Chương 44: Khi sức chịu đựng có hạn

Tiểu Phong, nam, 13 tuổi, học sinh cấp hai


Tôi là học sinh lớp bảy, ngay từ nhỏ đã được ông bà nội rất yêu thương. Mặc dù vậy, ông bà không bao giờ nuông chiều tôi quá mức. Lúc lên sáu tuổi, tôi đã biết giúp mẹ làm một số việc vặt ở trong nhà. Ở trường, tôi cũng chăm ngoan và hòa đồng nên được thầy cô và các bạn rất yêu quý.


Năm ngoái, dì tôi ở Thanh Đảo đã gửi con gái về nhà tôi ở vì chú dì phải ra nước ngoài du học. Thế là những ngày tháng tươi đẹp của tôi không còn nữa.


Thế nhưng, Thiên Thiên ngày càng bộc lộ tính xấu của mình, đặc biệt là với tôi. Cô bé rất bướng bỉnh và ương ngạnh. Có một lần, tôi mượn của bạn cùng lớp cuốn Tuyết Gia về nhà đọc, Thiên Thiên nhìn thấy liền đòi cho bằng được. Tôi biết Thiên Thiên thường vừa đọc vừa vẽ vào sách (tất cả sách của tôi đều bị cô bé vẽ linh tinh lên rồi), thế nên nhất quyết không cho cô bé mượn. Thế là cô bé ngồi phịch xuống sàn nhà, khóc ầm ĩ để ăn vạ. Ông bà nội và cả bố mẹ tôi đều ra sức bênh vực Thiên Thiên, không những bắt tôi phải cho cô bé mượn sách mà còn mắng tôi một trận nữa. Tôi biện hộ cho mình vài câu liền bị mẹ nói: “Thiên Thiên là khách, không chừng vài hôm nữa sẽ sang Mỹ, đến lúc đó muốn gặp em cũng không được; hơn nữa em nó còn nhỏ, con là anh nên biết nhường nhịn em mới phải”. Kết quả là cuốn truyện đó bị Thiên Thiên tô vẽ linh tinh, thậm chí cô bé còn xé hai trang, kẹp vào sách ngữ văn và nhất định không trả lại tôi. Tôi tức đến phát điên lên mà không biết làm thế nào, cuối cùng đành phải mua một cuốn truyện mới để đền cho bạn.


Kể từ đó, tôi rèn luyện cho mình tính “nhẫn nại”. Đến giờ ăn cơm, mẹ nấu toàn món ăn ngon, nhưng Thiên Thiên nhất định không chịu ăn, đòi ăn thịt ngan quay. Thế là bố lại bắt tôi đạp xe đi mua ngan quay về cho cô bé. Mặc dù không muốn đi nhưng tôi cũng không nói gì, đành chịu đựng cơn đói cồn cào trong bụng và phóng xe đi mua ngan quay cho Thiên Thiên. Máy tính của tôi bây giờ cũng bị Thiên Thiên chiếm mất rồi. Cô bé không biết làm gì khác ngoài chơi điện tử. Thiên Thiên không chịu chơi một mình, nhất định đòi tôi phải ngồi bên cạnh xem và hướng dẫn cô bé. Một hôm, do ngày hôm sau tôi có bài kiểm tr.a tiếng Anh nên bố tôi đề nghị hôm đó bố sẽ ngồi chơi điện tử với Thiên Thiên. Thiên Thiên không nghe, khóc ầm lên; thế là bố tôi đành phải để tôi ngồi chơi với cô bé. Lúc đó, tôi như kiến bò trên chảo nóng, vô cùng sốt ruột. Chờ mãi Thiên Thiên mới lên giường đi ngủ, rồi tôi mới được ngồi vào bàn ôn bài. Hôm đó, tôi phải ôn bài đến tận mười hai giờ đêm, ngủ cũng không ngon giấc. Thế nên đến khi làm bài kiểm tra, tôi cứ như người trên mây.


Tôi cảm thấy rất kì lạ là tại sao một đứa trẻ như Thiên Thiên lại có thể chơi rất hòa đồng với bạn bè cùng lớp. Thỉnh thoảng Thiên Thiên dẫn bạn học về nhà chơi, làm cho tôi chóng hết cả mặt, lúc thì chúng cầm cái nọ, lúc lại lấy cái kia cho cô bé. Cô bé tỏ ra rất thân thiện với bạn bè. Nghe mẹ nói, lúc Thiên Thiên mới chuyển đến, cô bé không chơi được với ai trong lớp, còn hay cãi nhau, thậm chí đánh nhau với bạn. Cô giáo thường xuyên gọi điện cho gia đình tôi, nói rằng Thiên Thiên ở lớp rất bướng bỉnh. Bà nội tôi nói, con gái bướng bỉnh một chút cũng tốt, không sợ bị người khác bắt nạt. Về sau, cô giáo của Thiên Thiên gọi điện đến nói Thiên Thiên đã sửa đổi tính nết, chịu hòa đồng với các bạn trong lớp. Tôi không thể hiểu nổi tại sao cô bé lại không sửa đổi được tật xấu của mình ở nhà cơ chứ?


