Chương 16

Carlo Rizzi hận đời lắm. Làm rể nhà Corleone đã tưởng bở, nào ngờ bị lờ tuốt, chỉ được thí một chân bao đề, bao đánh cá hạng bét ở miền Đông Manhattan. Bên cư xá Long Beach còn thiếu gì nhà ở, nếu ông bố vợ muốn cấp cho một căn thì dễ quá đi! Chỉ cần ổng nói một tiếng là có quyền chiếm một căn. Phải có chân đứng trong cư xá thì mới mong có một việc gì kha khá trong nhà này chớ?


Rõ ràng là ông bố vợ coi nó rẻ mạt. Hừ, Ông Trùm Corleone...Bố-Già Corleone! TưởngBố-Già ghê gớm thế nào hóa ra cũng bị chúng quất nằm ngay đơ ra đường như một dân chơi hạng bét! Phải chi lão ngủm thì đỡ khổ quá. Thằng Sonny lên là nó có đường vì bề nào cũng bồ bịch một thời gian.


Carlo ngó con vợ rót cà-phê. Trông tởm quá đi mất! Mới lấy chồng có 5 tháng mà người nó bề bộn, lại vác cái bụng chình ình rõ ra thứ gái xề. Mấy con gốc Ý ở Nữu-Ước vậy hết. Nó đưa tay rờ cái bầu của Connie. Con nhỏ mỉm cười thì nó giộng một câu: “Cô chắc nhiều dăm-bông hơn heo nái!”


Xỏ xiên, chửi bới được là Carlo làm liền vì thấy Connie nhăn mặt hoặc rơm rớm nước mắt là nó khoái chí lắm. Mày có là con gái cưng Ông Trùm, bố mày có mạnh thì mày cũng là vợ tao, cũng ở trong tay tao, tao muốn hành sao thì hành. Mày có là con nhà Corleone cũng vẫn bị hành!


Carlo đã hành hạ ngay từ đêm tân hôn. Connie nhất định không chịu nạp cái túi tiền mừng đám cưới thì nó đập thâm tím mặt mũi, giựt phăng và xài hết tiền, chẳng thèm nói một lời. Cứ kể ra cũng hơi quá đáng vì 15 ngàn đô đâu phải ít mà nướng hết ở trường đua và bao gái lu bù! Nó biết con vợ đang đứng sau lưng nó “chiêm ngưỡng” cơ người lực sĩ nên vươn tay ra lấy cái đĩa ở đầu bàn, Carlo cũng kín đáo gồng mấy bắp thịt ở vai ở lưng cho hách.


Nó lực sĩ thì ăn đớp cũng phải lực sĩ chớ? Thật nhiều và thật bổ dưỡng! Con nhãi con Connie không mê nó sao được kia chứ! Nó đâu phải týp chồng bệu những mỡ như mấy thằng gốc Ý ở đây. Tóc vàng cắt ngắn, lông tay lông chân thật khỏe, ngực nở bụng thon như thế này thì nhất. Đám thanh niên quen biết nhà Corleone có thằng nào bảnh bằng nó? Kể sức khỏe đấm đá thì bọn Clemenza, Rocco Lampone, Paulie... nó coi như đồ bỏ hết. Ủa, thằng Paulie không biết vừa bị thằng nào chơi?


available on google playdownload on app store


Nhưng Carlo ngán Sonny. Cứ lấy sức ra chọi thì thằng anh vợ này có nặng hơn, bự con hơn, Carlo cũng chơi dư sức. Nhưng nghe danh “Đao phủ thủ” đâm rét. Nghe đồn nó giết người như ngóe sao lúc nào cũng chỉ thấy Sonny cà rỡn, cười hề hề kìa? Hắn lên thay Ông già thì đỡ quá!


Carlo uống cà-phê; bực bội vì nhà cửa gì mà chật hẹp quá. Nó quen ở miền Tây, rộng chân rộng cẳng xưa nay. Lát nữa phải lái xe “bua-rô”, làm ăn, từ đầu thành phố đến cuối thành phố, cho kịp giấc đánh cá trưa. Hôm nay chủ nhật, thiên hạ đổ xô đến đánh cá thể thao, baseball, bóng rổ... món nào cũng đông hết!


