Chương 1

Buổi trưa ẩm ướt tháng Mười Một đó là ngày bức hoa. của Holbein thu hút giới mộ điệu tới Vernon, nơi có một cuộc đấu giá không tiền khoáng hậu về giá trị cũng như về mức độ quan trọng của nó. Bức họa được gửi đến không hẹn trước từ Tu Viện Wroxon bởi gia đình Kneller, là bức hoa. nổi danh mang tên Qúy Cô với hoa cẩm chướng, một tuyệt tác với sự pha trộn giữa nét thanh tú và phi thường trong cách thể hiện, bức họa là một chân dung nhỏ của Cô de Quercy, con gái của ngài đại sứ trong triều vua Henry Thứ Tám - được ra mắt năm 1532, không bao lâu sau sự tái xuất hiện của Holbein ở London từ Basel – phong cách độc đáo nhất và thời gian huy hoàng nhất của vị bậc thầy này.


Phòng hành lang đấu giá dài bị chật cứng người đúng bốn giờ rưỡi khi bức họa được kêu giá. Cuộc đấu giá bắt đầu với giá khiêm nhượng là hai ngàn guineas (guinea = đồng vàng Anh = 21 shillings, 1 shilling [hào] = 12 pence [xu]), tăng nhanh thành năm ngàn, ngưng một hồi lại tăng lên bảy ngàn, rồi ngưng và tăng với nhịp điệu thay đổi để loại trừ các kẻ cạnh tranh, rốt cuộc chỉ còn hai vị sừng sỏ, và giá cuối cùng lên tới chín ngàn bốn trăm guineas. Giá này đến đây ngừng lại.


"Chín ngàn bốn trăm guineas."


Người điều khiển đấu giá, ẩn trong lốt y phục diều hâu đỏ may cắt khéo léo, tóc được chải ngôi cẩn thận, chiếc kim đính hạt trai viền nổi bật trên nền cà vạt đen, làm tôn thêm dáng vẻ của ông trong lúc mắt không rời khuôn mặt điềm tĩnh ngoảnh đi ngoảnh lại của Bernard Rubin. Rubin dường như ghét trả cao hơn mặc dù cuộc đấu giá đang gây bất lợi cho ông. Cuối cùng, ánh mắt sùm sụp khó nhận thấy dưới cái nón rộng vành chợt sáng lên với một nét ngoan cố, và ngay tức khắc giọng người điều khiển vang lên:


"Chín ngàn năm trăm guineas."
Ngay lập tức, một cử chỉ ra dấu gần như không thể cảm nhận phát ra từ phía đối diện của căn phòng.
"Chín ngàn sáu trăm," giọng người điều khiển lễ phép vang lên.


"Chín ngàn bảy trăm," Rubin tăng giá một cách giận dữ nhưng lần nữa lại có kẻ đấu giá khác ra hiệu, có vẻ thách thức với ông.
"Chín ngàn tám trăm," người điều khiển tuyên bố và dướn người về phía Rubin.


available on google playdownload on app store


Nhưng lần này Rubin chịu thua, giới hạn của ông chỉ có nhiêu đó, vẻ kiên cường không còn nữa từ lúc tiến hành đấu giá. Nếu có một thứ khiến già Bernard Rubin đứng đầu trong kỹ nghệ đồ cổ, đó chính là tài dừng lại đúng lúc.


"Chín ngàn tám trăm guineas," người điều khiển lặp lại, đảo mắt khắp căn phòng chật cứng. Một sự im lặng.
"Lần chót, chín ngàn tám trăm guineas." Một tràng im lặng nữa, kỳ lạ, và cuối cùng được chấm dứt bằng một tiếng búa gõ mạnh." Bán với giá chín ngàn tám trăm guineas... cho Cô Lorimer."


