Quyển 1 - Chương 75: Cao Kỳ Viễn trở lại

Hai ngày sau khi quân Bắc Nhung triển khai phản kích, một vùng dọc theo sông như Nguyệt hai bờ Nam Bắc đã trở lại quyền kiểm soát của liên quân. Tin thắng trận từ khắp nơi đổ dồn về khiến lòng người hoan hỉ.


Đầu tiên là cánh quân của Trác Bất Phàm và Long Cơ đã đuổi được quân Mông Tập ra khỏi Miện Thủy chạy về Bạch thành.


Tiếp đến là đánh bại đội thủy quân bất khả chiến bại do Ngụy Giao thống lãnh, giết và bắt sống hơn tám vạn thủy quân địch, phá và bắt hơn hàng trăm thuyền lớn. Ngoài ra quân Bột Hải thống lãnh đã theo kế tiến về trại lương của địch mà đốt phá thành công, khiến quân của Lý Nghiêm hoảng loạn mà không thể chia ra ứng cứu ba cánh quân còn lại.


Sau cùng là ải Tả Giang, quân Bắc Nhung đại thắng huy hoàng, cùng việc Trình Anh bí mật dẫn quân cấm vệ từ Việt quốc phục kích và giết ch.ết đám quân nổi loạn ở ải Thiên Hựu tại Nhại Môn, kết thúc một trận chiến lớn nhất từ trước đến nay của các tiểu quốc phương Bắc.


Đúng là không có tin nào quan trọng và đáng mừng hơn chuyện này, vì vậy trước khi tiến hành tổng công kích để hoàn toàn đẩy lùi mối nguy hại Tây Lỗ từ biên giới một cách triệt để, liên quân đã tổ chức tiệc mừng công để ủy lạo mọi người.


Nhưng trong niềm vui khôn tả ấy, trên một lưu vực sông, nơi bãi chông đã chôn xác hàng trăm thuyền chiến Tây Lỗ xuất hiện hai bóng người âm thầm dạo bước.


available on google playdownload on app store


Một người ăn mặc nho nhã, đội mũ và bịt mặt bằng tre, là kỳ nhân từng gặp qua trong doanh quân Sở. Người đi phía sau là một tướng khôi ngô, tay cằm kích dài bảo hộ theo sau.
Vị kỳ nhân ấy từng bước từng bước tiến đến sát bờ sông.


Trên đường người ấy đi, đâu đâu cũng là những xác ch.ết la liệt, có nơi thi thể nằm chồng lên nhau như một hòn núi nhỏ. Trên mặt đất, những đàn quạ đói ăn đang vui sướng kêu réo trước đại tiệc mà trời đất đã ban cho, xương thịt cứ thế mà bị đám ấy làm cho nát bươm ra trông hết sức khiếp đảm.


Bước thêm một bước, vị kỳ nhân đã đặt chân vào dòng nước thủy triều đang lên xuống của sông Như Nguyệt. Máu từ các cơ thể chảy ra hòa vào dòng nước trong vắt tạo thành một cơn thủy triều màu đỏ thẳm.
Nhìn thấy cảnh này vị kỳ nhân ấy nói thầm trong lòng:


- Thánh hiền dạy trung nghĩa là rường cột của phép tắc, hà cớ gì hiện thực lại dạy trung nghĩa lưỡng nan tồn.
- Đạo đức kinh có chép lấy sự yên ấm làm nền, lấy sự hòa thuận làm gốc, tại sao trước mắt chỉ là thây chất đầy đất, máu nhuộm đỏ sông.
- Mâu thuẫn chăng?
....


Những cơn sóng nhỏ lăn tăn đang xô nhau vào bờ như tâm trạng trùng trùng không ngớt trong nội tâm. Một mảng thiên địa u ám vô quang, đến cỏ cây cũng bị vấy bẩn bởi máu trở nên tanh hôi.
Vị kỳ nhân đó lặng lẽ thở dài:


- Học trăm thiên vạn sách thì đã sao, hiểu thấu đạo của thánh nhân thì đã sao, kết quả vẫn là không đoán nổi được vận mệnh.
- Phải chăng gần gũi với hiện thực lại khiến cho thánh hiền trở nên nhỏ nhoi, đem cái đạo lý bao năm hun đúc trở nên mơ hồ.


- Cuối cùng ta đang cổ súy cho hiện thực tàn khốc, hay là vẫn chưa tìm ra chân lý bị bóp méo của tiền nhân.