Carlo quay lại nhìn Connie đang mặc quần áo “ăn diện” đi chơi chúa nhật. Nó diện tởm hết chỗ nói: Váy lụa in hoa sặc sỡ, thắt lưng, vai bồng.. lại còn vòng vàng, bông tai thật quê! Ít nhất cũng già đi 20 tuổi!
- Ủa, tính đi đâu đấy?
- Về Long Beach thăm ông già coi bịnh tình thế nào?


- Vậy là hồi này Sonny vẫn làm xếp sòng cả đám hả?


Connie trợn mắt bắt bẻ: “Ủa, cái gì mà xếp sòng cả đám?”. Nó gầm lên: “Con khốn nạn, mày còn nói với tao cái điệu ấy là coi chừng tao đá sút con ra ngoài!” Nó hoảng hồn thì Carlo càng muốn điên lên, nhảy tới giộng một tát trời giáng. Môt... hai... ba... trở qua trở lại. Cặp môi bật máu, bè ra và sưng vù lên.


Carlo ngừng tay. Vậy là quá đủ... hơi quá giới hạn là khác vì nó không muốn để lại vết tích, bằng chứng. Connie chạy vào phòng đóng cứng lại, khóa cửa. Thây kệ, nó cười ha hả ngồi uống nốt chỗ cà phê bỏ dở.


Ngồi hút thuốc chán Connie vẫn chưa trở ra. Nó bèn giộng cửa đùng đùng: “Mở ra cho tao vô lấy đồ thay”. Phải dọa đạp văng cửa nó mới chịu mở và còn dấu mặt, quay lưng đi. Nó nằm úp mặt vào vách, cởi đồ ra từ hồi nào. Vậy là nó không muốn đi nữa. Thà nó đi về còn có chút đỉnh tin tức nội bộ cánh Corleone.


- Mới có bấy nhiêu đó mà đã hết hứng, hết muốn đi?
- Tôi không đi nữa!


Giọng nó vùng vằng đầy những nước mắt nghe vụng về ngường ngượng. Carlo bèn xà xuống giường, kéo nó bắt quay lại coi mặt. Đúng rồi, nó không muốn đi là phải. Mặt mũi sưng vù, bầm tím thế kia thì đi sao? Không ngờ mới có mấy cái tát mà nặng thế? Gò má bể, môi trên rách, sưng vù lên trông ghê quá. “Thôi được. Hôm nay tao về trễ nghe!”


Carlo đi xuống, ra xe hơi đậu ngoài đường. Coi, đã có một giấy phạt đậu xe trái phép gắn ở kính trước... mà lại là thứ dữ, phạt 15 đô-la lận! Thây kệ, Carlo thảy đại nó vô hộc táp-lô xe. Nó cảm thấy hứng thú. Lần nào cũng vậy, dượt được con vợ một mách là thấy hả hê, trả hận được phần nào!


Hôm cho nó ăn đòn lần đầu tiên, Carlo cũng ngại lắm chớ? Nó chạy ngay về Long Beach, đưa cái mắt thâm tím ra mách mẹ, mách cha làm Carlo đã teo một ngày hôm đó. Nhưng chập tối thấy mặt nó mò về và tự nhiên lại ngoan ngoãn hơn bao giờ hết! Carlo thấy thương hại, định bụng phải ăn ở tử tế một chút, đối xử nó đàng hoàng. Ăn nói lịch sự, cưng chiều và yêu cũng cố giữ cho đúng mực, ngày một đêm một đều đặn. Thấy Carlo có vẻ hối hận, Connie mới thực thà kể lại...


Thì ra thấy con gái bị chồng đánh mặt mũi tím bầm, khóc lóc chạy về mách, Bà Trùm cũng nóng lòng, yêu cầu ổng la thằng Carlo một tiếng. Cả hai người cùng không hài lòng cái vụ này chút nào nhưng Ông Trùm thản nhiên:


- Nó là con mình thật... nhưng lấy chồng là phải theo chồng. Thằng chồng nó có quyền và có bổn phận. Ngay ông vua nước Ý cũng chẳng dám xen vô chuyện riêng của vợ chồng nhà người ta. Mày về đi, ráng học cách ăn ở, chiều chuộng sao cho nó không đánh mày đuợc kìa!


