Chương 24

Ông thích bắt thì ông cứ bắt
Tui đã nghe đọc “Bộ luật hình”
Mù mà phạm tội không phạt nặng
Vào tù rồi mà tui vẫn không câm miệng!


“Mày không câm miệng thì tao bịt miệng mày!” Một vị cảnh sát áo trắng hùng hổ tuyên bố, vừa nói vừa giơ dùi cui điện, “soạt” một tiếng, chùm tia lửa xanh phụt ra, “Tao bịt miệng mày bằng chiếc dùi cui này!” – Cảnh sát vừa nói vừa chĩa dùi cui điện vào miệng Khấu mù. Đây là chuyện xảy ra tại một ngõ nhỏ ngay chỗ rẽ vào huyện lỵ, ngày 29 tháng 5 năm 1987.


Phía trước, một Chính phủ nam dẫn đường, bên phải, một Chính phủ nam tì súng ngắn vào lưng anh, đi trên hành lang dài dằng dặc của khu giam giữ. Các buồng giam nối tiếp nhau, giống nhau như lột từ cửa sắt màu xám đến cửa sổ sắt nhỏ xíu, chỉ có chữ số Ả rập là khác nhau. Sau mỗi cửa sổ đều có phạm ngóng ra ngoài, những bộ mặt sưng bủng, nhợt nhạt. Anh run lên, bước đi khó khăn. Một phạm nữ cười khúc khích sau song sắt: “Chính phủ ơi Chính phủ, tui gửi hai hào, Cchính phủ mau hộ cuốn giấy vệ sinh kinh nguyệt!” Chính phủ namchửi: “Con lưu manh!” Cao Dương ngoảnh sang nhìn phạm nữ, Chính phủ dùng đầu nòng súng thúc anh một cái, giục: “Đi nhanh lên!”


Đi hết hành lang, chui qua một cổng sắt, bước lên cầu thang vừa dốc vừa hẹp bằng gỗ, đôi chỗ đã bị mục, giày da Chính phủ nện côm cốp, còn anh đi chân đất, tiếng chân không to. Bước lên cầu thang gỗ ấm chân hơn nhiều so với đi trên nền xi măng ướt át của buồng giam. Cầu thang cao đến nỗi tưởng như không bao giờ hết. Anh thở hồng hộc, đầu óc quay cuồng vì cầu thang xoáy trôn ốc. Nếu không có nòng súng thúc sau lưng thì anh đã gục xuống như con chó ch.ết. Vết thương ở mắt cá chân đập thon thót như tim đập, da thịt xung quanh sưng cao bằng mắt cá. Bỏng rát, đau buốt, anh thầm kêu trời đừng làm mủ chỗ mắt cá chân, làm mủ thì không biết người phụ nữ cao cấp có chịu chích cho anh? Anh lập tức nhớ lại cái mùi trên người cô ta.


Đây là một căn phòng rất lớn, sàn gỗ đánh xi đỏ, tường sơn xanh, đôi chỗ bong từng mảng, lộ ra màu xám của tường vôi. Ban ngày mà trên trần vẫn thắp bốn bóng điện dài, bóng kêu ù ù khiến anh váng cả đầu. Dọc theo từơng kê một dãy bàn, ngồi sau bàn là một Chính phủ nam và hai Chính phủ nữ, một trong hai Chính phủ nữ là người hồi nãy hái cà chua trong vườn rau. Tường phía bắc kẻ tám chữ lớn, Cao Dương không lạ tám chữ này.


Một chính phủ nam lệnh cho anh ngồi xuống đất. Anh rất cảm kích gật đầu tỏ ý cảm ơn. Chính phủ lệnh duỗi thẳng hai chân, hai tay bị còng đặt trên đầu gối, anh làm theo.
- Anh tên Cao Dương?
- Vâng.
- Tuổi?
- Bốn mươi.
- Nghề nghiệp?
- Nông dân.
- Thành phần xuất thân?


available on google playdownload on app store


- Xưa… bố mẹ tui là địa chủ, sau này, khi Cchính phủ bỏ mũ cho bốn loại thành phần thì bố mẹ tui đã ch.ết từ lâu. Tui cũng không biết tui có phải thành phần địa chủ không?
- Anh có biết chính sách của chính phủ không?


