Chương 61
TÔI LẤY NGÓN TAY DAY TẮT NẾN và ra hiệu bảo Bea giữ yên lặng. Nàng nắm tay tôi, nhìn tôi dò hỏi. Bước chân chầm chậm của Fumero có thể nghe thấy phía dưới. Tôi dẫn Bea vào phòng sau, ra hiệu nàng ở lại đó, nấp s
“Dù có chuyện gì cũng đừng ra khỏi phòng,” tôi thì thầm.
“Đừng bỏ em ở đây, Daniel. Em xin anh.”
“Anh phải báo cho Carax.”
Bea nhìn tôi cầu khẩn, nhưng tôi đã ra hành lang. Tôi rón rén bước đến đầu cầu thang lớn. Không thấy Fumero. Hắn đã dừng lại đâu đó trong bóng tối và đứng đấy, bất động, kiên nhẫn. Tôi quay lại đi dọc hành lang, qua dãy phòng ngủ, cho đến khi ra phía trước tòa nhà. Một cửa sổ lớn bị sương giá bao phủ khúc xạ hai chùm sáng màu xanh, đục mờ như nước đọng. Tôi bước đến cửa sổ và thấy một chiếc xe màu đen đỗ trước cổng chính, đèn xe vẫn sáng. Tôi nhận ra chiếc xe của trung úy Palacios. Ánh lửa rực đỏ của điếu thuốc trong đêm để lộ sự hiện diện của hắn sau vô láng. Tôi chầm chậm bước về phía cầu thang và đi xuống, từng bước từng bước một, đặt từng chân xuống với sự thận trọng vô cùng. Dừng lại giữa chừng, tôi lướt nhìn bóng đêm bao phủ lấy tầng trệt.
Fumero vẫn để cửa chính mở khi hắn đi vào. Gió đã thổi tắt những ngọn nến và đang lùa những vòng xoáy tuyết cùng với lá đóng băng vào sảnh. Tôi bước xuống thêm bốn bước, ôm lấy bức tường, và nhìn ô cửa sổ lớn trong thư viện, vẫn không thấy dấu vết Fumero. Tôi băn khoăn không biết hắn có xuống tầng hầm hay hầm mộ không. Tuyết vụn từ ngoài thổi vào đã xóa đi dấu chân hắn. Tôi lần xuống chân cầu thang và nhìn vào hành lang dẫn đến cửa chính. Một cơn gió lạnh táp vào người tôi. Bàn tay của thiên thần dưới nước có thể nhìn rõ trong bóng đêm. Tôi nhìn sang hướng khác. Cửa vào thư viện cách chân cầu thang chừng mười thước. Gian phòng ngoài dẫn vào thư viện ngập chìm trong bóng đen, và tôi nhận ra Fumero có lẽ đang quan sát tôi từ cách nơi tôi đứng vài thước. Tôi nhìn vào bóng tối thăm thẳm như nước giếng sâu. Hít một hơi thật sâu và gần như lê chân, tôi mò mẫm vượt khoảng cách ngăn tôi và cửa thư viện.
Căn phòng lớn hình ô van chìm trong ánh sáng mờ ảo, đẫm hơi nước, lấm tấm những mảng bóng tối do tuyết rơi dày bên ngoài cửa sổ hắt vào. Mắt tôi lướt quanh những bức tường trống trơn để tìm Fumero - có lẽ nào hắn đứng gần cửa không? Có một vật gồ ra khỏi tường, cách hai thước về bên phải. Có lúc tôi nghĩ thấy nó động đậy, nhưng đó chỉ là ánh trăng phản chiếu trên luỡi dao. Một con dao, có lẽ con dao nhíp hai lưỡi, đã cắm sâu vào khung gỗ. Nó xuyên thủng một mảnh giấy hoặc bìa hình vuông. Tôi bước đến gần hơn và nhận ra là một bức ảnh. Nó giống như bức ảnh bị cháy sém mà một người lạ bỏ lại trên quầy trong cửa hàng sách. Trong bức ảnh, Julián và Penélope, vẫn còn thiếu niên, mỉm cười hạnh phúc. Con dao đâm vào ngực Julián. Lúc ấy tôi hiểu ra không phải Laín Coubert, hay Julián Carax, là người đã để nó lại như một lời mời. Mà chính là Fumero. Tấm ảnh như một miếng mồi tẩm độc. Tôi đưa tay toan giật nó ra khỏi con dao, nhưng khẩu súng lạnh lẽo của Fumero gí vào cổ đã ngăn tôi lại.
“Tấm ảnh trị giá hơn ngàn lời nói, Daniel. Nếu cha mày không phải là một lão buôn sách cứt đái thì hẳn ông ta đã dạy mày như vậy rồi.”
Tôi từ từ quay lại nhìn vào họng súng. Nó có mùi thuốc súng mới. Khuôn mặt Fumero méo mó thành một vẻ cau có ch.ết người.
“Carax đâu?” hắn hỏi.
“Ở rất xa. Ông ấy biết ông sẽ đến tìm. Ông ấy đi rồi.”
Fumero nhìn tôi không chớp mắt. “Tao sẽ vằm nát đầu mày, oắt con.”
“Thế cũng chả giúp gì. Carax không ở đây.”
“Há mồm,” hắn ra lệnh.
“Làm gì?”
“Há mồm ra hay để tao cho một viên đạn phanh ra.”
Tôi hé môi. Fumero nhét nòng súng vào miệng tôi. Tôi cảm thấy buồn nôn lên tận cổ. Ngón cái Fumero siết chặt báng súng.
“Thằng chó, nghĩ xem mày có lý do sống tiếp hay không. Mày định nói gì?”
Tôi từ từ gật đầu.
“Vậy cho tao biết Carax ở đâu?”
Tôi cố lắp bắp. Fumero từ từ rút súng lại.
“Hắn ở đâu?’
“Phía dưới. Trong hầm mộ.”
“Mày đi trước. Tao muốn mày có mặt khi tao kể cho tên khốn kia biết Nuria Monfort rên rỉ làm sao khi bị tao cắm dao...”
Liếc qua vai Fumero, tôi nghĩ đã nhìn thấy một bóng đen chuyển động và một hình người không mặt, đôi mắt nảy lửa, đang lướt về phía chúng tôi trong yên lặng tuyệt đối, như không chạm xuống sàn. Fumero nhìn thấy ảnh phản chiếu trong đôi mắt đầy lệ của tôi, khuôn mặt hắn từ từ biến dạng.