Katharine Lorimer đứng dậy nhẹ nhàng từ chiếc bàn dài nơi nàng ngồi, tiến tới cánh cửa đôi phía cuối căn phòng rộng lớn. Nhiều vị đấu thầu lịch sự lùi lại khi nàng bước ngang, thì thầm lời chúc tụng, ngoài một nụ cười nhẹ nàng dường như không chú ý tới họ lắm. Có lẽ nàng nhận thấy khó trả lời lúc đó vì sự kiện táo bạo mới xảy ra, nàng cảm thấy nhịp đập rộn lên vì sự căng thẳng vô tận của vài giây cuối. Nàng đã đặt trọn trái tim vào bức hoạ, và một sự đặt giá nữa từ Rubin có lẽ sẽ đánh bại nàng.


Từ bậc thang đi xuống, già Bernard hội nhập với nàng, bước đi lộp cộp nặng nề bên cạnh nàng trong sự im lặng khó hiểu. Chiếc xe hơi của ông ta, màu đen và bạc kiểu Continental, thiệt là bự và đắt tiền mà ông ta không bỏ lỡ cơ hội nào khoe với mọi người giá mua nó, đang đậu cạnh lề đường bên ngoài. Tới ngưỡng cửa, Katharine và Rubin ngừng lại, ngạc nhiên vì tiếng động và mật độ giao thông, vì sự chói lòa và sự càu nhàu chói tai của London, làm cho phòng đấu giá dường như xa vời và có vẻ không thực.


"Cô đi cùng đường với tôi?" Rubin hỏi, một cử chỉ như muốn đưa nàng về.
Gần năm giờ rồi và Katharine bất chợt quyết định không trở lại làm việc tiếp mà về nhà. Nàng gật đầu, một làn gió thoảng vương nước mưa và sương mù làm nàng run lên nhè nhẹ và bước vội vào xe.


Đường King đã tệ, nhưng Piccadilly lại nằm ở vị trí tệ hơn, ngập ngụa bế tắc với xe buýt hai tầng và tắc xị Chiếc xe chạy rồi ngừng rồi chạy nữa về hướng đường Curzon, Rubin với đôi mắt sùm sụp dưới hàng lông mày dòng Semite (người gốc Ả Rập hay Do Thái) nhìn chằm chặp vào Katharine với vẻ sắc sảo có tính châm biếm kỳ quặc.


"Cô trả quá nhiều, Cô Lorimer," cuối cùng ông lên tiếng.
"Ý ông là quá nhiều cho ông, ông Rubin?"


Rubin cười nhẹ, "Có thể, có thể!" Ông ta đồng ý với sự phong phú dễ dãi, ngừng một chút để ngưỡng mộ chiếc nhẫn một hột đá quý hoàn mỹ trên ngón út tay trái. "Mọi việc phải tiến triển tốt đẹp lắm nên cô mới cho giá khá cao. Phải không, cô Lorimer?"


"Ồ, không đến nỗi tệ." Giọng Katharine hoàn toàn tự nhiên.


"À, tốt! Thật là tuyệt! Thật là đặc biệt khi mọi người còn lại trong ngành buôn không được như ý lắm. Không làm ra tiền, không có thân chủ, không có việc gì để làm. Nhưng cô – cô lại có thể trả một lúc mười ngàn ột bứchoa. nho nhỏ của Holbein. Cứ cho là vậy đi! Tại sao nhỉ, khó có thể tin được."