- Biết biết, thành khẩn thì khoan hồng, chống lại thì nghiêm trị, không khai báo thì xử nghiêm theo luật!
- Tốt! Thuật lại quá trình phạm tội của anh trong ngày 25 tháng 8.


Ngày 25 tháng 8, trời đầy mây đen. Cao Dương dẫn con lừa càng gầy đi sau những ngày bôn ba, kéo tám mươi bó tỏi không còn tươi, một lần nữa lên huyện thử vận may. 25 tháng 8 là ngày thứ chín sau khi chú Tư gặp nạn. Cảnh tượng chú Tư bị xe cán thỉnh thoảng lại hiện ra trước mắt anh. Trong chín ngày đó, anh đã bốn lần lên huyện, bán năm mươi bó tỏi, được một trăm hai mươi đồng, thuế má các loại mười tám đồng, thực thu một trăm lẻ hai đồng. Tám mươi bó hôm nay lẽ ra đã bán từ hôm kia. Hợp cung tiêu huyện Chư Nam đặt một điểm thu mua tại phía bắc đường sắt, giá mỗi ký lô một đồng hai hào. Tỏi của Cao Dương vừa đặt lên bàn cân thì một tốp mặc đồng phục la hét chạy tới, dẫn đầu là Vương Thái.


Cao Dương chào lấy lòng Vương Thái. Vương Thái không hỏi anh nữa câu, cùng những người mặc đồng phục quát tháo ầm ĩ, lật đỗ cả cân người ta. Vương Thái nói “ Kho bảo ôn của tui chưa đầy thì một cọng tỏi của huyện Thiên Đường cũng không được chở đi!”. Người của Hợp tiêu cung Chư Nam buồn bã đánh xe về.


Anh đành chất lại tỏi lên xe. Anh định chào Vương Thái, nhưng hắn đã dẫn thủ hạ đi luôn.


Ngày 25 tháng 8 trời mây vần vũ, hình như sắp mưa. Cao Dương vừa qua đường sắt thì nghe phía trước truyền lại: “Kho lạnh đã đầy, tỏi được bán tự do!” Bán đâu bây giờ? Khách hàng nơi khác thì đã bị họ đuổi đi rồi, bán cho ai? Những thằng mũ lưỡi trai bạc ác không hề nghĩ đến quần chúng sống hay ch.ết! Quần chúng xôn xao bàn tán, cảm thấy không còn hy vọng, nhưng không một ai quay đầu xe, hình như phía trước vẫn còn cơ may.


Xe cộ rồng rắn nhích lên, xe lừa của Cao Dương cũng lên theo. Anh phát hiện các xe không đi về kho đông lạnh, mà đi ra đại lộ 1-5, nhắm hướng quảng trường 1-5 trước trụ sở Uûy ban huyện.


Hàng vạn người trồng tỏi tụ tập trên quảng trường, bầu không khí tràn ngập mùi tỏi. Mây đen cuồn cuộn, sắc mặt u ám, miệng chửi thề. Khấu mù đứng trên chiếc xe hỏng, cây đàn ba dây trong tay, cất giọng khàn khàn mà hát rằng: “Thương thay ông Tư thật thà mà trung hậu, tội tình chi mà xuống suối vàng, một nắm tỏi màu một đọi máu, nỗi này ai tỏ hỡi hoàng thiên! Hoàng thiên ơi hỡi trời hỡi trời! Mở mắt mà nhìn lũ ác bá hại người! …” Lời ca xoáy vào con tim, nhăn nhúm các khuôn mặt, sáng quắc những cặp mắt, nhấp nháy như những đốm lửa trong đêm. Cao Dương không hiểu người khác như thế nào, riêng anh xót xa và căm giận cứ nối như triều dâng, bằng trực giác, anh cảm thấy sắp có một cuộc đại khủng bố. Hôm nay sẽ có chuyện. Anh trong thấy một số người không rõ mặt mũi, nấp trong ngõ chụp ảnh quần chúng trong quảng trường. Anh nhớ mang máng cách đây nhiều năm đã trông thấy cảnh tượng này. Anh muốn đánh xe rời khỏi mảnh đất thị phi này, nhưng xung quanh xe cộ chật cứng, không nhúc nhích được.


