Chương 6: Một ngọn đèn thắp sáng tâm hồn

Tuyết Ba, nữ, 15 tuổi, học sinh cấp hai
Tôi là đứa con gái bị đày ải trong kiếp sống đau khổ. Nếu như thực sự có địa ngục thì cuộc sống hiện tại của tôi chính là địa ngục.


Ngay từ nhỏ tôi đã không phải là một đứa con gái bạo dạn và tự tin nhưng mẹ tôi đã đặt ở tôi quá nhiều hy vọng. Mẹ cho tôi đi học múa, học đàn, học vẽ, không để cho một đứa trẻ con như tôi có thời gian nghỉ ngơi. Đối với một đứa bé, làm sao có thể chịu được áp lực như vậy? Còn nhớ ở trong phòng tập múa, mọi người xếp hàng nghe cô giáo huấn luyện hướng dẫn. Cô yêu cầu chúng tôi tự tìm một vị trí để gác chân rồi tập luyện. Trong khi đó, cảnh tượng mà mẹ thường xuyên nhín thấy lại là, trong khi những đứa bé khác chạy đi tìm vị trí tập luyện của mình thì tôi vẫn còn đứng ngẩn ra ở giữa sàn tập, rồi sau đó ngập ngừng hòa vào đám đông và tìm cho mình một chỗ trống bé nhỏ. Mẹ rất bực bội trước những phản ứng chậm chạp của tôi. Về đến nhà, mẹ liền mắng cho tôi một trận rồi lại tiếp tục bắt tôi tập luyện. Nhưng lần nào cũng thế, tôi gần như không có chút tiến bộ nào cả, thậm chí còn chậm chạp hơn trước đây, nguyên nhân là do tôi chỉ mải để ý đến ánh mắt sắc như kim châm của mẹ. Đương nhiên là sau đó tôi bị mẹ đánh đòn. Rồi cuối cùng bà cũng phát hiện ra rằng không thể đào tạo tôi thành một diễn viên múa nên đã cho phép tôi nghỉ học. Tôi vui mừng như một kẻ nô lệ vừa được giải phóng.


Nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang, chẳng bao lâu sau mẹ lại bắt tôi đi học đàn. Lần này lại càng thê thảm hơn bởi vì tôi phải học theo hình thứcậu một cô một trò. Cô giáo dạy đàn này tính tình rất kỳ cục, hơi một chút là nóng giận. Mỗi khi không có mẹ ở bên cạnh là y như rằng cô mắng tôi như tát nước, thậm chí cô còn nói với mẹ tôi rằng tôi phản ứng rất chậm chạp, không có năng khiếu âm nhạc, ngay cả những tiết tấu đơn giản mà học mãi cũng chẳng xong. Không ít lần, vì đàn sai nhạc nên tôi đã bị cô ta tức giận dùng đầu bút máy chọc vào tay. Tôi khóc lóc kể với mẹ, xin mẹ không bắt tôi học đàn nữa. Thế nhưng sự bực bội trong lòng mẹ đã nhấn chìm tình cảm yêu thương mà mẹ dành cho tôi rồi. Sau hơn một năm trời vật vã, tôi mới được nói lời từ biệt với cây đàn và cô giáo dạy đàn đáng ghét kia. Nhưng lúc đó thì trái tim tôi cũng đã thay đổi hoàn toàn. Trong mắt của một đứa trẻ là tôi lúc ấy, người lớn rất đáng sợ. và ngược lại, trong mắt những người lớn kia, tôi cũng chẳng phải là một đứa trẻ ngoan. Năm đó tôi mới bắt đầu vào lớp một.


Vào lớp một, do không theo kịp bạn bè, thành tích học tập đáng báo động nên tôi thường xuyên bị gửi giấy thông báo về nhà. Mẹ tôi gần như đã mất hết niềm tin ở nơi tôi nên không còn đánh tôi như trước nữa, nhưng vẫn thường xuyên mắng mỏ. Người tôi sợ nhất vẫn là cô giáo. Cô giáo chủ nhiệm của tôi là một cô giáo trẻ. Lần đầu tiên nhìn thấy cô, tôi đã rất thích, bởi cô vừa trẻ lại vừa xinh đẹp, không khắc nghiệt như mẹ tôi. Thế mà, trong mắt cô giáo, tôi là một học sinh yếu kém, luôn làm ảnh hưởng đến thành tích chung của lớp. Cô thường xuyên phê bình tôi trước lớp, làm cho tôi xấu hổ với bạn bè. Bị một cô giáo xinh đẹp mắng mỏ ngay trước lớp là điều đáng xấu hổ đối với tôi.