Môi Katharine mấp máy định đáp, nhưng vội ngưng lại. Thay vào đó, nàng cười nhẹ với nụ cười cố hữu, gần như là gây ấn tượng mạnh mẽ đối với tính khí trầm lặng của nàng, và nàng ngồi dựa lại phía sau trong góc ghế xe, nhìn thẳng về phía trước mặt. Sự dứt khoát và điềm tĩnh lúc nào cũng làm nàng căng thẳng, nhưng lạ lùng thay, ẩn dưới sự yên tĩnh là một sự bốc đồng không tưởng nổi, và trong ánh mắt sâu thẳm của nàng có nhiều tia sáng ngấm ngầm và run rẩy bên bờ lề cuộc sống muôn màu muôn sắc. Nhưng nhìn chung nàng vẫn buồn, vầng trán rộng có ngấn như thể trong quá khứ nàng đã có nhiều giây phút khó khăn và lúng túng. Vẻ mặt của nàng cùng màu sắc hài hoà tuyệt đẹp, làn tóc nâu với đôi mắt nâu nồng ấm trên một khuôn mặt trái xoan hơi tái. Răng nàng trắng ngần đến nỗi một nụ cười mỉm chi cũng toa? ra sức sống. Nàng không quá ba mươi lăm. Nhưng ở đó ghi nhận một vẻ trang nghiêm, sự cảm nhận có tính tự chủ, thái độ trầm tư đến vật xa vời và trừu tượng nào đó làm nàng cách biệt hẳn và đôi khi có vẻ ghê gớm.


Áo váy của nàng, bằng len trơn thẫm màu, được chọn lựa cẩu thả trong lúc vội vã và chiếc mũ được đội hơi lệch về phía sau thì rẻ tiền và không hợp thời trang. Rõ ràng là nàng không có khiếu thẩm mỹ về y phục. Nhưng đôi giày của nàng được làm bằng tay từ loại da quý, làm nổi bật nét tự phụ duy nhất là đôi bàn chân thon xinh đẹp.


"Dĩ nhiên,"Rubin nói một cách tinh quái,"nếu cô quan tâm tới lợi nhuận, khoảng mười phần trăm, và một khoản tiền mặt mau le... "
Katharine lắc đầu một cách cộc cằn. "Cám ơn, ông Rubin. Nhưng khi tôi bán bức Holbein, đó mới là tiền thật sự."


"Tiền thật. Nó không còn tồn tại nữa. Ít nhất là không có ở đây. Không, không!" Rubin cười nhếch mép, nhại lại một bài hát thịnh hành. "Cô không kiếm được nó ở đó đây."


"Có lẽ không," Katharine đối mặt với ông. "Lắng nghe đây, ông Rubin, và ngưng làm trò. Tôi sẽ đem bức hoa. tới New York tháng tới. Khi tôi tới đó, tôi sẽ bán lại cho Brandt. Ông ta bây giờ đang ở Argentine, nhưng ông ta sẽ trở về vào ngày 12 tháng Chạp. Ông ta sẽ mua bức Holbein. Ông ta sẽ mua từ tay tôi với giá là hai mươi ngàn bảng Anh (pound)."


"À, Brandt - một canh bạc," Rubin phản bác lại với một sự kính trọng bất thình lình. "Tốt, cô là một người khéo léo, cô thân mến, nhưng, nhớ lời tôi, nếu là tôi, tôi sẽ không liều đâu!"
"Tôi có thể chấp nhận làm liều," Katharine trả lời vui vẻ.


"Cứ như vậy." Rubin gật đầu như một vị quan. "Cứ như vậy, cô thân mến, cô biết mình rõ hơn là tôi."


Ông ném một tia nhìn khác vào nàng, bắn ra với câu hỏi và một lòng mến mộ chắc chắn không có thiện ý, nhưng tính nghiêm nghị đến trống rỗng mà nét mặt nàng lại rơi vào trạng thái đó gần như làm tan biến cuộc trò chuyện. Im lặng rơi vào trong xe và tiếp tục như thế cho đến khi Rubin, như thể vì áy náy đã xoá đi một ấn tượng khó xử, vội đổi đề tài.


"Cô cháu diễn viên nhí của cô, Nancy Sherwood, cô ấy ra sao rồi?"
Katharine tức thì ngoảnh lại, khuôn mặt thay đổi, có vẻ quan tâm sâu sắc. "Hạng nhất, ông Rubin. Cô ấy mới đính hôn."
"Tốt, tốt. Anh chàng may mắn đó là ai?"


