Chương 45: Giáng cho anh bạt tai một cách gọn gàng dứt khoát
Từng câu chữ bật ra khỏi cổ họng anh nghe như âm vang từ một loại loa siêu trầm, quyến rũ mê ly, trêu trọc trái tim.
Âm cuối chưa dứt, nét mặt Miêu Tĩnh hơi lạnh, giơ tay giáng cho anh một bạt tai thật gọn gàng và dứt khoát.
Cái tát giòn giã mà nặng nề, nhanh chóng mà mạnh mẽ, đi kèm một lực và nỗi căm giận cùng cực. Đến nỗi cả bàn tay lẫn cánh tay cô cũng tê liệt theo. Cú đánh bất ngờ khiến mặt Trần Dị lệch hẳn sang một bên, dấu tay đỏ rực in hằn bên má, cùng với đó là vết máu rỉ do con dao gọt hoa quả cứa nên… Bầu không khí chẳng còn chút nào gọi là gợi cảm hay ám muội, ngược lại đầy chật vật và xấu hổ.
…
Cái tát thình lình xảy đến này quả là đau điếng. Trần Dị nhe răng, rất muốn thử sờ vào bộ mặt thảm thương của mình, song lại rề rà mãi không nhấc nổi cánh tay, mặt ngây cả ra, trông rõ là đần.
Bị cô… tát cho ngu người luôn rồi à?
Những ý nghĩ lả lơi trong đầu bị xóa sổ sạch chỉ trong phút chốc. Khuôn mặt anh hơi méo mó, sắc mặt thoắt biến từ xanh sang đen, ngực bốc lửa hừng hực, con mắt tối sầm đầy u ám, bất giác hằn vẻ ác độc.
Mẹ kiếp!!!
Đừng có hành động ngược đời thế được không?
Nhìn gương mặt bướng bỉnh và cặp mắt sắc lạnh trước mặt, và cả một mảng đỏ ửng bỗng dưng tràn ra trong mắt Miêu Tĩnh, ngọn lửa trong mắt Trần Dị phụt cái tắt lịm. Anh híp mắt, nghiến hàm sau.
Tiếng nghiến răng kèn kẹt.
Đời này chỉ có duy nhất một người dám làm vậy với anh.
Mặt Miêu Tĩnh đã không còn tí tình cảm nào, cô giơ mũi dao nhọn hoắt nhắm ngay vào ấn đường anh, lạnh giọng khiêu khích: “Nếu nhớ em đến mức ấy, vậy thì tại sao suốt sáu năm không liên lạc với em? Nhớ bao nhiêu năm như thế mà không hề ảnh hưởng gì tới việc anh quấn quýt âu yếm với người ta. Em về đây rồi cũng chẳng ít lần chứng kiến anh liếc mắt đưa tình với phụ nữ đâu đấy.”
Trần Dị không còn làm được gì khác ngoài việc nghiến răng, mặt bạnh ra làm gân xanh mạch máu bị kéo căng, trào dâng một sự thôi thúc muốn gi3t ch.ết cô.
Anh hừ mạnh một tiếng, phớt lờ lưỡi dao giữa ấn đường, mở mắt lãnh đạm nhìn cô: “Tôi nhớ gì? Nhớ lúc ngủ với cô? Đầu óc tôi chỉ nghĩ được mỗi chuyện đấy thôi à? Đúng, cũng chả phải là chưa từng nhớ, nhưng sau rồi sao, không buồn sống nữa à? Thành người ch.ết luôn à? Tôi còn phải mong đợi điều gì nữa? Ngày lễ ngày tết nhớ đứa ngày nào cũng đợi tôi về ăn cơm không được à? Đi đường gặp mấy đứa cấp 3 lại nhớ con oắt vô ơn mặc đồng phục hồi ấy cũng không được luôn à? Dù không phải ruột thịt nhưng ít nhiều gì cũng sống chung với nhau biết bao năm. Mẹ kiếp tôi nuôi con chó tới lúc nó ch.ết rồi đến tết Thanh minh tôi cũng phải đốt tí giấy cho nó. Một người tự tay mình nuôi lớn thì không được nhớ những cái khác nữa à?”
