Chương 20
Cái ch.ết của Xantinô Côrleône như hòn đá ném xuống ao tù, làm khuấy động cả giới giang hồ nước Mĩ.
Và khi được tin don Côrleône từ giường bệnh trở dậy nắm quyền bính, khi nghe bọn do thám đi đưa đám về báo rằng trông ông Trùm có vẻ như đã bình phục hoàn toàn, đám đầu sỏ Ngũ Đại Gia bèn cuống cuồng phòng bị, tin chắc đối phương thế nào cũng gây đổ máu lớn để trả đũa. Không một ai dám có ảo tưởng rằng sau những thất bại vừa rồi, ông Trùm không còn đáng lo ngại nữa.
Con người này suốt đời chẳng mấy khi sai lầm và qua mỗi sai lầm, ông lại học thêm được một điều gì đó.
Chỉ một mình Ha ghen là đoán đúng ý định của ông Trùm, nên cũng không lấy làm lạ khi thấy một nhóm đại diện phái đi gặp Ngũ Đại Gia xin điều đình. Và không chỉ đơn giản điều đình mà còn triệu tập một đại hội tất cả các cánh Niu York, với sự có mặt của các cánh khắp nước Mỹ. Niu York là sào huyệt của các băng hùng mạnh nhất - ai cũng hiểu rằng sự phát đạt của nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều dện các cánh khác.
Đề nghị này được đón tiếp không mặn mà cho lắm.
Gì thế nhỉ- cạm bẫy chăng Định ru ngủ đối phương để bất thần đánh úp chăng? Đổi mạng thằng con lấy một lúc mấy mạng chăng Nhưng lập tức don Côrleône đã chứng thực lòng thành của mình. Trước hết, ông mời tất cả các băng khắp nước về dự hội, và lại cũng không thấy ông bầy binh bố trận hay kéo bè kéo cánh gì cả.
Rồi sau nữa, ông đã dấn thêm một bước - bước quyết định này đã khẳng định chắc như đinh đóng cột sự thành thật của ông và dộng thời còn là bảo đảm chắc chắn cho tính mạng các phái bộ của các cánh tham gia đại hội quần hùng. Đó là ông đã nhờ đến cánh Bockikiô.
Gia đình Bockikiô là một hiện tượng độc nhất vô nhị - vốn là dư đảng mafia Xixili nổi tiếng hung hãn không ai bằng, nhưng sang Mĩ nó lại trở thành một công cụ độc đáo của hòa bình. Một dòng họ ngày nào kiếm ăn nhờ sự tàn bạo man dại giờ đây lại sinh sống bằng một nghề có thể nói là xứng đáng với các bậc thánh nhân khổ hạnh. Dòng họ Bockikiô có một ưu thế ít ai danh giá hết - đó là quan hệ máu mủ ruột rà chặt chẽ tạo ra nền tảng của dòng họ; sự gắn bó huyết thống bền vững hiếm thấy kể cả đối với một quấn thể quý trọng gốc rễ mình hơn cả tình chung thuỷ vợ chồng. Cánh Bockikiô có lệ người trong họ chỉ được lấy người trong họ .
Thuở hàn vi, nhà Bockikiô có lúc đã có gần hai trăm tay súng hùng cứ trong một khoảng đất nhỏ ở miền Nam Xixili. Ngần ấy con người chỉ trông vào bốn năm cái cối xay, nhưng được cái họ không lo thất nghiệp, không bị bỏ đói. Xay bột và đào giếng đổi nước là độc quyền của nhà Bockikiô ở địa phương mình. Có lần một tay địa chủ dòng dõi quí tộc cậy tiền, cậy thế đắp đập mở một cối xay nhỏ dể dùng trong nhà. Lập tức cối xay bị đốt trụi. Tay địa chủ quyền quí ức quá đi thưa kiện và ba người của nhà Bockikiô liền bị quan trên tống giam. Bản án chưa kịp thi hành cả cơ ngơi nhà quý tộc đã ra tro hết.
Sau đó ít lâu vì dân tình kêu ca thiếu nước nên chính phủ Rôm cử đến một đặc phái viên điều tr.a lại chỗ.
Các báo cáo cho thấy chỉ cần làm một hồ chứa nước thật to thì sẽ đâu vào đấy. Người ta lập tức bắt tay vào thực hiện dự án, các chuyên Viên đo đạc được phái đến cắm đất. Nhà Bockikiô nhảy ra phá đám, dọa dẫm đủ kiểu, làm các ông này phải vội vàng cầu cứu chính quyền trung ương đưa cảnh binh về lập chốt bảo đảm an ninh.
Công trình được đẩy nhạnh tiến độ, vật tư, thiết bị được chở đến Palermo ùn ùn. Nhưng mọi thứ chỉ đến đó là hết - cánh Bockikiô nhờ các băng mafia địa phương giúp sức đã giải quyết bằng hết khối vật tư thiết bị đồ sộ kia: nặng thì phá, nhẹ thì khiêng, không sót thứ gì.
Đám dân biểu ăn cánh với mafia cũng đổ xô vào công kích cản trở dự án bằng mọi cách, dằng dai mãi không chịu thông qua. Cứ thế cho đến lúc Muxôlini lên cầm quyền.
Nhà độc tài tuyên bố. phải xây đập nước bằng bất cứ giá nào! Mafia không những chỉ phá hoại dự án làm hồ chứa nước, mà còn phá hoại cả chế độ độc tài, vì vậy
Muxôhni quyết ra tay đào tận gốc. Hắn giao toàn quyền sinh sát cho một tay trùm mật vụ, bằng mọi cách lập lại trật tự trên đảo. Quả nhiên chỉ trong vài năm mafia bị đánh tan tác. Bất cứ ai bị tình nghi là marloso liền bị tống giam, đi khổ sai đập đá. Biết bao gia đình lương thiện bị vạ lây trong cuộc khủng bố tàn khốc này.
Cánh Bockikiô bầm gan tím ruột đòi quyết tử một phen, dù có ch.ết hết cũng chơi. Rốt cuộc, dù không ch.ết hết nhưng cũng mất một nửa, nửa còn lại.:. đi đập đá.
Cánh Bockikiô thoát khỏi họa tuyệt diệt là nhờ các phe . nhóm bạn bè giấu diếm đưa sang Mĩ những giọt máu cuối cùng của nó.
Lúc sang đến đây, họ Bockikiô lớn bé chỉ còn chưa đến hai chục mạng. Cả họ sống quây quần bên nhau trong một thị trấn nhỏ ở lưu vực sông Hađxơn gần Niu York. Nghèo đói cùng cực, đành phải xoay sang làm nghề đổ rác. Ai ngờ cái nghề mạt hạng ấy lại giúp cánh Bockikiô mở mày mở mặt trở lại mới lạ chứ? Các cơ sở của cánh mỗi lúc một mở rộng ra: nào hết rác, nào chế biến phân loại, riêng xe đổ rác đã có cả một đoàn. Nghề đời hễ có ăn là có đứa nhảy vào hôi. Cánh Bockikiô phản ứng ngay tắp lự: xe của bọn cạnh tranh bị đốt liên tiếp Bọn kia chờn, phải rút vội. Một tay đầu bò dám hạ giá thầu rác thì một ngày đẹp trời đã biến mất tăm, tìm mãi mới thấy một đống thịt băm lẫn trong mớ rác mà chàng đầu bò mới thầu về.
Ăn nên làm ra, nhà Bockikiô lại mở mang dòng họ, con trai, con gái trong họ không đủ nên lệ cũ dược nới rộng hơn, cho phép dựng vợ gả chồng với người ngoài với điều kiện phải là người Xixili. Nhân số tăng lên là phải tìm thêm nghề mới. Và thế là nhà Bockikiô đã kiếm được cái cần câu cơm hợp ý họ nhất - nghề trung gian hòa giải. Các phe cánh mafia đánh nhau sứt đầu mẻ trán, muốn cầu hòa thì phải có sứ giả, con tin. Cánh Bockikiô liền đứng ra dám nhận vai trò ấy và cũng được các cánh kia thù lao đúng mức cho dịch vụ này.
Thành viên của băng có chung một nét đặc trưng của dòng họ là tính hạn chế -hay nói trắng ra là sự đần độn ù lì hiếm có. Tuy vậy, họ cũng tự biết cái thân phận thua kém của mình nên không ham bon chen với các cánh khác trong việc mở mang và tổ chức các lĩnh vực làm ăn phức tạp như mãi ɖâʍ sòng bạc, buôn bán ma túy hay những trò tống tiền cỡ lớn. Mua một tay cảnh sát hạng bét họ còn cố xoay xở được chứ thật thà ngô nghê như họ thì biết đấng nào mà lo lót một "ô thần thế " Cánh này có hai điểm mạnh không ai chối cãi: lòng trung thành đối với cái mà họ cho là danh dự và sự hung hãn đã nói ở trên.
Họ Bockikiô không ai nói dối, không ai phản bội. Đối với họ , trò này quá là rắc rối nhiêu khê . Họ Bockikiô cũng không ai quên thù bỏ oán mà tha không hỏi đến, mất gì cũng phải trả hết. Chính những phẩm chất đó cộng với thời thế nhiễu nhương đã đem lại cho họ một miếng ăn béo bở.