Môi Katharine co lại. "Tối nay tôi mới biết. Tôi được mời đi dự tiệc - để gặp cậu tạ Mọi việc bây giờ xảy ra thật lạ thường. Có vẻ khác hẳn thời trẻ của tôi."
"Nhưng cô còn trẻ, cô thân mến,"Rubin xen ngang một cách khéo léo.


"Ồ, bậy nào. Ông hiểu ý tôi nói. Nancy tới Nice để nghỉ hai tuần trước khi bắt đầu buổi diễn và khi về lại kéo theo anh chồng tương lai như thể anh ta là cái túi xách mới."
"Tốt, tốt, mọi việc xảy ra nhanh thật," Rubin cười khoái trá. "Những ý nghĩ thiển cận bị đẩy lùi ra sau hết."


Chiếc xe. quẹo ngoặt sang đường Curzon và dừng lại đối diện căn hộ của Katharine, Rubin tinh quái công kích nàng lần cuối.
"Không chừng bức Holbein đến vào lúc cần thiết cũng nên!"
Ông ta vỗ nhẹ vào tay nàng khi nàng sắp rời xe.
"Nếu cô không bán nó, có thể làm quà cưới được đó?"


Với lời chế nhạo mỉa mai vo ve bên tai, Katharine quay người về phía căn hộ, nằm trong khu căn hộ siêu cấp mới dựng lên gần đây. Căn hộ xa hoa với máy điều hoà nhiệt độ và gần như theo xu hướng nghệ thuật Baroque nguy nga tráng lệ của toà nhà không hợp thị hiếu của nàng, nhưng nàng tìm được chỗ này thuận tiện cho công việc làm ăn, nó tạo cho nàng, hơn thế nữa, điều cần thiết cho cái nghề không dễ làm xiêu lòng của nàng là một địa chỉ tốt. Người gác cửa mở lối cho nàng và đưa nàng tới thang máy, trong khi một người kia, tóc bện thẳng hàng, đưa nàng tới tầng sáu và khúm núm nghiêng mình tiễn nàng ra khỏi thang máy.


Mặc dù nhớ đến những căn nguyên và có thói quen đơn giản, Katharine không bao giờ ngưng tự hỏi mình trong hoàn cảnh nào hay thường xuyên tìm ra một bí mật, sự vui sướng thời ấu thơ từ cách lặng ngắm những vật linh tinh như cầu trượt lấy thư tự động hay những anh chàng xu nịnh khờ khạo, tối nay sự chú ý của nàng đã bị thứ khác choán hết. Nàng hồi tưởng lại những lời lẽ nặng nề khắc nghiệt của Rubin hồi chiều, tự hỏi mình rằng lão cáo già biết được bao nhiêu về khó khăn tài chính của nàng và nàng công nhận bằng cái thở dài vô ý thức rằng lão ta không biết gì hết, lão ta chắc chắn dựa đoán điều tệ hại nhất nào đó.


Lúc nàng vào nhà, vẻ mặt nàng thư giãn hơn, trở nên mệt mỏi hơn và hơi bị quấy nhiễu. Nàng cho phép mình nghĩ rằng đã trải qua một ngày nhọc mệt với nhiều lo lắng và có khách không sang ngay đầu ngày, không có tí gì bỏ bụng lúc trưa và cuộc du ngoạn điên rồ với bức tiểu họa vào cuối ngày. Đầu nàng nhức nhối kinh khiếp, và thể xác làm việc quá sức của nàng chợt nhẹ tâng rồi lảo đảo. Trong bộ dạng lúng túng, nàng giật phăng chiếc mũ và liệng nó cùng với găng tay và túi xách lên chiếc trường kỷ. Rồi nàng đi vào căn bếp nhỏ để pha trà và quyết định luộc một quả trứng.