Khi hắn quay lại và bắn vào khoảng bóng tối đang bủa vây hắn, thì hai bàn tay da dị dạng đã siết chặt cổ hắn. Đó là tay của Julián Carax, hai bàn tay mọc lên từ ngọn lửa. Carax đẩy tôi sang bên và ghì Fumero vào tường. Tên thanh tr.a rút súng và cố nhằm dưới cằm Carax. Trước khi hắn kịp bóp cò, Carax đã nắm lấy cổ tay hắn mà dập mạnh vào tường, liên tục liên tục, nhưng Fumero không chịu buông súng. Phát súng thứ hai xuyên vào màn đêm và đập vào tường, tạo ra một lỗ thủng trên khung cửa gỗ. Những tia thuốc súng cháy lóe lên và những mẩu vụn nóng đỏ rơi như mưa lên mặt viên thanh tra. Một mùi thịt cháy khét lan khắp phòng.
Bằng một cú quẫy hung tợn, Fumero cố vùng thoát khỏi cái sức mạnh đang làm cổ hắn và bàn tay cầm súng của hắn không thể nhúc nhích, song Carax không mảy may nới lỏng tay siết. Fumero lồng lên giận dữ và nghiêng đầu cho đến khi hắn có thể cắn nắm tay Carax. Hắn lồng lộn điên cuồng như thú dữ. Tôi nghe tiếng răng hắn táp vào lớp da ch.ết, và thấy môi Fumero rỉ máu. Lờ đi cơn đau, hay có lẽ không thể cảm thấy nó, Carax nắm lấy con dao trên tường. Ông lôi nó ra và, dưới cái nhìn kinh hãi của Fumero, xiên cổ tay phải của tên thanh tr.a vào tường bằng một sức mạnh tàn nhẫn đến mức lưỡi dao cắm phập vào khung gỗ lút tận cán. Fumero gào lên một tiếng khủng khiếp vì đau đớn, tay hắn mở ra trong cơn co giật, và khẩu súng rơi xuống dưới chân hắn. Carax đá nó vào bóng tối.
Cảnh tượng kinh hoàng diễn ra ngay trước mắt tôi chỉ trong mấy giây. Tôi cảm thấy đờ đẫn, không thể hành động hay suy nghĩ. Carax quay lại nhìn chằm vào mắt tôi. Khi tôi nhìn ông, tôi có thể hình dung lại những đường nét đã mất, mà tôi thường mường tượng qua những tấm ảnh và những câu chuyện cũ.
“Đưa Beatriz ra khỏi đây, Daniel. Cô bé biết các cháu phải làm gì. Đừng để cô bé tuột khỏi tầm mắt. Đừng để ai lấy đi cô bé. Bất cứ ai hay bất cứ điều gì. Chăm sóc cho cô bé. Còn hơn cả chăm sóc cho cuộc đời cháu.”
Tôi cố gật đầu, nhưng mắt tôi lại quay sang Fumero, hắn đang vùng vẫy với con dao xuyên cổ tay. Hắn giằng tay ra được và khuỵu xuống, ôm cánh tay bị thương đang tuôn máu xối xả.
“Đi đi,” Carax nói.
Fumero nằm trên sàn nhìn chúng tôi, mù lòa vì căm hận, cầm con dao dính máu trong tay trái. Carax quay sang hắn. Tôi nghe những bước chân vội vã chạy đến và nhận ra Palacios bị tiếng súng đánh động nên đang đến giúp ông chủ của hắn. Trước khi Carax có thể giằng được con dao từ Fumero, Palacios đã vào thư viện, giơ cao súng.
“Lùi lại,” hắn cảnh cáo.
Hắn liếc nhanh nhìn Fumero, ông ta đang chật vật đứng lên, và hắn nhìn chúng tôi - trước tiên là tôi, rồi đến Carax. Tôi có thể thấy nỗi kinh hoàng và nghi hoặc trong mắt hắn.
“Tao bảo lùi lại.”
Carax dừng lại và rút lui. Palacios lạnh lùng nhìn chúng tôi, cố nghĩ xem phải làm gì. Đôi mắt hắn dừng lại ở tôi.
“Mày, ra khỏi đây. Chuyện này không liên quan gì đến mày. Đi.”
Tôi dè dặt một lúc. Carax gật đầu.
“Không ai đưọc rời khỏi đây,” Fumero xen vào, “Palacios, đưa súng đây.”
Palacios không trả lời
“Palacios,” Fumero nhắc lại, với bàn tay đầy máu ra, đòi cho được vũ khí.
“Không,” Palacios ấp úng, qua kẽ răng.
Fumero, đôi mắt điên dại tràn đầy khinh miệt và giận dữ, giật lấy súng của Palacios và gạt gã sang bên. Tôi liếc nhìn Palacios và biết chuyện gì sắp xảy ra. Fumero từ từ giơ súng lên Tây hắn run, và khẩu súng sáng lên ánh máu. Carax lui lại một buớc, lần tìm trong bóng tối, nhưng không có lối thoát. Họng súng hướng theo ông. Tôi cảm thấy mọi cơ bắp trên thân thể mình cháy lên phẫn nộ. Vẻ cau có ch.ết người của Fumero, và cách hắn ɭϊếʍƈ môi như một tên điên, đã như một cái tát làm tôi thức tình. Palacios nhìn tôi, khẽ lắc đầu. Tôi lờ đi. Carax đã chịu thua, đứng bất động giữa phòng, chờ phát đạn.
Fumero không bao giờ nhìn thấy tôi. Với hắn, chỉ có Carax tồn tại và bàn tay vấy máu kia đang cầm khẩu súng. Tôi lao vào hắn. Tôi cảm thấy chân mình nhấc lên không, nhưng tôi không bao giờ tiếp đất nữa. Thế giới đứng lại giữa chừng. Phát đạn từ xa bay lại, như tiếng vọng của một cơn bão đang tan. Không đau đớn. Viên đạn xuyên qua sườn tôi. Lúc đầu có một ánh sáng chói lòa, ngỡ như một thanh kim loại đã phang vào tôi với sức mạnh không tả xiết và đẩy tôi bay trong không trung vài thước, rồi hạ tôi xuống nền nhà. Tôi không cảm thấy cú rơi, mặc dù tôi thấy những bức tường đang co cụm lại, và trần nhà sập xuống rất nhanh ngõ hầu nghiền nát tôi.
