Chương 16: Nghĩa hiệp giúp bạn

Sài Cận, nam, 16 tuổi, học sinh cấp ba


Kể từ khi lên trung học, tôi cũng chăm chỉ học hành hơn. Trước đây, tôi thường mải chơi khến mẹ rất buồn phiền. Thầy giáo thường nói rằng : “Sài Cận có cái đầu tương đối thông minh, nhưng lại không cầu tiến, cái gì cũng chỉ cần biết qua loa, lại không chịu chăm chỉ học hành ,thế nên chắc chắn sẽ không thể thi đỗ vào trường chuyên cấp ba!”. Thế nhưng,không ai ngờ tôi lại vượt lên hẳn mười bạn khác trong lớp để dứng vị trí thứ ba về thành tích thi cử trong kì thi năm đó và đỗ vào một trường chuyên của tỉnh. Mẹ tôi rất vui mừng nên hè năm đó đã cho tôi đi nghỉ mát ở Thanh Đảo. Trên đường đi, mẹ lại nói tràng giang đại hải về các đạo lí này nọ, còn tổng kết nguyên nhân các thói hư, tật xấu của tôi là “thiếu tính tự kiềm chế”.


Sau khi chúng tôi đi du lịch về không lâu, năm học mới chính thức bắt đầu. Ngồi trong lớp học của trường cấp ba, tự nhiên tôi cảm thấy mình đã trở thành người lớn. Nghĩ lại trước đây mẹ luôn lo lắng không yên vì tôi, tôi cảm thấy xấu hổ. Tôi chăm chỉ học hành, từ bỏ những trò chơi yêu thích rồi phát hiện ra rằng chăm chỉ nghiên cứu bài vở có cái hay của nó. Cô giáo không hề biết chút gì về tình hình học tập của tôi ngày trước. Giờ tôi đã là một học sinh ngoan ngoãn và gương mẫu. Lần đầu tiên trong sự nghiệp học hành của mình, tôi được cô giáo biểu dương trong buổi họp phụ huynh. Mẹ tôi về nhà với vẻ mặt vô cùng phấn khởi và hài lòng. Mẹ còn ra sức khen ngợi tôi trước mặt bố. Bố tôi nghe mẹ nói vậy cũng rất vui. Bố mẹ tôi rất hợp nhau trong vấn đề giáo dục con cái. Gần đây, không khí gia đình tôi lúc nào cũng vui như tết, mẹ tôi không còn cằn nhằn suốt ngày vì tôi nữa, ngược lại mẹ rất quan tâm đến tôi, luôn nhắc nhở tôi phải biết kết hợp giữa học hành và nghỉ ngơi.


Từ sau khi thi giữa kì, tôi được cô giáo chọn vào đội ngũ cán bộ lớp. Cô giáo gọi tôi lên văn phòng nói chuyện. Cô khen ngợi và động viên tôi rất nhiều. Sau đó, cô nói sẽ chuyển bạn Vương Toàn Thắng sang ngồi bên cạnh tôi , và hỏi tôi có ý kiến gì không. Tôi ngây người không biết nói sao. Vương Toàn Thắng là một học sinh cá biệt, không chỉ kết quả học tập yếu kém mà còn không ít lần cãi lại các thầy cô giáo bộ môn. Nghe nói sở dĩ trường tôi không đuổi học cậu ta là vì bố cậu ta là một đại gia tích cực ủng hộ cho nhà trường. Vương Toàn Thắng vốn ít nói, chưa bao giờ cậu ta nói chuyện với tôi, thế mà cô giáo lại định chuyển chỗ cho tôi ngồi cạnh cậu ấy.


Cô giáo dường như đã đọc được suy nghĩ của tôi,liền tha thiết nói : “Cô muốn tìm một người bạn cùng bàn thích hợp cho Thắng. Cô đã nghĩ rất lâu và thấy em thích hợp nhất”.Cô giáo hy vọng tôi sẽ có ảnh hưởng tốt đến Thắng. Tôi cảm thấy có đôi chút tự hào vì cô giáo đã tin tưởng mình như vậy. Thế nên tôi không buồn suy nghĩ nhiều nữa mà lập tức đồng ý.