available on google playdownload on app store


Bây giờ tôi ngày đêm mong ngóng dì mau chóng quay về đón Thiên Thiên sang Mỹ, cho cô bé sang Mỹ tha hồ mà làm vương làm tướng! Mỹ là bá chủ thế giới, cho con gái Trung Quốc sang đấy làm vương làm tướng, sẽ thể hiện oai phong của người Trung Quốc chúng ta. Nhưng dì lại gọi điện về báo tình hình không mấy khả quan, dì không xin được thẻ định cư cho Thiên Thiên. Điều đó có nghĩa là Thiên Thiên sẽ còn ở lại nhà tôi dài dài.


Từ nhỏ đã ở với ông bà nội nên tôi có tình cảm rất sâu sắc với ông bà. Thế nhưng Thiên Thiên thì khác. Với tính cách tùy tiện của mình, Thiên Thiên thường bắt tội ông bà đến mệt lử người. Một hôm, ông nội đạp xe đi đón Thiên Thiên. Giữa đường gặp mưa, ông nội bèn dẫn Thiên Thiên vào vỉa hè tránh mưa, nhưng cô bé dứt khoát không nghe, đòi ông nội phải đèo mình đi trong mưa. Thiên Thiên có tật xấu là trong nhà có ai bảo em ấy làm gì là y như rằng em ấy đòi làm ngược lại. Kết quả là hôm đó về nhà, người ông nội ướt sũng, cả nhà ai nấy đều kinh ngạc và lo lắng. Ông nội bị mắc bệnh ho khá nặng, không may tái phát sẽ rất nguy hiểm. Tôi vội vàng lấy khăn bông khô cho ông lau người, rồi chạy vào nhà vệ sinh vặn nước tắm cho ông. Hôm đó, tôi lo lắng đến phát khóc, tôi nói với ông: “Ông không chịu giữ gìn sức khỏe, nhỡ ốm ra đấy thì sao?”. Tôi thương ông nội nên mới nói như vậy. Ông chỉ xoa xoa đầu tôi, cười bảo: “Cháu ngoan, ông không sao đâu!”. Tôi vẫn khóc, bụng thầm nhủ: “Thiên Thiên, mày mau đi đi, nếu không ông bà tao sẽ bị mày hại ch.ết mất!”


Có lúc nhìn thấy mọi người trong nhà đối xử với tôi và Thiên Thiên với thái độ khác nhau, tôi lại nghi ngờ không biết có phải mọi người đang “trọng nữ khinh nam” hay không? Mọi người nói con trai thường được yêu chiều hơn con gái, vậy mà ở nhà tôi lại hoàn toàn ngược lại. Nếu như lúc Thiên Thiên mới đến, tôi thích cô bé bao nhiêu, coi cô bé như công chúa trong nhà thì bây giờ, trong mắt tôi, Thiên Thiên chẳng khác gì một con quỷ nhỏ. Hằng ngày tan học về nhà, tôi không muốn nhìn thấy Thiên Thiên nữa; cứ nghe thấy tiếng cười nói và khóc ăn vạ của Thiên Thiên là đầu óc tôi lại vô cùng căng thẳng. Ôi, cứ như thế này tôi biết phải làm sao đây?


Chat room


Có thể Thiên Thiên vốn không phải là một cô bé bướng bỉnh, ương ngạnh và vô lí như thế; chỉ khi phát hiện ra rằng bướng bỉnh không hề có lợi cho bản thân, cô bé mới có thể tự thay đổi. Đáng tiếc mọi người trong gia đình Tiểu Phong lại quá nuông chiều cô bé, khiến cho Thiên Thiên có những suy nghĩ sai lầm. Tôi cảm thấy gia đình Tiểu Phong như chẳng có chút quy tắc, nề nếp gì, chẳng ai biết tức giận bao giờ, cứ như một cục bột mì có thể cho cô bé tự do nhào nặn. Đồng thời, sự chịu đựng của Tiểu Phong lại trở thành hành vi xúi giục cho cô bé.


Tiểu Phong phải đối mặt với cô bé hằng ngày, vì thế Tiểu Phong nên biết cách xử lí tốt mối quan hệ của mình với cô em họ. Điều này có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đến chất lượng cuộc sống của Tiểu Phong. Vì thế, trước tiên Tiểu Phong nên thay đổi thái độ chịu đựng của mình đối với Thiên Thiên, đồng thời học cách thuyết phục người lớn trong gia đình thay đổi thái độ đối xử với cô bé. Điều này sẽ có lợi cho sự trưởng thành của cô bé. Nếu như cậu bé Tiểu Phong mười ba tuổi có thể giải quyết được một vấn đề khó như vậy trong cuộc sống, tôi tin chắc rằng Tiểu Phong sẽ có những tiến bộ lớn trong khả năng giao tiếp xã hội sau này.






Truyện liên quan