Quảng trường thông với đường cái, đầu phía bắc là sân trụ sở Uûy ban huyện. Cái sân rất lớn, tùng bách xanh rờn, hoa nở rộ, một coat nước từ giữa sân phụt lên tạo thành một bông hoa nước rồi nhẹ nhàng rơi xuống. Trụ sở huyện là một ngôi nhà năm tầng tráng lệ, mái đao ngói lưu li, tường lát gạch men, giữa sân có một cột cờ, đỉnh cột phấp phới lá cờ đỏ năm sao. Trong con mắt Cao Dương, trụ sở huyện đẹp như hoàng cung trong truyền thuyết. Cao Dương còn nhớ mấy năm trước có nộp thuế xây dựng cơ quan huyện, nghe nói xây nhà tầng. Từ lâu đã nghe có người nói nó đẹp như hoàng cung, hôm nay anh mới biết lời đồn quả không ngoa. Xe cộ chạy qua đại lộ 1-5 đầu bị tắc nghẽn vì những xe tỏi, tài xế sốt ruột nhấn còi inh ỏi khiến Cao Dương càng thêm bàng hoàng. Cao Dương cho rằng, những người ngồi trong xe hơi đều là nhân vật bự đi đường, nghẽn đường của họ là phạm tội, nhưng xe cộ ken dày chỗ đâu mà dạt. Nhìn quanh, chẳng thấy ai để ý những chiếc ô tô. Thấy xung quanh phớt lờ anh mạnh bạo lên, mặc kệ, cầm bằng mất xe tỏi, đâu phải chỉ anh phạm tội?


Khấu mù tiếp tục hát: Con khóc thì đưa mẹ dỗ, tỏi ế thì huyện phải lo…, giọng Khấu đã khản đặc. Một người đưa cho Khấu que kem, Khấu ʍút̼ kem hắng giọng hát tiếp. Một thanh niên áo quần bảnh bao chỉa máy ghi âm về phía Khấu mù.


Cổng chính của Uûy ban huyện rào kín bằng dây kẽm gai, một số người ăn mặc cảøi chuốt ló đầu ở cửa sổ tầng trên, nhìn xuống quảng trường.
Mấy trăm người đứng trước cổng sắt hô lớn: “Mời huyện trưởng ra đây! Mời ông Trọng Vì Dân ra đây!”


Nắm đấm và gậy gộc đập cửa ầm ầm. Cánh cửa rung rinh như sắp đổ sụp. Trụ sở không một bóng người, một con mèo xám tro vụt qua sân như một mũi tên, biến mất trong bụi cây cảnh. Oâng già gác cổng cầm chiếc khóa to tướng ra móc vào ổ khoá. Đám đông nhổ đườm và nhổ nước bọt vào người ông ta. Oâng già không dám nói gì khóa xong liền bỏ chạy.


“Con chó già gác cổng kia, ra mở khoá mau!” – Quần chúng hét to.
Những xe bị nghẽn không bóp còi nữa, các lái xe ló đầu qua cửa xe, nhìn ra ngoài.
- Tìm huyện trưởng, tìm Bí thư đấu cho ra nhẽ!
- Trọng Vì Dân ra đây!


Cao Dương trông thấy một thanh niên mặt ngựa cưỡi xe lao tới, lênh khênh như con hạc giữa đàn gà. Thanh niên mặt ngựa gào to: “Bà con đừng kêu gọi lung tung, Huyện trưởng không nghe thấy đâu! Bà con hô theo tui, tui hô câu nào bà con hô câu ấy!” Thanh niên mặt ngựa hơi nói lắp.
Quần chúng rào rào hưởng ứng.


“Huyện trưởng tên là Trọng Vì Dân, không vì quần chúng, vì cá nhân!” – Mặt Ngựa vung tay hô.
Quần chúng đồng thanh gào lên, Cao Dương tâm tình bộc phát vì cảnh tượng trước mắt, cũng vung tay hô theo.


“Quan lớn Huyện trưởng Trọng Vì Dân, mau ra cổng gặp nhân dân!” Mặt Ngựa có khuôn mặt quái dị, miệng lưỡi hình như vướng víu khi hô.
Quần chúng gầm lên, đinh tai nhức óc! Cao Dương cũng gầm lên.