Thấy bố không bênh, ỷ là con cưng xưa nay Connie bèn làm mặt hờn, hỏi lại: “Thế bố có đập mẹ bao giờ đâu nào?” Ông Trùm nhìn bà vợ: “Ô hay, mẹ mày có làm gì mà bố phải đập?" Bà Trùm gật đầu cười mỉm.


Khi Connie mách đến vụ Carlo giựt túi tiền thì Ông Trùm nhún vai: “Tao cũng làm như vậy... nếu vợ tao có thái độ láo lếu, dễ ghét như mày!” Bị xử ép quá, Connie đành phải trở về nhà và đâm hoảng. Không hiểu tại sao ông già, bà già lại lạnh nhạt với nó đến như thế? Nó ngơ ngác, sợ hãi vì xưa nay vẫn được bố cưng chìu nhất nhà.


Sự thực Ông Trùm đâu thể lạnh nhạt với đứa con gái cưng duy nhất như nó tưởng? Ông không nói nhưng cho lệnh cấp tốc điều tr.a và biết ngay số tiền mừng đám cưới Carlo đã đem xài vào những mục gì. Ổng còn trao cho Tom Hagen mật lệnh gài người bên cạnh, coi thằng Carlo hàng ngày làm ăn ra sao. Từ nhất cử, nhất động của Carlo đều bị theo dõi, báo cáo đầy đủ từng ngày từng giờ. Ông Trùm biết hết.


Nhưng biết để biết vậy thôi. Làm gì được? Đâu thể dùng áp lực ép nó, bắt buộcmày phải làm chồng con tao cho đàng hoàng . Đó là vụ không thể can thiệp, chớ có dây dưa vào.


Ông Trùm đã dứt kkhoát nên khi Connie có bầu thì ổng càng tin là mình làm đúng, dù con nhỏ mấy lần bò về nhà khóc lóc với mẹ và bà Trùm chịu không nổi đành lại phải cho chồng hay. Nó còn nói ly dị thì ly dị cũng được.


Xưa nay Connie chưa hề bị bố la. Nhưng vừa nghe nó nói ly dị cũng được là Ông Trùm nổi trận lôi đình “Đồ khốn! Con thì phải có cha. Mày ly dị để con mày ra đời mồ côi cha hả? Mới ra đời mà không cha... liệu có được không?”


Nắm được chỗ đó, Carlo Rizzi được thể lừng dẫu. Nó khoái chí tả lại trận dượt võ sáng nay cho hai thầy ký nghe. Có bầu cũng đập. Con gái cưng của Ông Trùm cũng cứ ăn đòn như thường! Sally và Coach coi bộ phục quá. Dám làm vậy mới hùng.


Sự thực Carlo Rizzi chẳng dại gì làm người hùng nếu có biết Sonny Corleone nghe chuyện con em gái bị chồng hành hạ đã lồng lộn, quát tháo đòi “bắn ch.ết cha thằng khốn”. Ông Trùm phải đích thân ngăn cản, dùng quyền làm cha để cấm nó và giọng ổng cương quyết đến nỗi hung hăng như thằng Sonny cũng phải ngán. Nó không thể và không dám trái lệnh bố nên đành... không dám gặp mặt Carlo Rizzi vậy. Chỉ sợ thấy nó là không dằn nổi cơn nóng giận!


Cho nên Carlo Rizzi vẫn lừng, vẫn cho là chẳng ai làm gì nổi. Buổi sáng Chúa nhựt, nó vừa trút được nỗi uất hận nhà Corleone bằng mấy cái tát sưng mặt con Connie nên lấy làm khoái chí, tà tà lái xe đến bua-rô. Nó đâu biết có một người cũng sắp phóng xe đến chỗ nó làm ăn và người đó là ông anh vợ Sonny Corleone.


Thực ra Sonny đâu có ý xía vô công chuyện Carlo Rizzi? Đêm thứ Bảy, nhớ con nhỏ Lucy Mancini quá nên nó “nhảy dù” đại khỏi cư xá, mò về Nữu-Ước hú hí với em một đêm. Để phòng thân, mình nó phải có 4 thằng đi theo. Đêm thứ Bảy, hai thằng một phòng, chặn hai đầu để xếp Sonny chiếm phòng giữa mới yên chí. Đi đường Sonny đâu cần cận vệ đi chung xe cho vướng tay vướng chân? “Đao phủ thủ mà” không tự bảo vệ được sao? Nó lái một mình, hai thằng lái xe chạy trước, hai thằng đi xe sau đoạn hậu.