Một việc xảy ra vào hồi học kì một năm lớp ba, có thể nói đó chính là nguyên nhân cho những bất hạnh của tôi hiện nay. Lần đó, tôi bị thủy đậu nên phải xin nghỉ ở nhà và đã để lỡ rất nhiều bài vở. Không may cho tôi, vừa mới khỏi bệnh thì cũng là lúc kiểm tr.a giữa kì. Tôi bị liền hai điểm không to đùng. Cô giáo giơ bài của tôi ra trước lớp và mỉa mai rằng: “Hôm nay tha hồ ăn trứng nhé!”. Kết quả là cả lớp cười nhạo tôi ầm ĩ. Trên đường về nhà, một đám đông còn chạy theo tôi để chọc ghẹo. Chúng thi nhau hét: “Trứng ngỗng, trứng ngỗng, bán trứng ngỗng!”. Tôi vô cùng xấu hổ, cắm đầu cắm cổ chạy một mạch về nhà. Tôi lao thẳng vào trong nhà, khóa cửa lại, toàn thân không ngừng run lên bần bật…


Trong mắt tôi, trường học chính là địa ngục trần gian, tôi không bao giờ muốn quay trở lại nơi đó nữa! Nhưng tôi thừa biết rằng mẹ sẽ không bao giờ đồng ý. Để đạt được mục đích không phải đến trường, một đứa bé ngốc nghếch như tôi đã cố tình bày mưu tính kế trốn học. Tôi giả vờ run bần bật, nói không ra hơi để lừa gạt mẹ. Mẹ tôi không còn cách nào khác đành phải xin cho tôi nghỉ học rồi lập tức đưa tôi đi khám bệnh. Trong phòng khám có rất nhiều người quen, họ nhìn bộ dạng của tôi rồi bảo với mẹ tôi rằng: “E là đứa bé này có vấn đề về thần kinh rồi!”, thậm chí họ còn khuyên mẹ tôi đưa tôi đến phòng khám thần kinh để kiểm tra. Mẹ tôi không nói gì, chỉ bảo bác sĩ kê cho tôi ít thuốc rồi dẫn tôi về nhà. Mẹ nói với tôi rằng bác sĩ khuyên tôi nên nghỉ ngơi và ở nhà một thời gian nữa mới có thể đi học trở lại. Vậy là trúng ý của tôi rồi! Thế là tôi đường hoàng được nghỉ ở nhà đến cả tháng trời.


available on google playdownload on app store


Trong một tháng này, tôi cảm thấy mình rất may mắn , sống những ngày yên tĩnh và êm đềm. Hằng ngày mẹ vẫn kèm tôi học bài, và mẹ kinh ngạc phát hiện ra rằng khả năng tiếp thu của tôi không hề kém như mẹ vẫn tưởng. Thế là mẹ liền dẫn tôi đi đo chỉ số IQ, nào ngờ chỉ số IQ của tôi đạt đến 130, thuộc vào loại cực kỳ thông minh. Mẹ tôi vừa buồn vừa vui, quyết định sẽ đưa tôi trở lại trường. Mẹ cầm kết quả kiểm tr.a IQ của tôi đưa cho tất cả thầy cô giáo của tôi xem. Tuy nhiên, kết quả là các thầy cô bàn tán nhau rằng: “Không chỉ có con bị hâm mà ngay cả mẹ cũng có vấn đề về thần kinh rồi!”. Thế là lũ học sinh trong lớp cứ thi nhau hét vào mặt tôi là: “Đồ điên”, còn nói tôi từng ở trại thương điên…


Phải vất vả lắm tôi mới có thể học hết cấp một. Tôi ngầm cầu trời khấn Phậtớ mong sao các bạn học mới sẽ không biết gì về quá khứ của tôi. Trước mặt cô giáo, tôi cũng thể hiện ra rằng mình là một học sinh chăm chú nghe giảng, chăm chỉ làm bài tập, cần cù làm vệ sinh… Mặc dù không phải pha trò cười nhưng nói chung tôi vẫn có thể hòa đồng va các bạn trong lớp. Kết quả học tập của tôi không phải xuất sắc nhưng ít nhất kết quả của tôi cũng không bị xếp đội sổ. thậm chí đã có vài lần cô giáo còn biểu dương tôi trước lớp về sự tiến bộ vượt bậc. Có lẽ đây là những ngày tươi đẹp nhất trong cuộc đời tôi. Chỉ tiếc rằng những tháng ngày này chẳng kéo dài được bao lâu. Một bạn học hồi tiểu học đã đi rêu rao khắp trường về quá khứ của tôi, chẳng mấy chốc mà mọi người trong trường ai ai cũng biết đến cái quá khứ không mấy tốt đẹp đó. Giờ đây mọi người đều cho rằng tôi là một con bé từng có vấn đề về thần kinh. Những thành kiến này đã một lần nữa đẩy tôi xuống đáy sâu của sự đau khổ, biến tôi thành đối tượng bị các bạn học kì thị và công kích.