Mười lăm phút sau, nàng ngồi trên chiếc ghế băng bằng kẽm lạnh trong phòng ăn, đối diện là chiếc tách đã vơi cùng với vỏ trứng, một sự vô lý tột bực của sự việc ập tới. Nàng trả tiền thuê bốn trăm bảng Anh một năm cho căn hộ này và sáu trăm nữa cho cơ sở thương mại. Nàng mới chi mười ngàn ột bức tiểu họa. Và bữa ăn tối tốn khoảng bốn xụ Nàng cười cho đến lúc nước mắt trào ra, những giọt lệ cay đắng, và nàng để mặc chúng chảy dài, nàng vật vã khóc.


Trở lại phòng khách - một căn buồng yên tĩnh, trống trải nhưng trang bị thuận tiện với một vài đồ đạc hợp thời - Katharine tuột giầy, ngồi cuộn tròn trên ghế, châm một điếu thuốc. Nàng hút không thường xuyên, chỉ khi nàng rất vui hay rất buồn, và tối nay nỗi buồn phiền của nàng không có giới hạn. Việc kinh doanh gần đây xấu tệ. Ngành mua bán đồ cổ là như vậy, đến rồi đi như sóng biển. Nàng đã từng phất lên nhanh như bao người khác, và bây giờ nàng lại đắm mình gần như vô vọng trong tình trạng khủng hoảng kinh tế này. Nàng cố chống chịu, và dĩ nhiên sẽ có cơ hội phục hồi. Mọi sự tiết kiệm có thể đã được thử nghiệm. Mặc dù nàng không thể thoát khỏi hợp đồng thuê nhà trên đường Curzon và đường King, nàng không lái xe nữa và giảm chi tiêu tới mức tối thiểu. Thời thế thật khó khăn.


Nàng cương quyết không xem xét lại những vấn đề rắc rối trong tình hình tài chính của mình. Nàng có đủ thời giờ làm việc đó vào thứ Hai sau khi tới gặp ông Farrar ở nhà băng.


Ngoài ra, nỗi sầu muộn tối nay của nàng nhiều và riêng tư hơn bao giờ. Nàng cảm thấy cô đơn ghê gớm. Trong con mắt của họ hàng và bạn bè, nàng đạt nhiều thành công. Dòng cảm nghĩ đưa nàng trở về thời xa xưa, khi nàng chỉ mới mười sáu, bỡ ngỡ từ trường tư thục và một gia đình nửa như tan vỡ ở Tulse Hill và bước vào đời, rụt rè làm chân đánh máy cho Twiss và Wardrop, Household Furnishing, Duck Court, High Holborn. Nàng được nhận vào làm ở nhà kho chứa đồ lặt vặt đó vì cha nàng quen biết một người hùn hạp ở đó, một người không theo quốc giáo và nhiệt tâm, nhưng nàng vẫn run như cầy sấy – khi được giới thiệu – như lời ông Twiss nói, mất tinh thần trước cả cái xụ mặt của ông Wardrop.


Có nhiều thay đổi trong cuộc sống của nàng từ dạo đó. Bây giờ nàng là Antika cho King Street, St. James, và Park Avenue, New York trở nên nổi tiếng vì khiếu thẩm mỹ và trang trí của nàng, vì nàng là chuyên gia trong kỹ nghệ kiến thiết đô thị, sưu tập nữ trang rẻ tiền, đồ trang hoàng và mỹ thuật, có lẽ nàng là người phụ nữ môi giới nổi tiếng thế giới trong giao dịch đồ cổ. Làm sao có chuyện này nhỉ? Nàng nhớ rất rõ chuyện xảy ra vì nàng quyết chí thực hiện nó, vì nàng có quyết tâm không lay chuyển là lập nên sự nghiệp, hy sinh tất cả nếu bắt buộc, tôi luyện nàng trở nên chai đá cho các thử thách cam go cũng như mặt dày mày dạn trong công việc. Nàng muốn trả bằng mọi giá để thành danh. Nhưng, mọi việc bây giờ đã xong xuôi. Nàng đã thành công, và than ôi, giả dối nào hơn chuyện phù hoa ấy!