Một bàn tay đỡ sau đầu tôi, và tôi thấy khuôn mặt Julián Carax đang cúi xuống nhìn tôi. Trong tưởng tượng của tôi, Carax hiện ra đúng như tôi đã hình dung, như thể những ngọn lửa không bao giờ cướp đi nét mặt ông ấy. Tôi nhận ra nỗi kinh hoàng trong đôi mắt ông, dù không hiểu nổi. Tôi thấy ông đặt tay lên ngực tôi, và tự hỏi cái chất lỏng bốc mùi khói ấy chảy ra giữa nhũng ngón tay ông là gì. Chính lúc ấy tôi cảm thấy ngọn lửa kinh hoàng kia, như hơi nóng của những cục than hồng, cháy rực bên trong tôi. Tôi cố hét lên, nhưng không gì bật ra trừ dòng máu nóng kia. Tôi nhận ra khuôn mặt của Palacios cạnh mình, đầy hối hận, thảm bại. Tôi ngước mắt lên và thấy nàng. Bea đang ở cửa thư viện chầm chậm tiến về phía tôi, khuôn mặt nàng bừng lên vẻ kinh hoàng và đôi tay nàng run rẩy trên môi. Nàng lắc đầu không nói, đẫm lệ vì khiếp sợ, Tôi cố cảnh báo nàng, nhưng một cơn lạnh buốt đang chạy dọc cánh tay tôi, tìm đâm vào thân thể tôi.
Fumero đang nấp sau cánh cửa. Bea không nhận thấy sự có mặt của hắn. Khi Carax đứng bật dậy và Bea quay lại, khẩu súng của tên thanh tr.a gần như chạm vào trán nàng. Palacios lao vào ngăn hắn. Gã hành động quá muộn. Carax đã ở đó. Tôi nghe tiếng gào thét từ xa xa, mang tên Bea. Căn phòng sáng lên ánh lửa đạn. Viên đạn xuyên qua tay phải Carax. Một thoáng sau, người không mặt ngã xuống đè lên Fumero. Tôi nghiêng người, chỉ thấy Bea đang chạy đến bên tôi, nàng còn nguyên vẹn. Đôi mắt đang mờ dần của tôi tìm kiếm Carax, nhưng không thể nhìn thấy ông ấy. Một hình bóng khác đã thế chỗ ông. Đó là Laín Coubert, y như tôi đã sợ hắn khi đọc những trang sách, nhiều năm trước. Lần này, những móng vuốt của Coubert như những cái móc đâm ngập vào mắt Fumero mà kéo hắn đi. Tôi nhìn thấy được chân của tên thanh tr.a bị lôi ra ngoài cửa thư viện. Tôi nhìn thấy được cơ thể hắn co giật khi Coubert lôi hắn ra tận cửa chính không chút xót thương, thấy được đầu gối hắn đập vào bậc tam cấp đá và tuyết nhổ lên mặt hắn, thấy được người không mặt túm cổ hắn nhấc hắn lên như một con rối, ném hắn vào hồ nước đóng băng; tôi thấy bàn tay của thiên thần đâm vào ngực hắnên vào người hắn, thấy linh hồn bị nguyền rủa kia bị đánh bật ra như làn hơi nước đen rồi rơi xuống như những giọt lệ đóng băng trên mặt gương bằng nước đóng băng.
Lúc này tôi đã kiệt sức, không thể tập trung nhìn lâu hơn nữa. Bóng tối bắt đầu nhuốm một ánh sáng bạc, và khuôn mặt Bea dần rời xa tôi. Tôi nhắm mắt và cảm thấy tay nàng trên má tôi, và giọng nàng cầu xin Chúa đừng mang tôi đi, thì thầm vào tai tôi rằng nàng yêu tôi và sẽ không để tôi ra đi. Tôi chỉ nhớ tôi đã để lại cái thế giới bằng ánh sáng và cái lạnh ấy và một sự yên bình lạ kỳ xâm chiếm tôi và mang đi cơn đau của ngọn lửa chầm chậm cháy trong tôi. Tôi thấy tôi và Bea - như hai ông bà cụ - đang nắm tay nhau dạo bước qua những con phố Barcelona, thành phố bị bỏ bùa ấy. Tôi thấy cha tôi và Nuria Monfort đặt những bó hồng trắng lên mộ tôi. Tôi thấy Fermín khóc lóc trong vòng tay Bernarda, và cậu bạn cũ Tomás của tôi, người đã trở nên câm lặng mãi mãi. Tôi nhìn thấy họ như người ta nhìn thấy những người lạ trên một chuyến tàu chạy quá nhanh. Lúc ấy, tôi gần như không nhận ra tôi đã nhớ ra khuôn mặt của mẹ, một khuôn mặt tôi đã mất từ nhiều năm trước, như một bài cũ cắt ra từ báo mòn bỗng nhiên rơi ra khỏi các trang của một cuốn sách. Ánh sáng của bà là tất cả những gì theo cùng tôi khi tôi hạ xuống.
Sau khi ch.ết
Ngày 7 tháng Mười một năm 1955
Căn phòng màu trắng, ánh sáng mờ ảo của chăn, rèm cửa che mờ và nắng nhạt. Từ cửa sổ, tôi có thể nhìn ra biển xanh. Rồi một ngày, sẽ có người cố thuyết phục tôi rằng từ Bệnh viện Corachán ta không thể nhìn ra biển, phòng bệnh không trắng cũng chẳng nhệ tênh, và rằng biển vào tháng Mười một ấy giống như một cái hồ xám xịt, lạnh băng và khó chịu; rằng suốt tuần ấy ngày nào trời cũng đổ tuyết cho đến khi toàn bộ Barcelona bị chôn vùi dưới lớp tuyết cao gần một mét, và thậm chí Fermín, người cả đời lạc quan, cũng nghĩ tôi lại sắp ch.ết.
Tôi đã ch.ết trước đó rồi, trong xe cứu thương, trong vòng tay Bea và trung úy Palacios, người đã bị máu của tôi làm hỏng bộ đồng phục. Viên đạn, theo lời các bác sĩ, họ đang nói về tôi mà không nghĩ là tôi có thể nghe họ nói, đã làm gãy hai xương sườn, đã sượt qua tim tôi, đã gây tổn thương nặng một động mạch chính và đã bay hết tốc lực ra ngoài qua hông, kéo theo mọi thứ nó đâm vào trên đường bay. Tim tôi ngừng đập trong sáu mươi tư giây. Họ bảo rằng lúc tôi tỉnh lại từ cuộc dạo chơi vào chốn vĩnh hằng, tôi đã mở mắt và mỉm cười trước khi lại bất tỉnh.
Mãi tới tám ngày sau tôi mới tỉnh lại. Lúc ấy, báo chí đã loan tin về cái ch.ết của Francisco Javier Fumero trong một cuộc kịch chiến với băng đảng tội phạm có vũ trang, và chính quyền đang mải tìm ra một con phố hay một ngõ hẻm đặng đặt tên hầu tưởng nhớ đến viên thanh tr.a cảnh sát xuất chúng ấy. Xác hắn ta là cái xác duy nhất tìm thấy trong tòa dinh thự cũ của gia đình Aldaya. Xác của Penélope và con trai cô ấy không bao giờ được tìm thấy.
