Chương 44
Lịch Xuyên mua cho tôi một chiếc bánh ngọt, cùng tôi dựa lên lan can ven hồ, nhìn tôi bẻ từng miếng bánh cho vịt ăn.
Đứng với tôi được một lúc, anh chỉ chỉ ghế dài dưới bóng cây, nói : “Em từ từ cho tụi nó ăn tiếp đi, anh qua kia ngồi một chút.”
Tôi quay đầu nhìn anh, tinh thần anh trông rất tốt, nhưng mặt lại tái nhợt đáng sợ, hai tròng mắt sụp xuống, nhìn hơi mỏi mệt. Tôi không khỏi nhớ lại lúc tới sân bay anh vẫn còn ngồi xe lăn, hiển nhiên không còn sức để đi nữa. Vừa rồi lại xếp hàng mua xúc xích cho tôi, lại đi xuống đồi, đi bộ một đoạn xa như vậy với tôi.
“Anh mệt rồi,” tôi nhắc nhở “Chúng ta về nhà đi.”
“Không không,” anh lắc đầu “Anh chỉ cần nghỉ một lát.”
“Ghế cứng như vậy, anh sẽ không thoải mái.”
“Được rồi, đừng cãi nữa.”
Tôi không dám rời ra Lịch Xuyên, ngồi xuống ghế dài với anh. Mặt anh tái mét như tờ giấy, dưới ánh mặt trời chói chang, thậm chí còn hơi hơi chuyển xanh. Tôi cầm tay anh, hỏi : “Anh không sao chứ? Có cần uống thuốc không?”
“Không có việc gì.” Anh nói. Di động bỗng nhiên vang lên. Anh nhìn thoáng qua số gọi tới, ấn nút nghe.
– anh.
– ừ, đừng lo lắng, em đón cô ấy rồi.
– hôm nay không về bệnh viện. Em đi loanh quanh một chút với Tiểu Thu, cô ấy chỉ ở lại một ngày.
– đương nhiên có ký tên. Herman không có ở đó.
– không mệt, Fehn sẽ đi theo em.
– em nói hôm nay không về bệnh viện, đương nhiên bao gồm tối nay.
– NO.
– Tiểu Thu không có đây, đang cho vịt ăn.
– anh có thấy phiền không vậy. Không cần y tá tới đây, không truyền dịch một ngày cũng không ch.ết ai.
– đừng nói cho bố, càng đừng nói cho ông bà nội. Nếu không anh phải trả tất cả số tiền anh nợ em vào ngày mai.
– ừ, em sẽ cẩn thận.
– đúng rồi, em muốn đưa Tiểu Thu tới Kunststuben ăn cơm, không phải anh quen biết với chủ chỗ đó à? Gọi điện thoại giúp em đi. Em sợ đặt chỗ không được…7 giờ tối nay. Sau đó bọn em sẽ đi Valmann Bar… Được rồi, được rồi, không uống rượu.
– tạm biệt. Hỏi thăm René giúp em.
Anh gác máy, nói với tôi : “René vừa bật MSN lên, ở đầu kia gào thét hỏi xem em có bị mất tích không.”
Vì sự lỗ mãng của mình, tôi đã hối hận tới mức muốn về nhà. Lịch Xuyên cần nằm viện, vì đi với tôi mà sẵn sàng gián đoạn việc trị liệu. Cho dù bản thân anh không thèm để ý, nhưng người nhà của anh chắc chắn sẽ không đồng ý.
Tôi ɭϊếʍƈ ɭϊếʍƈ môi, nói : “Lịch Xuyên, anh vẫn là về–”
Anh ngắt lời tôi : “Yên tâm, anh thật sự không có chuyện gì.”
Ngay tại lúc này, di động tại vang lên. Anh lấy ra, liếc số gọi tới một cái, không tiếp, nhét luôn vào túi.
Vang 5 lần, tiếng chuông ngừng lại. Qua mười giây, lại vang lên.
“Lịch Xuyên, tiếp điện thoại đi.”
Anh thở dài một hơi, ấn nút nghe.
– bố.
