Chương 8
Trước đây trên xe luôn ngồi kín người, giờ số người chỉ còn một nửa, cảm thấy thật trống trải.
Trong xe thiếu đi tiếng cười, ngay tiếng chuyện trò cũng chẳng có, chỉ nghe thấy tiếng động cơ chạy.
Yên tĩnh quá.
Tôi mở gói quà Noãn Noãn tặng, là một ống đựng đồ hình trụ bằng kim loại, thảo nào nặng thế.
Cái ống cũng không hẳn là hình trụ, nhìn từ trên xuống, có lõm vào một ít, giống hình trăng non đầu tháng.
Ống cao khoảng 10 xăng ti mét, bên ngoài mạ vàng, nhưng sắc vàng không sáng, mà phảng phất nét xưa cũ giản dị.
Bề mặt chạm nổi họa tiết hai con rồng vờn ngọc, bên trong rỗng, nếu như để bút, có lẽ phải được khoảng mươi cái.
Tôi nghịch nghịch nó một hồi, rồi cẩn thận cất vào ba lô.
Đến sân bay Thủ Đô, xuống xe, mọi người ai nấy xách hành lý của mình.
“Tạm biệt các bạn, nhớ giữ liên lạc nhé.” Thầy Lý cười nói. “Hoạt động lần này có chỗ nào chưa chu đáo, mong các bạn bỏ quá cho.”
“Lên đường bình an” thầy Trương cũng nói.
Mấy ngày hôm nay, mỗi khi đến một điểm tham quan nào, thầy Lý lại tận tình giới thiệu, ân cần dịu dàng như một người cha; còn thầy Trương thì gần như ôm trọn mấy việc tạp vụ vào mình.
Nghe những lời khiêm nhường khách khí ấy của thầy Lý, mấy bạn gái lại đỏ hoe mắt.
Vài người tận dụng thời gian chụp hình kỷ niệm cùng hai thầy.
Tôi cũng nhân cơ hội nói tiếng cảm ơn thầy Lý từ tận đáy lòng, thầy nhẹ nhàng vỗ vai tôi.
“Tiễn bạn ngàn dặm, rồi cũng phải chia ly” thầy Lý nói.
Thầy Lý và thầy Trương cuối cùng bắt tay với thầy Chu, thầy Ngô, rồi lên xe ra về.
Làm xong thủ tục lên máy bay, va li cũng đã kiểm tr.a xong, lúc xếp hàng đợi kiểm tr.a an ninh, tôi thấy trong tay cậu em khóa dưới đang cầm một cuộn giấy, bèn hỏi: “Không phải cậu tặng cho Vương Khắc rồi à?”
“Cô ấy vừa đem trả em” cậu ta gượng cười đau khổ.
Nhìn dáng vẻ cô độc của cậu ta, tôi cũng không biết nên nói gì để an
Tôi đặt ba lô lên băng chuyền, khi ba lô đi qua máy X-quang, vẻ mặt của nhân viên an ninh có chút gì đó bất thường.
Nhân viên an ninh lôi từ ba lô tôi ra món quà Noãn Noãn tặng, hỏi: “Cái này dùng để làm gì?”
“Dùng để cho bút nghỉ ngơi” tôi trả lời.
“Hả?”
“Đây là…” Sợ lại rơi vào thảm cảnh trò cười của thìa với muỗng, tôi hơi do dự nhỏ giọng nói: “Ống cắm bút?”
“Ống cắm bút chứ gì?” Anh ta lại nhìn một lần nữa, rồi đưa trả lại cho tôi, nói: “Được rồi.”
Hóa ra các anh cũng gọi là ống cắm bút à.
Lúc sắp lại ba lô, tôi liếc thấy cuộn giấy của cậu em khóa dưới, bèn nhặt lên.
“Cậu đánh rơi này.” Tôi vỗ vỗ vai cậu ta.
Cậu em quay lại nhìn tôi một cái, nói: “Anh. Em không cần nó nữa, cho anh đấy.”
Tôi còn chưa mở miệng, cậu ta đã lại quay người đi thẳng.
Lên máy bay, ổn định chỗ ngồi xong, tôi tiện tay mở cuốn giấy ra.
Cuộn giấy vừa mở, từ trong đã rơi ra ba tờ giấy được cuộn giấu bên trong.
Tôi lần lượt mở ra từng tờ, chỉ nhìn qua đã biết là ba bức phác thảo chì.
Bức đầu tiên vẽ Trường Thành, bên trên có một đôi nam nữ, người con trai nắm tay người con gái leo lên; bức thứ hai vẽ đôi nam nữ trong khu ngõ cổ, người con gái ôm mặt khóc, người con trai nhẹ nhàng vỗ vai cô.