Giọng điệu anh nhẹ bẫng như không hề gì, mà tự nhiên lại có một chút xót xa lẫn vào trong đấy.
Những khi về tối nhà nhà lục tục lên đèn, anh cũng sẽ châm một điếu thuốc, nhớ về người con gái ương ngạnh kia, nhớ về bao ngày tháng họ sống bên nhau, nhớ lúc đi nhặt đồng nát với cô, đưa cô đi đua xe, cùng trú dưới một mái nhà, trải qua cuộc điên cuối cùng. Rồi sau đó anh ném mẩu thuốc, nghiền nát dưới chân mình, sải bước đi về phía bóng hình xa xa.
Trần Dị nghiêng mặt không nhìn cô, yết hầu lên xuống, máu ở cổ chưa thôi chảy, tạo thành một mảng máu xấu xí ngoằn ngoèo.
Miêu Tĩnh khép mắt, im lặng một lúc lâu. Mũi dao dời xuống phía dưới rồi lại quay về chỗ thắt lưng anh, nhẹ nhàng tháo sợi dây buộc màu trắng ra.
Trần Dị chẳng có hứng ấy, bèn mặc kệ, nhúc nhích chân đẩy cô khỏi chân mình.
Mắt cô tỏa tia sáng, khẽ hỏi anh: “Trong mắt anh, em là em gái ư? Là người nhà? Hay là người phụ nữ từng ngủ với anh?”
Hồi lâu anh không nói câu gì, sau cùng thấp giọng đáp: “Ai mà biết, hai đứa mình ở nhà sống lộn xộn bát nháo, nếu là anh em thì làm ra loại chuyện kia kiểu gì được. Còn cô coi tôi là gì? Anh trai ruột chắc chắn là không phải rồi đấy.”
Là một khoảng thời gian mà mối quan trở nên vừa dị dạng vừa buông thả, cảm xúc quá mức phức tạp. Ở cái tuổi dại khờ non trẻ, cả hai đều rất khó xác định được vị trí của người kia trong lòng mình.
Tâm trạng Miêu Tĩnh dần ổn định trở lại, cô cụp bờ mi dày, nhìn con dao trong tay mình, khẽ giọng thì thầm: “Anh có biết những năm qua em sống thế nào không?”
“Sống thế nào?”
“Hồi học năm hai, mẹ em gọi cho em, đến gặp em một lần, khóc trước mặt em rất lâu. Những năm bị mất tin tức, kỳ thực bà ấy sống cũng tốt. Số tiền bảo hiểm bị gã đàn ông kia lừa mất, trong người bà ấy không còn đồng nào, có một dạo phải sống trong cảnh khổ sở kéo dài. Bà ấy bảo không cố ý bỏ em lại, chỉ là tại bà cũng hết cách. Thực ra bà ấy từng lén hỏi thăm về em một lần, lúc đấy em đã lên cấp 3, thành tích học tập tốt, vẫn sống ở nhà, cuộc sống tốt hơn bà ấy nhiều. Về sau hoàn cảnh của bà ấy khấm khá hơn chút, rồi quen người chồng hiện tại. Trước khi về quê bà ấy có tới gặp em, kể với em rất nhiều chuyện, nói xin lỗi em, rất mừng vì em có ngày hôm nay. Sau đó em và bà ấy có liên lạc nhưng không liên tục, thỉnh thoảng gọi một cuộc.”