Điện thoại gần khuỷu tay nàng bỗng reng. Với vẻ uể oải vì những rắc rối không ngừng trong đời nàng bây giờ chỉ còn là tiếng chuông điện thoại, nàng với lấy ống nghe.
Mẹ nàng gọi từ Wimbledon, trong một biệt thự ấm cúng nàng xây cho bà cách đây năm năm.


"Con có nhà ư, Katharinẹ" Chỉ qua đường dây điện thoại, giọng bà Lorimer cũng đượm vẻ pha trộn của nỗi khổ cực và sức chịu đựng bị lãng quên. "À, mẹ may mắn quá. Mẹ ít khi gặp được con mỗi khi gọi điện. Con không có lấy một giây phút chuyện trò với người mẹ già yếu này. Không bao giờ. Không bao giờ."


"Con gọi ẹ tối quá đó thôi?" Katharine kiên nhẫn đáp lại.
"À, nếu thế thì sao?", bà cáu kỉnh trả lời. "A lô, a lô, con có nghe mẹ nói không?"
"Thưa mẹ, con có nghe mẹ."


"Được, đừng có bỏ đi đó. Mẹ có nhiều điều muốn nói với con. Chờ mẹ chút. Mẹ viết cả lên tờ giấy này. Kính mẹ đâu nhỉ? Lạy chúa tôi, con đang đeo nó. Để xem, trước hết là con sẽ xuống chơi cuối tuần này, phải không, với Nancy và anh bạn mới của nó?"
"Vâng. Chúng con sẽ tới."


"Thế thì tốt, con yêu. Nghe đây này! Mẹ muốn con đem ẹ một ít đồ: len, hạnh nhân tẩm đường, bánh sô-cô-la, và một cuốn tiểu thuyết mới. Đừng quên hạnh nhân tẩm đường nhé Katharine – con biết chứ, nhãn hiệu mẹ hay mua ở Fortnum. Ồ, mẹ sực nhớ ra, con tiện mua luôn ẹ bột nhồi anchovy (một loại cá trống, cá cơm) chỗ đó luôn. Mẹ muốn quệt một chút xíu lên mẩu bánh mì nướng những chiều đông, làm cho tiệc trà trở nên ấm cúng và thoải mái cạnh lò sưởi. Nghe đây nè, Katharine, con có nghe mẹ nói không? Nhớ là cuộn len xám ba lớp để mẹ đan cái khăn choàng mới."


Katharine kiên nhẫn lắng nghe, rồi mỉm cười nhẹ. "Được rồi mẹ. Con sẽ chu toàn mọi chỉ thị của mẹ."


"Chỉ thị, thật vậy à! Giọng nói già nua vô tình cảm thấy bị tổn thương. "Con trách mẹ vì một vài đòi hỏi cần thiết ư! Thật đấy, Katharine, sao con có thể gắt gỏng với bà mẹ già yếu này như với người dưng. Nếu cha con còn sống thì..."


Trước sự viện dẫn quen thuộc, Katharine đành lấy lại tự chủ. Nàng vội vã đáp, "Thôi nào, mẹ. Mẹ biết là con không có ý gì mà."
Ngừng một lát.
"Con không cáu với mẹ chứ?"
"Dĩ nhiên là không có mà mẹ."


"Tốt." Một tiếng thở dài nhẹ nguôi ngoai vang lên trên đường dây. "Như thế là đủ. Con có nghe thấy không? A lô, a lô, cái con bé hỗn xược ở tổng đài lại làm đứt dây nữa bây giờ. Ngủ ngon nhé. Chúa phù hộ con, con yêu. Nhớ là đừng có quên hạnh nhân tẩm đường của mẹ đó."


Katharine gác điện thoại với một cái lắc đầu. Mặc dù mẹ nàng đã dễ dãi nhiều so với trước, nhưng với thành kiến và những yêu cầu của bà, bà có những lạm dụng không ngừng. Bà thích than phiền. Bà thường xuyên làm như vậy không biết mệt mỏi.