Khi các phe phái thù địch muốn thương lượng hòa bình, chỉ cần nói qua với cánh Bockikiô một tiếng là xong. ông trùm cánh này sẽ thảo luận điều kiện gặp gỡ và phái đi đủ số con tin cần thiết. Lần Mai cơn phải đi gặp Xôlôdô, một đại diện của cánh Bockikiô đã được Xôlôdô thuê đến nằm ở nhà Côrleône làm bảo đảm cho tính mạng của Mai cơn. Nếu Xôlôdô giết Mai cơn thì cánh Côrleône sẽ hạ thủ ngay con tin, trong trường hợp đó bao nhiêu hận thù của cánh Bockikiô sẽ dội tất lên đầu Xôlôđô, kẻ có lỗi trong cái ch.ết của người thân họ. Lúc ấy thì không có gì, không một uy lực nào ngăn nổi cánh Bockikiô trả thù - có lẽ vì bọn này ù lì, đần độn chăng Nếu phải ch.ết, họ sẽ ch.ết ngay không nao núng và sẽ theo đuổi đến cùng những kẻ thất tín. Một con tin của cánh Bockikiô vì thế là một bảo đảm rất nặng cân đối với tính mạng của phái bộ đàm phán.
Cho nên khi don Côrleône nhờ đến cánh Bockikiô làm trung gian và bảo đảm cho mỗi bên tham gia đại hội một số lượng con tin thỏa đáng thì mọi nghi ngờ đều tan biến.
Có thể vững dạ lên đường kể như đi dự cưới?
Các con tin đã phân phối đủ, nơi gặp gỡ được ấn định là phòng họp của ban giám đốc một ngân hàng thương tín nhỏ. Chủ tịch ngân hàng chịu ơn sâu của don Côrleône và ông Trùm cũng là một người nắm cổ phần mặc dù cổ phần đó lại đứng tên ông chủ tịch. Đứng tên ông chủ tịch mà không hề có một chữ làm bằng?Lúc ông chủ tịch đề nghị lập giấy tờ làm tin thì ông Trùm gạt đi :
Lạ chưa, tin nhau là ở tấm lòng, chứ đâu cần phải giấy má gì? Cả gia tài tôi, cả tiền đồ của con cái tôi, một khi đã tin bạn, tôi còn giao trọn cho bạn nữa là!
Bạn mà không tin thì tin ai? Nói dại chứ, nếu bạn có lật lọng thì cái mất mát lớn nhất là lòng tin của tôi nơi bạn, không còn dám tin ai ở đời. Dĩ nhiên tôi cũng ghi lại ở đâu đó để nhỡ có gì các cháu nhà tôi còn biết tôi chăm lo cho chúng nó thế nào. Được bạn chăm lo cho chúng nó giúp tôi thì tôi cũng ngậm cười.
Ông chủ tịch ngân hàng hiểu ngay tuy chẳng phải là dân Xixili.
Vì vậy với ông chủ tịch, yêu cầu của Bố Già là mệnh lệnh cho nên, như đã hẹn, thứ bẩy đó toàn bộ khu vực điều hành cùng một phòng họp bày ghế da cách âm hoàn toàn đã được dành để thủ lĩnh các băng mafia khai hội.
Giữ chân canh cửa là một bọn đầu gấu được chọn lọc kĩ mặc đồng phục của nhà băng. Gần mười giờ, các đại biểu bắt đầu kéo đến. Theo dự kiến, ngoài Ngũ Đại Gia
Niuvork.còn có thêm mười nhóm khác đến dự từ khắp nơi trên nước Mĩ, trừ cánh Chicago của con cừu ghẻ lạc loài An Capone. Mọi mưu toan cải hóa bọn man rợ
Chicago cho phù hợp với đòi hỏi của một xã hội văn minh đành phải bỏ, còn mời bọn kẻ cướp thô tục ấy đến dự hội thì chẳng bõ công.
Có họp là có rượu, có đồ ăn. Mỗi đại biểu được quyền mang theo một phụ tá. Phần lớn đại biểu cùng đến với conlogliori của mình, thành ra phòng họp rặt các vị tiền bối. Tôm Haghen trẻ nhất và chỉ một mình không phải dân Xixili nên tuy là nhà chủ, nhưng cứ như người ngoài không bằng.
Haghen biết mình bị nhòm ngó nên cố tỏ ra chững chạc, không nói, không cười, chỉ lo săn sóc ông Trùm của mình: rót nước, đốt thuốc, sửa lại gạt tàn. Y tận tâm chu đáo nhưng không quị luỵ, bợ đỡ.
Có lẽ ngoài Haghen ra, trong phòng họp hôm ấy chẳng mấy ai biết mặt các danh nhân có chân dung treo trên vách. Toàn các vị có máu mặt, có cả bộ trưởng tài chính Hamintơn nữa! Hamintơn chắc không ngờ nổi rằng bọn trùm mafia lại họp đại hội ngay trong phòng họp của nhà băng thế này. Mà có biết chắc ngài bộ trưởng sẽ hài lòng - bọn này cũng thảo luận đúng đắn toàn chuyện làm ăn đấy thôi, kém gì giới tài phiệt!
Trong vòng nửa tiếng, từ chín rưỡi đến mười giờ, các đại biểu lục tục kéo đến theo một thứ tự được ấn định trước. Đầu tiên là don Côrleône - người khởi xướng hòa đàm, trong một nghĩa nào đó là chủ tọa. Xưa nay ông nổi tiếng là chính xác, qui củ.
Đến thứ. hai là Carlô Tramônti, kẻ hùng cứ một dải mấy bang miền Nam. Trung niên, đường bệ, cao hơn tầm vóc trung bình của dân Xixili, bộ mặt điển trai, rám nắng, chải chuốt và lịch thiệp,trông hắn ít giống người Italia mà giống các triệu phú Mĩ có ảnh in trên các bìa tạp chí đang nhàn nhã buông câu trên du thuyền riêng.
Cánh Tramônti kiếm tiền nhờ nghề đen đỏ và mới gặp don không ai ngờ nổi hắn đã quyết liệt thế nào mới có được một giang sơn như ngày nay.
Từ Xixili sang lúc còn bé tí, hắn bị quăng quật đến Phlôrida và lớn lên ở đấy. Hắn đầu quân cho một băng kiểm soát một mạng lưới sòng bạc rải rác khắp các thành phố miền Nam. Cầm đầu băng là các quan chức người Mĩ trong cơ quan chính quyền địa phương, toàn những tay sừng sỏ, đám cảnh sát mà không dựa dẫm cũng ghê gớm không vừa - có ai dám ngờ rằng một thằng Xixili nhãi nhép lạc loài lại đánh gục nổi các bậc đàn anh như thế. Sự tàn bạo thú vật của hắn làm bọn kia mất vía, nhưng chơi độc như hắn thì chúng không dám vả lại miếng ăn có đáng là bao mà đổ máu cho uổng, chúng nghĩ vậy. Tramônti lôi kéo đám cảnh sát về phe mình, tăng phần chia chác cho bọn chúng, cắt tiết luôn bọn chó hoang chỉ biết đớp hít cắn xé chứ không biết làm ăn. Chính Tramônti chứ không ai khác đã móc nối với tên độc tài Cua Batixta, nhờ đó mà ném tiền vào các cơ sở giải trí ở Havana - những sòng bạc, nhà tiêu sầu các kiểu - cốt trưng cải hào nhoáng sống gấp của châu Mĩ ra mồi chài khách thập phương. Hiện tại Tramonti có trong tay một trong những khách sạn sang trọng nhất ở Maiami Bích và tài sản của hắn đã tính bằng bạc triệu.
Cùng gã consigliori cũng rám nắng như hắn, Tramônti bước vào phòng họp, nói vài câu thương cảm phải chăng đối với một người cha vừa mất con và ôm hôn ông Trùm Cộrleône.
Đến thứ ba lả Giôdeph Daluki, trùm băng Đơtroit. Cánh Daluki giàu mặt kiểm soát một sân quần ngựa gần Đơtroit. Ngoài ra, hắn còn cai quản một phần đáng kể Các Sòng bạc địa phương. Bộ mặt tròn vành vạnh của Daluki đầy vẻ phúc hậu, chủ nhân một biệt thự đáng giá trăm ngàn dô la trong khu Groxx - Point, một trong những khu sang trọng nhất thành phố, con trai hắn là rể một dòng họ trâm anh thế phiệt lâu đời ở Mĩ. Giống don Côrleône, Daluki có tiếng là chín chắn và dè chừng.
Trong tất cả các thành phố có mafia tác quái thì Detroit xếp cuối cùng về số vụ phạm pháp bạo hành - suốt ba năm trong thành phố chỉ vẻn vẹn có hai án mạng. Ông trùm Đơtrit kiên quyết không dính vào chuyện buôn bán ma tuý.
Daluki cũng dắt theo consigliori và cả hai đều đến ôm hôn don Côrleône. Giọng trầm ồm ồm của Daluki giá không hơi đớt một tí thì đã không khác gì Mĩ gốc.
Mà trông hắn cũng y hệt một nhà làm ăn Mĩ nòi: quần áo đứng đắn, thái độ xởi lởi, dễ gần, sòng phẳng. Hắn nói: "Không phải đại ca gọi thì đừng hòng tiểu đệ chịu đến". Don Côrleône cúi đầu cảm kích. ông có thể mạnh dạn trông cậy vào sự đồng tình của Daluki được.