– con ở nhà.
– Herman gọi điện thoại cho bố?
– con có một người bạn mới từ Trung Quốc qua, chỉ ở một ngày, con phải đi với cô ấy.
– con ký tên rồi. Đừng lo, bố đừng khẩn trương như vậy được không?
– không có việc gì.
– vậy bố muốn con như thế nào?
– NO.
– NO.
– NO. Con nói không có việc gì, tối mai con về bệnh viện. Không, bố không cần về. Bây giờ con không cần y tá.
– bố, bố lại vậy nữa rồi!
– bố!
– con mệt rồi, con gác máy đây, tạm biệt.
Nói xong, anh liền gác máy. Tôi lo lắng nhìn anh. Không ngờ, qua 1 phút, di động lại vang. Sắc mặt Lịch Xuyên nhất thời trở nên vô cùng âm trầm.
Lập tức, một đường cong vô cùng xinh đẹp được vạch ra trên không trung.
Tiếng nước nặng nề vang lên, chiếc di động màu đen biến mất trong hồ nước.
“Lịch Xuyên, hãy nghe em nói,” tôi vội vàng khẩn cầu, “Đừng để bố anh lo lắng. Em về bệnh viện với anh, được không?”
“Không.” Anh ngồi thật trấn định, thái độ kiên quyết.
Càng gỡ càng rối. Tôi buồn bã ủ rũ ngồi cạnh anh, yên lặng nhìn mặt hồ yên ả. Hít sâu một hơi, không cho nước mắt trào ra.
Một cánh tay khoát lên vai tôi, Lịch Xuyên dùng sức ôm tôi : “Không cần lo cho bố anh, ông đang ở Hồng Kông. Roi dài…cái gì.”
“Roi dài không tới bụng ngựa.”
“Đúng, chính là ý đó.”
“Lịch Xuyên, hồ này tên gì?”
Anh nở nụ cười, cúi đầu nhìn tôi : “Cô bé ngốc, đây là hồ Zurich anh hay nói với em đó.”
“Á! Hèn gì nó to dữ vậy!” tôi hỏi “Có phải người nhà của anh đều ở vùng này không?”
“Ừ. Cũng có người ở chỗ khác. Gia đình chú anh ở một thị trấn khác. Trước đây ông nội anh ở Bern, khu nói tiếng Pháp, sau này vì để việc làm ăn tiện hơn mới chuyển tới đây.”
Tôi làm bộ ngáp một cái, trong lòng nảy ra một kế : “Lịch Xuyên, em mệt quá, muốn đi ngủ.”
“Đừng ngủ, ở có một ngày còn ngủ trưa, để anh mang em tới tiệm cà phê uống một ly Espresso. Gần đây có một tiệm cà phê, hương vị rất ngon. Uống hai ly là tinh thần em sảng khoái liền.” anh không hề nhúc nhích.
“Buồn ngủ chịu không nổi rồi, anh về với em đi.”
Anh đứng dậy, đưa tôi ra đường cái bắt taxi : “Không phải em nói quần áo của em hư hết rồi à? Chúng ta đi mua đi. Em rất thích mặc váy, mùa xuân hè chuyên bán váy.”
, vỏ quýt dày có móng tay nhọn, người này không cho tôi ngủ là không cho.
Những quyển sổ du lịch tôi đọc trên máy bay, đều nói đường Bahnhofstrasse là thiên đường của tín đồ mua sắm, trang phục hè vào tháng 4 vừa đưa ra thị trường, tôi có thể mua vài chiếc váy, nếu may mắn hơn còn có thể được giảm giá. Nhưng dù gì thì Zurich cũng là khu chất lượng cao nổi tiếng của châu Âu, cho dù giảm giá thì cũng không hề rẻ. Nếu không có Lịch Xuyên đi theo, chắc tôi sẽ đi dạo một ngày, cố gắng hết sức để moi ra những món đồ đẹp mà rẻ. Nhưng mà…hôm nay…coi như không.
Xe taxi lại đột ngột dừng trong một con hẻm không lớn không nhõ.