Như là quá bảo đảm, nếu lâu lâu mới “dù” về Nữu-Ước một lần. Bữa nay Chủ nhật, Sonny tiện xe muốn ghé lại Connie, đưa nó về thăm ông già một lượt. Thắng Carlo sức mấy để xe cho nó đi và giờ này nó còn phải tới “bua-rô” mần ăn chớ? Quả nhiên nó vừa vọt xe đi thì Sonny tới.


Sonny để hai gã đàn em lên trước. Chừng xe sau tới, hai thằng nhảy ra coi chừng đường đàng hoàng thì nó mới xuống, mắt trước mắt sau đi vô bin-đinh. Chỉ có 1 phần triệu nguy hiểm nhưng Sonny vẫn lo đề phòng. Nhưng cú hung hiểm ngày đó đã dạy nó chớ có coi thường bất cứ chuyện gì.


Chẳng hạn như thang máy là Sonny không bao giờ xài. Tội gì đâm đầu vào cái bẫy-điện đó để nạp mạng oan? Dù có phải hùng hục leo lên từng thứ 8 nó cũng chê thang máy!


Nó vừa thấy tận mắt thằng Carlo vọt xe đi, vậy chỉ có mình con Connie ở nhà chắc. Nhưng sao kêu cửa vẫn lặng ngắt thế này? Khi Sonny giộng mạnh, xưng tên đàng hoàng mới nghe trong nhà tiếng yếu ớt. “Ai đó?” Tiếng Connie rõ... nhưng sao nó có vẻ sợ sệt, hoảng hốt, ngập ngừng thế này? Nó xưa nay đâu phải đứa nhõng nhẽo, nhút nhát? Chuyện gì ghê gớm vậy? “Connie, mở cửa mau. Anh Sonny đây”.


Có tiếng chân chạy, tiếng khóa mở lật bật rồi cửa bật mở, Connie nhảy xổ vào lòng anh, khóc nức nở. Ngạc nhiên quá, Sonny đứng ngây người... Nhưng khẽ đẩy Connie ra và liếc nhìn mặt con em là Sonny biết liền. Mặt nó sưng vù, sưng húp híp.


Sonny khẽ gỡ tay em. Nó nhăn mặt, hùng hổ quay ngoắt ra toan rượt theo “bắn ch.ết cha thằng khốn”. Nó giận sùi bọt mép, nhưng chạy đi đâu được? Connie níu cứng lấy anh, nhất định không chịu buông mà khóc lóc, van vỉ kéo vô trong nhà bằng được. Tính nết ông anh cả nó còn lạ gì? Nó đâu dám hé môi về vụ bị chồng ăn hϊế͙p͙? Phải ráng đeo cứng, níu chặt lại. Connie ép anh ngồi xuống ghế, đóng cửa lại rồi kể lể:


- Anh ơi, tại em gây chuyện... em đòi đập trước nên Carlo mới lỡ tay đó. Tại em hết! Ảnh không tính đập nhưng em thách thức, em nhào vô nên mới vậy đó!
Mặt Sonny dịu lại chút đỉnh:
- Sáng nay em tính về thăm bố hả? Anh đoán vậy nên tiện xe anh ghé đón em... chớ có hay chuyện gì đâu?


Connie tủi thân, khóc thút thít:
- Thôi anh ơi... Mặt mũi em thế này về nhà đâu được?
- OK... Để anh phôn gấp, kêu thằng bác sĩ quen lại đây săn sóc chỗ sưng cho em nghe? Em có bầu lần thứ nhất cần phải giữ sức lắm. Mà còn mấy tháng nữa sanh?
- Chi vậy? Đừng nghe anh, em sợ lắm... anh đừng làm gì hết nghe?