“Làm quan mà không lo cho dân, chẳng bằng về nhà đi gánh phân!” – Mặt Ngựa hô hai câu mà nhà nào cũng biết.
Quần chúng hô lại nhiều lần hai câu này.
Cuối cùng, có hai người đứng tuổi mặc âu phục từ trong nhà tầng đi ra cửa sắt, lớn tiếng nói: “Dân tỏi yên lặng! Dân tỏi yên lặng!”


Quần chúng im phăng phắc, chăm chú nhìn hai người đứng sau cổng. Người mặt choắt chỉ người đứng tuổi đeo kính đổi màu, nói: “Đây là ông Phùng, phó chủ nhiệm Văn Phòng Uûy ban huyện. Oâng Phùng sẽ chỉ thị cho các vị!”


Phó chủ tịch nói: “Bà con bán tỏi, Huyện trưởng ủy quyền cho tôi nói chuyện với các người. Các người tụ tập gây rối là vi phạm pháp luật. Huyện trưởng bảo các người về nhà ngay, không nên để cho kẻ xấu xúi giục!”
- Thế còn tỏi của chúng tôi? – Quần chúng gào to.


- Huyện trưởng nói, kho lạnh của Hợp cung tiêu đã bão hoà, các người đem tỏi về bán đâu thì bán, không bán được thì để mà ăn – Phó chủ nhiệm Phùng nói.
- Oâng nói như cứt ấy! Chính các ông bảo chúng tôi trồng, bây giờ lại không mua, thế là giết chúng tôi.


- Các ông không cho chúng tôi tự bán, các ông tịch thu cân của chúng tôi, các ông đập gãy cân của chúng tôi.
- Ba xu một cân không ai mua.
- Mời ông Trọng Vì Dân ra đây! Quan mà không lo cho dân chẳng bằng về nhà đi gánh phân!


- Dân tỏi không được nói bậy. Huyện trưởng bận việc quan trọng, không ra tiếp các người được – Phó chủ nhiệm Phùng mặt đẫm mồ hôi, giận dữ quát tháo – Các người phải biết điều chứ! Huyện trưởng là người đứng đầu một huyện, bao nhiêu việc lớn phải làm, chẳng lẽ bán tỏi hộ mấy người?


Câu nói của ông Phùng khiến Cao Dương mới vỡ lẽ, đúng thật, ông ấy đứng đầu cả một huyện mà lại đi bán tỏi hộ mình? Tỏi có thối ra đấy, cũng không được để huyện trưởng đi bán! Anh rất muốn chuồn, nhưng bốn phương tám hướng người dày đặc, chuồn không nổi. Anh chỉ muốn khóc.


- Mời huyện trưởng ra đây, chúng tôi muốn gặp ông ấy!
- Đúng,huyện trưởng ra đi! Huyện trưởng ra đi!
Phó chủ nhiệm Phùng nói: “Dân tỏi, một lần nữa tôi cảnh cáo các người, về ngay lập tức, nếu không tôi gọi điện cho công an, cảnh sát sẽ cho các người một trận!”


- Bà con ơi – Thanh niên mặt ngựa gọi to – Đừng sợ ông ta! Chúng ta không phạm pháp! Nhân dân muốn gặp huyện trưởng mà lại phạm pháp? Huyện trưởng là đầy tớ của dân, do nhân dân bầu ra, chẳng lẽ không được phép gặp hay sao?
- Bầu cái con mẹ nó! Có ai biết mặt ngang mũi dọc nó đâu mà bầu?


- Trọng Vì Dân ra đây! Huyện trưởng Trọng ra đây!
- Các người buông tuồng quá đấy! – Oâng Phùng gầm lên.
- Đả đảo tham quan ô lại! Đả đảo chủ nghĩa quan liêu! – Cao Dương trông thấy mặt ngựa đứng trên một chiếc xe hô to.


Cao Mã ném một bó ngồng tỏi vào trong sân Uûy ban: “Chúng tôi không cần nữa, biếu các ông lớn!”
- Đúng, không cần nữa, dù sao cũng chẳng giá trị gì nữa! Ném đi, ném đi! Ném cho các ông lớn ăn!
Quần chúng như phát điên, hàng trăm hàng ngàn bó tỏi ném vun vút vào Uỷ ban huyện.