Bước thêm một bước xuống dòng nước đỏ ngầu máu ấy, nhìn những ánh mắt thẫn thờ từ đám tử thi đang trương phình lên. Phía sau một đám quạ đang hứng khởi mổ sẻ xương thịt từ thây người lại khiến cho tâm trạng người ấy thay đổi đến mãnh liệt, vị kỳ nhân ấy nói:
- Thối thật!


Người theo sau nghe vậy thì nói:
- Công tử ở đây đã như vậy, bước đến nữa sẽ còn tanh hôi hơn.
- Với lại ở đây không an toàn ngộ nhỡ có người nhìn thấy, hay một số bại binh còn lẩn khuất có thể phát sinh chuyện không hay.
- Chi bằng chúng ta lui về đại doanh.
Vị kỳ nhân ấy cười mà nói:


- Phạm Trực huynh, thối ở đây mà ta nói không phải là từ những cái xác đang nằm đây.
- Mùi thối ta nói chính là từ cái xã hội đen tối người ăn thịt người này, càng bước đến đúng là càng thối. Thối không chịu được.


- Nhưng muốn dừng lại thì còn khó hơn gấp bội, kết quả chỉ biết gió thổi chiều nào thì nương theo lối ấy, thân bất do kỷ.
- Mắt thấy tất cả nhưng không làm được gì cũng là một loại mâu thuẫn khó tả bằng lời.
Người được gọi là Phạm Trực nghe vậy thì nói:


- Lão gia từng nói chỉ cần không thẹn với lòng thì sợ gì đường phía trước tanh hôi.
- Công tử cũng nên học theo lão gia, ấy mới không phụ sự ký thác của người đối với ngài khi khôi phục lại quốc gia.
- Cũng không phụ tấm lòng trung của đám thuộc hạ đang liều ch.ết vì ngài.


Vị kỳ nhân ấy nghe vậy thì nói:
- Cha ta và ta không giống nhau, con đường cha ta chọn là trung nghĩa, lấy cúc cung tận tụy làm kim chỉ nam cho cuộc sống. Nhưng rồi thì sao, nước nhà vẫn mất, thân thì vong mạng, khiến một đám gia thần chẳng khác gì một đám cô hồn lởn vởn giữa thanh thiên bạch nhật.


- Phạm Trực huynh nói xem con đường đó là đúng hay sai, nếu đúng vì sao sự trung nghĩa của cha ta lại không đủ lớn mạnh để ngăn chặn đám nịnh thần làm loạn tác oai tác quái.
- Kết quả trung ngôn lại hóa thành xàm ngôn, sau đó vì nước tuẫn tiết.


Từng câu nói như đi vào gan ruột của Phạm Trực, dù biết rằng những điều nghe thấy đi ngược lại với tín niệm của bản thân bao năm, nhưng lại không thể phản bác được một lời. Chỉ là những câu sau đó còn kích động hơn, càng khiến nội tâm xung động mãnh liệt hơn.
Vị kỳ nhân ấy nói:


- Thiên hạ tranh đấu nhiều năm sinh linh đồ thán, khắp nơi chiến loạn lấy đâu ra ấm no, lấy đâu ra hạnh phúc.
- Dùng trung nghĩa phò trợ cho kẻ ngu hèn giữa đám một giòi bọ suốt ngày đục khoét rường cột xã tắc, chẳng khác nào làm việc châu chấu đá xe.


- Trung hay gian chỉ cần biết nắm bắt thời cơ mở rộng thế lực thì cũng đã làm nên một đại nghiệp. Thay vì tranh đấu nhiều năm chi bằng chọn kẻ mạnh nhất để thờ, sau đó cướp lấy tất cả mưu quyền đoạt chính.


- Chỉ cần làm được việc ấy không phải đã giản lược đi rất nhiều sao? Không phải khiến bá tánh bớt cực khổ hơn sao?


Từng câu, từng chữ vị kỳ nhân ấy thốt ra như từng mũi tên xuyên thủng lớp phòng ngự trong lòng của Phạm Trực. Thứ xích sắt nhiều năm trói buộc bởi lễ giáo, đạo đức trong một lúc dường như sụp đỗ tất cả.


Biết là những lời đại nghịch bất đạo, nhưng không hiểu sao so với đám văn nhân tán tụng về trung nghĩa lại trở nên thành thật hơn rất nhiều. Mâu thuẫn rốt cuộc là ở đâu?