Từ đó, tôi và Thắng trở thành bạn cùng bàn. Mỗi lần vào tiết học, cậu ta không nhìn đông nhìn tây thì cũng lăn ra bàn mà ngủ. Tôi có cảm giác cậu ta vẫn chưa trường thành, có điểm gì đó giống như tôi lúc trước. Cậu ta chẳng thèm để ý đến tôi. Cứ nghỉ giải lao là cậu ta chạy biến đâu mất, nếu không thì ngồi lì một chỗ đọc tiểu thuyết kiếm hiệp. Chúng tôi như hai người xa lạ.Tôi nghĩ thế này cũng tốt, đỡ phiền phức cho mình. Nhưng nhớ đến những lời của cô giáo chủ nhiệm tôi lại thấy không yên lòng.


available on google playdownload on app store


Lần đầu tiên chúng tôi nói chuyện với nhau là nhờ vào cuốn tiểu thuyết Thần điêu đại hiệp của Kim Dung. Hôm đó,khi thấy trong tay câu ta đang cầm cuốn tiểu thuyết này, không kiềm chế được, tôi đã cùng bàn luận với cậu ta về cuốn sách. Cậu ta tỏ ra chăm chú nghe tôi nói,có vẻ rất thích thú và đồng ú với ý kiến của tôi. Tôi hỏi cậu ta đã đọc cuốn tiểu thuyết này đến lần thứ mấy rồi, cậu ta liền giơ năm ngón tay ra, ý nói năm lần rồi. Tôi bái phục cậu ta và cảm thấy có chút xấu hổ, vì tôi mới đọc đến lần thứ ba. Chúng tôi liền dùng ngôn ngữ trong tiểu thuyết để diễn đạt ý của mình, rồi lại nhìn nhau, ôm bụng cười ngặt nghẽo. Về sau cậu ta nói, không ngờ một học sinh ngoan ngoãn, chăm chỉ như tôi mà cũng ham mê mấy truyện võ hiệp này. Tôi nghĩ, trong mắt cậu ta, những đứa học sinh giỏi đều là một lũ đần độn hết. Đây là lí do từ trước đến nay cậu ta thờ ơ với tôi.


Thắng coi tôi là bạn nên cũng không ngần ngại chép bài của tôi nữa. Nhớ đến sự kì vọng của cô giáo chủ nhiệm, tôi lại có cảm giác bất an. Tôi nói Thắng cảm giác bất an này và thấy ngạc nhiên vì không hiểu tự bao giờ mình đã trở nên tin tưởng cậu ta đến thế ! Nhưng Thắng hoàn toàn không để ý đến điều đó. Cậu ta bảo tôi không nên lo lắng. Việc sắp xếp cậu ta ngồi cùng bàn với một học sinh giỏi là ý của bố cậu ta chứ không phải ý của cô giáo. Cậu ta còn nói : “Cậu cũng đừng lo lắng cho tớ làm gì,tớ cố nốt mấy năm cấp ba này là được lên đại học ấy mà!”. Nhìn ánh mắt kinh ngạc của tôi, cậu ta liền nói rõ hơn rằng bố cậu ta sẽ dùng tiền để cho cậu ta vào một trường đại học danh tiếng. Tôi khuyên cậu ta cho dù sau này có thừa kế cơ nghiệp của bố thì cũng phải có chút trí thức thì mới cạnh tranh được với người khác. Nhưng cậu ta nghe xong chỉ cười và nói, cho dù sau này tất cả học sinh của lớp tôi có được là ông chủ hết thì cậu ta vẫn thừa sức cạnh tranh với họ. Nghe cậu ta nói vậy, tôi cảm thấy có đôi chút xấu hổ. Những điều mà Thắng nói không hẳn không có lí, bởi vì trong mắt cậu ta, chúng tôi chỉ là một lũ “mọt sách” mà thôi. Như hiểu được suy nghĩ của tôi,cậu ta nói thêm : “Nhưng cậu thì khác, cậu không giống những đứa kia!”. Nghe cậu ta nói thế, tôi cảm thấy dễ chịu hơn một chút, bèn nói : “Thực ra trước đây tớ cũng là một học sinh cá biệt”. Thắng không tin, thế là tôi liền kể cho cậu ta nghe : “Cho dù không phải là học sinh kém nhưng trước đây tớ cũng không phải là một học sinh giỏi giang và chăm chỉ , không bao giờ được thầy cô giáo yêu quý và càng không bao giờ phát biểu trong lớp!”. Thắng liền hỏi tôi đã “cải tà quy chính” như thế nào, tôi nói vì chơi bời nhiều rồi nên cảm thấy nhàm chán, muốn thay đổi cách sống, thay đổi cuộc đời. Cậu ta nghe xong, tỏ ra rất thích thú.


