Chương 32: Cả hai cùng tiêu diệt

Cổ Thanh Phong không ngờ Hạt Tiên Bà là một người Mèo mà lại có chí hướng và độ lượng như vậy, còn Chu Thừa Chí đây càng giống tôn thất của Minh triều. Những lời lẽ thiêng liêng này khiến Cổ Thanh Phong lại nghĩ tới chính nghĩa.


Thần Trùng Tiên Đồng Chu Thừa Chí nghe mẹ dạy bảo gật đầu luôn và đáp :
- Mẹ nói rất phải, con thế nào cũng tuân lệnh thừa kế đại chí của cha, để hoàn thành công việc vĩ đại ấy!


Hạt Tiên Bà nghe thấy đứa con nói như vậy, tỏ vẻ yên lòng, tủm tỉm cười, lại giơ tay nhỏ một giọt máu vào trong cái đèn.
Lúc ấy, tình và nghĩa cứ xáo động ở trong óc của Cổ Thanh Phong. Nếu không vì an nguy của Thiên Tầm Nữ thì chữ nghĩa đã thắng chữ tình rồi.


Hạt Tiên Bà lại nhỏ thêm một giọt máu vào trong ngọn đèn, và nói với Chu Thừa Chí :
- Còn vài giọt máu nữa là ba trăm sáu mươi giọt, lúc ấy mẹ không thể lên tiếng nói được nữa. Nhân lúc mẹ còn đang nói được đây, để mẹ dặn con làm mấy việc quan trọng.
- Mẹ muốn con làm việc gì thế?


- Con phải thề trước mặt mẹ, từ giờ trở đi, không được thả Trùng hại một người nào cả.
Chu Thừa Chí ngạc nhiên hỏi lại :
- Con từ thuở bé đến giờ chỉ học được có...


- Phải, những cái mà con đã học được chỉ dùng để cứu người, chứ không phải để hại người, có mau thề ngay đi không? Chỉ còn rất ít thì giờ để cho mẹ nói thôi!
Nói xong, bà ta lại nhỏ một giọt máu vào ngọn đèn.


available on google playdownload on app store


Chu Thừa Chí biết mẹ mình chỉ nhỏ thêm ba giọt máu nữa là không thể nói chuyện như bây giờ được nên vội vàng quỳ ngay xuống trước đèn lẩm bẩm thề :


- Đệ tử Chu Thừa Chí ngày hôm nay trả thù xong, nguyện đem tài học của mình ra du hiệp giang hồ, tế dân cứu vật, quyết không thị những tài ba đó để hại người. Nếu đệ tử trái lời thề này, sẽ bị muôn Trùng cắn đứt trái tim mà ch.ết!


Hạt Tiên Bà thấy con mình đã thề nặng, trong lòng an ủi vô cùng, vẻ mặt càng hiền hậu hơn trước, lại nhỏ một giọt máu vào trong ngọn đèn.


Lúc này, Cổ Thanh Phong đứng ngoài cửa động khó xử hết sức, vì hai mẹ con người này là người chính nhân quân tử. Vì thiên lý vì chính nghĩa mình không thể nào giết hại họ được, nhưng Thiên Tầm Tiên Nương lại là sư phụ của Thiên Tầm Nữ, người yêu mình đã nhờ vã mình tới đây để hạ đối thủ, mình không ra tay thì cũng không nên không phải với người yêu.


Đang lúc Cổ Thanh Phong phân vân khó xử, Hạt Tiên Bà lại nhỏ một giọt máu vào trong ngọn đèn. Giọt máu đó là giọt thứ ba trăm năm mươi chín.


Chu Thừ Chí là người giỏi về Trùng Độc, biết mẹ mình chỉ nhỏ thêm một giọt máu nữa là hai mẹ con phải xa cách nhau ngay, nên y không sao cầm được lòng đau thương, liền nức nở kêu gọi :
- Mẹ ơi...


Vì lúc này sắp đến giờ trả thù, Hạt Tiên Bà trong lòng rất khích động, không muốn nghe thấy lời kêu gọi thảm thiết của đứa con, nên mỉm cười nói :


- Thừa Chí, con đừng có đau lòng như thế, nếu mẹ không trả được mối thù này, thì làm sao mà ngậm cười xuống dưới chín suối để gặp cha con được? Chỉ mong con nhớ giữ lấy lời thè và lời dặn bảo của mẹ, mau trở về Trung Nguyên quy hóa người Hán để thừa kế sự nghiệp lớn của cha con.


Nói xong, bà ta bỗng đưa ngón tay giữa vào mồm cắn mạnh một cái, rồi nhỏ luôn một đống máu tươi vào trong ngọn đèn.
Đống máu tươi ấy vừa nhỏ xuống, thì ngọn lửa biến thành xanh thẩm ngay.
Hạt Tiên Bà ngồi cứng đờ ra trên thảm bồ đoàn, không nói không rằng, tựa như người đã ch.ết rồi vậy.