Lần này, tôi không còn sức lực để mà chống chọi với hiện thực quá khắc nghiệt này nữa. Trong đầu tôi luôn bị ám ảnh bởi ý nghĩ “sống không bằng ch.ết”, và rồi có lần tôi đã cắt cổ tay tự tử. Nhưng khi nhìn thấy máu của mình chảy ra, tôi vô cùng hoảng loạn, tôi sợ hãi hét lên ầm ỹ. Mọi người nhanh chóng đưat ôi vào bệnh viện cấp cứu. Ai cũng cảm thấy mệt mỏi vì tôi, đến cả bác sĩ cũng mắng tôi: “Cháu nghĩ rằng ch.ết là sướng chắc? Làm cho mọi người đau khổ thì cháu dễ chịu lắm à?”.


Một lần nữa tôi lại được nghỉ ở nhà để dưỡng bệnh. Mặc sù mọi người trong gia đình cố gắng giấu giếm chuyện tự tử đáng xấu hổ của tôi, thế nhưng tin này vẫn bị nhà trường biết được. Thầy hiệu trưởng và cô giáo chủ nhiệm đều đến thăm tôi, còn tự trách mình trước mặt mẹ tôi rằng trước đây không quan tâm đến tôi nên mới để xảy ra những chuyện như thế này… Họ còn ra sức khuyên giải tôi, bảo tôi phải nghĩ thoáng ra… Thế nhưng tôi lạnh lùng đáp: “Vô ích thôi, tôi vẫn sẽ tìm cách tự sát, vì tôi thực sự chán ghét thế giới này rồi!”. Tự tử lần nữa? Không biết tôi có đủ dũng khí để làm điều này nữa hay không. Thế nhưng tôi thực sự chán ghét thế giới này. Đó là sự thực, bởi tôi không còn đủ dũng khí để sống trên đời này nữa…


Bạn chán ghét thế giới là bởi vì bão tố đã thổi tắt mất ngọn đèn soi sáng trong tâm hồn bạn. Không có ngọn đèn này soi tỏ, những vị khách qua đường như chúng ta không thể nhìn thấy được ánh sáng để hy vọng. ở những độ tuổi khác nhau, ánh hào quang của những ngọn đèn này sẽ khác nhau. Với một đứa trẻ, ánh sáng của ngọn đèn này chính là tình yêu thương của mẹ, sự cổ vũ của thầy cô giáo và sự thân thiện của bạn bè.


Tuyết Ba ngay từ nhỏ đã trải qua rất nhiều giông tố và gần như đã thổi tắt mất ngọn đèn soi sáng trong tâm hồn của cô bé. Đáng tiếc rằng đã không có ai thắp sáng lại ngọn đèn của Tuyết Ba. Đến khi cô bé vừa tự mình thắp sáng lại ngọn đèn hy vọng thì giông tố lại một lần nữa ập đến. Ngọn đèn tâm hồn vốn đã cháy yếu ớt, nay lại bị dập tắt hoàn toàn.


Ngọn đèn soi sáng trong tâm hồn mỗi người, ai có thể thắp sáng nó được đây? Hiệu trưởng? Thầy cô giáo? Hay là mẹ? Tôi phải nói với Tuyết Ba rằng, người có thể thắp sáng lại ngọn đèn ấy trong bạn chỉ có bản thân bạn mà thôi! Giờ đây Tuyết Ba không còn là cô bé yếu đuối năm nào, Tuyết Ba hoàn toàn có thể dựa vào nghị lực của mình để giành lại sự tự tôn cho bản thân. Nếu như thành tích học tập cảu Tuyết Ba không thể nổi bật như các bạn trong lớp, bạn cũng vẫn có thể thể hiện mình trong những lĩnh vực khác, ví dụ như: hòa đồng, khoan dung, nhiệt tình giúp đỡ bạn bè…Tôi tin chắc rằng, khi người nào đó làm tổn thương đến bạn, chưa chắc người đó đã ý thức được bản thân họ đã làm cái gì, khi bạn tỏ ra khoan dung và độ lượng với họ thì lương tâm cua rhọ dễ dàng được đánh thức. Con người suy nghĩ cho cũng vẫn là những động vật cấp cao có trái tim lương thiện. Khi làm như vậy, bạn sẽ dễ dàng nhận được sự thân thiện và đồng cảm của mọi người. Ngoài ra, bạn cũng cần phải lấy lại niềm tin vào bản thân, có thể cùng mọi người trong gia đình lên kế hoạch cụ thể để cứu vớt niềm tin đang bị mất dần trong lòng bạn. Một cô bé mười lăm tuổi hoàn toàn có thể tạo ra tương lại cho chính mình, đièu quan trọng là bạn có hành động kịp thời hay không mà thôi!






Truyện liên quan