Hai ông trùm miền Tây dện Niu York chung một xe - ngay cả làm ăn hai gã cũng chung lưng đấu cật cùng làm. Đó là Phrank Phalcône và En tôm Môhnari, cả hai cùng trạc bốn chục, nghĩa là trẻ nhất trong các đại biểu dự hội. Hai gã cũng khác người ở cách ăn mặc ít nhiều phóng túng và cung cách nhắng nhít bổ bã, đúng kiểu
Hôlỉút. Phạm vi làm ăn của Phalcône là các nghiệp đoàn điện ảnh và mạng lưới sòng bạc trong các xưởng phim, thêm vào đó hắn còn dám nhiệm việc tuyển mộ và cung cấp thường xuyên khách má hồng cho các nhà thổ các bang Miền Tây. Vai vế ông trùm mà học đòi thói nghệ sĩ thì thật chướng quá. Phalcône chỉ học đòi tí tẹo thôi. Vì thế, các ông trùm khác cũng ít nhiều coi thường hắn.
Entôni Môlinari là bá chủ trong các khu bến tàu Xan Phrancixcô, hơn thế, trong trò đánh cá thể thao thì hắn là đệ nhất cao thủ. Xuất thân chài lưới cha truyền con nối, hắn mở ở Xan Phranxixcô một nhà hàng tên là cống vật của Hải vương mà hắn rất đắc ý, nghe đâu phải bấm bụng bù lỗ để bảo đảm giá trị của món ăn mà không nâng giá. Dân mình đồn đại trông cái con người có bộ mặt lạnh như tiền của tên chuyên gia bạc bịp này dính vào chuyện chuyên chở lậu các loại ma túy qua biên giới phía nam hoặc từ các xứ phương đông. Hai ông trùm trẻ trung có hai tay to vâm băm bổ đi kèm hẳn chẳng phải quân sư quân xiếc gì ráo, mà chỉ là hai thằng cận vệ, tuy vậy chắc chúng chả dám vác súng theo đến đây. Ai còn lạ gì hai thằng này là các cao thủ về món karate - tình tiết đó chỉ làm cho cử tọa tức cười thôi chứ không dọa được ai: giá hai ông trùm từ California lên có vác theo bình xông hương được Giáo hoàng ban phúc thì kết quả cũng giống thế. Mà kể cũng lạ, trong những kẻ hôm nay đến phó hội lắm người cũng là giáo dân, sùng đạo ra phết.
Đến tiếp theo là sứ giả của cánh Boxtơn - kẻ duy nhất bị tất cả các ông trùm khác coi thường. Ai cũng biết hắn chơi không đẹp với bọn đàn em, ăn quịt của bọn này từng xu một. Giá chỉ có thế thôi thì chưa sao - keo bẩn là tính trời sinh ra thế, mỗi người một kiểu. Điều không thể tha thứ được là hắn không biết giữ kỉ cương trong giang sơn của mình. Bọn này tranh ăn vặt vặt giết nhau lu bù, mạnh thằng nào thằng ấy làm, gọi là "nghệ sĩ lang thang " ấy mà - tóm lại bọn Boxtơn quá nhâng nháo, xem thường pháp luật, chẳng coi ai ra gì. Nếu bọn ở Chicago bị gọi là chó điên thì bọn Boxtơn bị liệt vào hạng gavoones - bọn vét đĩa. ông trùm là Đomenick Pan da. Tướng hắn ngũ đoản, ngang phè phè mà một ông trùm có lần đã phát biểu rằng trông biết ngay là kẻ cắp.
Xanhdica Clivlơn có lẽ là băng hùng mạnh nhất nước Mĩ về nghề đen dỏ, do một ông trùm cao niên đầu bạc,nét mặt tinh tế, già dặn cầm đầu; lão có biệt hiệu là do Thái không chỉ bởi ngoại hình - lão dùng nhiều dân Do Thái chứ không cứ gì phải Xixili. Nếu có thể thì lão đã cử một thằng Do Thái làm consigliori rồi, không như cánh Côrleône chỉ vì một mình Tom Haghen mà mang tiếng oan là cánh Irlơnđ. Cánh Do Thái là một guồng máy trơn tru, làm ăn rất khá và tuy bề ngoài thanh thoát nho nhã là thế, nhưng chưa ai nói ông trùm Cinxent Phorlenda thấy máu mà run bao giờ. Trông niềm nở nhũn nhặn vậy chứ lão điều khiển công việc hắc ra trò. Những người như lão cổ nhân gọi là nhu chế cương - quả không ngoa.
Đầu sỏ Ngũ Đại Gia Niuyork lục tục đến sau cùng và Tôm Haghen thấy ngay bọn này đàng hoàng oai vệ hơn hẳn dán chơi tỉnh lẻ. Thân hình rắn rỏi, đầu to, bệ vệ, cả năm đều có vẻ tai to mặt lớn hơn người - mũi to vương giả môi dày, mặt mày phương phi, quần áo không phải loại mới toanh, đầu tóc không cầu kì - cho thấy đấy là những con người bận rộn làm ăn, không hơi đâu để ý đến những tiểu tiết vặt vãnh.
Bá chủ bang Niu Gilơn và các bến tàu mạn tây Manhattan là Entôni Xtrachi. Hắn nắm các sòng bạc của Niu Giơi và có ảnh hưởng lớn trong bộ máy Đảng Dân chủ. Xtrachi có một đội xe tải và kiếm được khối tiền nhờ nó - xe tha hồ chở nặng được đến đâu thì chở, không ai ngăn cấm hay phạt tiền. Chạy xe kiểu ấy làm gì mà chả hỏng đường, là đường hỏng thì đã có hãng sửa chữa đường xá nhận thầu giá cao với nhà nước lo.
Cả hãng này cũng của Xtachi nốt - lòi cả đôi đường, vừa khéo. Dù vậy, Xtrachi theo quan niệm cũ nên không bao giờ dính vào nghề buôn thịt sống, tuy rằng vì là vua bến tàu nên muốn hay không muốn hắn cũng không thể không động đến ma túy. Trong Ngũ Đại Gia thì cánh này yếu thế hơn cả.
Phần bắc Niu York. là lãnh thổ của ôttiliô Cưneô - băng này chuyên đưa dân Italia vượt biên trái phép từ Canađa sang Mĩ, nắm toàn bộ các sòng bạc ở bắc Niu York; ngoài ra, nếu không được cách Cuneô dông ý thì đố có ai xin phép chính quyền địa phương cho mở trường đua ngựa được. Bề ngoài trông hắn có vẻ như một gã thợ nướng bánh nhà quê với bộ mặt tròn phúc hậu (trên danh nghĩa hắn là chủ một công ti sữa lớn) thành ra rất dễ cảm tình. Hắn quí trẻ con và trong túi lúc nào cũng đầy kẹo phòng hờ gặp đứa bé nào trong số cháu chắt của mình hoặc con cái bọn thủ hạ thì cho. Mặt đã to lớn còn đội thứ mũ tròn giống kiểu mũ panama dành cho đàn bà, vành kéo xuống, miệng cười hớn hở, ấm áp.
Khác với phần lớn các ông trùm, Cuneô chưa bao giờ phải ngồi tù, thậm chí không ai có ý nghi ngờ thực chất của công việc hắn làm nữa. Chẳng những thế mọi người đều coi hắn là một nhà làm ăn đàng hoàng đứng đắn, hắn họp hành liên miên trong đủ loại ủy ban, một lần còn được tiểu ban thương mại bầu là"Nhà doanh thương số một của Niu York trong năm".
Tới dự hội còn có đồng minh thân cận nhất của cánh Tataglia - don Emiliô Bardini. Cánh này ôm đồm rất nhiều món: nào mở sòng bạc và các quán tiêu sầu ở Bruclin và Quinx, nào cung cấp bọn ɖâʍ thuê chém mướn hùng cứ hòn đảo Xteitơn Ailơnđ, nào mở các ổ đánh cá thể thao ở Bronkx và Vextchextơ, cả buôn bán ma túy cũng có cánh này chấm ʍút̼. Don Bardine quan hệ mật thiết với các băng ở Chvlơnd và ở miền Tây.
Giây máu ăn phần cả trong các cơ sở giải trí ở các thành phố bỏ ngỏ của bang Nevađa như Las Vegas và Ren chứng tỏ hắn cũng là đứa biết nhìn xa, đến tận Maiami và Cua hắn cũng thò tay đến tranh ăn trong ngạnh du lịch. Cánh Bardini bận rộn đến thế cơ đấy. Sau cánh Côrleône có lẽ đây là cánh mạnh nhất trong tất cả các băng ở Niu York, có nghĩa là trong cả nước Mĩ. Bàn tay của Bardini còn thò sang tận Xixili nữa. Không có một nghề làm ăn phi pháp nào nhiều lãi mà hắn không mó đến. Nghe nói hắn còn bắt rễ vào cả phố Uôn. Ngay từ ngày đầu khởi chiến, hắn đã đem hết tiền bạc và ảnh hưởng của mình làm hậu thuẫn cho cánh Tataglia. Từ lâu hắn đã áp ủ tham vọng hạ bệ ông Trùm Côrleône và tự lập làm minh chủ của giới giang hồ nước Mĩ, nhân tiện báu xấu thêm một miếng trong mâm cỗ của don Côrleône. Hắn giống Bố Già ở nhiều điểm, thậm chí còn hơn ông về tài thích ứng với đòi hỏi của thời đại, cách làm ăn năng nổ hơn, xem xét sự việc phóng khoáng hơn. Ai chứ Emiliô thì không thể bảo là đồ chê chai đồng nát được. ở hắn toát ra mềm tự tin và sự táo tợn ngông nghênh của một tướng trẻ đầu bò đang lên mạnh và thấy ràng cờ đã đến tay. Hắn gây cho người ta ấn tượng của một cá nhân mạnh mẽ nhưng lạnh lùng chứ không tình cảm như don Côrleône - có lẽ giờ đây hắn là đứa "đáng nể nhất trong Ngũ Đại Gia.