Phó chủ nhiệmPhùng chạy về phía nhà tầng. Có người kêu lên: “Giữ hắn lại! Giữ hắn lại! Hắn đi gọi điện cho công an đấy!”


Cái cổng có chằng dây thép gai rung chuyển dữ dội. Quần chúng ra sức phá, huy độn tất cả những gì có thể phá được: gậy gộc, nấm đấm, bờ gai, gạch vỡ. Cổng đã bắt đầu méo mó.
- Xông vào, phải đấu lý với huyện trưởng!


Then chốt cổng cong lại, bật ra. Cánh cổng mở toang. Quần chúng kéo nhau như nước thủy triều. Cao Dương bị cuốn theo muốn dừng lại cũng không được. Anh tiếc không dám quẳng đi bó tỏi nào. Anh còn lo con lừa bị dẫm bẹp, nhưng không thể ngoảnh lại.


Chân anh giẫm lên những gạch xi măng hình bát giác, đi qua suối phun nước mát cả mặt, xông vào ngôi nhà tầng lát đá rửa của Uỷ ban. Những tiếng động dữ dội trong ngôi nhà, tiếng kính vỡ loảng xoảng, tiếng hòm tủ bị đá thình thình, có cả tiếng kêu của phụ nữ. Anh tìm thấy niềm khoái cảm trong tâm trạng thảng thốt. Anh xông vào một phòng làm việc, vẻ hào hoa phong nhã của các vật dụng khiến anh căm ghét. Anh bê chậu tiên nhân chưởng hoa đỏ thắm, thẳng cánh ném thẳng vào cửa kính. Cửa kính lặng lẽ rạn ra để chậu kiểng chui qua. Anh lập tức chạy đến chỗ cửa sổ, trông cả chậu hoa lẫn mảnh vỡ kính lăn lóc trên nền xi măng trước nhà. Chậu vỡ hoa vung vãi. Anh cảm thấy sảng khoái, bèn quay lại bê bể cá vàng hình bán nguyệt lên, nhìn một thoáng những con cá màu đen và những con cá màu vàng, con nào con nấy béo nẫm. Nước sóng sánh và phân cá vẩn lê khiến đàn cá kinh sợ chạy toán loạn, bể nước bốc mùi tanh. Anh ghét cái mùi đó nên lại ném cái bể vào cửa kính, cửa kính lặng lẽ rạn ra. Anh tỳ tay lên cửa sổ, thấy bể pha lê cùng với nước lóng lánh rơi xuống, những mảnh kính vỡ lấp lánh rơi theo, những con cá vàng giẫy giụa trong không khí. Bể cá rơi xuống sàn xi măng vỡ tan tành, không một tiếng động.


Anh thẫn thờ nhìn những con cá vàng giẫy giụa trên nền xi măng, cảm thấy trong lòng bất nhẫn. Ngẩng nhìn ra xa, người ngựa ngổn ngang trên quảng trường, con lừa và chiếc xe của anh không biết đi quảng nào, anh sốt ruột quá. Từng đoàn người vẫn nhằm trụ sở Uûy ban xông tới. Một toán cảnh sát mặc vũ trang đầy đủ, từ một ngõ nhỏ phía đông quảng trường chạy tới, nhảy bổ vào đám đông như hổ nhảy vào giữa đàn dê. Cảnh sát dùng gậy gộc mở đường, chắc chắn họ vào trụ sở huyện. Anh quay lại định rút lui, nhưng mấy chục người đã ùa vào, không ngờ trong đó có thím Tư, hai bàn chân bé tí lọt thỏm giữa đoàn người. Một thanh niên mặc áo chẽn màu trắng, ngực áo in hình cái mỏ neo, hét to: “Đây là phòng làm việc của huyện trưởng, phải tóm lấy ông ta!” Nghe nói vậy, Cao Dương run như cầy sấy, trời ơi thì ra mình xông vào phòng làm việc của huyện trưởng, lại còn đập vỡ bể cá vàng. Anh định bỏ chạy nhưng gậy gộc đã vung lên, anh không dám. Trong phòng huyện trưởng có một dãy hoa thơm cỏ lạ, chúng bị ném qua cửa sổ như những viên đạn đại bác. Chậu hoa có lẽ rơi trúng ai đó ở dưới lầu, anh nghe có tiếng gào khóc như bị chọc tiết.