Cổ Thanh Phong thấy vậy kinh hoảng vô cùng và bỗng thấy trong ngọn đèn có một con trùng trắng như tuyết dài chừng ba tấc, giống hệt con tầm, phi thân nhảy ra đậu ngay trên lưng con ếch đang ngồi chổm hổm ở cạnh Hạt Tiên Bà. Con ếch thấy con trùng nọ đậu trên vai mình rồi, liền xông ra ngoài động, nhanh như điện chớp.


Cổ Thanh Phong tuy là người ngoài nghề, nhưng chàng cũng biết các nhân vật cấy Trùng của đất Mèo này đa số luyện thành nguyên thần.


Thấy vậy, chàng đoán ra được sở dĩ pháp thuật của Hạt Tiên Bà đây gọi là nhỏ huyết phân thân là do bà ta luyện thành nguyên thần phụ vào người con Trùng hình con tầm kia rồi do con ếch kia truyền đưa vào trong Thiên Tầm cốc để đấu thí mạng với Thiên Tầm Tiên Nương.


Chàng vừa nghĩ tới đó, đã thấy trên không có thấp thoáng một con tầm xám bạch, dài chừng ba bốn thước bay tới đậu ở ngoài thạch động chỗ mẹ con Hạt Tiên Bà đang ẩn thân.


Chu Thừa Chí thấy vậy cả kinh thất sắc, mồm khẽ rú lên một tiếng. Con rắn trắng bụng xanh đang quấn ở trên người y vọt bò xuống tựa như một mũi tên bắn thẳng ra ngoài động.
Rắn với tầm gặp nhau ngoài cửa hang đấu với nhau rất kịch liệt.


Cổ Thanh Phong biết con tầm đồ sộ và xám bạch kia chắc là của Thiên Tầm Nữ sai tới dụ con rắn trắng chạy ra động để cho mình có dịp thừa cơ ra tay đánh đổ ngọn đèn vàng nọ đi, dịp may hiếm có chàng không dám trù trừ, phi thân vào ngay trong hang động.


Thằng nhỏ thấy có người lạ mặt phi thân vào, vội chạy lại che chở ngọn đèn và giơ chưởng lên tấn công Cổ Thanh Phong, mồm thì quát hỏi :
- Người là ai? Không được tùy tiện vào trong hang động này đâu!


Cổ Thanh Phong thấp đối phương cũng biết sử dụng nội gia chưởng lực nhưng còn non nớt lắm, nên chàng chỉ giơ tay áo lên khẽ phất một cái, chưởng của thằng nhỏ đã đi gạt sang bên liền. Chàng liền mỉm cười đáp :


- Tôi là Cổ Thanh Phong, thừa lệnh Thiên Tầm Nữ đồ đệ của Thiên Tầm Tiên Nương vào đây để đánh đổ ngọn đèn này.
Chu Thừa Chí nghe nói kinh hãi vô cùng, vội quát hỏi :


- Cổ Thanh Phong, nếu người còn tiến lên bước nữa ta đành trái lời thề để cho muôn Trùng cắn trái tim mà ch.ết, sẽ thả Trùng ra giết hại người liền...
Cổ Thanh Phong không đợi chờ thằng nhỏ nói dứt đã vội đỡ lời :


- Võ nghệ của cậu còn non nớt như vậy địch sao nổi ta? Còn cậu thả Trùng giết hại ta thì trong mồm của ta đã có Long Diên Thảo, ta có sợ gì Trùng của cậu đâu? Huống hồ ta muốn đánh vỡ ngọn đèn vàng này thật, thì ta sớm vận chân khí giơ chưởng đánh tan tành rồi!


Chu Thừa Chí là người rất thông minh, nghe lời nói của Cổ Thanh Phong liền biết ngay chàng không có ý định phá phách nên y ngạc nhiên hỏi :
- Thiên Tầm Nữ nhờ vã người tới đây để đánh vỡ ngọn đèn, mà người lại không muốn nghe theo lời của nàng ta mà làm phải không?


Cổ Thanh Phong cau mày lại thở dài một tiếng rồi đáp :
- Theo tư tình, thì đáng lẽ ta phải trung thành làm xong việc của người nhờ vã. Nhưng về thiên lý với chính nghĩa, ta không nhẫn tâm ra tay giết hại mẹ ngươi.
Chu Thừa Chí càng kinh ngạc thêm, vội hỏi tiếp :


- Thế ra người đã biết rõ hết chuyệt kết thù kết oán của mẹ con ta với Thiên Tầm Tiên Nương rồi ư?
Cổ Thanh Phong gật đầu đáp :
- Ta đến đây đã lâu, mẹ con cậu nói những gì, ta đều nghe thấy hết.


- Chỉ xem đôi mắt của Cổ huynh, đệ cũng biết huynh là người chính nhân quân tử. Nhưng huynh đã biết rõ phải trái rồi, lại thương hại mẹ cong đệ không nỡ ra tay hạ thủ trong lúc mẹ con đệ lâm nguy, vậy tại sao huynh lại còn vào trong động này làm chi?


- Ta không thể làm trái thiên lý, và ta không bỏ được tình nghĩa riêng của ta. Sở dĩ ta vào trong động này là muốn thương lượng với cậu xem có cách gì hoàn hảo không?