Sonny phát cười ha hả. Mặt nó thật độc, nó lừng khừng đáp:
- Yên chí. Anh không để cho con em mới sanh ra đã không có cha đâu! Đời nào anh làm vậy?
Nó gằn giọng đi trở ra sau khi khe khẽ hôn lên trên má Connie chỗ không sưng.


Sáng Chúa nhật ở bua-rô làm ăn của Carlo Rizzi, ngụy trang tiệm bán bánh kẹo, đường số 112 phía Đông Nữu-Ước thiên hạ đã bắt đầu bu đông. Từng dãy xe đậu dài dài. Vỉa hè trước tiệm đông nghẹt những bố-con-nít giỡn chơi với con-nít trong khi chờ đợi vô mua số đề, mua giấy cá banh. Mấy bố dẫn con đi chơi sáng Chúa nhật nhác thấy xe ông chủ tới là lo mua cà-rem dỗ cho chúng chơi để rảnh rang tính toán. Thằng nào cũng cặp kè tờ báo bàn cá banh, đội hay đội dở.


Ông chủ Carlo tà tà vô phòng. Hai gã “thư ký” lo sắp đặt giấy bút, sổ sách sẵn sàng chờ thân chủ vô đánh cá. Một thằng gầy gò tên Sally và thằng Coach bự con như đô vật. Có cái bảng đen lớn đặt trên giá, viết bằng phấn rõ ràng tên 16 đội banh lớn, chia hai cột cho thấy ngay hôm nay đội nào đấu với đội nào. Cứ hai đội chiếm một hàng, bên cạnh là ô vuông để trống để ghi tỷ lệ hơn thua giữa 2 đội.


Carlo quay phôn về “tổng hành dinh” để lấy tin giờ chót đặng loan báo trên bảng tỷ lệ hơn thua ước định để dân đánh cá-banh căn cứ vào đó mà mua giấy. Tuy không nhìn lên mà cả hai gã “thư ký” cùng chẳng bỏ sót một cử chỉ nào của ông chủ. Đấy là công tác ngầm nhưng vô cùng quan trọng: Ông chủ Carlo sơ sẩy một chút làconsigliori Hagen có báo cáo ngay. Vì ông chủ ghi lầm có mỗi một lần - chẳng hiểu vô tình hay cố ý - mà một ngày hôm Chúa nhật đã hụt hết 6 ngàn đô. Đó là lý do Ông Trùm Corleone đánh giá thấp cậu con rể: “Khốn nạn.. đến bao đề, bao đánh cá, vốn có người cung cấp, cơ sở có sẵn mà còn hụt vốn thì đúng là một thằng ăn hại!"


(Thông thường có bao giờ một ổ bao đề, đánh cá hạng bét như vậy được hân hạnh theo dõi đến thế? Muốn có chuyện báo cáo lên cấp trung ương của cánh Corleone còn phải qua 5 lớp “nút chặn” là ít. Nhưng ổ đề đường số 112 thì đích thânconsigliori phải giám sát ngầm, theo dõi hàng ngày vì đây là đất thí nghiệm chân cẳng cậu rể Carlo Rizzi.)


Ông chủ viết bảng xong là dân chơi lục tục kéo vô phòng trong, bàn tán om xòm từng độ, so sánh với lời bàn trong báo để đánh cá đội thắng đội thua. Kẻ trước người sau sắp hàng trước “bàn giấy” của hai thầy ký Sally và Coach. Biên xong một tờ giấy nào, thầy ký xé khỏi tập cuống, một mảnh đưa khách, một mảnh bọc số tiền đưa cho ông chủ. Carlo đi ngay lên lầu, nhấc phôn, gọi về “tổng hành dinh” để đằng đó “vô sổ”. Số tiền đánh cá nó nhét vô một cái két đặt ngầm trong một khung cửa sổ giả. Mảnh giấy biên số lập tức được thủ tiêu thành than, trút vô la-va-bô cho phi tang. Xong việc là Carlo lại đi trở xuống, chờ hai thầy ký đưa tiếp. Suốt ngày công việc của nó chỉ có bấy nhiêu... nhưng hôm nay Chúa nhựt con bạc đông hơn, chơi dữ hơn nên ông chủ hơi mệt một chút.