Tôi thức dậy lúc trời hửng sáng. Tới nhớ đến ánh đèn, như một thứ váng lỏng, đổ đầy lên chăn. Tuyết đã thôi rơi, ai đó đã đổi biển cả ngoài cửa sổ phòng tôi lấy một hình vuông trắng, từ đó có thể thấy vài chiếc ghế xích đu, và không gì khác. Cha tôi, ngồi gục trong chiếc ghế cạnh giường, ngước mắt lên nhìn tôi lặng lẽ. Tôi mỉm cười với ông, và ông bật khóc. Fermín, đang ngủ trong hành lang như một đứa bé, và Bea, nàng đang ôm đầu anh ta trong lòng, nghe tiếng khóc nức lên của cha tôi liền chạy vào phòng. Tôi nhớ rằng Fermín trắng nhợt và gầy gò như bộ xươg cá. Một người bảo rng máu chảy trong huyết quản tôi là của anh ấy, rằng tôi đã mất hết màu, và anh bạn tôi đã nhồi nhét bao nhiêu là bánh sandwich kẹp thịt trong nhà ăn bệnh viện để tạo thêm hồng huyết cầu, phòng khi tôi cần đến. Có lẽ, điều đó giải thích tại sao tôi cảm thấy mình thông thái hơn và ít Daniel hơn. Tôi nhớ có cả một rừng hoa và buổi chiều hôm ấy - có lẽ vài phút sau, tôi không dám chắc - cả một dòng người dồn hết vào phòng, từ Gustavo Barceló và cháu gái Clara của ông đến Bernarda và cậu bạn Tomás của tôi, cậu không dám nhìn thẳng vào mắt tôi và khi tôi ôm cậu ta, cậu ta liền chạy ra phố khóc nức nở. Tôi nhớ mơ hồ Don Federico, đến cùng Merceditas và Don Anecleto, giáo viên trung học. Tôi đặc biệt nhớ Bea, nàng nhìn tôi lặng lẽ trong khi mọi người khác nói lời chúc mừng và tạ ơn trời, và tôi nhớ cha mình, người đã ngủ trên chiếc ghế kia bảy đêm ròng, cầu nguyện một Chúa trời mà ông không bao giờ tin.
Khi các bác sĩ lệnh cho đoàn người giải tán khỏi phòng đặng tôi có chút nghi ngơi mà tôi không hề muốn, cha đã đến bên tôi một lát bảo rằng ông mang đến cho tôi cây bút, cây bút mực Victor Hugo, và một cuốn sổ, nhỡ đâu tôi muốn viết. Nơi ngưỡng cửa, Fermín thông háo anh ta đã hỏi ý kiến toàn thể y bác sĩ trong viện và họ đã đảm bảo với anh rằng tôi sẽ không phải làm nghĩa vụ quân sự. Bea hôn lên trán tôi rồi dẫn cha đi hưởng chút không khí trong lành, vì cả tuần nay ông không hề ra khỏi phòng bệnh. Tôi bị bỏ lại một mình, bị cơn suy kiệt lấn chìm, và tôi thiếp đi lúc đang nhìn đă chiếc hộp bút trên bàn cạnh giường.
Tôi bị đánh thức bởi tiếng bước chân nơi cửa. Tôi chờ đợi được gặp cha ở chân giường, hay có lẽ bác sĩ Mendoza, người đã không bao giờ rời mắt khỏi tôi, tin rằng tôi hồi phục là kết quả của một phép nhiệm mầu. Người khách đi quanh giường và ngồi vào chiếc ghế của cha tôi. Miệng tôi khô khốc. Julián Carax đưa cốc nước lên miệng tôi, nâng đầu tôi trong khi tôi nhấp nước. Đôi mắt ông nói lời tạm biệt, và nhìn vào chúng là đủ để tôi hiểu rằng ông chưa bao giờ phát hiện ra sự thật về danh tính của Penélope. Tôi không thể nhớ chính xác những lời, hay âm thanh của giọng nói ông. Tôi biết ông đã nắm tay tôi và tôi cảm thấy ông đang đề nghị tôi sống vì ông, bảo rằng tôi sẽ không bao giờ gặp ông nữa. Điều tôi không quên được chính là điều tôi đã bảo với ông. Tôi bảo ông hãy cầm chiếc bút ấy, nó luôn là của ông, và ông hãy viết trở lại.
Khi tôi tỉnh giấc, Bea đang đắp khăn ướt lên trán tôi. Tôi giật mình, hỏi Carax đâu. Nàng nhìn tôi bối rối, và bảo rằng Carax biến mất trong cơn bão tám ngày trước, để lại một vệt máu trên tuyết, và mọi người đã cho rằng ông ấy đã ch.ết. Tôi bảo không phải vậy, ông ấy mới vừa ở đây cùng tôi. Bea mỉm cười không nói gì thêm. Cô y tá đang bắt mạch cho tôi khẽ lắc đầu và giải thích tôi đã ngủ sáu tiếng rồi, rằng cô ấy ngồi bên chiếc bàn ngay cửa phòng tôi trong suốt thời gian ấy, và chắc chắn không hề có ai vào phòng cả.
Đêm hôm ấy, trong khi cố ngủ, tôi xoay đầu trên gối và nhận ra hộp bút mở nắp. Cây bút đã không còn.
Vùng nước tháng Ba
1956
BEA VÀ TÔI KẾT HÔN làm hôn lễ ở nhà thờ Santa Ana ba tháng sau. Ông Aguilar. vẫn ít nói với tôi và sẽ vẫn như vậy đến suốt đời, đã trao con gái ông cho tôi trước viễn cảnh không thể nào chặt đầu tôi đặt lên đĩa được. Sự biến mất của Bea đã xóa tan đi nỗi tức giận ở ông, và giờ dường như ông sống trong tình trạng sốc thường trực, chấp nhận sự thật là cháu trai ông sẽ sớm gọi tôi là Bố và rằng cuộc đời, dưới hình dạng một thằng nhãi được vá víu mà sống dậy sau một vết thương đạn, sẽ cướp đi con gái của ông - đứa con gái mà, bất chấp cặp kính hai tròng của mình, ông vẫn xem như là cô bé con trong chiếc váy nhân ngày lễ ban thánh thể đầu tiên, không lớn hơn thế một ngày nào.
Một tuần trước lễ cuới, cha Bea xuất hiện ở cửa hiệu sách để tặng tôi chiếc ghim cài cà vạt bằng vàng từng thuộc về bố của ông, và bắt tay tôi.
“Bea là điều tốt đẹp nhất ta có trong đời mình,” ông nói. “Hãy thay ta chăm sóc con bé.”
Cha tôi tiễn ông ra cửa và nhìn theo khi ông đi dọc phố Santa Ana, với vẻ buồn bã làm mềm yếu những người đàn ông nhận ra rằng họ đang già đi cùng nhau.