Đến sau cùng là Philip Tataglia - kẻ cầm đầu băng đã ra mặt tranh giành quyền lực của cánh Côrleône bằng cách giúp đỡ Xôlôdô và suýt nữa đã thành công.
Ấy thế mà các cánh khác trong Ngũ Đại Gia lại có vẻ ít nhiều coi thường hắn. Trước hết là vì hắn đã u mê để cho Xôlôdô xui dại mà ăn phải bả của thằng Thổ ranh ma ấy. Chính vì hắn mà ngày nay mới xẩy ra cái trò đánh giết nháo nhào này, gây khó khăn rất nhiều cho việc làm ăn thường nhật của các gia đình Niu York. Sau nữa, hắn - một lão lục tuần già khú? - là đứa háo ngọt, thấy gái là híp cả mắt. Gì chứ khoản này thì hắn tha hồ múa may. Chả là nghiệp nhà của cánh Tataglia là nuôi điếm mà. Thu nhập chủ yếu của hắn là nhờ mãi ɖâʍ. Ngoài ra hắn còn nắm trong tày hầu hết các hộp đêm của nước Mĩ, hễ có mầm non nào nhiều hứa hẹn là cánh này nhặt bằng hết, dù ở thành phố nào đi nữa.
Phi líp Tataglia không ngần ngại chơi bẩn để xỏ mũi một danh ca tài ba hay một kép hài nào đó và bắt ép các hãng đĩa hát phải chịu theo điều kiện của mình. Tuy nhiên, cần câu cơm chủ yếu của hắn vẫn là gái.
Bọn đồng minh của Phihp Tataglia không ưa tư cách hắn. Suốt đời hắn kêu ca than vãn làm ăn sa sút. Bọn kĩ nữ thì biếng nhác, õng ẹo - đứa trốn, đứa tự vẫn, không còn ra làm sao cả. Bọn ma cô dắt khách rặt một quân lừa đảo ăn bám, chẳng đáng một xu. Không kiếm đâu ra lấy một đứa biết làm ăn cho ra hồn. Bọn trẻ Xixili nhà mình thì chê bai hết lời, bảo rằng buôn bán và chà đạp phẩm giá đàn bà là Ô nhục - mà bọn chó ch.ết ấy là cái quân giết người không biết ghê tay, chứ có hay hớm gì cho cam. Đó là cái kiểu Phillip Tataglia hay lê la than thở, mà cử tọa thì nghe hắn nửa phần khinh rẻ, nửa phần nhạo báng. Hắn kêu ca nhiều nhất là các quan chức nắm quyền cấm đoán hay cho phép bán rượu trong các hộp đêm và tửu điếm của hắn. Hắn thề sống thề ch.ết rằng phố Uôn không đẻ ra nhiều triệu phú bằng một mình hắn nhờ những món vi thiềng mà hắn phải cúng cho bọn khốn nạn đang nắm hộp son con dấu của Nhà nước.
Cũng lạ là tuy suýt nữa đánh gục được cánh Côrleône thế mà hắn vẫn chẳng được đứa nào vì nể. Ai cũng biết lúc đó sức mạnh của hắn là nhờ có Xôlôdô làm đội xung kích và cánh Bardini hậu thuẫn. Đã thế, hắn lại còn không biết tận dụng ưu thế đánh bất ngờ mà thừa thắng quật ngã đối phương - thấy rõ là hắn kém tài. Nếu hắn khéo léo làm ăn hơn một chút thì bây giờ chẳng ai phải lôi thôi thế này. ông Trùm Côrleône mà ch.ết là hết chuyện.
Là hai kẻ thù mỗi người đã mất một đứa con trong cuộc chiến, don Côrleône và Philip Tataglia gặp nhau chỉ gật đầu cao đạo. Đối với thủ lĩnh Ngũ Đại Gia, ông Trùm Côrleône là đối tượng chú ý đặc biệt - họ săm soi cố tìm ở ông một bằng chứng cho thấy ông đã chùn gân hay các dấu hiệu thương tích và nỗi đau mất mát. Việc ông muốn xóa bỏ hận thù sau cái ch.ết của con là hết sức đáng ngờ. Hình như ông dã chịu thua, nếu vậy cánh Côrleône từ nay xuống dốc là cái chắc. Không sao, gắng chờ một tí sẽ biết tất cả. -
Những lời chào mừng đã lắng xuống, khách khứa đã cạn mấy tuần rượu - .già nửa giờ trôi qua trước khi don Côrleône về vị trí chủ tọa đằng sau mặt bàn gỗ dẻ bóng lộn. Tôm Ha ghen khi đó kín đáo ngồi phía sau ông Trùm, hơi chếch về bên trái một chút. Đó là tín hiệu khai mạc - các ông trùm khác chia nhau ngồi cạnh bàn, đám cố vấn ngồi sau lưng ông chủ để lúc cần thì ghé tai thì thầm mấy câu.
Don Côrleône phát biểu trước tiên và ông nói bình thản như không có chuyện gì, như ông không hề bị trọng thương và thằng con cả của ông không hề bị giết, như giang sơn của ông không hề bị xâu xé bởi cuộc đâm chém đẫm máu, các con ông không trôi dạt mỗi đứa một phương: Phređô lánh sang miền Tây ăn nhờ ở đậu gia đình Môhnari, còn Mai cơn thì lẩn lút trong miền Xixili khỉ ho cò gáy. Dĩ nhiên ông nói bằng ngôn ngữ truyền thống của mafia - thổ âm Xixili.
- Thưa quí vị bằng hữu, trước hết xin cám ơn quí vị đã không quản khó nhọc đến dự hội. Tôi coi đây là một thịnh tình của quí vị dành cho bản thân tôi và thấy mình chịu ơn tất cả các bầng hữu có mặt hôm nay. Xin nói trước là tôi đến đây không phải để tranh cãi hay phân trần biện bạch gì hết. Mục đích duy nhất của tôi là bàn bạc, cân nhắc thật kĩ điều thiệt hơn để rồi sáng suốt thấy rõ lợi hại mà làm tất cả những gì cần làm, sao cho lúc chia tay chúng ta đã là những người bạn. Xin lấy lời nói của tôi để làm bằng, những bằng hữu nào đã biết tôi sẽ làm chứng rằng không bao giờ tôi sai lời. Và chỉ nói thế là đủ xin phép vào việc luôn. Chúng ta không phải con nhà luật để mà tụ tập nhau, làm giấy cam đoan này nọ . Chúng ta là những người biết trọng chữ tín.
Ông dừng lời. Không một ai lên tiếng. ở đây ai cũng biết nhẫn nại chờ đợi, thành thử cả bọn chỉ lẳng lặng hút xì gà hay nhấm uytxki, không nói không rằng. Có một cái gì đó đã liên kết những con người quái đản kì dị này, những kẻ không thừa nhận uy quyền của một xã hội có tổ chức, không chịu để ai sai khiến. Trên đời không một sức mạnh nào, không một con người nào bắt họ thần phục trái với ý muốn của họ. Bằng nhiễu loạn, bằng giết chóc, những kẻ đó dành cho mình quyền"tự do muốn gì thì muốn. Chỉ cái ch.ết mới lay chuyển nổi ý chí của họ. Nếu không thì phải là một lí trí cực kì sáng suốt.
Don Côrlene thở dài:
- Tại sao sự thể lại đến nông nỗi này Hỏi như vậy có phải là lên mặt dạy đời quá không? Xin thưa là không Bao nhiêu điều dại dột đáng buồn mà không ai cần đến. Xin phép được trình bày sự việc theo chỗ tôi hiểu để các quí bằng hữu phán xử.
Ông đừng lại xem có ai phản đối việc ông đơn phương giải tích sự vụ hay không.
- Ơn Chúa, tôi đã bình phục lại và có lẽ tôi sẽ tìm được lối thoát khôn ngoan chăng Có lẽ con trai tôi đã hành động quá nông nổi, cứ lao bừa, húc bừa chăng Cứ cho là thế đi. Dù sao cũng xin thưa với quí bằng hữu cho nó có đầu có đuôi Số là Xôlôdô có đến gặp tôi với một đề nghị mượn vốn và thế lực để làm ăn. ông ta khẳng định rằng đã được gia đình Tatagli hậu thuẫn. Việc này liên quan tới ma túy, một lĩnh vực mà tôi không ưa. Tôi vốn cầu an mà một việc kiểu này thế nào cũng làm tôi thấp thỏm bận rộn. Tôi giải thích rõ ràng như vậy cho ông Xôlôdô hiểu, hết sức tỏ ra tôn trọng ông ta và gia đình Tatnglia Tôi buộc lòng phải từ chối và đã trình bày hết tình hết lí để ông ta thông cảm. Tôi còn nói thêm rằng việc ông ta làm không hề cản trở gì công việc của tôi nên tôi không phản đối ông ta kiếm tiền bằng cách đó . Nhưng Xôlôdô lại đem lòng oán hận mà gây tai giáng họa cho mọi người. Đời là thế mà, biết làm sao được Trong chúng ta ai mà chẳng có ít nhiều bất hạnh. Tôi không định kể lể ra đây những tai họa của mình.
