ, Kỳ Vân cười bảo: “Khi đó chắc anh không nghĩ tới phòng sẽ có thêm một người nhỉ.”
La Tĩnh Hòa cười đáp: “Đây cũng là phòng làm việc của em mà.”
Theo cầu thang xoắn ốc lên lầu hai, ba phòng ngủ lớn, mỗi phòng đều có buồng vệ sinh riêng khá là xa hoa.
“Phòng nào là phòng ngủ của chúng ta?” Kỳ Vân nằm trên lan can lầu hai nhìn xuống bên dưới sung sướng hỏi. So với lầu một, lầu hai nhỏ hơn một phòng khách lớn, vì sau khi lên lầu là một sân phơi kiểu hàng lang dọc theo vách tường có lan can hình xoắn. La Tĩnh Hòa ngồi trên sô pha dưới phòng khách ngẩng đầu mỉm cười nhìn Kỳ Vân: “Em thích phòng nào thì chọn phòng đó đi.”
“A a a, tuyệt thật, đây là nhà của hai chúng ta!”
“Ừ, là nhà của hai chúng ta.”
La Tĩnh Hòa nhẹ cười, ngắm Kỳ Vân phấn phởi như đứa trẻ mà chạy tới nhảy lui, mỗi phòng đều phải đi vào tìm tòi một phen.
Mùi vị của nhà mới.
Chuyển nhà là một công việc nặng nhọc nhưng hạnh phúc. La Tĩnh Hòa có xe riêng, lại không cần chuyển vật dụng trong nhà đi, nên qua lại hai vòng là đã chuyển xong hết. Kỳ Vân ôm vật quan trọng nhất là chiếc chăn bông lớn ngồi ở ghế sau, ha ha ngây ngô cười.
“Nhóc con ngốc.” La Tĩnh Hòa đưa mắt nhìn kính chiếu hậu, Kỳ Vân chôn mặt trong chăn cọ qua cọ lại: “Nhà đẹp như thế em chưa từng ở qua, hứng khởi một chút cũng không được hử.”
Kỳ thật còn có một ý nghĩa khác nữa. Cổng chính của nhà nhỏ là cửa bảo hiểm cực kỳ nghiêm ngặt, chỉ có hai chiếc chìa khóa lớn, công nghệ này phiền phức đến cực độ, căn bản không thể làm lại. Một chiếc trong đó, La Tĩnh Hòa cho cậu. Bất kể suy nghĩ trước đó của La Tĩnh Hòa như thế nào, quan trọng là hiện giờ anh đã giao chìa khóa cho cậu. Điều này không chỉ là về vấn đề ở chung, La Tĩnh Hòa là một người đàn ông cực kỳ truyền thống, chiếc chìa khóa có thể chứng minh anh thừa nhận Kỳ Vân là chủ nhân của ngôi nhà này.
Thế nên Kỳ Vân mới vui sướng đến vậy. Cậu cần một gia đình, đây là giấc mơ của cậu. Nắm chiếc chìa khóa thứ hai của ngôi nhà trong tay, nặng trịch. Đi vào trong lòng. Kỳ Vân cuối cũng đã xác định được, hạnh phúc này, cậu sẽ luôn giữ chặt trong tay, vĩnh viễn.
————————————————————————————————————
Tiểu thuyết Hồng Nham (红岩): Đây là tiểu thuyết rất nổi tiếng của những năm 50. Nội dung miêu tả những đấu tranh ngầm tàn khốc đêm trước giải phóng Trùng Khánh, đặc biệt là cuộc đấu tranh trong ngục tù. Bối cảnh lịch sử là vào năm 1948 đến 1949. Nhân dân dễ dàng tiến quân giành thắng lợi và quân phản động thì ngọ nguậy giãy ch.ết, là đặc điểm của thời kì này. Nó lấy trại tập trung “hợp tác Trung – Mỹ” làm trung tâm, nói lên cuộc đấu tranh quyết định của nhân dân và Đảng Cộng sản, đánh đuổi Mỹ và cả quân Tưởng Giới Thạch.
Lưu ý rằng chiến tranh Trung – Nhật vừa kết thúc cách đó 3 năm, từ năm 1937 đến 1945. Có lẽ trong tiểu thuyết này nhắc khá nhiều đến thời kỳ quân Nhật xâm chiếm Trung Quốc.