“Ông ấy không phải người xấu đâu, Daniel ạ,” ông nói. “Chúng ta mỗi người đều yêu theo cách của mình thôi.”
Bác sĩ Mendoza, người đã nghi ngờ tôi có thể đứng lâu hơn nửa tiếng đổng hồ, cảnh cáo rằng sự lăng xăng chộn rộn của lễ cưới cùng với mọi công việc chuẩn bị không phải là liều thuốc tốt nhất cho một người mà chỉ mới đây thôi suýt nữa đã phải bỏ lại trái tim trong phòng mổ.
“Xin đừng lo,” tôi cam đoan với ông. “Họ không cho cháu làm gì đâu.”
Tôi chẳng nói dối đâu. Fermín Romero de Torres tự đứng ra làm chỉ huy tối cao cho lễ cưới, tiệc cưới và mọi chuyện liên quan. Khi cha xứ phát hiện cô dâu mang bầu đến ban thờ, ông thng thừng từ chối cử hành hôn lễ và đe dọa triệu tập các đấng linh thiêng của Tòa dị giáo và kêu họ hủy lễ cưới. Fermín nổi trận lôi đình lôi ông ta ra khỏi nhà thờ mà chửi mắng thậm tệ rằng ông ấy không xứng đáng với bộ quần áo thầy tu kia và với giáo xứ, và thề rằng ông chỉ cần nhếch mày thôi là anh ta sẽ gây ra một vụ rùm beng trong giáo khu ít nhất cũng khiến ông bị đày ra Mỏm đá Gibraltar để cảm hóa lũ khỉ. Vài người qua đường vỗ tay tán thưởng, và người bán hoa trong phố tặng Fermín một bông cẩm chướng bạch, mà anh ta vẫn đeo trên ve áo cho đến khi những cánh hoa chuyển sang màu cổ áo của anh ta. Tất cả đã sẵn sàng song không có cha xứ, thế là Fermín đến trường San Gabriel, nơi anh ta kêu gọi sự giúp đỡ của Cha Fernando Ramos, người trong đời ông chưa một lần cử hành hôn lễ, chuyên môn chính của ông là tiếng La tinh, lượng giác và thể dục, theo thứ tự tương ứng.
“Cha thấy đấy, thưa đức Cha, chú rể rất yếu, và con không thể làm cậu ấy thất vọng lần nữa. Cậu ấy nhìn thấy ở ch một hiện thân của những vinh quang rạng ngời của Nhà thờ, ở trên kia, trên tầng cao ấy, cùng với Thánh Thomas, Thánh Augustine và đức Mẹ Fátima. Nhìn cậu ấy vậy thôi, nhưng thực ra cậu ấy, cũng như con, đều là con chiên đạo. Giờ nếu con bảo cậu ấy rằng Cha không chịu giúp con thì chúng ta hẳn sẽ phải tổ chức lễ tang thay vì lễ cưới.”
“Nếu con nói như vậy.”
Nghe mọi người kể lại sau này - vì tôi không nhớ rõ, và các lễ cưới thường lưu rõ trong ký ức của người khác hơn - trước lễ cưới, Bernarda và Gustavo Baceló (theo chỉ thị chi tiết của Fermín) đã xoa dịu vị cha đạo tội nghiệp bằng rượu nho xạ để tống khứ nỗi sợ không dám lên bục lễ của ông. Khi đến thời khắc cha Fernando hành lễ, ông mang một nụ cười thánh thiện và có nước da ửng hồng vui vẻ, ông đã phạm nghi thức, thay vì đọc Thư gửi tín hữu Côrintô nào đó tôi không nhớ, ông lại đọc một bài xon nê trữ tình, tác phẩm của một thi sĩ tên là Pablo Neruda. Một số quan khách của ông Aguilar coi ông là một tay cộng sản thâm căn cố đế và là một kẻ Bolsevik, trong khi những người khác lại nhìn vào cuốn Kinh Thánh để tìm đến đoạn có áng thơ mang vẻ đẹp tà đạo dữ dội kia, tự hỏi đấy có phải là một trong những hiệu ứng đầu tiên của Công đồng Đại kết nhân tiền không.
Đêm trước lễ cưới, Fermín bảo tôi anh ta đã chuẩn bị một bữa tiệc độc thân mà chỉ anh ta và tôi được mời.
“Tôi không biết đâu, Fermín. Tôi thực sự không thích món này...”
“Tin tôi đi.”
Vào cái đêm tội lỗi đó, tôi ngoan ngoãn đi theo Fermín đến một khu lều hôi hám phố Escudillers, nơi mùi người lẫn vớí mùi nặng nhất của đồ ăn chiên đi chiên lại trên toàn bờ biển Địa Trung Hải. Một đoàn phụ nữ xếp hàng cho thuê phẩm hạnh - và phục vụ suốt ngày đêm - đón chào chúng tôi với những nụ cười hẳn chỉ làm phấn khích cánh sinh viên nha khoa.
“Chúng tôi đến đón Rociíto,” Fermin thông báo với tên ma cô, kẻ có bộ râu mai giống mũi đất Finisterre đến sững sờ.
“Fermín,” tôi thầm thì, sợ hãi. “Vì Chúa...”
“Phải có niềm tin chứ.”
Rociíto xuất hiện đầy hào quang - tôi đồ ả phải nặng đến 80 ký, chưa kể khăn choàng lông vũ và chiếc váy đỏ vải vitco bó chặt thân thể - rồi nhìn tôi từ đầu đến chân.
“Chào cưng. Em cứ nghĩ cưng già hơn cơ, thề có Chúa chứng giám.”
“Đây không phải khách hàng đâu,” Fermín thanh mình.
Lúc ấy tôi mói hiểu ra sự thể, và nỗi sợ của tôi nguôi đi. Fermín không bao giờ quên một lời hứa nào, nhất là lời hứa của tôi. Ba chúng tôi đi tìm chiếc taxi sẽ mang chúng tôi đến nhà tế bần Santa Lucía. Trong khi đi, chiếu cố cho tình trạng sức khỏe mong manh của tôi và việc tôi sắp kết hôn, Fermín nhường cho tôi ngồi ghế trước, còn anh ta ở ghế sau cùng Rociíto, ngồi ngắm nghía cô ả với vẻ say mê thấy rõ.
“Ôi, ngài Fermín, từ khi có bạn gái là ngài quên em luôn, ngài thật nhẫn tâm.”
“Với ta em còn hơn cả một phụ nữ, Rociíto ạ, và giờ ta là người đơn thê mất rồi.”
“Hông chịu đâu! Rociíto già tốt bụng sẽ lấy penixilin lau chùi hàng họ chữa cho ngài nhé.”