Don Côrleône ra hiệu cho Ha ghen róc giúp ông ít nước suối và chỉ trong nháy mắt cốc ông đã đầy. ông Trùm nhấp một ngụm.
- Tôi muốn giải quyết cuộc tranh chắp này bằng hòa bình, - ông nói tiếp. - Nhà Tataglia mất một đứa con, tôi cũng mất một đứa con. Coi như hòa. Nếu ở đời ai cũng đòi ăn miếng trả miếng bất chấp lí lẽ thiệt hơn thì thế gian còn gì nữa? Như thế khác nào trường kiếp nạn ở Xixili ta, đàn ông con trai đều làm mỗi một việc là tầm thù đòi nợ máu mà bỏ bẵng việc kiếm miếng cơm manh áo nuôi sống gia dình? Thế không phải điên rồ hay sao? Chính vì lẽ đó mà hôm nay tôi xin nói - phải đưa mọi việc trở về như cũ. Tôi đã không truy cứu kẻ nào phản bội và kẻ nào giết con tôi. Và tôi sẽ quên hẳn việc đó nếu hôm nay chúng ta giải quyết yên ổn vụ này. Tôi còn một đứa con nữa hiện còn phải lưu lạc - tôi muốn có được bảo đảm trong khi tôi thu xếp cho cháu được trở về bình yên thì sẽ không gặp bất cứ một sự khó dễ hay đe dọa nào từ phía chính quyền. Xong vụ này rồi lúc dó ta sẽ bàn sang những vấn đề tất cả đang quan tâm để cuộc gặp gỡ này trở nên có ích cho mỗi chúng ta, - bằng một cử chỉ đầy an phận, ông chắp tay để lên bàn. - Tôi chỉ muốn duy nhất có thế.
Bài phát biểu phải nói là rất khéo. Nó làm người ta thấy lại con người của don Côrleône thuở nào. Biết điều, ôn hòa, mềm mỏng. Nhưng không một ai bỏ qua những lời. Ông nói trắng ông đã hoàn toàn bình phục- như thế có nghĩa là bất chấp mọi tại ương đã đến với gia đình Côrleône, ông Trùm vẫn không cho phép ai dành đu với tinh. Cả cái ngụ ý rằng chừng nào người ta chưa cho cái ông đòi- tức là hòa bình- chừng đó đừng nói với ông về những chuyện khác làm gì. mất công. Cả lời đề nghị trở về nguyên vị cũng không bị bỏ sót-nghĩa là ông sẽ không chịu lùi một phân tuy năm vừa qua ông thiệt hại nặng nề hơn cả.
Nhưng đáp lại ông Trùm Côrleône không phải Tataglia, - Emiiliô Bardini lên tiếng trước: Giọng hắn khô khan, mạch lạc, nhưng không thể bảo là hắn ăn nói thô tục hay lăng mạ dược.
- Những lời ta vừa được nghe đây đều đúng cả, - hắn nói.- Nhưng chưa đầy đủ. Don Côreône quá khiêm đấy.
Bởi lẽ thiếu sự yểm trợ của don Córeône thì Xôlôdô và gia dình Tataglia không thể kham nổi việc này. Lời cự tuyệt của ông ta thực chất là làm hại họ. Tất nhiên ông ta không cố ý. Tuy nhiên, sự thật là sự thật- các quan tòa và các chính khách xưa nay vẫn được don Côrleône ban phát ân huệ, ai thì không chứ riêng ông ta vàn cứ nhờ vả được như thường, kể cả ma túy. Xôlôdô còn bị trói chân tay chừng nào chưa lắm được ít nhiều bảo đảm rằng thủ hạ anh ta sẽ được nương tay. Cái đó chúng ta ai cũng hiểu cả. Không thế thì chỉ có đi ăn mày cả nút.
Thời buổi bây giờ án đã nặng thì chớ, bọn quan tòa và biện lí lại hay nói thách cao quá mỗi khi cánh ta sa sẩy vì chuyện ma tuý. Lĩnh hai chục năm thì ngay cả dân
Xixili chưa biết chừng cũng không giữ được omerta mà khai phăng ra hết. Nếu thế thì hỏng bét. Bộ máy hình pháp don Côrleône nắm trọn trong tay rồi. Từ chối không cho chúng tôi nhờ vả vào đó rõ ràng là một hành động thiếu thiện chí. Vậy là ông cướp miếng ăn của vợ con chúng tôi rồi còn gì . Thời buổi này có phải ai muốn làm gì thì làm mà được đâu Một khi tất cả các quan tòa Niu York đều nằm trong tay ông thì ông cũng nên cho chúng tôi nhờ một tí hoặc mở lối cho chúng tôi tiếp cận họ mới phải. Dĩ nhiên với một việc như vậy ông có quyền đòi thù lao- nói gì thì nói, mình có dở hơi đâu mà làm việc không công. Nhưng ông không có quyền một mình múc giếng. Đơn giản là không có quyền.
Bardini dứt lời, tất cả ngồi im. Nói đến thế là hết nhẽ rồi- không thể có chuyện trở về nguyên vị được. Nhưng cái chính là qua lời phát biểu của mình, hắn đã cho mọi người thấy rằng nếu thương lượng hòa bình không xong thì hắn sẽ ra mặt đứng về phe Tataglia để chống lại don Côrleône. Hơn nữa, hắn đã giành ưu thế rõ ràng ở một điểm quan trọng. Cuộc sống và sự phồn vinh của toàn thể giới giang hồ xưa nay dựa vào sự cứu giúp lẫn nhau mà có- từ chối yêu cầu giúp đỡ của ai đó rõ ràng là một hành dộng thù địch. Không dưng người ta đã chẳng đến nhờ và không dưng người ta đã chẳng từ chối.
Cuối cùng ông Trùm Côr!eône lên tiếng:
- Thưa quí vị bằng hữu, tôi từ chối không phải vì xấu chơi. Quí vị bằng hữu đã biết tôi quá rồi. Xưa nay tôi đã từ chối giúp dỡ ai bao giờ? Tính tôi không có thế.
Nhưng lần này tôi phải từ chối. Tại sao vậy? Đó là tại vì nếu chúng tôi dính vào ma túy thì chẳng mấy lúc mà ch.ết. ở đất nước này mọi người đều chống nó quyết liệt
- Người ta sẽ không tha thứ cho đâu. Rượu, gái, đánh bạc là một chuyện - cái đó nhiều người ham nhưng bị Nhà nước và Giáo hội cấm, còn ma túy là chuyện khác.
Đó là hiểm họa cho mỗi người dính vào nó. Nó có nguy cơ phá hỏng hết tất cả những ngành làm ăn khác của chúng ta. Rồi thế này nữa. Được coi là có quyền lực vô biên đối với các quan chức tòa án và những người thừa hành pháp luật, phải nói là tôi rất hãnh diện. Giá mà được như thế thì còn nói làm gì! Đúng là tôi có đôi chút ảnh hưởng thật, nhưng nếu đả dộng dện ma túy thì những người xưa nay vẫn chịu nghe tôi sẽ thành ra điếc hết. Họ rất sợ dây vào cái thứ độc hại đó, vả lại chính bản thân họ cũng tối kị món này. Các tay chân cảnh sát đã bao che cho chúng tôi mở sòng bạc, ổ bao đánh cá hay các hộp đêm cũng sẽ không dám nhúng tay vào quảng bá ma tuý đâu. Chính vì vậy mà nhờ tôi giúp đỡ trong việc này khác nào hại tôi. Tuy nhiên, nếu tất cả các vị đều cho rằng điều đó là cần thiết, tôi xin sẵn sàng đáp ứng, cốt để dàn xếp cho xong cái chủ yếu.
Ông dừng lại, không khí đã bớt căng- tiếng rì rầm nổi lên khắp phòng, người ta thì thào trao đổi với nhau quanh bàn. Don Côrleône đã chịu nhượng bộ trong điểm cốt lõi ông đã nhận là che chắn cho việc tổ chức tiêu thụ ma túy. Nói khác đi, ông đã đồng ý với những gì mà Xôlôdô đã đề nghị ngay từ đầu- với điều kiện là đại hội hôm nay chuẩn y yêu cầu đó. Đương nhiên ông sẽ không trực tiếp tham gia làm ăn hoặc bỏ vốn vào đấy. ông chỉ dùng ảnh hường của mình trong các cơ quan hình pháp mà che chắn các dịch vụ này thôi. Nhưng như thế đã là một nhượng bộ lớn rồi.
Người đầu tiên lên tiếng là ông trùm. Los Angieles Phrank Phancône:
- Mọi người muốn nhảy vào ma túy thì đâu có cách gì ngăn được. Có điều họ sẽ mạnh ai nấy làm, chẳng có tổ chức gì hết và thể nào cũng rơi. Lãi thế thì ai không lao. Đã thế nếu ta cứ đứng ngoài thì chỉ thiệt. ít ra ta có thể thu xếp cho hay hơn, phòng ngừa cho tốt hơn. Nói cho cùng vai trò của chúng ta cũng không phải vô ích lắm, mọi việc đều phải có nề nếp qui củ, cứ để ai muốn làm gì thì làm nháo nhào vô tổ chức là không được.
Ông trùm Đơtroit, đồng minh tin cậy nhất của don Côrleône trong cuộc họp này, bây giờ cũng lên tiếng chống lại quan điểm của ông bạn mà kêu gọi xem xét sự việc một cách tỉnh táo.