“Cuộc sống ở trường cũng khá được. Ngành em học là ngành kỹ thuật, trong khoa nhiều con trai ít con gái, mọi người ở ký túc xá rất hòa thuận, thầy cô giáo và bạn bè luôn giúp đỡ, trường học rất đẹp rất sôi động, các hoạt động và câu lạc bộ vô cùng phong phú, chương trình học tương đối dễ thở. Ngoài học ra thì em còn làm việc bán thời gian, học cách trang điểm và cách ăn mặc, tham gia vài hoạt động lớn nhỏ, gặp rất nhiều người và chuyện thú vị. Có nửa đêm em với bạn rủ nhau đi leo núi ngắm mặt trời mọc; rồi l@m tình nguyện viên ở trung t@m hội nghị triển lãm quốc tế; uống cà phê thảo luận vấn đề cùng giảng viên; một cuộc sống… khác ngày xưa một trời một vực, khác hoàn toàn… Em như một con cá nhỏ trong rãnh nước đột nhiên bơi ra biển, bơi ra một thế giới bao la xán lạn… Không ai biết em từ đâu tới, không ai biết quá khứ của em, rất dễ chịu, rất tự do… Em thực sự rất thích…”
Cô hồi tưởng những tháng ngày trước kia, nhìn anh, nụ cười nở trên môi, ánh sáng của niềm vui sướng nhấp nhánh trong mắt. Quầng sáng rực rỡ ấy cũng lây nhiễm sang anh. Anh sững người nhìn, lòng chua chua ngọt ngọt, không nén nổi nhếch miệng cười cười.
“Tôi thấy năm nào cô cũng lấy học bổng, lấy mấy giải thưởng thi đấu kỹ thuật gì cơ mà.”
“Sao anh biết?” Cô cong môi hỏi lại.
“Web trường chả công bố hết còn gì… Bảng danh sách gì đó, còn diễn đàn thông tin, cả ảnh hoạt động sinh viên nữa, cô đứng giữa đám người, chỉ thấy mỗi mặt bên, trắng trắng gầy gầy. Ở dưới có đứa bảo cô là hoa khôi của khoa, vừa xinh đẹp vừa thanh cao, theo đuổi khó ghê lắm.” Anh cảm thán, giọng hơi chua chát, “Tôi thấy cô sống cũng tốt thật đấy mà.”
Miêu Tĩnh cười ngọt ngào: “Người bạn trai đầu tiên theo đuổi em hai năm, con người cậu ấy rất tốt, rất vui tươi cởi mở, cũng biết quan tâm người khác. Lần đầu tiên em biết hóa ra con trai cũng có thể như thế, gọn gàng lễ phép, được giáo dục tốt, biết cách nhường nhịn, chưa bao giờ cãi cọ với người khác, làm chuyện gì cũng khiến người ta cực kỳ thoải mái.”
Nụ cười nhạt sắp không trụ nổi trên mặt Trần Dị, cần gấp một điếu thuốc để xoa dịu cảm xúc: “Thế quá tốt còn gì…”
Yết hầu anh chuyển động, không nói thêm nữa.
Người Miêu Tĩnh lùi về đằng sau, mũi dao tiếp tục đi xuống, đẩy quần dài của anh ra. Cô chớp chớp mắt, lưỡi dao mỏng manh dán nghiêng trên người anh, khẽ nở một nụ cười thần bí khó lường.
Trần Dị trợn mắt, tim chợt lạnh đi, mặt chuyển màu trắng xanh lẫn lộn. Cô định cắt một nhát ở chỗ đấy? Trả thù anh?
“Miêu Tĩnh… ông đây không hề làm chuyện gì có lỗi với cô đâu đấy nhé…”
“Hiện giờ anh có bao tiền?” Miêu Tĩnh nghiêng đầu, nghiêm túc hỏi anh, “Trừ những tài sản cố định kia ra, trừ số tiền phải chi để xử lý sự cố của tiệm bida, anh còn bao nhiêu tài sản lưu động?”
Hắn nhíu mày, chẳng hiểu cô nảy ý gì, chần chừ nhẩm tính: “Mười bảy, mười tám vạn tệ.”
“Không định dành dụm tiền cưới vợ à?”
“Cưới vợ quái gì, trở thành Trần Lễ Bân, nuôi một Trần Dị thứ hai à? Chẳng thà giết quách tôi đi.” Anh giễu cợt, “Ông đây còn trẻ, mười năm sau hẵng nói.”