Thư họa trên tường bị lôi xuống, tủ hồ sơ bị một thanh niên dùng chiếc nậy bật tung, hồ sơ, sách báo tung toé. Thanh niên này còn đập nát hai máy điện thoại.


Thím Tư đập chỗ này phá chỗ kia. Thím lôi cái rèm cửa bằng lụa màu xanh xuống, hai tay vò xé như người vò tóc, thím khóc, thím chửi: “Trả ông lão cho tui! Trả ông lão cho tui!”


Mấy ông nông dân lục lọi ngăn kéo bàn làm việc. Tay thanh niên vung nậy đập nát những tấm kính phủ bàn, những gạt tàn bằng kim loại. Huyện trưởng chắc vừa tháo chạy, điếu thuốc còn đang cháy dở trên gạt tàn. Bao thuốc lá nhãn hiệu “Đại nhân sâm” và bao diêm để trên bàn. Cậu thanh niên lấy ra một điếu thuốc để trên miệng, nói: “Lão gia cũng phải ngồi thử cái ngai của huyện trưởng!” Nói rồi cậu ta ngồi phịch xuống cái ghế của huyện trưởng, bật lửa châm thuốc, bắt chân chữ ngũ, bộ điệu dương dương đắc ý. Mấy nông dân chạy tới giành nhau thuốc lá nhân sâm. Thím Tư gom rèm cửa, thư họa, hồ sơ thành một đống, đánh diêm châm lửa đốt. Ngọn lửa cháy lan sang những thứ vương vãi, leo lên tường. Thím Tư quỳ lạy một lạy khấn: “Oâng ơi, tui báo thù cho ông đây!”


Ngọn lửa bùng lên, nông dân chen nhau tháo chạy. Cao Dương giật tay thím Tư, nói: “Bỏ chạy thôi, thím!”


Lối trong nhà tầng dày đặc khói, hình như không chỉ phòng làm việc bị đốt. Trần nhà, cầu thang đều rung chuyển. Đoàn người tháo chạy rùng rùng. Cao Dương dắt tay thím Tư chạy ra cổng chính. Bỗng anh nhớ tới những con cá vàng, chỉ sực nhớ thôi, một nghìn cái đầu, hai nghìn cặp chân va đập vào nhau những người bị ngã kêu la thảm thiết. Anh nắm chặt tay thím Tư chạy như bay ra ngoài cổng, những gương mặt cảnh sát vụt qua.


- Anh cầm đầu đập phá phòng làm việc của huyện trưởng? – Cảnh sát nam ngồi chính giữa dáng điệu oai vệ, hỏi.
- Thưa Chính phủ, tui không biết đó là phòng làm việc của huyện trưởng… Họ vừa bảo đó là phòng của Huyện trưởng, tui không đập nữa – Cao Dương vừa quỳ vừa nói.


- Ngồi lên như ban nãy! – Cảnh sát nghiêm giọng bảo – Chẳng lẽ phòng làm việc của người khác thì đập thoải mái hay sao?
- Thưa Chính phủ, tui gà mờ quá, bị cuốn vào bên trong… Thưa Chính phủ, tui hiền lành từ bé, chưa làm điều gì xấu…


- Không hiền lành chắc anh đốt Quốc Vụ Viện! – Cảnh sát nói giễu.
- Tui không đốt… Thím Tư đốt…
Cảnh sát nữ đưa tờ giấy ghi dày đặc cho cảnh sát nam ngồi chính giữa. Cảnh sát nam đọc một lượt, hỏi: “Cao Dương, đây là lời khai của anh phải không?”
- Đúng ạ.
- Lại ký đi.


Một cảnh sát nam kéo anh tới trước bàn. Cảnh sát nữ đưa cho anh chiếc bút. Anh cầm bút mà tay run bắn. Anh nghĩ mãi mà không nhớ tên anh viết ba nét hay hai nét ngang. Cảnh sát nữ nhắc: “Ba nét ngang”.
- Giải về buồng giam.
- Thưa Chính phủ – Cao Dương quỳ xuống van xin: “Tui không dám về buồng cũ nữa!”
- Sao vậy?