Phạm Trực lặng lẽ đứng nhìn theo bóng lưng của người ấy, mà thân hình chợt rung lên, trong ánh mắt bóng dáng người trước mặt chẳng khác nào một bức tường cao với cái bóng đang đè nặng lên thân. Chỉ là chưa kịp hiểu hết thì thứ giáo đạo vô lý ấy lại tiếp tục, câu sau đạo lý càng đáng sợ hơn câu trước.


- Yếu sức chưa hẳn đã nhục, không gặp thời không phải là kém, nhục kém ở chỗ không có quyết tâm.
- Không làm thì càng khôn vẫn sẽ vậy, vận mạng rồi cũng đã được an bài.
- Thay vì uốn gối nép mình theo định số chi bằng một lần phá vỡ phép tắt mà làm.


- Ẩn mình nhẫn nhục cũng là một thứ phép tắc... chờ địch nhân sơ hờ thì ra tay, một đòn lấy mạng.


Vị kỳ nhân ấy chỉ tay xuống dòng nước, mặt nước đỏ ngầu vốn chừng như vô hại thì bỗng dưng có sự biến đổi. mặt nước xao động, rồi từ dưới một bóng người lao lên, trong tay lưỡi kiếm hắn sáng quắc lạnh lùng hướng về vị kỳ nhân nọ.


Người ấy là một tướng Tây Lỗ do không rút lui kịp nên ẩn thân tại chốn này chờ thời. Đợi lúc có người nào tuần tiễu qua đây, nếu có chút chức tước thì giết lấy, để khi về được cố thổ có thể đoái công chuộc tội cho việc thua trận.


Mắt thấy vị kỳ nhân này cốt cách khác người, thân phận thần bí, ắt phải là người có danh vọng trong quân Bắc Nhung nên tên này mới ẩn mình dưới nước thừa cơ ám toán. Vừa hay kẻ địch đã tiến gần đến chỗ phục kích, đúng là ý trời đã định, tên này không đợi được nữa mà cất mình lao lên.


Hắn hét lớn:
- ch.ết đi.
Vị kỳ nhân đó không hề sợ hãi trước tình huống xảy ra, trái ngược lại thì hết sức bình tĩnh chờ lưỡi gươm đang đến gần.


Bỗng đâu một tiếng gió bén nhọn cất lên, sau đó lưỡi kích của Phạm Trực từ phía sau xoáy tròn tạo thành một lưỡi chém cự đại cắt thân thể tên tướng Tây Lỗ ra làm hai, máu huyết như mưa từng hạt từng hạt rơi xuống. Lưỡi kích chưa chịu dừng lại, tiếp tục tiến nhanh về phía trước, cái lưỡi sắc lạnh của nó vô tình chém trúng chiếc mũ tre, dư lực của nó khiến chiếc mũ bị hất văng ra sau.


Lúc này gió lớn thổi lên khiến chiếc mũ cất mình lên cao, bên dưới đám quạ không biết bị cái gì hấp dẫn bỏ lại đám chiến lợi phẩm của mình mà vỗ cánh bay. Đàn quạ nương mình theo cơn gió, nối gót chiếc mũ tre mà xông thẳng lên trời, hình thành một đám mây thật lớn che khuất ánh măt trời bừng cháy. Cả một góc sông bỗng trở nên đen tối, vị kỳ nhân thấy cảnh này thì cười lớn, hắn nhìn đám mây mỗi một to dần mà trong lòng khấp khởi vui.


Còn Phạm Trực phía sau nhìn cảnh tượng ấy thì nói thầm:
- Cao gia cả đời trung nghĩa sao lại sinh ra một đứa nghịch chủng như vậy.
- Lão gia là Phạm Trực vô năng, đã không dẫn công tử theo điều ngay mà còn hùa theo hành ác.


- Chỉ là mắt thấy người có thể làm thay đổi đại cục rối ren của thiên hạ này, Trực trong lòng lại muốn thử đánh cược một lần.
...
- Cao Kỳ Viễn công tử, rốt cuộc người có thể vượt mặt tiền nhân mà đem thứ giáo hóa này cải hoán triều đại hay không.