- Bản thân tôi cũng ghét ma túy. Năm nào tôi cũng phải trả thêm ít nhiều cho thuộc hạ để khỏi dây dưa vào ma túy. Nhưng rốt cuộc vẫn không ăn thua. Các vị thử nghĩ xem, tự dưng có ai đến rì tai: "Tôi có bột đây, chịu khó bỏ ra ba bốn ngàn thể nào mình cũng kiếm được năm chục ngàn ngay". Nghe ngon lành thế tội gì cho qua? Thế là người ta bỏ bê hết công việc chính mà tôi trả lương cho họ làm để chạy đi đánh lẻ hết. Bởi lẽ ma túy có ăn hơn. Nhu cầu đối với nó mỗi ngày một lớn. Ngăn nó thì mình không ngăn được, cho nên nhiệm vụ của chúng ta là sắp xếp lại công việc, đưa nó vào qui củ. Không cho đem ma tuý vào trường học mà đầu độc trẻ con. Làm thế thì xấu xa quá, infamita. ở chỗ tôi, tôi sẽ cố gắng chỉ tiêu thụ trong tầng lớp da màu, bọn đen là chính. Loại khách hàng ấy là tốt nhất, lại khỏi lôi thôi phiền phức với chúng, vả lại đằng nào chúng cũng là giống súc vật ấy mà. Với thằng đen thì mọi thứ chẳng là cái quái gì cả- gia đình vợ con chẳng thiết, đến cả bản thân nó, nó cũng thây kệ. Thế thì cứ hốc cho đầy bột vào mà đầu độc linh hồn... Nhưng bỏ qua món này, cứ để nó muốn đến đâu thì đến không được - như thế chỉ có hại cho chính chúng ta mà thôi.
Mọi người ồn ào đồng tình với bài phát biểu của ông trùm Đơtroit. Hắn đã nói đúng tim đen.
Các ông trùm lần lượt phát biểu. Tất cả đều nhất trí rằng tiều thụ ma tuý là bẩn thỉu, mà rốt cuộc sẽ chẳng hay ho gì đâu, nhưng bỏ mặc nó đây cũng không xong.
Món này có ăn quá, thiếu gì đứa sẽ nhảy vào, mà toàn những đứa ấm ớ bạt tử, bất chạp hay dở nữa chứ. Bản chất con người là thế mà, đứa nào chả tham.
Rốt cuộc cuộc họp đã đi đến thỏa thuận. Mọi người có quyền buôn bán ma túy. Việc che chắn pháp luật bên miền đông sẽ do don Côrleône đảm nhiệm. Dĩ nhiên trên qui mô lớn chủ yếu là hai cánh Bardini và Tataglia sẽ làm. Bẩy được hòn đá chắn dòng ấy rồi, hội nghị chuyển sang các vấn đề khác. Còn nhiều thắc mắc đang cần được giải quyết lắm. Tất cả thỏa thuận rằng Lat Vegas. và Maiami sẽ là các vùng bỏ ngỏ, cánh nào muốn nhảy vào thì nhảy. Tất cả đều nhất trí rằng triển vọng của các thành phố này là rất lớn lao. Tất cả đều cam kết rằng trong những trường hợp bức thiết cần phải loại bỏ ai đó, nhưng có nguy cơ gây nhiều tai tiếng thì chỉ khi nào hội đồng cho phép mới được ra tay. Tất cả đồng ý sẽ khuyến cáo bọn thuộc hạ không dùng bạo lực nếu không thấy thật cần thiết và tránh báo thù đổ máu.
Mọi người cũng tán thành rằng tất cả các cánh khi được yêu cầu đều phải giúp đỡ nhau- mượn người trợ lực giúp nhau khắc phục các khó khăn về mặt kĩ thuật trong
những việc quan trọng sống còn, như mua chuộc quan toà chẳng hạn.
Cuộc họp có nguy cơ kéo dài nên don Bardini thấy nên kết thúc là vừa. Hắn lên tiếng:
Các vấn đề như thế là đã giải quyết hoàn toàn rồi. Hòa bình đã được vãn hồi- đó là nhờ công lao của don Côrleône cả. Về phần mình, xin nói rằng tôi rất mừng. Từ nay ta sẽ lật sang trang sử mới.
Riêng Philip Tataglia là vẫn tỏ ra hơi lo. Trong trường hợp tái chiến thì món nợ giết xôunicôrleône hắn phải trả đủ Vì vậy, hắn phải nói trước cho chắc ăn:
Tôi đồng ý với tất cả mọi đề nghị đã được nêu lên ở đây tôi sẵn sàng bỏ qua cái bất hạnh của mình. Nhưng tôi cũng muốn là đon Côrleône đưa ra những cam kết chắc chắn hơn nữa. Lấy gì bảo đảm rằng ông ta sẽ không tìm cách trả thù riêng Rằng sau đây vài năm khi thế đã chắc rồi, ông ta chẳng quên những giao ước thân thiện hôm nay? Liệu có thực chúng ta đã có thể yên tâm ra về bình an vô sự không đây. Bên Côrleône có dám cam đoan như tôi đang cam đoan trước mặt các bầng hữu đây không
Tới đó don Côrleône mới diễn thuyết một bài mà quí vị bằng hữu sẽ còn nhớ mãi. Trong bài phát biểu, ông đã dùng một thành ngữ sau này sẽ trở nên thông dụng chẳng kém gì Sơ sin nghĩ ra "bức màn sắt - tuy mãi mười năm sau nó mới được người ta biết đến.
Mãi bây giờ ông mới đứng dậy. Người tầm thước, ít nhiều gầy yếu sau thời gian dưỡng thương, trông ông già hẳn. Nhưng ý chí và sức mạnh minh mẫn vẫn như ngày nào.
- Nếu lí trí chẳng có giá trị với chúng ta thì, xin hỏi quí vị bằng hữu, chúng ta là cái giống người gì nhỉ?
Không có trí khôn thì khác nào dã thú? Nhưng may thay, chúng ta có trí khôn - ta có thể bàn bạc nói phải quấy với nhau và với chính mình. Thử hỏi tôi gây binh đao loạn lạc làm gì nữa nào? Con tôi bỏ mạng, đó là bất hạnh của tôi và tôi sẽ mang nỗi bất hạnh ấy suốt đời, nhưng làm những người vô tội trên đời này khó sống thì tôi được cái gì đâu? Xin lấy danh dự cam đoan rằng tôi sẽ không tầm thù. Trong mọi việc, chúng ta phải luôn hành động vì lợi ích của mình. Ngồi đây toàn là những người không muốn bị sai khiến - không muốn làm quân tốt đen trong tay bọn ăn trên ngồi trốc. Chúng ta đã gặp may ở xứ sở này. Ngày nay con cái của nhiều người trong chúng ta đã sung sướng hơn cha mẹ chúng. Nhiều người con là giáo sư, bác học, nhạc sĩ và đó là hạnh phúc của những kẻ làm cha. Trong chúng ta không ai muốn con cái phải lăn lóc theo vết chân mình, sống kiểu này vất vả quá. Tôi đã có cháu gọi bằng ông và biết đâu con cái của chúng nó chẳng có đứa nào trở thành Thống đốc hay thậm chí Tổng thống nữa? ở nước Mỹ này thì có cái gì là không được? Chỉ cần phải theo kịp thời đại. Thời đâm chém, bắn giết đã qua rồi. Đã đến lúc phải khôn ngoan nhậy bén một khi chúng ta là dân làm ăn, như vậy vừa có lãi hơn, vừa tốt hơn cho con cháu chúng ta.
Còn làm gì thì chúng ta sẽ không phải hỏi bọn tai to mặt lớn, bọn pezzdnoventi kia, những kẻ chỉ nhăm nhăm đòi dạy chúng ta phải sống thế nào, những kẻ gây chiến tranh đẩy chúng ta vào chỗ ch.ết để bảo vệ quyền lợi cho chúng. Ai bắt chúng ta phải tuân theo những điều luật mà chúng nghĩ ra nhằm có lợi cho chúng và có hại cho ta? Chúng là cái gì mà dám thò mũi vào khi chúng ta chăm lo cho lợi ích của mình? Đó là việc của chúng ta,- don Côrleône dần giọng.- Sonna co sa nostra. Là công việc của chúng ta, là nỗi lo lắng của chúng ta. Chúng ta sẽ tự quyết trong giang sơn riêng của chúng ta bởi vì đó là giang sơn của chúng ta- Co sa nostra. Và chúng ta phải đoàn kết nhau lại để đương đầu với sự can thiệp của ngoại nhân. Bằng không, chúng ta sẽ bị xỏ mũi dắt đi như hạng triệu người Italia di cư khác ở đất nước này.
Vì lẽ đó nên tôi bỏ qua không trả thù cái ch.ết của con tôi- vì lợi ích của đại cuộc. Xin thề với quí vị bằng hữu là chừng nào tôi còn chủ trì công việc trong gia đình thì không một ai trong số các vị ngồi đây bị động đến một sợi tóc nếu không có những lý do chính đáng và bằng cớ nghiêm chỉnh. Nhân danh lợi ích chung, tôi sẵn sàng hi sinh cả quyền lợi riêng nữa. Xin đem lời nói của tôi và danh dự của tôi để làm bằng, các quí vị bằng hữu ở đây chắc cũng biết tôi coi trọng cái đó thế nào. Nhưng ở đây tôi cũng có chút tư tâm. Con trai út của tôi bị tình nghi là thủ phạm giết Xôlôdô và một đại úy cảnh sát nên nó phải trốn tránh biệt xứ. Bây giờ tôi phải lo thu xếp để người ta rút lại lời buộc tội vô căn cứ kia cho nó được trở về bình an. Đó là việc của tôi và tôi nghĩ rằng tôi sẽ làm được.