Độ thứ nhất chơi đúng 2 giờ chiều. Cỡ 1 giờ 30 đã vắng khách nên hai thầy ký ra ngoài cửa ngồi chơi đỡ mệt, ngó đám trẻ ngoài phố vụt base-ball. Một xe tuần tiễu chạy ngang. Cả hai cùng ngó lơ, chẳng buồn để ý. Sức mấy dám vô hốt? Ổ để này thuộc loại được “bảo vệ” vững như thành. Cớm cấp địa phương là khỏi dám đụng. Muốn vô tảo thanh ít nhất phải cấp Nha hay Tổng Nha có lệnh Biện-lý đàng hoàng, nhưng trước đó dĩ nhiên phải có một cú phôn bí mật rất kịp thời để bà con chuẩn bị.


Lát sau ông chủ Carlo cũng mò ra tán gẫu. Toàn chuyện base-ball và đàn bà không! Nó cười hềnh hệch khoe:
- Hôm nay tao lại phải xáng cho con vợ khốn nạn một trận ra gì! Phải đập cho nó biết... thế nào là một thằng chồng chớ!
- In hình bả có bầu lớn lắm?


- Tao chơi năm bảy cái tát vô mặt, đâu có làm sao? Con khốn nạn, ưa lên mặt lắm nhưng gặp tao chỉ có ăn đòn.


Lúc bấy giờ trước cửa còn vài dân cờ bạc ngồi xáp lại nói chuyện dông dài. Đột nhiên đám con nít chơi baseball dưới đường phát la lên, chạy rạt vô lề. Có chiếc xe hơi đen bự qua cua gấp, thắng đứng trước cửa tiệm. Nó thắng gấp quá, vỏ xe nghiến ken két. Xe chưa kịp ngừng thì cửa trên đã bung ra, thằng tài xế vọt như bay xuống làm mọi người kinh ngạc sững sờ. Đó là Sonny Corleone.


Bộ mặt bình thường đã bự của Sonny bấy giờ như một cái mâm, hầm hầm dễ sợ. Nó chỉ nhảy vài bước đã tới và tay đưa lên nắm cứng cổ Carlo. Sonny câu cổ, tính kéo nó xuống đường dợt nhưng ông em rể đã gồng cứng hai cánh tay, bám chặt lấy cửa sắt. Một cánh tay nó lên gân đeo cứng để rụt đầu vô, đưa vai đưa cánh tay ra lo đỡ cái mặt.


Sonny kéo hụt vì sơ mi Carlo rách cái rẹt. Nó liệng mảnh vải đi rồi biểu diển một màn đấm bị cát thật tàn nhẫn. Miệng chửi rủa tàn tệ, nó dượt Carlo bằng cả hai tay, đấm cú nào cú nấy ra gì. Vở kịch thê thảm ở chỗ một thằng lực sĩ bự con, hách như Carlo mà khi không bị đòn ráng che đầu chịu trận, tuyệt không dám trả đòn. La lối hay xin xỏ cũng không dám.


Cả hai thầy ký hoảng hồn, xuôi tay đứng một bên. Tụi nó còn lạ gì cậu cả Sonny và đinh ninh thế nào thằng Carlo phen này cũng ăn đạnnên tội vạ gì can thiệp? Mấy thằng nhóc đánh baseball vừa bị chiếc xe phá đám đã toan xông tới “hỏi thăm” tài xế nhưng thấy màn đánh đấm dữ dội quá chỉ còn cách đứng giương mắt ngó. Thấy điệu bộ Sonny hùng hổ, hung dữ quá chẳng thằng nào dám hó hé, dù con nít xóm này đâu có vừa?


Chiếc xe sau bây giờ mới tới. Hai thằng cận vệ nhảy xuống thấy xếp đập Carlo mạnh tay quá cũng cóc dám vô can. Chúng đứng thủ thế sẵn, đợi thằng nào nổi máu anh hùng binh Carlo nhào vô lãnh thay cho xếp Sonny.


Có lẽ vì hèn hạ, một mực ôm đầu chịu trận nên nhục thì có nhục nhưng Carlo bảo toàn được sinh mạng. Nó biết đánh trả một cái là mất mạng nên nhất định không chống. Miễn là níu cứng được cửa sắt, không để đàn anh lôi đi, cố che đầu che mặt một hồi thì Sonny đánh chán tay cũng phải thôi. Quả nhiên Sonny thở hồng hộc, dừng tay lại quát tháo:


- Thằng khốn... Tao mà nghe nói mày đụng tới con em tao một lần nữa là tao giết mày!