Không hiểu có phải do tôi ảnh hưởng tốt đến cậu ta thật hay không nhưng tôi cảm giác Thắng bây giờ đã khác nhiều so với trước.Cậu ta không còn nghịch ngợm trong lớp như trước nữa mà cũng rấy chịu khó nghe giảng. Các thầy cô giáo thường xuyên tuyên dương Thắng trước lớp ,thành tích môn tiếng anh của cậu ấy cũng có tiến bộ rõ rệt.


Trong lần họp phụ huynh sau, cô giáo liền mang chuyện của tôi và Thắng tuyên dương trước lớp. Vậy mà không hiểu sao lúc về mẹ tôi lại tỏ ra vô cùng bực tức. Mẹ hỏi tôi tại sao ngồi cạnh một học sinh cá biệt như vậy suốt một thời gian dài mà không chịu nói với mẹ một tiếng. Tôi nói đó không phải việc gì to tát, hơn nữa bây giờ cậu ấy đã tiến bộ hơn nhiều rồi. Lần này,ngay cả bố cũng tỏ ra phản đối hành động của tôi. Bố nói việc làm đó của cô giáo chủ nhiệm thật ngu ngốc và nguy hiểm. Ngày xưa, trong lớp của bố cũng có một học sinh rất côn đồ. Vì muốn “cải tạo” học sinh này nên thầy giáo sắp xếp cậu ta ngồi cạnh lớp trưởng. Kết quả là hết một học kì, trong lớp đã có đến hai học sinh côn đồ, vì cậu lớp trưởng kia đã bị “đồng hóa”. Mẹ tôi nói còn khó nghe hơn. Mẹ bảo, cô giáo muốn moi tiền của nhà giàu nên đã đem tôi ra làm vật hi sinh, thật không ra làm sao…. Mẹ nói sẽ tìm cô giáo, yêu cầu cô phải chuyển tôi ngồi xa học sinh cá biệt ra. Tôi không thể giải thích được cho bố mẹ hiểu Thắng là một học sinh như thế nào. Tôi nói, mặc dù Thắng học không giỏi nhưng tính cách của cậu ấy không xấu, càng không phải là côn đồ hay lưu manh. Bố mẹ càng nghe tôi nói càng cảm thấy nguy hiểm, cho rằng rất có thể tôi sẽ trở thành một học sinh hư vì Thắng.


Ôi, tôi biết kiểu gì mẹ tôi cũng sẽ đến tìm gặp cô giáo. Đến lúc đó, không hiểu Thắng sẽ nghĩ gì?Thực ra, hai đứa bọn tôi nói chuyện rất hợp cạ. Mẹ làm như vậy, tôi e sẽ tổn thương cậu ấy. Hơn nữa,tôi có cảm giác bố mẹ không tin tưởng và tôn trọng tôi!.
Chat room


Tôi hoàn toàn đồng ý với cách nghĩ của Sài Cận. Nhưng những người làm cha, làm mẹ thường quá yêu thương con cái của mình,nên khó tránh khỏi có những hành động khiến người khác không ngờ được. Chính vì thế, tôi có thể hiểu được những điều mà bố mẹ bạn đang lo lắng .Cho dù kết quả của chuyện này có như thế nào đi chăng nữa,tôi mong bạn vẫn sẽ không từ bỏ ý định làm bạn với Thắng. Bởi hai bạn có duyên làm bạn bè, hơn nữa mối quan hệ lại đang phát triển theo hướng tốt đẹp!


Phương pháp “đôi bạn cùng tiến” của cô giáo chủ nhiệm đã có từ rất lâu rồi. Cũng có rất nhiều ý kiến tranh luận xunh quanh vấn đề này. Tôi nghĩ,với một học sinh ngoan như Sài Cận thì sau này, nếu có gặp phải trường hợp như vậy, có thể nắm vững một nguyên tắc, đó là : xác định xem mình có khả năng ảnh hưởng tốt đến đối phương hay không, nếu kết quả là phủ định(thậm chí có thể đối phương sẽ xúi giục bạn làm điều xấu) thì bạn hãy ở yên trong thế giới của mình, tuyệt đối không hùa theo đối phương. Tuy nhiên, có không ít “học sinh dốt” mặc dù có thành tích học tập không mấy xuất sắc nhưng lại giỏi về các mặt khác. Gặp những học sinh như vậy,bạn đừng ngại ngần gạt bỏ ấn tượng không tốt về người ta để có thể cùng nhau chuyện trò, tâm sự và học hỏi ưu điểm từ người đó. Nói tóm lại, chỉ cần “tiêm vắc xin” để phòng ngừa trước kết quả của sự việc sẽ không bị lệch ra khỏi quỹ đạo ban đầu của nó đâu.






Truyện liên quan