Bức thứ ba chắc là cầu thang dốc đứng trước Phật Hương Các, người con trai đứng trên cao nhất quay người lại kéo tay người con gái, người con gái cúi đầu, phía sau còn có một đôi nam nữ đứng hai bên trái phải cô gái cũng đang cúi đầu.
Ở phía dưới bên phải bức thư pháp “Tài tử”, còn có thêm hai chữ “Giai nhân” khá nhỏ.
Tôi không kịp nghĩ ngợi gì, lập tức đập đập vào cậu em đang ngồi phía trước, đưa bức thư pháp và ba tờ tranh cho cậu ta.
Cậu em vô cùng kinh ngạc, rồi lặng im trầm tư.
Cậu ta đột nhiên tháo dây an toàn, đứng lên, rời khỏi chỗ ngồi.
Tôi giật thót người, cũng lập tức tháo dây an toàn, đứng lên ôm chặt lấy cậu ta từ phía sau, nói: “Máy bay sắp cất cánh rồi, câu đừng có làm bừa!”
“Anh,” cậu ta quay đầu lại, “em chỉ đi vệ sinh thôi mà.”
Nói rồi cậu ta đi về phía nhà vệ sinh, hai mắt tôi vẫn dõi chặt theo sau.
Cô tiếp viên hàng không nói với cậu ta: Máy bay sắp cất cánh rồi, mời anh lát nữa hẵng dùng nhà vệ sinh.
Cậu em quay người đi về chỗ, ngồi xuống, đóng dây an toàn, rồi lại cầm cuộn giấy và bức tranh lên xem chăm chú.
Máy bay cất cánh, đèn cảnh báo dây an toàn cũng đã tắt, cuối cùng cậu ta mới chịu thu cuộn giấy và bức tranh lại.
Tôi thở phào nhẹ nhõm, nhắm hai mắt.
Noãn Noãn, anh càng lúc càng gần nhà, nhưng lại càng lúc càng xa em.
Từ Bắc Kinh đến Hồng Kông mất không đến bốn tiếng đồng hồ; thêm một tiếng ở Hồng Kông đợi chuyển máy bay; rồi từ Hồng Kông bay đến sân bay Đào Viên mất nửa tiếng; làm thủ tục thông quan, lấy hành lý mất 40 phút; ra khỏi sân bay ngồi xe về Đài Nam mất tiếng rưỡi; xuống xe đi taxi, mất 15 phút là về đến nhà.
Đoạn đường còn lại ngắn nhất mà cũng là xa nhất, tôi phải xách va ly leo lên năm tầng khu chung cư không có thang máy.
Đến nơi rồi, cũng mệt ch.ết rồi.
Nằm trên cái giường quen thuộc lại có một cảm giác xa lạ.
Chỉ nằm được mươi phút, tôi lại ngồi dậy mở máy tính, lên mạng.
Nhận được e-mail của Từ Trì, bên trong có đính kèm rất nhiều ảnh.
Nhờ có mạng Internet, mấy tấm ảnh này còn hạ cánh sớm hơn cả tôi.
Tôi chăm chú xem từng tấm, gần như quên luôn hiện thực rằng mình đã trở về Đài Loan.
Nhìn tấm hình Noãn Noãn vô tình phì cười ở Thần Vũ Môn, tinh thần tôi chợt bị khuấy động.
Nhưng chẳng được bao lây, lại dậy lên một cảm giác trống trải mất mát.
Thở dài một tiếng, tôi lại xem tiếp, xem đến bức ảnh tôi chụp một mình trước Cửu Long Bích.
Cảm giác có chút gì quen thuộc, tôi cầm ống cắm bút Noãn Noãn tặng lên đối chiếu.
Hai con rồng vờn ngọc trên ống bút có nét duyên dáng rất giống hai con rồng trong Cửu Long Bích.
Có lẽ hình dáng hai con rồng trong tất cả các bức vẽ “ong hí châu” đều như vậy cả, nhưng tôi thà tin rằng đây là sự tỉ mỉ chu đáo của Noãn Noãn.
Lúc đó ở trước Cửu Long Bích, tôi khăng khăng muốn Tử Trì chụp cho mình một tấm hình riêng, vì vậy, em mới chọn món đồ này tặng tôi.
Noãn Noãn, em thật giống với chính tên mình, luôn khiến người ta thấy ấm áp trong lòng.
Tôi nâng niu cầm cái ống cắm bút trong tay.
Rồi đặt vào ngăn kéo tủ.
Vì không muốn nó dính chút bụi bặm nào, tôi thà cất nó trong một chỗ kín đáo.
Đây là kiểu yêu quý gì đây?
Điền e-mail của Noãn Noãn vào dòng người nhận, rồi gõ hai chữ:
Noãn Noãn.
Anh về đến nhà rồi, đi đường rất thuận lợi.
Em khỏe không?
Lương Lương ở Đài Loan.