Có điều xin thú thực tôi !à người dị đoan, nói ra thì xấu hổ, nhưng sự thực đúng thế. Vậy thì thế này. Nếu nhỡ ra thằng con tôi gặp chuyện không may, nếu một sĩ quan cảnh sát nào đó nhỡ tay hạ sát nó, nếu nó bỗng dưng tự treo cổ trong xà lim. nếu có kẻ nào tự nhiên đứng ra vu oan giá họa cho nó- thì vì dị đoan, tôi sẽ gán việc này cho ai đó trong số các quí vị ngồi đây xấu bụng với tôi. Xin nói rộng ra, nếu con tôi có bị sét đánh,tôi cũng sẽ buộc tội cho vài vị. Nếu máy bay nó rơi, nếu tàu thủy nó bị chìm, nếu nó phải gió phải may mà ch.ết, nếu xe nó bị tàu hỏa chẹt thì chỉ thuần túy là vì dị đoan mà tôi nghĩ rằng có vị nào ngồi đây yểm bùa trừ nó. Xin nói thẳng để các vị biết, cái kiểu bùa bả, những rủi ro như vậy tôi sẽ không bao giờ tha thứ. Còn thì những việc khác xin thề trên đầu đám con cháu tôi rằng tôi sẽ không đời nào vi phạm hòa ước ngày hôm nay.
Vừa dứt lời ông trùm Côrleône rời bàn tiến lại chỗ ông trùm Philip Tataglia đang ngồi Tataglia đứng dậy đón và hai ông trùm ôm nhau hôn. Cử tọa vỗ tay rào rào, các ông trùm khác đứng hết lên bắt tay nhau, chúc mừng don Côrleône và don Tataglia nhân khởi đầu của quan hệ thân thiện giữa hai người. Ai cũng hiểu rằng quan hệ thân thiện này chẳng phải nồng nàn gì đâu, hai người sẽ chẳng gửi quà mừng nhau lễ Giáng sinh đâu nhưng ít ra họ sẽ không giết nhau nữa. Như thế đã thân thiện quá rồi, còn đòi hỏi gì hơn!
Sau đó hội nghị bế mạc. Tiễn khách ra về, don Côrleône giữ riêng ông bạn Entôni Môlinari lại để cảm ơn ông trùm miền Tây đã cho thằng con thứ nương nhờ bấy lâu. Don Môlinari khoe rằng tiếng là đi lánh nạn nhưng Phrêdo làm ăn có vẻ phất lắm, xem ra hợp với nghề khách sạn tợn, đặc biệt là các bà, các cô ưu ái nó cực kì. ông bố không ngớt ngạc nhiên thấy thằng con cũng không đến nỗi nào - trong cái rủi cũng có cái may mà. Hai người gật gù tâm đắc, nhân tiện don Côrleône ngỏ lời xin hết lòng đền đáp. ít ra ông cũng giúp bạn được vài việc mọn chẳng hạn như sắp đặt đường dây truyền tin để người anh em đoán được kết quả đua ngựa xe thật sớm sủa, hay như có chuyện gì lôi thôi hoặc bọn chó điên Chicago có kéo xuống gây rối thì ông sẽ đỡ giúp một tay.
Mãi sập tối don Côrleône cùng Tôm Haghen mới về đến nhà. Hôm đó Rôccô Lampône giữ chân lái xe kiêm cận vệ. Lúc vào nhà, ông Trùm dặn Haghen:
- Mày nhớ để ý nâng đỡ thằng Lampône một tí. Tao thấy nó làm được những việc khá hơn đấy, Tôm.
Hay thật, Haghen ngạc nhiên nghĩ bụng. Suốt ngày thằng Lampône không mở mồm lấy một lần, cũng không ngoái đầu nhìn hai thầy trò cái nào. Lái xe hay mở cửa nó làm chẳng khác gì bọn lái xe khác. Nghĩa là con mắt tinh đời của ông Trùm đã nhìn thấy ở nó một cái gì đấy mà thằng consigliori không thấy.
Vào đến cửa, ông cho Haghen về và dặn y sau bữa tối sang gặp ông. Gọi cả Clemenxa và Texxiô đến nữa.
Ông sẽ chờ cả bọn lúc mười giờ tối, còn trước dó Haghen phải thuật lại cuộc họp vừa rồi để hai lão caporegimes nắm được tình hình.
Đúng mười giờ cả bốn người đã có mặt ở căn phòng trong góc nhà- văn phòng của ông Trùm.
Vậy là chúng ta đã kí xong hòa ước, - don Côrleône thông báo. - Tôi đã lấy danh dự mà cam đoan- với các anh thế là đủ rồi. Tuy vậy, các đồng minh của chúng ta cũng không được đáng tin cho lắm, nên chúng ta cứ phải đề phòng, không được lơi lỏng.- ông quay sang Haghen:
Mày đã thả bọn con tin về chưa
Haghen gật:
- Dạ, rồi. Vừa về đến nơi, cháu gọi điện cho Clemenxa ngay.
ông Trùm đưa mắt nhìn sang lão caporegimes hộ pháp. Lão kia cũng gật.
- Tôi cho về hết rồi. Lạ thật đấy, dân Xixili làm gì có thứ đần đến thế không biết Bọn Bockikiô này có thật ngớ ngẩn không, hay chỉ giả vờ?
Ngớ ngẩn mà ăn tiền đấy, khôn ngoan nhanh nhẹn đã chắc ăn ai chưa? Bọn Bockikiô kể ra cũng chơi được, không gây chuyện lăng nhăng, nhưng máu Xixili thì chúng nó chẳng còn lấy một giọt!
Hết phải đánh đấm rồi, có thể nghỉ ngơi một tí. Don Côrleône đích thân pha coctay mời từng người, đoạn ông cũng rón rén nhấp một ngụm và châm xì gà:
- Tôi muốn ta quên chuyện này đi, không ai được tìm cách bới móc xem bọn nào đã bố trí giết thằng Xantinô nữa. Tôi muốn chúng ta sẽ hết sức hợp tác với các gia đình khác dù họ có nổi máu tham mà ăn xén ăn bớt của chúng ta chút ít cũng cứ lờ đi cho xong. Dù có bị khiêu khích thế nào, chúng ta cũng cứ nín nhịn trước khi tìm được cách kéo Mai cơn trở về. Đó là cái chủ yếu mà từ giờ các anh phải lo. Phải nhớ rằng tôi cần được bảo đảm trăm phần trăm là lúc nó về sẽ không bị đe dọa gì hết.
Các nhân chứng thật không đáng lo lắm ta đã biết rõ từng người và lời khai của họ cũng không đáng ngại.
Đáng lo là cái khác- làm sao để cảnh sát không dựng bằng chứng giả vì bọn chỉ điểm cứ một hai là Mai cơn Côrleône đã bắn đại uý Mac Clôxki mà. Hồ sơ nào cũng ghi rõ thế cả, dễ gì biến có thành không được. Kiểu này không cần nhân chứng họ cũng cứ làm, chứ không thì mình chỉ việc loại bỏ nhân chứng là xong. Ngoài gã bồi bàn và thằng thực khách (có lẽ là người của Xôlôdô) ra còn có ai nữa đâu. Được rồi. Vậy là mình phải yêu cầu Ngũ Đại Gia bằng mọi cách có thể được thuyết phục cảnh sát đổi ý Làm sao để bọn chỉ điểm đem về đám cảnh sát một giả thuyết khác hẳn. Tôi nghĩ rằng sau lời phát biểu hôm nay của tôi, các đồng minh mới của chúng ta sẽ hiểu ra rằng giúp mình thì họ chỉ có lợi mà thôi.
Nhưng chỉ thế thôi chưa đủ Chúng ta phải tìm cách gỡ trắng án hoàn toàn cho Mai cơn. Nếu không thì nó chẳng nên về làm gì hết. Anh em thử tính xem thế nào. Lúc này không còn gì quan trọng hơn việc đó.
Lại nữa. Trong đời người nhầm nhỡ một lần thì còn được. Tôi đã hố một lần Bây giờ tôi định mua hết số đất còn lại ở vành đai vườn và mọi nhà cửa trên vành đai này. Để mà cách xa một dặm cũng chẳng có ma nào mở cửa sổ dòm trộm sang vườn nhà tôi được. Tôi muốn rào hết khu đất và bố trí canh gác cả ngày lẫn đêm ở bên trong. ở lối vào cũng lập một trạm gác nữa như vậy Tóm lại, từ nay tôi muốn sống trong pháo đài. Từ nay tôi sẽ không vào thành phố làm việc nữa. Anh em có thể coi như tôi bán hưu trí. Tôi chỉ muốn làm vườn chơi, đến mùa lại cất rượu. Chỉ mong yên phận ở nhà, không có gì thật quan trọng tôi không đi đâu hết, mà có đi là phải có hộ tống cẩn thận Xin anh em nhớ kĩ tôi không rắp ranh, không mưu mô gì hết. Chẳng qua tôi chỉ thận trọng mà thôi, trên đời không có gì tôi ghét bằng bừa bãi, cẩu thả Đàn bà trẻ con làm bừa làm ẩu còn có thể tha thứ được, chứ đàn ông thì cấm chỉ. Tóm lại cần làm gì ta cứ làm, tuy vậy cũng đừng ồn ào quá người ta hiểu nhầm.