Miêu Tĩnh nhìn ngắm con dao mình đang cầm: “Em đã trả anh tấm thẻ ngân hàng kia rồi, trong đấy có hai mươi vạn em tiết kiệm được, em trả cả gốc lẫn lãi cho anh. Mật khẩu thẻ em giữ nguyên, anh rút tiền mà tiêu.”
“Cô mới ra trường mấy năm, lấy đâu ra đống tiến đấy?” Anh sửng sốt, giọng không vui, “Ai mượn cô gửi tiền vào?”
“Thì anh chẳng bảo em lấy được học bổng đấy thôi, em còn tự đi làm thêm, làm mãi cũng góp được một ít, dồn toàn bộ của em cho anh.” Miêu Tĩnh hơi dừng, suy nghĩ chốc lát, rồi bình tĩnh mở miệng, “Trần Dị, anh còn nhớ không? Trước kia em từng nói, một ngày nào đó em sẽ trả hết cho anh số tiền em nợ. Cảm ơn anh đã thu nhận, giúp đỡ em, nuôi em, cho em tiền học đại học. Từ nay về sau, em sẽ không còn nợ nần gì anh nữa, huề nhau rồi, thanh toán xong.”
Ngực anh phập phồng, thở một cách bực dọc: “Nói vậy là cô cất công về đây chỉ để trả nợ à?”
“Phải, vất vả lắm em mới tích góp được nhiều tiền thế, vừa khéo vì chuyện của Sầm Diệp nên cũng có cơ hội về một chuyến.” Giọng điệu Miêu Tĩnh có phần mỉa mai, cười nhạt, “Anh thực sự không cần luôn mồm sốt sắng đuổi em đi đâu, anh giữ tiền cẩn thận đi, em tự có sắp xếp của mình. Đến lúc phải đi, tự khắc em sẽ đi. Lần này đi rồi, em đảm bảo cả đời sẽ không bao giờ quay về Đằng Thành, không bao giờ xuất hiện trước mặt anh, không bao giờ dính dáng tới anh nữa.”
“Được!! Cô được lắm! Quá tốt!”
Trần Dị nhắm tịt mắt, chẳng nói năng gì nữa, dang chân dang tay, chán nản nằm ềnh giữa giường bệnh, cảm giác tim xót xa nhức nhối như bị kim chích.
Lần nào cô cũng đâm chính xác vào chỗ đau của anh.
Gian phòng đơn lặng ngắt một lúc như thế.
“Trần Dị.” Tiếng gọi thốt nhiên nhu mì và nhẹ thênh.
Mặt anh xám ngoét, giả ch.ết không ư hử gì.
Cô cứ đâm một nhát cho anh ch.ết luôn tại chỗ là được.
Trên người chợt vang tiếng sột soạt, bàn tay như không xương khẽ mơn man. Người anh thoáng chốc cứng đờ, dẫu rằng chẳng tí nào phấn khích với niềm vui ập đến bất chợt này, nhưng thân xác vẫn tự giác phản ứng lại.
“Một lần cuối nhé?” Cô cúi người, cơ thể mềm mại ngát hương gần sát anh, “Trần Dị? Em cũng thường nhớ về những ngày ấy…”
Rất dịu dàng chậm rãi, linh hồn và khát khao, yêu thương và oán hận, tất cả đều như đang tan biến trong khoảnh khắc này. Cô chiếm thế chủ động, anh mở con mắt tối tăm, không gian của giường bệnh hữu hạn, quần áo chưa cởi bỏ. Song lúc này, sự cản trở mới là một trạng thái tuyệt hảo.
Áo quần hai người xộc xệch, vướng víu vào nhau. Cô nằm phủ phục trên ngực anh, anh hôn lên vầng trán mướt mồ hôi của cô: “Có tí sức thế thôi à?”