- Trực tôi nguyện đem sinh mạng này mà phụng hiến.
Hôm đó Cao Kỳ Viễn trong cơn mưa huyết tinh, chân chân chính chính xuất sơn, đứng trước cảnh tượng rợn người ấy hắn chỉ nói một câu:
- Sát giới đã mở.


Hôm đó bầu trời ánh sáng ảm đạm vô quang, hôm đó đại địch lớn nhất của Việt quốc cũng đã thành hình.
---------------------------------------------------------o0o-----------------------------------------------


Lại nói trong doanh liên quân người ngựa ồn ào, mọi người trước chiến thắng ai nấy khấp khởi hoan hỉ, rượu vào lời ra tạo thành một đại yến quy mô cực lớn.


Từ vương tước, binh sỹ, lính tráng, người nào người nấy đều chìm ngập trong hơi men, trên bàn ăn đầy ấp ê hề thật là khiến người ta mở rộng tầm nhìn.


Trái ngược với cảnh sắc vui tươi ấy, trong doanh Việt quốc, Nạp Lan Cảnh vẫn đứng trước tấm bản đồ bằng da mà truy xét. Dáng vẻ ông ta trầm ngâm, đặt đi đặt lại những lá cờ xanh đỏ một cách có chủ đích.
Lúc này Trình Anh từ ngoài tiếng vào, thấy vậy thì nói:


- Vương gia đại chiến đã qua, quân địch cả thảy đều rút về, thiết nghĩ người cũng nên nghỉ ngơi một chút.
Nạp Lan Cảnh nghe vậy thì nói:
- Không sao, huynh không cần lo cho ta.
- Chỉ là còn một chút vấn đề mà ta muốn xem xét một chút ấy mà.


- À phải! Nghe nói tiểu nữ theo huynh đến đây, sao đã lâu vậy rồi mà vẫn chưa thấy tăm hơi đâu hết cả?
Trình Anh nghe vậy thì nói:
- Lão gia còn lạ gì tính của tiểu quận chúa.
- Vừa đến đây thừa lúc tiểu nhân không chú ý đã dẫn người đi tìm bọn Triệu Phong rồi.


Nạp Lan Cảnh nghe xong thở dài:
- Đứa trẻ này đến cha nó nuôi dạy bao nhiêu năm, kết quả lại không bằng một bằng hữu thanh mai trúc mã.
- Trình Anh huynh có phải là ta rất đáng thương không?
Trình Anh tủm tỉm cười sau đó nói:
- Ai bảo lão gia suốt ngày nhốt quận chúa trong vương phủ.


- Từ nhỏ tới lớn người chỉ có Triệu Phong làm bạn, nên mấy năm xa cách đương nhiên là tìm hắn trước cũng phải thôi.
- Chỉ là sao lâu như vậy rồi mà đám Hắc Vân Kỳ vẫn chưa trở về, hay là có chuyện gì buộc phải nán lại Miện Thủy hay sao?
Nạp Lan Cảnh thản nhiên nói:


- Bọn họ nếu tính đúng thì giờ này đã không còn ở Miện Thủy.
- Toàn quân chắc đã tiến sát đến biên giới Hỏa Lam và Tây Lỗ quốc.
Trình Anh ngạc nhiên nói:
- Sao lại có thể, bọn họ đến đấy để làm gì?
Nạp Lan Cảnh đáp:


- Không có gì, chỉ là thay ta chuyển lời hỏi đáp mà thôi.


Trình Anh nghe mà không hiểu gì. Loại hỏi đáp gì mà cần đến mấy vạn quân. Hơn nữa biết tin quận chúa đi tìm Triệu Phong cũng có thể đã theo gót đại quân, thế mà Nạp Lan Cảnh vẫn bình chân như vại. Rốt cuộc là trong hồ lô của Nạp Lan Cảnh đang đựng thứ thuốc gì đây.


Nhưng do muốn đảm báo an toàn cho tiểu quận chúa, Trình anh nói:
- Nếu vậy để thuộc hạ gửi thư cho bọn họ biết quận chúa sẽ đến.
- Mắc công lại xảy ra bất trắc gì cũng không chừng.


Nạp Lan Cảnh nghe vậy thì chỉ cười, sau đó ông lại quay lại với đám trận đồ của mình, Trình Anh hiểu ý liền âm thầm rút lui.
Sau đó ông viết một phong thư gửi cho Nguyệt Ưng (Chim ưng dùng trong việc truyền tin khẩn cấp của Việt quốc) truyền đi.






Truyện liên quan