Chúng tôi đến phố Moncada sau nửa đêm, hộ tống cơ thể tuyệt trần của Rociíto và luồn cô ả vào nhà tế bần qua lối cửa sau - lối đi dùng để đưa người ch.ết ra ngoài qua một ngõ nhỏ có hình dạng và mùi vị như cửa địa ngục. Khi đã vào trong bóng tối của Tenebrarium, Fermín tiếp tục chỉ dẫn lần cuối cho Rociíto trong khi tôi cố tìm cho ra cụ ông khú đế mà tôi đã hứa trao cho một vũ điệu cuối cùng với thần Tình yêu trước khi thần ch.ết tính sổ ông.
“Hãy nhớ, Rociíto, ông già này có lẽ điếc lòi rồi, nên em phải nói to, rõ ràng và bẩn thỉu, hỗn xược, em biết làm thế nào rồi đấy. Nhưng cũng đừng quá khích. Bọn anh không muốn ông ấy bị đứng tim và tiễn ông lên thiên đường trước thời hạn đâu.”
“Đừng lo cưng à. Em là dân chuyện nghiệp mà.”
Tôi tìm thấy người sẽ thụ hưởng những ân sủng vay mượn kia trong một góc phòng tầng một, nhà thông thái ẩn dật vẫn bị giam trong bốn bức tường cô đơn. Ông ngước mắt lên nhìn tôi chằm chằm, bối rối.
“Ta ch.ết chưa?”
“Chưa. Ông còn sống nhăn đấy. Ông nhớ cháu không?”
“Ta nhớ cậu y như ta nhớ đôi giày đầu tiên của ta vậy, chàng trai, nhưng trông cậu thế này, tái nhợt như thế, làm ta cứ tưởng là ảo ảnh trên trời. Đừng lừa ta. Ở đây người ta mất đi cái mà những người bên ngoài gọi là óc sáng suốt. Vậy đây không phải ảo ảnh sao?”
“Không đâu. Ảo ảnh đang chờ ông dưới kia, nếu ông chịu đi.”
Tôi dẫn ông già vào một gian phòng âm u, mà Fermín và Rociíto đã tô điểm trang hoàng bằng vài ngọn nến và chút nước hoa. Khi mắt ông dừng lại nơi vẻ đẹp ngồn ngộn của nàng Vệ nữ xứ Andalusia, mặt ông sáng ngời lên như đang ở thiên đường.
“Chúa phù hộ các người.”
“Và chúc ông sẽ sống để chứng kiến,” Fermín nói, và ra hiệu cho cô chim thần phố Escudillers bắt đầu thi triển tài năng.
Tôi thấy cô ta đón nhận ông già với vẻ nhã nhặn vô chừng, hôn vào những giọt nước mắt rơi trên gò má ông. Fermín và tôi rời hiện trường để cho họ cái sự thân mật họ đáng được hưởng. Trên con đường quanh co qua cái dãy phòng tuyệt vọng kia, chúng tôi chạm trán Xơ Emilia, một trong những bà xơ quản lý nhà tế bần. Bà ném cho chúng tôi một tia nhìn hiểm ác.
“Có bệnh nhân bảo là các người mang vào đây một cô điếm. Giờ họ cũng muốn một ả.”
“Thưa Xơ Sáng ngời ngợi, Xơ nghĩ chúng con là hạng người nào chứ? Sự có mặt của chúng con ở đây hoàn toàn vì mục đích tín ngưỡng. Chàng thanh niên này, ngày mai sẽ kết hôn trước Nhà thờ, và con, chúng con đến đây để thăm hỏi bệnh nhân Jacinta Coronado.”
Xơ Emilia nhếch lông mày. “Các anh là người thân à?”
“Về tinh thần thôi ạ.”
“Jacinta ch.ết cách đây hai tuần. Đêm trước đó có một ông đến thăm bà ấy. Ông ta có phải người thân các anh không
“Ý Xơ là Cha Fernando?”
“Ông ta không phải cha đạo. Ông ta tự xưng là Julián. Họ gì ta không nhớ.”
Fermín nhìn tôi, điếng người.
“Julián là bạn của con,” tôi nói.
Xơ Emilia gật đầu. “Ông ta đến thăm bà ấy đuợc vài tiếng. Nhiều năm rồi tôi chưa bao giờ nghe bà ấy cười. Khi ông ta ra về, bà ấy bảo tôi họ nói chuyện về những ngày xưa cũ, khi họ còn trẻ. Bà bảo người đàn ông đó mang tin con gái bà, Penélope. Tôi không biết Jacinta có con gái. Tôi nhớ chứ, vì sáng hôm ấy Jacinta đã mỉm cười với tôi, và khi tôi hỏi tại sao bà hạnh phúc như vậy, bà nói bà đang về nhà, cùng Penélope. Bà ch.ết lúc trời sáng, trong khi ngủ.”
Một lát sau Rociíto kết thúc nghi lễ tình yêu, bỏ lại ông già mệt lừ sung sướng, trong vòng tay của Morpheus[ ]. Khi chúng tôi ra về, Fermín trả cho cô ta gấp đôi, nhưng Rociíto, giờ đang sướt mướt trước cảnh những người già tội nghiệp, vô vọng kia, bị Chúa trời và ác quỷ bỏ mặc, đã khăng khăng đòi chuyển tiền thù lao cho Xơ Emilia để họ có thể được bữa ăn sô cô la nóng và bánh ngọt, vì, cô nói, đó là điều luôn làm cô quên đi chuyện buồn trong cuộc sống.
[ . Trong thần thoại Hy Lạp, Morpheus là vị thần giấc mơ.]
“Em chưa bao giờ đa cảm như vậy. Hãy nhìn linh hồn già nua tội nghiệp kia, ngài Fermín… ông ấy chỉ muốn được ôm ấp vuốt ve. Làm em mủi lòng mất thôi…”
Chúng tôi đưa Rociíto lên taxi với một số tiền boa hậu hĩnh, rồi bước lên phố Princesa giờ đã vắng vẻ và lấm tấm sương mờ.
“Chúng ta phải đi ngủ thôi, để cho ngày mai,” Fermín nói.
“E là tôi không ngủ được chút nào đâu.”
Chúng tôi bước xuống La Barceloneta. Trước khi kịp nhận ra, chúng tôi đã dạo dọc theo mép nước cho đến khi cả thành phố, tĩnh lặng sáng ngời, lan tỏa dưới chân chúng tôi trong ánh phản chiếu trên vước cảng, như ảo vọng tuyệt vời nhất vũ trụ. Chúng tôi ngồi bên mép nước ngắm nhìn quang cảnh đó.
“Thành phố này là một người đàn bà, cậu biết đấy, Daniel. Nó quyến rũ ta, đánh cắp linh hồn ta mà ta không biết.”