Chu Thừa Chí biết Cổ Thanh Phong không hiểu một tí gì về cấy Trùng hết, nhưng cũng biết chàng nói như thế là sự thật, chứ không phải định lừa dối mình đâu, nên y cau mày lại đáp :


- Câu chuyện đã đi đến chốn này, không thể nào làm được tròn vẹn đôi bên, xin Cổ huynh hãy cho biết Thiên Tầm Nữ cô nương nhờ huynh như thế nào, để Thừa Chí tôi tận hết tâm sức nghĩ xem có cách nào gở được không?


Cổ Thanh Phong thấy Chu Thừa Chí là một người chính chắn, nên chàng không e dè gì kể lại hết lời nói của Thiên Tầm Nữ cho đối phương nghe.
Lúc ấy, ngọn lửa ở trong đèn cứ chớp chớp luôn luôn, Chu Thừa Chí chỉ tay vào ngọn lửa đó vẻ mặt u oán, lắc đầu thở dài và nói :


- Vì quá thương yêu cha, mẹ đã thề độc thế nào cũng phải trả thù cho kỳ được, nên mẹ tôi đã quyết tâm hy sinh tính mạng. Ngọn đèn đang chớp nháy kia chứng tỏ chúng ta thấy mẹ tôi đang kịch chiến với Thiên Tầm Tiên Nương. Nhưng ngọn đèn mà tắt một cái, là hai chị em của bà ta cùng ch.ết ngay tại chỗ tức thì.


- Vừa rồi đã nghe lệnh đường tự nhận là địch không nổi Thiên Tầm Tiên Nương mà?


- Vâng! Quả thật mẹ tôi địch không nổi Thiên Tầm Tiên Nương nhưng bà ta đã tốn không biết bao khổ tâm mới tìm ra được một hạt Duyệt Tuyệt Âm Lôi. Cho nên đấu đến sau cùng, thể nào cũng có thể làm cho đối phương cùng ch.ết với mình một lúc.


Nói tới đó, y nhìn Cổ Thanh Phong một cái và thở dài nói tiếp :


- Mẹ tôi với Thiên Tầm Tiên Nương đã cùng ra tay đấu chí tử với nhau rồi, bây giờ không còn cách gì khuyên ngăn và giải quyết cho hai người được. Nếu Thiên Tầm Nữ cô nương là hồng nhan tri kỷ của Cổ huynh thì Thừa Chí tôi nguyện đem sức mọn của mình ra cứu cho Bàng cô nương thoát khỏi tai kiếp và cũng để cảm tạ đại đức của Cổ huynh không nhân lúc chúng tôi nguy nan mà ra tay giết hại.


Cổ Thanh Phong nghe nói cả kinh hỏi :
- Chẳng lẽ cả Thiên Tầm Nữ cũng bị nguy hiểm lây hay sao?


- Xưa nay tôi vẫn không phục nhân phẩm của Bàng cô nương. Lần này vì tô ta biết mẹ con chúng tôi đã không quảng ngại hy sinh tính mạng đến đây trả thù, tình thế hiểm hách, nên cô ta đã quyết tâm ch.ết theo sư phụ. Vì vậy cô ta mới dùng nguyên thần tới đây để dụ linh xà của tôi ra ngoài động và để cho Cổ huynh có dịp nhảy vào đây hạ thủ.


Cổ Thanh Phong nghe nói kinh hãi vô cùng, vội hỏi :
- Thế ra con tầm khổng lồ màu trắng xám ở ngoài kia chính là nguyên thần của nàng Thiên Tầm Nữ hóa ra đấy à?


- Con tầm này tuy là dị chủng ở chốn man hoang này nhưng nếu không có nguyên thần của Bàng cô nương ấp vào, thì nó đã sớm bị con linh xà dũng mãnh vô cùng của tôi cắn ch.ết rồi.
Cổ Thanh Phong nghe nói lo âu vô cùng, vội hỏi tiếp :
- Bây giờ Chu huynh định cứu nàng ta bằng cách nào?


- Tôi muốn đền đáp lại đức độ của Cổ huynh, đành phải hy sinh vậy. Chúng ta cùng ra ngoài động, huynh giết tầm, tôi giết rắn. Cả hai cùng hạ thủ một lúc.
Cổ Thanh Phong nghe Chu Thừa Chí nói giết rắn rất mừng rỡ, nhưng nghe thấy đối phương bảo mình giết tầm, thì chàng lại kinh hãi ngập ngừng hỏi tiếp :


- Con tầm đó là nguyên thần của Bàng cô nương áp vào, tôi ra tay giết... sao...đặng?
- Cổ huynh chưa biết đấy thôi. Chúng tôi là người cấy Trùng Độc đều nuôi một độc vật rất lợi hại tương hợp với nguyên thần của mình.


Bình thường oai lực tuy mạnh, nhưng suốt đời đều bị kềm chế, rất khó giải thoát. Bây giờ đang có dịp may hiếm, có thể khiến tôi với Bàng cô nương cũng bị thương nhẹ một lúc, nhưng cả hai nhờ vậy đã thoát khỏi được vật kềm chế mình, thì sau này mới mong vào được đường chính.


