Chương 35

Tôi thức dậy lúc sáng sớm, nhìn thấy Jesus đang ngồi ngũ dưới chân giường. Nó ngồi cuộn mình lại, quần áo còn nguyên, miệng há to. Nó chỉ là một đứa trẻ sống giữa một thế giới quay cuồng.


Jesus gốc gác ở đâu tới nay tôi chưa biết hết. Có một dạo tôi thấy nó sống chung với Primo, bạn tôi trong xóm dân nói tiếng Tây Ban Nha, sau đó Primo bỏ đi nó về sống với tôi.
Nó coi tôi như cha ruột, nhưng từ ngày Regira bỏ đi, ít khi tôi về nhà.


Tôi đem quăn mấy vỏ chai rồi trở vào nhà làm bữa ăn sáng, món bánh mì thịt Jambon. Jesus ngồi ăn lặng lẽ một mình.
“Con đừng có lo!, rồi mọi chuyện sẽ qua như mọi lần trước”, tôi dặn nó.
Jesus gật đầu biết vâng lời. Tôi khều vô người, nó nhào xuống đất.
“Chờ nó đi học tôi gọi cho Quinten Naylor.


“Gì hả?”, gã nói như hét vô tai.
“Ờ, tôi đây, ông là cảnh sát hay sao vậy?”.
“Rawlins hả?”.
“Robin Garnett, Cyndi Starr nay là gì cũng được. Con bé mới đẻ ba tháng , nó chưa lần nào đi qua Châu Âu , đã bỏ hoc trường UVLA”.
Im lặng một lúc gã mới nói. “ Ông cứ nói tự nhiên”.


“Viola Samders kể, nhìn thấy .I.J. tại quán bar lúc Robin bị bắn ch.ết.
“Lên hàng trên nàng cũng muốn che chở cho hắn, chỉ có vậy”.
Tôi kể chuyên Prancer va Viola cho gã nghe.
“Tôi đã hạ được thủ phạm, Easy!”.
“Ông không giết được ai , ông đừng xía mũi vô chuyện này”.


Quiten gác máy, tôi ngồi dưa lưng ra sau.
Tôi thèm rượu, tôi nhớ Regina lấu tay vỗ vỗ vô đầu.


available on google playdownload on app store


Tôi chợt nhớ ngày đưa mẹ tôi tới nơi an nghỉ cuối cùng , tại nghĩa trang St.Ive ngoại ô Louisiana. Cha tôi mặc đồ đen thắt cà vạt đen tay cầm một cành hoa kim ngân tay kia dắt tôi theo. Cô tôi và mấy người con đưa ra tới ngoài này. Ngày hôm đó không tốt trời, bầu không khí năng nề và oi nồng. Ông mục sư đọc lời tiễn biệt, cha tôi nắm chặt tay tôi không buông ra.


Một tuần sau, ông bỏ đi qua định cư bên Mississipi. Từ đó không quay về quê cũ , và không ai còn biết tin tức ông sống ch.ết ra sao . Hay là ông có vợ mới đi làm ăn nơi khác. Hay có khi trong đêm ông đụng độ với ai đó, bắn ch.ết người, bị bắt giam suốt quãng thời gian lúc tơi còn thơ ấu.


Tôi ngồi ăn dưới bếp, nhìn ánh nắng soi trên mặt bàn. Tôi ngồi xuống bàn thấy lại dấu khăn lau nhà lần cuối trước lúc Regina bỏ đi.


Chợt tôi òa khóc, khóc như lúc tôi còn nhỏ tôi đã trải qua những ngày đau khổ, nước mắt nước mũi đầm đìa. Tôi thấy cha tôi đang cầm tay tôi có một bà già chờn vờn phía sau khóc lóc sót thương cho tôi.


Tôi khóc rống lên, tay đập xuống bàn. Cho đến lúc tôi cảm nhận được nỗi đau mất mẹ lúc đó không còn sợ hãi cái ch.ết nữa. Tôi căm ghét cha tôi, giá mà như lúc này ông quay về đứng ngoài kia tôi sẽ moi mắt ông ra.