“Anh nói nghe như Rociíto ấy, Fermín.”
“Đừng chê cười, những người như cô ấy làm cho thế giới xấu xa này thành nơi đáng sống.”
“Những cô điếm ư.”
“Không. Chúng ta đều là những con điếm, sớm hay muộn. Ý tôi là những người có trái tim nhân hậu. Đừng nhìn tôi thế. Các đám cưới làm cho tôi dịu dàng đi.”
Chúng tôi vẫn ngồi đó, nâng niu khoảng lặng lẽ đặc biệt ấy, ngắm nhìn hình ảnh phản chiến trên mặt nước. Một lát sau, bình minh rạng lên, bầu trời nhuốm màu hổ phách, và Barcelona tỉnh giấc. Chúng tôi nghe từ xa tiếng chuông nhà thờ Santa María del Mar vừa mới hiện lên trong đám sương mù ở bờ bên kia cảng.
“Anh có nghĩ Carax còn ở đấy không, nơi nào đó trong thành phố?” tôi hỏi.
“Hỏi tôi một câu nữa.”
“Anh có nhẫn không?”
Fermín mỉm cười. “Chúng ta đi thôi. Mọi người đang đợi, Daniel. Cuộc sống đang chờ chúng ta.”
Nàng mặc chiếc váy trắng ngà và ôm cả thế giới trong đôi mắt. Tôi không thể nhớ nổi lời cha đạo hay khuôn mặt những vị khách đầy hy vọng ngồi kín nhà thờ vào sáng tháng Ba ấy. Điều duy nhất đọng lại trong trí nhớ tôi là lúc môi nàng chạm môi tôi, và, khi tôi hé mở mắt, lời thề bí mật tôi mang theo trên da thịt mình và sẽ nhớ suốt đời.
Các
1966
JULIÁN CARAX KẾT THÚC Bóng hình của gió bằng một đoạn vĩ thanh, trong đó ông tóm lược số phận các nhân vật trong những năm tiếp theo. Tôi đã đọc nhiều cuốn sách kể từ cái đêm xa xưa năm 1945 ấy, nhưng tiểu thuyết cuối cùng của Carax vẫn là cuốn sách tôi yêu thích nhất. Hôm nay, dù đã sống đến tuổi ba mươi, tôi vẫn không thể nào thay đổi suy nghĩ đó.
Khi tôi viết những dòng này trên quầy trong hiệu sách, con trai tôi, Julián, ngày mai sẽ mười tuổi, đang nhìn tôi với nụ cười và tỏ vẻ tò mò trước tập chồng giấy ngày mỗi dày thêm, có lẽ nó tin rằng bố nó cũng mắc bệnh sách vở và chữ nghĩa. Julián thừa hưởng đôi mắt và trí thông minh của mẹ, còn tôi lại thích nghĩ rằng có lẽ nó sở hữu cái cảm quan biết kinh ngạc trước điều kỳ diệu giống như tôi. Cha tôi giờ đây đến cả đọc gáy sách cũng đã gặp khó khăn, dù ông không chịu thừa nhận đâu, hiện giờ ông đang ở nhà, trên tầng. Đôi khi tôi tự hỏi ông có phải là nguời hạnh phúc không, một người thanh thản, liệu sống cùng chúng tôi có giúp gì ông không hay liệu ông vẫn đang sống trong những ký ức và trong nỗi buồn luôn đeo đuổi ông. Giờ đây, Bea và tôi quản lý cửa hàng sách. Tôi làm việc kế toán và bổ sung danh mục sách. Bea làm công việc mua sách và phục vụ khách hàng, họ quý mến nàng hơn tôi. Tôi không trách gì họ cả.
Thời gian đã khiến nàng mạnh mẽ và thông thái. Nàng gần như không bao giờ nói về quá khứ, mặc dù tôi thường bắt gặp nàng có những phút rút vào yên lặng vẩn vơ một mình. Julián ngưỡng mộ mẹ. Khi nhìn họ bên nhau, tôi biết họ ràng buộc với nhau bởi một mối liên hệ vô hình mà tôi không bao giờ có thể hiểu được. Với tôi, cảm thấy mình là một phần cái thế giới riêng của họ và thấy mình may mắn xiết bao, thế là đủ. Cửa hàng chỉ giúp chúng tôi có một cuộc sống đạm bạc, dù vậy tôi không thể tưỏng tượng nổi mình sẽ làm gì khác. Việc buôn bán ngày càng ế ẩm. Tôi là một kẻ lạc quan, và tự nhủ chuyện gì cũng có lúc thăng lúc trầm, việc khó khăn hôm nay thì ngày mai sẽ tốt đẹp. Bea bảo văn hóa đọc đang dần ch.ết đi, rằng đó là một nghi lễ thiêng liêng, rằng một cuốn sách là tấm gương phản chiếu những gì chúng ta đã có trong chính mình, rằng khi đọc, chúng ta dồn hết cả tâm trí vào sự đọc, và những người đọc vĩ đại ngày càng hiếm đi. Mỗi tháng chúng tôi nhận được lời đề nghị chuyển hiệu sách thành cửa hàng bán ti vi, dây lưng, hoặc dây buộc giày. Họ sẽ không đẩy được chúng tôi ra khỏi đây trừ khi nó phá sản.
Fermín và Bernarda kết hôn năm 1958, và họ đã có bốn đứa con, đều là trai, tất cả đều thừa hưởng cái mũi và đôi tai của cha chúng. Fermín và tôi ít gặp nhau hơn, dù đôi khi chúng tôi vẫn lặp lại cuộc tản bộ ở mép nước lúc hửng sáng kia, nơi chúng tôi giải quyết mọi khó khăn trên đời. Fermín nghỉ việc ở hiệu sách vài năm trước, và khi Isaac Monfort mất, anh thay ông ấy làm người gác Nghĩa Trang Những Cuốn Sách Bị Lãng Quên. Có lẽ ngày nào đấy sẽ có người tìm được toàn bộ các cuốn sách của Julián mà Nuria đã giấu ở đó. Isaac được chôn cạnh Nuria ở Montjuïc. Tôi thường đến thăm họ. Trên mộ Nuria luôn có hoa tươi.
Cậu bạn Tomás Aguilar chuyển sang Đức, nơi cậu ấy làm kỹ sư cho một tập đoàn sản xuất máy công nghiệp, sáng chế ra các kỳ quan mà tôi không bao giờ có thể hiểu nổi. Đôi khi chúng tôi nhận được thư của cậu ấy, luôn là gửi cho Bea. Cậu ấy đã kết hôn được vài năm và có một cô con gái chúng tôi chưa bao giờ gặp. Mặc dù cậu ấy luôn gửi lời hỏi thăm tôi, tôi biết mình đã vĩnh viễn đánh mất cậu ấy nhiều năm trước. Tôi thích nghĩ rằng cuộc đời cướp đi những người bạn thời thơ ấu của chúng ta không vì lý do gì cả, nhưng không phải bao giờ tôi cũng tin vậy.