- Chẳng lẽ con rắn trắng kia cũng là tâm thần tương thông với huynh hay sao?
- Phải! Cho nên sau khi tôi giết ch.ết con rắn rồi, tất nhiên phải uể oải, không còn hơi sức đâu mà ra tay giết con tầm được nữa, nên mới phiền Cổ huynh giết hộ thế!


- Nếu vậy Cổ Thanh Phong tôi không từ chối chút nào, nhưng không biết phải dùng phương pháp đặc biệt gì để giết nó?


- Cổ huynh cẩn thận thật! Huynh đã có võ công thượng thặng như vậy, chỉ cần vận cương khí lên nhằm đúng chấm đỏ nho nhỏ giữa hai mắt con tầm khổng lồ kia, mà dùng ngón tay khẽ búng một cái là kết liễu được tánh mạng của nó liền. Còn thủ tục sau, Thừa Chí tôi sẽ phụ trách...


Cổ Thanh Phong gật đầu cùng Thần Trùng Tiên Đồng đi ra ngoài cửa động.
Lúc ấy, con tầm đã bị con rắn cuộn chặt lấy, nhưng đầu con rắn cũng bị những sợi dây của con tầm phun ra cuốn chặt...


Chu Thừa Chí móc túi lấy một cái lưới nho nhỏ màu đen kết bằng tóc người ra cầm ở tay trái, rồi quay lại nói với Cổ Thanh Phong :


- Cổ huynh, tôi giết con rắn xong, bất cứ tình thế biến chuyển ra sao, huynh cũng đừng để ý tới, mà cứ ra tay giết con tầm luôn. Nhưng phải giết thật lẹ, bằng không cả hai người cùng bị thương nặng, không sao cứu vãn được đâu!
Cổ Thanh Phong gật đầu đứng yên tại đó để xem thằng nhỏ ra tay như thế nào?


Chu Thừa Chí mặt hơi biến sắc, bỗng phun ra một con rắn trắng bụng xanh dài chừng ba tấc nhỏ như con giun vậy. Con rắn nhỏ này giống hệt con rắn to kia. Y liền dùng tay phải nắm lấy con rắn ấy, rồi quay đầu con rắn cho vào mồm cắn một cái. Con rắn nọ đứt đầu ngay.


Lạ thật, con rắn nhỏ bị y cắn đứt đầu, con rắn to đang cuộn chặt lấy con tầm cũng do dưng rụng đầu liền.
Chu Thừa Chí rú lên một tiếng rất thảm khốc, người loạng choạng như suýt ngã và phun luôn một đống máu tươi ra bắn cả vào mặt mũi Cổ Thanh Phong, miệng thì quát lớn :


- Xin Cổ huynh chớ có nuốt lời hứa! Cổ huynh không ra tay ngay còn chờ đợi gì nữa?


Chưa hề trông thấy những chuyện quái dị như thế này bao giờ, Cổ Thanh Phong đứng ngẩn người ra như một pho tượng gỗ vậy. Bỗng thấy Chu Thừa Chí phum máu vào mình và quát bảo như thế, vội vận Tý Ngọ thần công lên, giơ tay nhằm chấm đỏ nho nhỏ ở giữa hai con mắt con tầm sáng trắng, cách không búng một cái.


Chỉ phong của chàng vừa phi tới, con tầm nọ đã ch.ết cứng ngay chỗ, chấm đỏ ở giữa mắt của nó có một vòi máu đen phun ra và có hơi bốc lên nữa.


Chu Thừa Chí phun xong máu tươi, loạng choạng như suýt ngã, tay vẫn nắm cái lưới tóc màu đen đó, bỗng thấy Cổ Thanh Phong ra tay giết ch.ết con tầm, y liền tung ra cái lưới hóa thành một đám mây đen úp chụp ngay vào chỗ chấm đỏ ở giữa hai con mắt tầm, hơi khói trắng của con tầm bốc lên cũng bị lưới đó bao trùm kín.


Cổ Thanh Phong cảm thấy Chu Thừa Chí là người quang minh lỗi lạc nên chàng rất quan tâm tới vội giơ tay ra đỡ, cau mày lại hỏi Chu Thừa Chí :
- Hình như Chu huynh bị tổn thương nặng lắm phải không, có việc gì không?
Chu Thừa Chí ổn định tâm thần, gấp cái lưới nho nhỏ kia lại bỏ vào trong túi, rồi khẽ hỏi :


- Chẳng hay Cổ huynh có đem theo viên thuốc bổ nào không, xin cho đệ một viên!
Cổ Thanh Phong vội lấy ba viên linh đơn ra cho y uống.
Cổ Thanh Phong chờ Chu Thừa Chí uống ba viên thuốc đó, liền đỡ y đi vào trong hang động.