- Họ xúm lại đánh, xin Chính phủ đổi tui sang buồng khác.
- Cho anh ta trông tử tù! – Cảnh sát ngồi chính giữa nói với cảnh sát ngồi bên.
- Số 9, anh có đồng ý trông tử tù không?
- Đồng ý, chỉ cần không đưa tui về chỗ cũ.


- Vậy được, anh phải chú ý không cho nó tự tử. Đây là công việc có ý nghĩa, mỗi bữa phát thêm cho anh một chiếc màn thầu.
Tử tù là một người đàn ông mặt vàng như nghệ, không để râu, hai con láo liên trong hốc mắt trũng, đến khiếp!


Vừa bước chân vào lao tử tù, Cao Dương thấy anh đã phạm sai lầm. Trong lao chỉ có mỗi chiếc giường, nền nhà trải một nệm cỏ cũ nát. Tử tù tay đeo còng chân đeo xiềng, ngồi xổm một xó, nhìn Cao Dương bằng ánh mắt căm thù.


Cao Dương gật đầu chào: “Chào đại ca, Chính phủ bảo tui đến làm bạn với đại ca.”
Tử tù nhếch miệng cười, sắc mặt anh ta như dát vàng, răng cũng như bằng vàng.
- Lại đây, lại đây! – Tử tù gật đầu gọi.


Cao Dương hơi ngại, nhưng thấy tử tù tay chân vướng víu chắc không xảy ra chuyện gì, bèn rụt rè đến gần.
Tử tù cười gật đầu, bảo anh lại gần hơn nữa, gần hơn nữa.
- Đại ca có việc gì cần giúp?


Lời chưa dứt, tử tù đã vung tay quật đoạn sắt vào đầu Cao Dương, anh rú lên một tiếng “Mẹ ơi” rồi lăn lông lốc đến tận cửa sắt. Tử tù tha cả xiềng lẫn xích vọt lên, bổ nhào vào Cao Dương. Cao Dương luồn qua nách người tử tù đến bên giường sắt. Tử tù xông tới bên giường sắt, Cao Dương lại nấp bên cánh cửa. Sau vài chục hiệp, tử tù ngồi phịch xuống mép giường, nghiến răng nghiến lợi nói: “Mày lại đây tao sẽ cắn ch.ết mày! Trước khi ch.ết, tao chơi cháy túi!”


Đêm ấy, Cao Dương mệt bã nhưng không dám ngủ, lao tử tù để đèn suốt ngày đêm, khiến Cao Dương cảm thấy có vẻ an toàn. Anh ngồi co ro bên cửa sắt, cố tránh xa người tử tù, có gì còn kịp đối phó.


Tử tù suốt đêm chong mắt không ngủ. Mỗi khi Cao Dương gà gật là anh ta đứng lên, xiềng xích khua loảng xoảng. Cao Dương vốn lanh lợi, nghe tiếng xích khua là vụt dậy, chuẩn bị sẵn sàng.


Trời sáng, tử tù tựa đầu vào tường, mắt nhắm lại như đã ch.ết. Cao Dương nhớ lại một câu chuyện kinh dị về xác ch.ết. Chuyện kể rằng, đêm khuya xác ch.ết sống lại, chạy khắp nhà như người còn sống, gà gáy là cái xác ngã lăn ra. Y hệt chuyện đêm qua, khác chăng là ở chỗ, trông xác ch.ết thì được bạc được tiền, trông tử tù thì được thêm một cái màn thầu.


Tại buồng giam thường phạm thì bị bọn ngược đãi, khó sống.
Tại lao tử tù thì suốt đêm không chợp mắt, cũng khó sống.
Anh nghĩ, cứ như thế này, chỉ một tháng là hết sống!
Anh hối hận quá!


Xin trời phù hộ cho con ra khỏi chốn này! Thoát khỏi đây rồi, người ta có đổ cứt lên đầu con cũng chịu, không đánh, không kiện cáo, thưa gửi.






Truyện liên quan