Cái cảm giác đó vụt biến đi, tôi không còn tưởng nhớ đến Regina, hay ít ra tai tôi không còn nghe lại những tiếng kêu rêu.
Tôi thương nhớ con bé Edna như tôi thương tiếc cho chính tuổi thơ của tôi bị đánh mất từ lúc còn bé.
Lúc nghe tiếng điện thoại cũng là lúc tôi lấy lại hơi thở bình thường.


Tôi nhận ra được như một tín hiệu.
“Gì hả?” tôi nói và tôi đoán không phải Regina gọi, tôi không bao giờ còn được nghe nàng nói.
“Có phải ông Rawlins?”
“Dạ”
“Tôi Sylvia Bride đây”
“Ờ - hơ?”
“Ông có đem gì theo cho tôi không nếu tôi giao đứa bé lại cho ông?”.


“Đưa bé nào nhỉ?”
“Cái con khỉ họ”
“Với tôi không thành vấn đề, tôi không lừa gạt ai, nếu cô em nói có thiệt thì dễ thôi, nhà kia sẽ đền ơn”
Không nghe cô nàng nói gì, chỉ còn tiếng đứa bé khóc bên kia đâu đây.
“Ông biết chỗ khu nhà Beldin Arms?”


“Biết chứ” đó là dãy nhà cao tầng ở khu phố Sáu - Ba”.
“Hẹn ông một giờ sau tại đó”
“Ngay nhà nào?”.
“Ông cứ tới đó trước”, Nói xong nàng gác máy.


Tôi ăn mặt bình thương tới điểm hẹn, quần kaki áo sơ mi mang giày sandale không vớ. Tôi lận khẩu súng ngắn nòng 38 sau thắt lưng, một khẩu nòng 25 bỏ trong túi.
Vừa bước ra đã nghe điện thoại reo, tôi bỏ mặc, chả có gì cần thiết phải chờ.


Đúng một tiếng sau, tôi tới nơi hẹn khu chung cư Beldin Arms. Đứng ngoài hành lang nhìn theo mấy hộp thư không thấy tên Sylvia Bride.


Từ đâu bên ngoài, một thằng nhóc chạy lên cầu thang, người đó lùn tịt, chắc khỏe. Nó đi ẹo qua, ẹo lại ra vẻ ta đây với mấy đưa trẻ hay đùa và tưởng rằng sẽ được ai khen cho. Nó đứng lại ngay trước mặt tôi mở miệng “ Ông tìm bà nào đấy ?”.
“Sao?”


“Bà dặn ông cho tôi một đô tôi chỉ dùm cho?”.
Tôi cho một đô, nó bỏ chạy ra cửa, ngoái cổ lại nói “ Bà ở ngoài vườn bông”.
“Vườn bông nào?”
Nó đưa tay ra dấu “ Đằng kia”, nó tưởng đâu tôi là thằng em của nó.


Đi hết dãy nhà ra tới khu vườn bông Beldin Park. Quanh bãi cỏ trơ trụi chỉ còn bốn cây thông già. Sylvia Bride ngồi trên băng ghế dài.


Nàng mặt chiếc quần siu màu đỏ, bóp ống, khoác ngoài chiếc áo bờ lu hàng Trung Quốc màu đỏ. Chân mang giầy màu xanh nhạt, đầu tóc vừa mới sửa, chải ngược ra sau từng lọn không thèm gội . Nàng phì pha trên miệng điếu thuốc Lucky và một gói thuốc vơi hết một nữa để trên đùi.


“Đứa bé đâu ?”, tôi đứng trước mặt nàng cất tiếng hỏi.
“Mời ông ngồi”, nàng nói giọng bình thản.
Vừa ngồi xuống tôi hỏi lại: “ Đứa bé đâu?”
Nàng thò tay vô bao giấy kiếng đựng cây thuốc Lucky lấy ra tấm ảnh đưa cho tôi. Hình chụp Cyndi Starr bồng đứa trẻ mới sinh nước da nâu.