Lúc ấy, ngọn lửa ở trong đèn cứ nhấp nháy hoài, lúc thì chớp lên cao bốn tấc, lúc thì tụt xuống còn nửa tấc.
Chu Thừa Chí thấy vậy ứa nước mắt ra vừa khóc vừa nói :


- Cổ huynh, nguyên thần của tôi đã thoát khỏi xác của con linh xa tất nhiên trong người phải bị nội thương, nhưng không nguy hiểm đến tính mạng, còn mẹ tôi thì sắp ch.ết đến nơi rồi.
Cổ Thanh Phong vội an ủi :


- Chu huynh đừng có đau đớn như thế nữa, lệnh đường trả thù cho chồng khí tiết cao thượng như vậy, hoặc giả gặp may mắn thoát khỏi tai nạn...


Chàng chưa nói dứt, ngọn lửa trong đèn bỗng chớp nháy mấy cái thật nhanh và vọt sáng ngời, khiến cả hang động cũng sáng như có ánh sáng mặt trời chiếu vào vậy. Nhưng tiếc thay chỉ trong nháy mắt, ngọn lửa đó nhỏ tụt xuống và tắt ngấm.
Chu Thừa Chí thất thanh khóc lóc và kêu gào :
- Mẹ ơi...


Y liền ngã lăn ra ch.ết giấc.
Cổ Thanh Phong đưa mắt nhìn Hạt Tiên Bà ngồi trên cái thảm, đã đổ máu mắt, mũi, mồm, tai ra mà ch.ết một cách thảm khốc rồi.
Chàng thở dài một tiếng, không muốn cho Chu Thừa Chí trông thấy cái ch.ết thảm khốc của người mẹ, chàng liền ẵm thằng nhỏ ra khỏi hang động.


Vừa lên tới đỉnh núi, chàng đã cứu thằng nhỏ lai tỉnh.
Chấn định tinh thần xong, Chu Thừa Chí cùng Cổ Thanh Phong chạy xuống Thiên Tầm cốc.


Khi hai người vừa xuống tới nơi, thì cảnh đẹp trước kia bị tàn phá tan nát, trên những cành gãy lá rựng có hai người đàn bà đang nằm sóng soài, một là người đàn bà tuổi trung niên ăn mặc lối người Mèo, mặt rất xinh đẹp, còn một người nữa chính là Thiên Tầm Nữ.


Không cần phải nói rõ, Cổ Thanh Phong cũng biết người đàn bà trung niên kia là Thiên Tầm Tiên Nương rồi.
Chu Thừa Chí chỉ tay vào cảnh trí đã tiêu tàn kia mà lắc đầu nói :
- Cổ huynh thử xem một hạt Duyệt Tuyệt Âm Lôi lợi hại đến thế đấy!


Cổ Thanh Phong thấy Thiên Tầm Tiên Nương cũng đổ máu mắt mũi mồm tai ra như Hạt Tiên Bà vậy, nên chàng đoán chắc bà ta đã ch.ết rồi. Còn Thiên Tầm Nữ tuy không có vết thương nào hết, nhưng lại nằm yên. Chàng lại tưởng nàng ta cũng đã tắt thở nốt, nên chàng hoảng sợ vô cùng, không còn tâm trí đâu mà nghe lời nói của thằng nhỏ nữa, vội nhảy xổ lại xem xét người yêu.


Chàng giơ tay ra rờ vào mũi nàng, liền dậm chân thất thanh khóc lóc. Thì ra Thiên Tầm Nữ cũng đã tắt thở rồi.
Chu Thừa Chí chạy lại, vội khuyên bảo :
- Cổ huynh chớ lo!
Cổ Thanh Phong nghiến răng mím môi xoay chưởng đánh trở lại một chưởng, mồm thì hậm hực quát :


- Ta đã dại dột nghe lời mi làm cho Chân muội của ta ch.ết một cách thảm...
Chu Thừa Chí không ngờ suýt tý nữa thì bị Cổ Thanh Phong đánh trúng một chưởng nơi đơn điền. Cũng may y nhanh chân vội nhảy sang bên tránh né, mồm thì vội nói :


- Cổ huynh chớ có hiểu lầm! Bàng cô nương ch.ết giấc đấy thôi, chứ không phải ch.ết thật đâu!
Nghe thấy Chu Thừa Chí nói Thiên Tầm Nữ chưa ch.ết, chàng mới yên tâm mặt hơi đỏ bừng, hổ thẹn vô cùng, vừa xin lỗi vừa hỏi :


- Thanh Phong tôi nhất thời lỗ mãng, mong Chu huynh lượng thứ cho. Nhưng nàng ta tắt thở hẳn hòi, tại sao huynh lại bảo chỉ ch.ết giấc thôi?
Chu Thừa Chí không trả lời, chỉ móc túi lấy cái lưới đan bằng tóc úp lên trên mặt Thiên Tầm Nữ.


Cổ Thanh Phong vừa lo âu, vừa chăm chú nhìn thấy làn khói trắng ở trong lưới tự động chui vào mồm mũi mắt và lổ tai của nàng. Lúc này, chàng mới biết là khói trắng đó là nguyên thần của nàng ta hóa thành.