“Đây là đường Bahnhofstrasse à?”
“Con đường có rất nhiều ngân hàng và cửa hàng mà chúng ta vừa đi qua, là đường Bahnhofstrasse. Chỗ này không phải, nhưng cũng rất gần nhau. Những cửa hàng quần áo tốt đều nằm trong ngõ nhỏ. Cửa hàng Salvatore Schito này bán đồ nam và đồ nữ đều khá được, anh từng mua một đôi giày da trong này.”
Chúng tôi đi vào, Lịch Xuyên ngồi xuống sô pha. Một nữ nhân viên dịu dàng xinh đẹp kiên nhẫn chọn quần áo với tôi, cô ta có thể nói tiếng Anh vô cùng lưu loát. Tôi dùng tốc độ khiến người ta giật mình thử hai chiếc váy liền, dưới sự chỉ đạo của Lịch Xuyên, lại thử hai đôi giày da và một chiếc túi xách. Không tới 30 phút, xách túi lớn túi nhỏ đi ra.
“Tại sao lần nào mua quần áo em cũng mua nhanh như vậy?”
“Vì anh trả tiền.”
“Tại sao lúc ở Bắc Kinh, một món ăn có mấy xu em lại cò kè mặc cả cả nửa tiếng đồng hồ?”
“Vì em thích.”
Người nào đó không nói gì.
“Đừng vội lên xe, đằng trước còn có mấy cửa hàng nữa, đi theo anh.” Lịch Xuyên nắm tay tôi, muốn tiếp tục đi về phía trước.
“Những gì muốn mua đều mua hết rồi, em không muốn đi dạo nữa.”
Lúc kéo Lịch Xuyên lên xe, sự mệt nhọc trên mặt anh đã không giấu diếm được nữa. Nhưng kế hoạch của anh vẫn tràn đầy : trước tiên là tới tiệm cà phê uống cà phê, tiếp theo đi thăm Bảo tàng Mỹ Thuật, Nhà thờ Lớn, Bảo tàng Hugo Munsterberg, buổi tối ăn cơm, sau đó đi quán bar uống rượu, nghe nhạc Jazz…nhưng xe mới khởi động, đi được vài mét trên đường, anh đã dựa vào vai tôi ngủ. Tôi nhân cơ hội lấy địa chỉ anh ghi hồi trưa cho tôi, nhờ lái xe đưa chúng tôi về nhà.
Lịch Xuyên bị tôi và tài xế người ôm người đỡ đưa về phòng ngủ trong lúc nửa mơ nửa tỉnh, anh vừa nằm lên trên giường, liền ngủ say sưa. Nhìn anh ngủ ngon như vậy, tôi cũng cảm thấy hơi mệt, đơn giản nằm xuống cạnh anh ngủ luôn.
Lịch Xuyên vẫn ôm chặt tôi như ngày xưa. Trong lúc ngủ mơ, tôi nghe thấy anh hơi rên rỉ một chút, thân mình cong lên, dùng tay đè lại chỗ bị đau. Sau khi phẫu thuật, Lịch Xuyên vẫn bị đau xương vô cùng nghiêm trọng, dựa vào thuốc giảm đau để giảm bớt. Mười năm trôi qua, cơn đau đã chuyển thành mãn tính, mặc dù không thường xuyên kịch liệt như hồi xưa, nhưng mỗi lần phát tác, vẫn bị co rút nửa người, đau khổ không chịu nổi. Tình huống này tôi gặp được vài lần khi ở cùng Lịch Xuyên. Bình thường anh sẽ dậy uống thuốc giảm đau và thuốc ngủ vào lúc nửa đêm, sau đó qua phòng khác nằm nghỉ. Thuốc giảm đau không có hiệu quả cho lắm, chườm nóng hiệu quả rất tốt. Nhưng mỗi lần phát tác, Lịch Xuyên xuyên đều không muốn nói cho tôi biết. Mãi cho tới khi anh lăn qua lăn lại trên giường, mồ hôi mồ kê đầm đìa khiến tôi tỉnh, thì tôi mới giúp được anh.