Tôi sẽ dần dần dồn hết công việc cho anh em phụ trách. Regime của Xantino tôi sẽ giải tán, cho sát nhập vào các regimes của hai anh em Clemenxa và Texxiô.
Cái đó càng chứng tỏ là tôi thực lòng mong muốn hòa bình. Tôm, mày chọn mấy đứa xuống las Vegas xem sao, chúng nó phải báo cáo với tao về mọi việc dưới đó, nhân tiện xem thằng Phrêdô làm ăn thế nào mà nghe nói thay đổi ghê lắm. Người ta bảo nó nấu nướng khá và chạy theo gái như điên. ở nhà thì nó đàng hoàng đứng đắn là thế, nhưng nói vậy chứ thà nó ở dưới đó còn hơn, nghề này thì nó không kham được. Dứt khoát không được!
Haghen rụt rè tham gia:
- Hay ta đưa Carlô xuống đấy? Nó là dân Nêvađa thì hẳn phải thông thuộc las vegas lắm.
ông Trùm lắc dầu:
- Không có con gái ớ nhà, bà nhà tao bà ấy nhớ. Tao muốn con Conxtaxia với chồng nó sang đây ở. Tao muốn đưa Carlô vào làm việc gì tử tế hơn- có lẽ tao có hơi khắt khe với nó, với lại... - Don Côrleône nhăn mặt, - tao thấy thiếu thiếu mấy đứa con trai. Mày thử xếp nó sang làm nghiệp đoàn xem. Công việc ở đãy chủ yếu là giấy tờ và biết ăn nói cho hay mà. Cái đó thì nó làm được giọng ông Trùm nghe có chút kinh bỉ.
Haghen gật đầu:
- Vâng, cháu với Clemenxa sẽ chọn người đi Las Vegas. Hay là dể cháu gọi Phrêđô về chơi mấy hôm được không bác?
Ông Trùm gắt lên:
- Để làm gì? Kệ nó ở đấy.
Thấy ông Trùm bực mình, cả ba người lúng túng ngọ ngậy trên ghế. Không ngờ Phrêđô lại bị bố ghét đến mức ấy. ông Trùm gật gù :
- Xem ra năm nay ớt xanh và cà chua trong vườn tôi sai quá, không khéo ăn không xuể đáu. Thể nào tôi cũng biếu anh em một ít để lấy thảo. Về già rồi tôi muốn sống yên tĩnh. Công việc chỉ có thế thôi. Nào, anh em uống thêm chút nữa đi .
Như thế có nghĩa là cuộc nói chuyện đã hết. Mọi người lục tục đứng dậy, Haghen đưa Clemenxa và Texxiô ra xe, hẹn ngày giờ gặp nhau dể giải quyết công việc.
Sau đó y trở lại văn phòng vì biết ông Trùm đang chờ.
Quả nhiên don Côleône đã cởi áo vét, tháo cavát và nằm dài trên đi văng. ông yếu ớt khoát tay bảo y ngồi xuống ghế.
- Thế nào, consigliori, mày không tán thành những điều hôm nay tao làm hả?
Haghen nghĩ ngợi một lát:
- Đâu có, bác, - y đáp. - Cháu chỉ thấy không được nhất quán lắm, vả lại chẳng giống bác tí nào. Bác nói trắng bác không muốn truy cứu cái ch.ết của Xantino và không định trả thù. Cháu không tin thế Bác đã hứa không phá bỏ hòa ước, có nghĩa là bác sẽ cho phép kẻ thù của bác giữ phần thắng. Bác đã ra một bài toán mà cháu không giải nổi thì cháu biết đằng nào mà tán thành hay không tán thành?
Vẻ hài lòng thoáng hiện trên mặt ông Trùm:
- Khá lắm, mày nghiên cứu tao khá kĩ đấy. Mày không có máu Xixili, nhưng tao đã làm mày thành người Xixili Mày nói đúng dấy, Tôm, còn lời giải thích thì có chứ, rồi mày sẽ hiểu ra thôi. Nhưng điều quan trọng nhất là làm sao dưa Mai cơn về càng sớm càng tốt. Đó là nhiệm vụ hàng dầu của chúng ta, mày hãy hướng hết mọi ý nghĩ và hành động vào việc thực hiện nó đi, Tôm.
Cố tìm những khe hở hợp pháp để len vào bằng được, tiền bạc không thành vấn đề. Tuyệt đối không để sơ sẩy một li. Mày thử đi hỏi các nhà hình luật giỏi nhất xem. Tao cũng nhắm mấy ông quan tòa cỡ lớn để mày đến tham vấn riêng. Còn lúc này ta sẽ phải cực kì thận trọng mới được, coi chừng bị phản bội bất cứ lúc nào.
Cũng như bác, cháu không chỉ ngại các bằng chứng thật mà cả bằng chứng giả nữa, - Haghen nói.- Chỉ cần Mai cơn bị tạm giữ thôi là các bằng hữu bên cảnh sát sẽ tìm cách thịt nó mất. Hoặc tự chúng sẽ giết trong xà lim cách li hay đưa một thằng tù khác vào khử nó . Cần phải không để xẩy một cái cớ nào để bọn kia bắt giữ hay buộc tội nó mới được.
Don Côrleône thở dài:
- Tao biết, tao biết rồi. Nhưng phải làm ngay, lần chần là nguy hiểm lắm. ở Xixili, tình hình đang không ổn định. Lũ trẻ không chịu nghe lời người lớn, mà trong những đứa bị trục xuất từ Mỹ vế cũng có những thằng nanh vuốt mà các ông trùm địa phương chắc không đủ sức đọ lại Tháng Mai cơn không bị bọn này thì bọn khác chơi mất. Hiện nay nó đang được che giấu an toàn, nhưng còn được bao lâu không? Đó là một trong những lí do buộc tao hôm nay phải cầu hòa. Bọn bạn bè của Bardini bên Xixili đã bắt đầu đi tìm dấu vết của Mai cơn.
Đó là lời giải thứ nhất cho mày đấy. Tao không còn cách nào khác ngoài cách cầu hòa để bảo đảm an toàn cho thằng con. Tao không còn cách lựa chọn nào cả.
Có thế chứ. Chính vì vậy mà ông Trùm mới phải công phu dàn cảnh như thế chứ. Tuy vẫn còn chưa hết thắc mắc, nhưng Haghen không hỏi làm sao ông biết được những tin tức đó. Y quay sang chuyện khác.
- lúc bàn việc làm ăn với cánh Tatagla, cháu có cần bắt nó nhất thiết phải lấy những đứa chưa hề có vết hay không? Hễ có tiền án rồi thì khó đòi quan tòa giảm án được lắm.
Ông Trùm nhún vai:
- Mày chỉ cần nhắc qua thế thôi, không phải ép. Nếu chúng nhét một thằng có vết rồi mà thằng này bị bắt nữa thì mình cứ mặc kệ chúng nó, không thèm động tay giúp đỡ gì hết. Cứ bảo rằng mình không đủ sức lo.
Nhưng thằng Bardini thì không cần phải dạy đâu, tự hắn cũng biết rồi. Mày để ý mà xem- hắn không nói một câu nào để bị ràng buộc vào vụ này hết. Bao giờ hắn cũng thoát ra vô sự.
Heghen bồn chồn hỏi:
- Vậy ra ngay từ đầu hắn đã đứng sau lưng Xôlôdô và Tataglia đấy?
Don Côrleône thở dài:
- Tataglia chẳng qua chỉ là thằng ma cô dắt gái. Hắn làm sao chọi nổi Xantino. Biết vậy nên tao mới không cần truy cứu chuyện này chứ. Tao chỉ cần biết- ở đây có bàn tay của Bardini nhúng vào, thế là đủ.
Haghen lắng nghe và nhập tâm. Từng bước từng bước ông trùm đã đưa y đến lời giải, nhưng vẫn còn một điều gì rất quan trọng mà ông không nói ra. Haghen biết rõ điều gì nhưng y còn biết rằng y không được hỏi. Haghen đứng dậy định chào ông Trùm về, ông dặn thêm:
- Nhớ đấy, Tôm, điều quan trọng nhất là phải nghĩ cách kéo bằng được Mai cơn về. Nghĩ cả ngày lẫn đêm. Và thế này nữa. Mày liên lạc với tổng đài điện thoại bảo người ta tìm cách gửi cho tao bản thống kê các cuộc điện đàm hàng tháng của Clemenxa và Texxiô- cả gọi đến lẫn gọi đi. Tao dám thề rằng hai người này không bao giờ phản tao. Nhưng một chuyện nhỏ nhặt đến đâu nếu biết trước được thì vẫn hơn.
Haghen gật đầu đi ra. Ghê thật, không biết ông già có kiểm tr.a cả mình hay không hắn thấy xấu hổ với những nghi vấn của mình. Nhưng bây giờ y đã biết chắc rằng trong đầu Bố Già, trong những mê cung ngoằn ngoèo rắc rối của ông đang hình thành một kế hoạch hành động tính trước rất nhiều nước cờ và sự nhượng bộ hôm nay chẳng qua chỉ là một cuộc rút lui chiến thuật, Cả cái điều mà không ai nói đến một lời, điều này y không dám hỏi và don Côrleône cũng làm thinh- cả điều đó cũng còn chưa rõ. Tất cả đều chỉ ra rằng một ngày rửa hận đang được chuẩn bị.