Chờ làn khói trắng đó chui hết vào ngũ quan của Thiên Tầm Nữ rồi, Chu Thừa Chí mới cất cái lưới kia đi mà quay lại nói với Cổ Thanh Phong :
- Bây giờ, Cổ huynh thử rờ tay vào mũi Bàng cô nương xem sao?
Huynh xem có phải nàng ch.ết giấc không? Huynh mau lấy linh đơn để cứu chữa nàng đi!


Cổ Thanh Phong nghe lời, vội giơ tay rờ mũi Thiên Tầm Nữ, thấy quả có hơi thở rất nhẹ thật, chàng vội lấy linh đơn ra nhét vào miệng nàng.
Chu Thừa Chí thấy vậy, gượng cười mấy tiếng rồi rầu rĩ nói :


- Cổ huynh! Đệ đã trả được thù cha rồi. Bây giờ phải lên đỉnh núi chôn mẹ. Huống hồ, Bàng cô nương sắp tỉnh đến nơi, nếu cô ta trông thấy Thừa Chí thì thế nào cũng nổi giận xông lại tấn công kẻ thù ngay.


Trước tình cảnh ấy, chàng không biết bên ai, nên chàng thấy Chu Thừa Chí nói như vậy, liền đáp :
- Chu huynh an táng lệnh đường xong, chớ có quên lời dặn bảo của lệnh đường mà nỗ lực thừa kế di chí của lệnh tôn!
Chu Thừa Chí nghiêm nghị chào Cổ Thanh Phong và lớn tiếng nói :


- Chu Thừa Chí tôi xin cảm tạ lời vàng ngọc của Cổ huynh và quyết không quên di chí của tiền nhân. Quả đất tròn, mai mốt chúng ta gặp nhau liền!
Nói xong, y liền quay mình đi ra khỏi Thiên Tầm cốc tức thì.


Một lát sau, Thiên Tầm Nữ đã từ từ lai tỉnh, nhưng khi nàng trông thấy xác của sư phụ, lại hét lên một tiếng và ngã lăn ra ch.ết giấc tức thì.
Cổ Thanh Phong phải xoa bóp cho một hồi, nàng mới lai tỉnh lại, rồi nằm phục trong lòng chàng khóc lóc hoài.


Cổ Thanh Phong không biết an ủi như thế nào cho phải, cứ ôm chặt nàng vào lòng, để nàng khóc chán rồi mới khuyên bảo nên mau chôn cất cho Thiên Tầm Tiên Nương.


Thiên Tầm Nữ gượng gạt lệ đi tới cạnh xác của Thiên Tầm Tiên Nương móc túi bà ta lấy ra một cái lọ ngọc trắng nho nhỏ và đổ ba viên thuốc to bằng hạt đậu xanh ra. Thuốc này màu xanh biếc thơm tho vô cùng, nàng đưa cho Cổ Thanh Phong và bảo chàng uống.


Uống xong ba viên thuốc, Cổ Thanh Phong liền mỉm cười hỏi Thiên Tầm Nữ :
- Ba viên thuốc đó là thuốc gì thế?
Thiên Tầm Nữ rầu rĩ đáp :
- Đó là thuốc giải độc đấy! Bây giờ đại ca đã toại nguyện rồi, nhưng sư phụ của tôi thì ch.ết thảm, ch.ết thương như vầy!


Cổ Thanh Phong lại ôm nàng vào lòng, xin lỗi rằng :
- Xin lỗi Chân muội, cái ch.ết của sư phụ hiền muội, ngu huynh cũng phải gánh vác một phần trách nhiệm vào đó.
Thiên Tầm Nữ ngạc nhiên hỏi :


- Phong đại ca, sư phụ của em là bị Hạt Tiên Bà với Thần Trùng Tiên Đồng giết ch.ết, sao đại ca lại bảo là phải gánh một phần trách nhiệm vào đó?
Cổ Thanh Phong liền đem những chuyện mà mình mắt thấy tai nghe như thế nào nói rõ cho Thiên Tầm Nữ nghe, sau cùng chàng thở dài một tiếng :


- Chân muội thử xem, sau khi tôi nghe thấy hai mẹ con Hạt Tiên Bà nói chuyện với nhau rồi, biết rõ hết nguyên nhân câu chuyện ra sao, thử hỏi tôi còn nhẫn tâm ra tay đánh vỡ ngọn đèn ấy sao đặng.
Thiên Tầm Nữ càng mủi lòng thêm, nước mắt ràn rụa, vừa khóc vừa đỡ lời :


- Phong đại ca, tôi không phải là người không biết phân biệt phải trái thiện ác. Và tôi cũng biết đại ca là người hiệp nghĩa, quang minh chính trực, cho nên trước khi nhờ đại ca, tôi đã phải nói rồi, dù đại ca không chịu ra tay giúp tôi cũng không oán trách đại ca đâu!


Thiên Tầm Nữ càng biết điều bao nhiêu, Cổ Thanh Phong càng ân hận và tự trách mình bấy nhiêu. Chàng liền dí má vào má người yêu mà khẽ nói :


- Chân muội, anh rất ân hận, nhưng bây giờ không còn cách gì mà bổ cứu được nữa. Bây giờ anh chỉ có thể làm hai việc này để tạm gọi là chuộc một phần nào tội lỗi của anh thôi.
- Phong đại ca, tôi đã nói rồi, tôi không oán trách đại ca đâu mà.
Như vậy đại ca hà tất...