Nghe Sonny gầm lêndọa giết mấy người chung quanh thở phào nhẹ nhõm. Nó còn dọa tức là nó chưa giết ngay bây giờ, chưa thể giết hay chưa dám giết nên uất quá phải chửi cho hả dạ. Nhưng Carlo vẫn lo ôm cứng cửa sắt, che mặt đi, hết dám ngó lên. Xe Sonny vọt đi rồi mà thằng Coach phải chạy tới gỡ ra, ngỏ lời an ủi nó mới dám buông. “Thôi đi lên để tôi coi qua có làm sao không”.


Carlo lảo đảo đứng thẳng, mắt hoa lên mãi mới nhận ra đám con nít đang ngó nó một cách thương hại. Nếu kể đòn thì Sonny đấm khá mạnh nhưng nó che kín, ít lãnh những cú đau nên gượng gạo chịu được. Có điều sợ quá, sợ bủn rủn tay chân. Có người đỡ một bên còn đi không muốn nổi.


Lên lầu, nó được Coach rửa qua loa chỗ sưng, đắp nước đá. Không có máu, không xây xát nhưng mặt Carlo bầm tím, sưng lên nhiều chỗ thấy ghê! Sợ thất thần lại bị hạ nhục quá xá. Carlo cúi mặt xuống la-va-bô nôn mửa. Coach phải dìu nó, cho vòi nước chảy xối trên đầu cho tỉnh táo rồi dẫn tới giường nằm nghỉ. Nó đâu còn hồn vía để ý đến sự vắng mặt của thằng Sally?


Vì vở dượt võ vừa hạ màn là Sally lo lỉnh qua đại lộ số 3, chui vô phòng điện thoại công cộng, phi báo xếp Rocco Lampone. Tay “chủ chốt”. Rocco đón nhận tin dữ và báo cáo gấpcaporegime Clemenza. Lão mập vừa nghe tin đã hết hồn, buột miệng rủa... nhưng lẹ tay nhận máy, không để đàn em nghe lọt: “Cái thằng khốn kiếp! Khi không lại gây chuyện lộn xộn rồi!”


Clemenza phải phôn choconsigliori Hagen gấp để coi Long Beach quyết định thế nào. Suy nghĩ một lát, Tom ra chỉ thị:


- Cho vài xe của mình phóng gấp về ngả Long Beach coi trên đường về nó có bị cản trở... hay làm sao không. Với thằng Sonny thì cơn giận bốc lên cái gì nó chẳng dám làm? Biết đâu chừng mấy người anh em bên kia bắt được tuy-ô chẳng cho người đi “mần” nó? Phải đề phòng trước.


- Cái đó mi yên chí. Tao cho tụi nó đi liền. Mấy thằng khốn Tattaglias cũng chỉ được tin nhanh như mình là cùng. Chừng đó thằng Sonny đã phây phây ở nhà rồi!
- Nhưng biết đâu có chuyện bất khả kháng phải dừng lại dọc đường? Dám lắm chớ? Một vụ đụng xe chẳng hạn? Chú cứ lo trước dùm.


Clemenza bất đắc dĩ phải kêu Lampone sai bọn đàn em chia nhiều toán chạy xe dài dài ngả Long Beach đón Sonny. Đích thân lão lái chiếc Cadillac cưng, xách 3 thằng đang nằm sẵn trong nhà dông tuốt về ngả Nữu-Ước.


Gần như cùng một lúc với Sall, một thằng điểm-chỉ-viên hạng bét của cánh Tattaglias đến mua giấy cá banh tình cờ chứng kiến cũng mau mau phôn về cho “người nhà”. Có điều tin của nó đi trễ, phải qua mấy tầng trung gian, vả lại cánh Tattaglias đâu đã chuẩn bị kịp để chiến? Qua mấy cấp mới tới caporegime và ông này còn phải trình lên Ông Trùm xin chỉ thị. Có được chỉ thị thì Sonny Corleone đã phây phây nằm trong cư xá Long Beach.






Truyện liên quan