“ Tôi còn một album nữa, người mù còn nhận ra đây là hai mẹ con nữa kìa. Tôi còn giữ cuốn nhật ký, kể lại rất nhiều điều về đứa con Feather”.
“Một câu chuyện bình thường thôi hay sao?”
“Hả ?”
“Có phải cuốn nhật ký hay chỉ kể lại chuyện đứa con ?”


“Ồ đâu phải, Cyndi có trình độ, nàng là một sinh viên đại học, ông biết đấy, nàng còn làm thơ nữa là khác”.
“Chỉ kể cho tới ngày bị giết ch.ết thôi sao?”
“Tôi không thể nói, tôi chưa đọc bởi nhật ký là những chuyện riêng tư”.


“Nhưng mà.. “tôi định nói ra nhưng nghĩ sao lại bỏ lửng. Bởi không lý do nào nàng cho tôi là một vật đáng trân trọng.
“Tôi cần hai ngàn đô, giao tận tay tôi sẽ trao lại đưa con, quyển nhật ký và cuốn album”
Tôi lục túi. “ Chờ xe, cô em cần tiền giấy mười hay hai mươi”


Nàng cười nhìn tôi. Nếu ở một nơi nào khác chăc tôi phải thích Sylvia Bride lắm.
Tôi sẽ trao đổi sau, nên chọn địa diểm cho an toàn. Tôi chỉ cần đủ hai ngàn đôla”.


Tôi sẽ lo kiếm đủ tiền. Ta có thể chọn địa điểm là sở thú hay ngoài biển, chỗ nào cũng không sao. Mà cô em phải cho thấy hàng rồi chúng tôi mới trao tiền. Nếu đúng hàng , ta sẽ trao đổi”.


Sylvia cắn răng lên môi miệng hồng hào mima chặt lại , nàng chợt nói “ OK ”, ông coi số máy tôi ghi sau tấm ảnh , khi nào có tin mới ông gọi ngay”.
Trước khi đi cô em còn muốn nhắn gì nữa không?”
“Ông nói sao?”.
“Cô em biết ai giết Cyndi?”.


Nàng thò tay vào bao thuốc rút một điếu tôi đưa rồi lấy quẹt ra bật .
“Tôi không biết, nghe nói thủ phạm là một tên cuồng sát thì phải ?”.
“Không có chuyện đó đâu, phi lý”.
“Ai cũng thương nhớ trân trọng nàng”.
“Trong số bạn bè có cả Bull Horker nữa chứ?”.


“Gã có nhà ở thành phố Redon cho nàng về ở nhờ trong lúc có thai, bấy nhiêu thôi”.
“Gã là cha đứa bé?”.
“Chỉ có trời biết chuyên đó, ông Rawlins ?”.
“Ở nhà không vậy lấy gì ăn?”.
“Vay mượn Dull gã không phải là người cho vay. Nàng phải lo trả ba ngàn đô”.
“Lấy đâu ra?”.


“Tôi không rõ, nghe kể, có người lo cho nàng”.
“Một người da trắng”.
“Không nghe nói, như thế này..” Sylvia không nói nữa, quay qua nhìn chổ khác.
Sylvia kể tiếp “Nàng nó là, không chịu tên nào đó nhưng cả hai phải lo trả nợ”.
Tôi với nàng để yên chuyện đó, chờ đến lúc nàng bỏ đi.


“Sylvia, sao em đi tìm tôi?”, tôi nói.
“Ông tìm tôi thì có chỉ có mình ông?”.
“Em đích thân gọi điện cha mẹ nàng được mà?”.
“Tôi không thể nói chuyện nay với một người da trắng”, nàng nói.


“Tôi nghe mãi chuyện này, phân nưa dân da đen gặp dân da trắng ở đằng xa cả cây số đã lo tránh mắt trước. Chuyện dân da trắng không tin tưởng lẫn nhay nới tôi chẵng có gì lạ, tôi còn không tin, vậy sao bọn chúng phải tin nhau?”.


Tôi đứng nhìn theo Sylvia băng qua đưồng đi men theo dãy phố. Đến đầu đưồng nàng bước lên chiếc Ford mới toanh, ngồi ở băng trước. Tôi đoán ra anh chàng nào cầm lái.






Truyện liên quan