Không chờ Thiên Tầm Nữ nói dứt, Cổ Thanh Phong đã vội đỡ lời :
- Hai việc mà anh phải làm đây gọi là chuộc lỗi, nhưng đó cũng là phận sự của anh.
Thiên Tầm Nữ nằm phục trong lòng Cổ Thanh Phong với giọng rất nhu mì khẽ hỏi :
- Hai việc gì thế, đại ca thử nói cho tôi nghe nào?


- Việc thứ nhứt là tôi phải đào một cái hố để chôn sư phụ êm vào đó rồi đắp thành một ngôi một rất đẹp, để chuộc lỗi lầm của tôi chưa tận tâm ra tay cứu bà ta.


- Việc này đại ca nên làm lắm, nhưng tôi mới là người phải nên làm hơn, vậy đại ca cứ đứng cạnh giúp đỡ tôi nhé!
- Chân muội, chúng ta hai người như một, hà tất phải phân biệt nhau như thế làm chi?
Nghe thấy Cổ Thanh Phong nói như vậy, Thiên Tầm Nữ càng yên tâm thêm, liền gượng cười hỏi tiếp :


- Phong đại ca, việc thứ hai là việc gì thế?
Cổ Thanh Phong ôm Thiên Tầm Nữ chặt hơn trước và rỉ tai nàng khẽ đáp :
- Từ trước tới nay, em sinh sống cạnh sư phụ, nhưng từ giờ trở đi em sẽ cùng anh sinh sống cho tới mãn kiếp!


Nghe thấy Cổ Thanh Phong nói như thế, Thiên Tầm Nữ càng cảm động thêm, liền khóc ra tiếng và nước mắt ràn rụa tức thì.
Thấy nàng bỗng khóc lóc như thế, Cổ Thanh Phong ngạc nhiên vô cùng, vội hỏi :
- Anh nói lầm điều gì mà em lại khóc lóc như thế?
Thiên Tầm Nữ phì cười đáp :


- Em mừng quá hóa khóc lóc đấy! Nếu anh không nói mấy lời đó, em đã quyết định đi theo sư phụ xuống dưới...để hầu hạ bà ta.
Thấy Thiên Tầm Nữ nói như vậy, Cổ Thanh Phong cũng phải cảm động đến ứa nước mắt ra, rồi hôn hít má nàng mấy cái để an ủi nàng thêm.


Một lát sau, hai người cùng ra tay đào huyệt chôn Thiên Tầm Tiên Nương. Cổ Thanh Phong vừa đắp mộ vừa lên tiếng hỏi Thiên Tầm Nữ :
- Chân muội được Thần Trùng Tiên Đồng trợ giúp nguyên thần đã thoát ly xác của con tầm kia rồi, từ giờ trở đi, hiền muội khỏi...


Không chờ Cổ Thanh Phong nói dứt, Thiên Tầm Nữ đã đỡ lời :
- Em đã biết trước chuyện đó rồi. Và từ nay trở đi em quyết không sử dụng Trùng Độc nữa. Vì thủ đoạn ấy dù sao cũng không quang minh chính đại.


- Từ giờ trở đi hiền muội đã quyết tâm không sử dụng Trùng Độc nữa, thì nên tiện thể bỏ cả cái biệt hiệu Thiên Tầm Nữ đi có hơn không?
- Phong đại ca yêu em quá! Đại ca bảo em nên bỏ biệt hiệu ấy đi, thì đại ca phải đặt một biệt hiệu khác cho em mới phải chứ?


- Chân muội nói rất phải, nhưng muốn đặt biệt hiệu thich đáng không phải chốc lát có thể nghĩ ra được...
Chàng vừa nói vừa đưa mắt nhìn Thiên Tầm Nữ, thấy nàng ta đang mặc bộ áo màu vàng, liền nghĩ ngay được một biệt hiệu, vội nói tiếp :


- Có rồi, có rồi... Anh đã nghĩ ra được một biệt hiệu cho em rồi!
Thiên Tầm Nữ nhìn mặt Cổ Thanh Phong, mỉm cười hỏi :
- Anh định đặt tên gì cho em thế?
Cổ Thanh Phong thấy Thiên Tầm Nữ ngây thơ như vậy, chàng lền mỉm cười hỏi lại rằng :


- Chân muội có biết ngoài em ra còn ngoại hiệu của hai vị hồng nhan tri kỷ của anh là giết ch.ết không?
Thiên Tầm Nữ gật đầu đáp :
- Em biết chứ! Chị ruột của em là Hoàng Sam Hồng Tuyến, còn chị Hồng Tiếu là Tỷ Thanh Ngọc Nữ.
Cổ Thanh Phong vừa cười vừa nói :


- Anh cũng yêu Hoàng Sam, nàng vừa đẹp vừa ngây thơ không khác gì Ngọc Nữ ở trên cung trăng, nên anh định lấy hai chữ biệt hiệu của hai nàng ấy ghép lại đặt cho em cái biệt hiệu là Hoàng Sam Ngọc Nữ.