Mắt Miêu Tĩnh mờ mịt rã rời, nằm nghỉ trong lòng anh khẽ th ở dốc, cuối cùng gắng gượng nhấc người dậy, chỉnh trang váy áo của mình, vào toilet rửa sạch sẽ.
Ra khỏi toilet, cô lại về với dáng vẻ điềm tĩnh, bước tới trước giường bệnh, kéo mở một ngăn tủ trong cái nhìn trầm lặng của anh. Đoạn lấy bao thuốc ra, chậm chạp châm một điếu rồi nhét vào miệng anh.
Điếu thuốc đầu tiên sau vụ tai nạn đen đủi. Trần Dị vụng về cầm điếu thuốc, rít một hơi.
Anh cau mày, nín thinh hút điếu thuốc này.
Ngón tay Miêu Tĩnh chải chuốt lại mái tóc dài, chợt nhớ đến điều gì, quay đầu nhìn anh: “À, điện thoại em có cái này muốn cho anh nghe thử.”
“Cái gì?”
Cô đặt điện thoại xuống ghế, nhấn nút mở đoạn ghi âm kia.
Một thanh âm rè rè mơ hồ vang vọng trong căn phòng bệnh. Là cuộc đối thoại trước đó giữa anh và Chu Khang An. Hai người nói về vụ hỏa hoạn của tiệm bida, về chuyện Trạch Phong Mậu lẩn trốn và kế hoạch đi Vân Nam thêm lần nữa của Trần Dị.
Trầm Dị ngậm điếu thuốc, cứng người mất một lúc, tàn thuốc rơi vào người cũng chẳng nhận ra.
Bà mẹ…
Miêu Tĩnh.
Cao tay lắm!
Bóng người nhỏ gầy duyên dáng tựa bên cửa sổ, khoanh tay, đôi mắt sâu thẳm phẳng lặng, thản nhiên nhìn anh.
“Đây là nguyên anh anh biến mất à? Trần Dị?” Cô đứng trước cửa sổ cười ấm áp, dịu giọng hỏi anh, “Ít lâu sau khi em đi, Đằng Thành xảy ra một cuộc xung đột, chân Ba Tử bị tật, em mất liên lạc với anh, hộp đêm kia bị niêm phong, trọn hai năm lẻ bốn tháng anh biến mất không một chút tung tích, anh ở Vân Nam chứ gì? Anh có quan hệ gì với ông chủ Trạch đang bỏ trốn kia? Các anh nghi ngờ tiệm bida cháy là vì có kẻ đang trả thù anh? Vân Nam, Myanmar, Tam Giác Vàng, những chỗ này chắc chắn có liên quan đến m@ túy súng ống. Năm xưa nghe anh nói chuyện qua điện thoại, em mới báo cảnh sát rằng anh hút m@ túy. Cảnh sát Chu từng liên hệ với em, sau đó anh ta còn giúp đỡ em. Sau khi anh biến mất, anh ta cũng từng an ủi em. Anh ta là cảnh sát hình sự, anh quen biết anh ta, nhưng anh ta lại không bắt anh… Trần Dị, anh từng làm giúp cảnh sát chuyện gì rồi phải không?”
Mày Trần Dị nhăn tít, vẻ mặt ngượng ngập không đáp lời.
“Em không muốn đi sâu tìm hiểu cặn kẽ nữa, cũng không muốn làm sáng tỏ nguyên nhân hậu quả là gì, vì chẳng có ý nghĩa gì hết. Nhưng nếu em phát tán đoạn ghi âm này ra ngoài, thì anh sẽ ch.ết chắc đúng chứ?”
Cô nhìn anh bằng ánh mắt hiền hòa chất chứa thâm ý.
“Miêu Tĩnh, mẹ kiếp cô…” Anh giật thót, “Mẹ kiếp cô… điên quá rồi đấy.”
Cô nhún vai, bước sang thu dọn đồ, ngữ khí hết sức trấn định: “Để em gọi điện bảo Ba Tử vào đây với anh.”
(còn tiếp)