Khu dân cư vẫn như cũ, song có những ngày tôi cảm thấy một sự xán lạn nào đó đang dè dặt quay về Barcelona, như thể chỉ giữa hai chúng tôi, chúng tôi đã xua đuổi nó đi nhưng rồi cuối cùng nó đã tha thứ cho chúng tôi. Don Anecleto thôi dạy ở trường trung học, nay ông dành hết thì giờ viết ɖâʍ thư và điểm sách, những bài điểm sách càng đao to búa lớn hơn bao giờ hết. Don Federico Flavía và Merceditas chuyển về sống chung sau khi mẹ bác bán đồng hồ mất. Họ là một cặp đôi tuyệt vời, mặc dù không thiếu những kẻ độc miệng cho rằng con báo chẳng thể đổi vết đốm trên lưng, và rằng thỉnh thoảng Don Federico lại đi chơi hoang và ăn mặc như một mụ Digan.
Don Gustavo Barceló đóng cửa hiệu sách và bán cho chúng tôi toàn bộ sách của ông. Ông bảo đã ngán nghiệp buôn sách đến tận cổ và đang dấn thân vào những thách thức mới. Thách thức đầu tiên và mới đây nhất là mở một công ty xuất bản chuyên phát hành các tác phẩm của Carax. Bộ thứ nhất, gồm ba tác phẩm đầu tiên của ông ấy (khôi phục từ một bộ các bản in thử xếp xó trong kho đồ gỗ của nhà Cabestany), bán được 342 bản, thấp hơn hàng vạn bản so với số lượng bán ra của cuốn sách bán chạy nhất năm đó, một cuốn tiểu sử về El Cordobés, võ sĩ đấu bò nổi tiếng. Don Gustavo giờ dành thời gian chu du quanh châu Âu cùng những quý bà xinh đẹp và gửi về bưu thiếp những chụp các nhà thờ.
Cháu của ông, Clara, lấy một tỉ phú ngành, nhưng cuộc hôn nhân của họ chỉ kéo dài một năm. Danh sách những kẻ theo đuổi cô còn dài dài, mặc dù rơi rụng dần theo năm tháng, cũng như sắc đẹp của cô. Giờ cô sống một mình trong căn hộ ở Plaza Real, mà tôi ngày càng ít lui tới hơn. Có một dạo tôi hay đến thăm cô, phần nhiều là vì Bea nhắc tôi về sự cô đơn và bất hạnh của cô ấy, hơn là vì tự tôi muốn đến. Năm tháng trôi đi, tôi đã thấy sự cay đắng lớn dần trong cô, dẫu cô gắng che đậy bằng vẻ mỉa mai và thờ ơ. Đôi lúc tôi nghĩ cô vẫn chờ đợi cậu bé Daniel mười lăm tuổi ấy quay lại ngưỡng mộ cô âm thầm. Sự hiện diện của Bea, hay của bất cứ người đàn bà nào khác, hủy hoại cô. Lần gần đây nhất tôi gặp cô, cô đang đưa tay tìm những vết nhăn trên mặt mình. Tôi nghe bảo đôi khi cô vẫn gặp tay giáo viên dạy nhạc ngày xưa, Adrián Neri, bản giao hưởng của gã vẫn chưa hoàn thành và dường như gã đang làm đĩ đực cho mấy bà cô ở nhà hát Liceo, nơi nghệ thuật gối chăn của gã khiến gã được mệnh danh “Cây sáo thần”.
***
THỜI GIAN THẬT BẠC ĐÃI ĐỐI VỚI KÝ ỨC VỀ THANH tr.a FUMERO. Thậm chí cả những người căm ghét và e sợ hắn dường như cũng không còn nhớ hắn nữa. Nhiều năm trước, trên phố Gracia, tôi tình cờ gặp trung úy Palacios, anh ta đã bỏ lực lượng cảnh sát và giờ dạy thể dục ở một trường học trong khu Bonanova. Anh ta bảo vẫn còn một tấm bia tưởng niệm trong tầng hầm Trụ sở Cảnh sát Trung tâm ở đường Layetana để vinh danh Fumero, nhưng một cái máy bán đồ uống tự động đã che phủ nó hoàn toàn.
Ngày hôm ấỵ, lúc quay về cửa hàng sau khi thăm ngôi nhà cũ kìa, tôi thấy một gói bưu phẩm mang dấu bưu điện Paris. Bên trong là một cuốn sách nhan đề Thiên thần mù sương, một tiểu thuyết, của một tác giả Boris Laurent nào đó. Tôi lật qua những trang sách, hít vào cái mùi mê hoặc hứa hẹn thường thấy ở mọi cuốn sách mới, và tôi dừng lại phần đầu một c đập vào mắt tôi. Tôi nhận ra ngay ai đã viết nó, và tôi không ngạc nhiên khi lật lại trang đầu và thấy, nét chữ màu xanh được viết bằng chiếc bút tôi đã ngưỡng mộ biết bao khi còn bé, lời đề tặng:
Tặng bạn Daniel của tôi, người đã mang lại cho tôi tiếng nói và ngòi bút.
Và tặng Beatriz, người đã mang lại cho cả hai chúng tôi cuộc sống.
***
MỘT THANH NIÊN, tóc đã điểm vài sợi bạc, dạo bước qua những con phố của một Barcelona bị giam hãm dưới những khoảng trời xám tro khi bình minh trút xuống Đại lộ Rambla de Santa Mónica một dòng sáng cuồn cuộn sắc đồng đỏ.
Anh nắm tay một cậu bé mười tuổi với đôi mắt bị mê hoặc bởi bí ẩn trong lời bố cậu hứa lúc trời rạng sáng, lời hứa về Nghĩa Trang Những Cuốn Sách Bị Lãng Quên.
“Julián này, con phải hứa không được kể với bất kỳ ai điều con sắp thấy ngày hôm nay. Không một ai hết.”
“Kể cả mẹ hả bố?” cậu bé thầm thì hỏi.
Cha cậu thở dài, lẩn vào sau nụ cười buồn đã theo anh suốt cuộc đời.
“Tất nhiên con có thể nói với mẹ,” anh trả lời. “Chúng ta không giấu gì mẹ cả. Con có thể nói với mẹ bất cứ điều gì”
Một lúc sau, như những hình người tạo thành từ sương khói, hai cha con biến mất vào đám đông trên phố Ramblas, bước chân họ biến mất mãi mãi vào trong bóng hình của gió.