- Phong đại ca, đặt cho em cái biệt hiệu là Hoàng Sam Ngọc Nữ vừa chính lại đọc lên vừa kêu, vậy từ nay trở đi em không còn là Thiên Tầm Nữ nữa...
Nói tới đó, nàng bỗng trợn to đôi mắt lên nhìn Cổ Thanh Phong cười nói tiếp :
- Còn việc này nữa, tiện đây Phong đại ca giải quyết cả một thể!


Cổ Thanh Phong vội hỏi :
- Việc gì thế?
- Đại ca đổi biệt hiệu cho em rồi, tiện thể đại ca cũng đổi nốt cả cái tên cho em nữa, bằng không chị em tên là Chân Chân, mà tên em cũng là Chân Chân, như thế thực không tiện chút nào.


- Hai chị em cùng gọi là Chân Chân quả thực không tiện chút nào. Nhưng khỏi cần đổi hết, chỉ cần đổi một chữ cũng được rồi!
- Thế Phong đại ca định đổi cho em chữ gì thế?
Cổ Thanh Phong hơi ngẫm nghĩ một chút, rồi mỉm cười đáp :


- Từ giờ trở đi, chúng ta không bao giờ rời nhau, hai trái tim của chúng ta là một, nghĩa là tố tâm tương đối, với nhau đấy. Nên anh định đổi tên em thành Bàng Tố Chân, chẳng hay em bằng lòng không?


- Chữ Tố đó rất hay và anh đổ cho em cái tên này đẹp lắm. Vậy từ giờ anh nên gọi em là Tố muội để phân biệt tên của chị em là Chân Chân nhé.


Cổ Thanh Phong gật đầu, thế là hai người hợp sức lại chôn xác và xây mộ cho Thiên Tầm Tiên Nương, ngôi mộ của hai người xây xong đó rất đồ sộ, nên cả hai đều hài lòng.
Xong đâu đấy, Cổ Thanh Phong bỗng cau mày lại suy nghĩ chương trình hành động của mình với Bàng Tố Chân.


Hoàng Sam Ngọc Nữ Bàng Tố Chân vừa cười vừa hỏi :
- Bây giờ đại ca định đi đâu tìm kiếm chị Hồng Tiếu với chị Chân Chân của em?
Cổ Thanh Phong gượng cười đáp :
- Sự liên quan giữa bốn chúng ta phức tạp vô cùng, vậy cần phải gặp cả nhau ở một nơi để giải thích kỹ lưỡng mới được!


- Thiên hạ bao la, trời đất mênh mông như vậy, chúng ta biết đi đâu mà tìm kiếm hai chị ấy? Cũng may kỳ hội Vạn Kiếp sắp tới rồi, đến lúc ấy hai chị thế nào cũng tới dự hội. Chi bằng cảm thấy cứ ở trong Thiên Tầm cốc này tu luyện nội gia công lực và luyện tập cách sử dụng bộ xương rắn với hai cây mây độc kia. Chờ đến mồng bốn tháng tư, chúng ta đi tới Đại hội Vạn Kiếp thì thể nào cũng được gặp gỡ nhau liền.


- Tố muội suy tính như vậy rất phải, vì Đại hội Vạn Kiếp ấy quang trọng lắm, chúng ta phải cẩn thận sửa soạn trước. Nhân lúc này, để anh dạy cho em mấy pho kiếm pháp.
- Đại ca truyền kiếm pháp cho em, em truyền thụ lại tiên pháp cho đại ca, chúng ta trao đổi võ học cho nhau, như vậy không ai sợ ai cả!


Cổ Thanh Phong nghe nói vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ hỏi lại :
- Tố muội lại biết tiên pháp thần diệu hay sao?


- Khí giới mà em vẫn sử dụng vốn dĩ là một sợi gân. Sư phụ của em ngoài môn sở trường về cấy Trùng Độc ra, thì môn Thất thập nhị thức Cầm Long sách pháp cũng khét tiếng đất Mèo này. Em muốn dùng phép Sách pháp đó biến thành tiên pháp mà dùng bộ xương rắn với hai dây mây độc kia làm khí giới cho pho tiêu pháp mới sáng chế này, như vậy có phải là tuyệt diệu không?


- Ý kiến của Tố muội rất hay! Chúng ta trao đổi võ công cho nhau, rồi ở nơi đây khắc khổ luyện tập, cho đến Đại hội Vạn Kiếp, chúng ta cùng đi núi Dã Nhân, có phải là nhất cử lưỡng tiện không?
Hai người đã quyết định như vậy, liền ở lại trong Thiên Tầm cốc luyện tập võ công.


Cổ Thanh Phong truyền thụ Thiên Độn kiếm pháp, Thanh Bình kiếm pháp và Phong Vân Lôi Vũ tứ thức cho Bàng Tố Chân.
Trái lại, nàng lo truyền môn Cầm Long sách pháp cho chàng.






Truyện liên quan