Tôi đi toilet làm nóng khăn mặt, chậm lên tấm lưng đang run lên của anh. Thấy mí mắt anh hơi run lên, giống như muốn tỉnh lại, nhưng cơn buồn ngủ quá nặng, lăn trên giường vài cái, lại chìm vào giấc ngủ. Trong lúc mông lung, không thấy tôi nằm ở chỗ mình, anh mơ màng kêu một tiếng : “Tiểu Thu…”
“Ngủ đi, em ở đây.” Tôi sờ sờ mặt anh.
Anh bình tĩnh ngủ.
***
Hồ Zurich trong buổi tịch dương có màu lam, cuối đường chân trời hiện lên một luồng sáng màu hồng.
Trong phòng bật một chiếc đèn bàn dìu dịu. Bốn phía thật im lặng, có thể nghe thấy tiếng sóng vỗ xa xa.
Trong một hoàn cảnh xa lạ như vậy, mặc dù bên cạnh có một người vô cùng quen thuộc. Tôi vẫn ngủ không được, suy nghĩ tràn đầy nhìn Lịch Xuyên, nghĩ về bệnh của anh, nghĩ về tương lai mờ mịt của chúng tôi.
Ngày mai lại là biệt ly.
Trong lúc ngủ mơ Lịch Xuyên dựa thật sát vào tôi, từ đầu tới cuối cầm lấy tay tôi. Tôi biết anh khát vọng ở bên tôi cỡ nào.
Trong cơn hốt hoảng, mấy tiếng đồng hồ đã trôi qua.
Dưới lầu bỗng nhiên truyền đến tiếng chuông cửa.
Tôi cởi áo ngủ, mặc chiếc áo thun in hình diễn viên kinh kịch kia, cột một chiếc đuôi ngựa bình thường, xuống lầu mở cửa.
Ngay hàng hiên đứng một cụ già cao gầy, cầm một chiếc gậy chống cho quý ông. Tóc bạc phơ, tinh thần quắc thước, ăn mặc gọn gàng, khí độ bất phàm. Tôi không tự chủ được nghĩ, ông cụ này lúc còn trẻ chắc chắn rất tuấn tú, cho dù già đi rồi vẫn còn rất phong độ. Bên cạnh ông cụ là một cô gái ngoại quốc trẻ tuổi, tóc dàu màu nâu, vén lên cao cao, trên tay có cầm một chiếc hộp.
Nhất định là một người thân quan trọng nào đó của Lịch Xuyên.
Tôi có chút khẩn trương, giọng tôi không khỏi run lên : “Xin hỏi – hai vị tìm Lịch Xuyên à?” tôi nói tiếng Anh.
“Đúng vậy.” thái độ của lão tiên sinh rất hòa ái “Nó có nhà không?”
“Dạ…anh ấy đang ngủ. Mời vào, để cháu đi gọi anh ấy.”
Hai người vào phòng, trong phòng tối đen. Tôi tìm công tắc đèn.
“Ở đây.” Ông cụ mở đèn hộ tôi. Phòng ở lập tức sáng như ban ngày.
Tôi đi lên lầu gọi Lịch Xuyên, ông cụ bỗng nhiên ngăn tôi lại : “Nếu nó ngủ thì không cần đánh thức nó.”
Tôi cảm thấy thật không tự nhiên, lại có chút oan, chính mình là khách, lại còn phải tiếp khách.
“Vậy…mời ngồi.”
Ông cụ tùy ý ngồi lên sô pha, bắt chéo một chân qua. Dùng mắt ra hiệu cho cô gái kia ngồi xuống. Tôi liếc lên trên lầu một cái, một chút động tĩnh cũng không có. Ô…điên mất. Cái anh Lịch Xuyên này bao giờ mới dậy đây.
“Lão tiên sinh.” Tôi hỏi nghiêm chỉnh, “Xin hỏi – nên xưng hô ngài như thế nào?”
“Tôi họ Vương,” ông cụ nói “Tôi là ông nội Lịch Xuyên. Đây là Tiểu thư Elena. Xin hỏi cô là–”