Nhưng bây giờ, liếc nhìn đồng hồ, Katharine cương quyết vứt bỏ mọi ưu phiền. Nàng đứng dậy, đi vào buồng tắm, và vặn vòi nước. Mặc dù nàng không muốn đi chơi tối nay, nhưng nàng không thể làm Nancy thất vọng. Nhanh chóng một cách vội vã, nàng cởi đồ ra và bước vào bồn tắm.


Khi nàng đắm mình trong làn nước trong, không hương vị, hồi sức dễ chịu lại dưới dòng nước ấm, nàng nghĩ về cô cháu gái của mình, vẻ ưu tư chợt biến mất, và làn môi cong lên một nụ cười dịu hiền. Nàng hết sức chiều chuộng Nancy, con gái của người chị lớn Grace, người đã lấy Joe Sherwood ngược lại với nguyện vọng của mẹ nàng, sống hạnh phúc với anh ta được mười lăm năm, chợt định mệnh bị lãng quên đã vạch sẵn ra cái ch.ết chung của nàng cùng với chồng trong tai nạn xe gắn máy thảm khốc trên đường Great West. Kể từ ngày tang tóc đó, Katharine dưỡng nuôi Nancy, đứa bé gái gầy và cao lêu nghêu mười bốn tuổi, nuông chiều nó rất mực, nuôi ăn học đầy đủ, sau đó lại cho học trường Nghệ thuật Sân Khấu, lại chiều theo ý thích của cô để lên sàn diễn cách đây mười hai tháng. Với sự tận tâm đó, Katharine lại nhạy cảm với ai bảo nàng chiều cháu quá mức - không có gì là quá đáng cho Nancy, một cô gái xinh nhất và yêu kiều nhất trên thế gian.


Thật là lạ nếu nghĩ rằng cô đã là người lớn, từ Riviera trở về với cái tin đính hôn nhẹ nhàng này. Một cái tin đẹp, một điều hay nhất xảy đến cho cô, ổn định cuộc sống nhanh để hưởng thụ với chồng và con. Đó là điều mong ước của Katharine cho Nancy, với một lý do lạ lùng, nàng ước mong với tất cả tấm chân tình.


Bật dậy, Katharine lau người nhanh với tấm khăn thô nhám làm làn da mịn trắng ửng lên. Vô tư lự nàng nghĩ về thân hình khoẻ mạnh của mình, nếu không có nó nàng đã không chịu đựng nổi những nhọc mệt và vật lộn trong những năm gần đây.


Nàng thay đồ chậm hơn bình thường, lựa một chiếc váy dài nàng mua hồi nọ Ở Paris. Thông thường, ăn vận y phục hiếm được coi là quan trọng với Katharinẹ Nàng tự nhủ thẳng với mình rằng không có lý do hay thời gian nào cho sự loè loẹt và thường thẳng thắn chấp nhận sự tầm thường - một thái độ thường được thừa nhận với nụ cười mỉm cho sự ngoan cố của một phụ nữ thành công và giàu có. Nhưng tối nay, với tâm hồn hưng phấn, nàng thấy phải diện để đẹp lòng Nancy.


Tám giờ rưỡi, ngồi trước tấm gương Vauxhall nhỏ tại bàn trang điểm, nàng sẵn sàng cho cuộc đi chơi, và quyết định như vậy khi nhìn bóng mình trong gương, bỏ mặc những âu lo phiền muộn trong ngày. Một vài nếp nhăn dưới mắt, nhưng nước da đẹp tự nhiên không trang điểm của nàng đầy tươi mát và cân đối. Với làn môi tươi tắn phản chiếu nét răng trắng ngọc, chứng tỏ một khí lực trong sáng và mãnh liệt.


Ngoài sân, mưa đã tạnh, và bờ lề được làn gió rét buốt chùi sạch khô, mời mọc một cuộc dạo mát gồng mình. Vào những đêm như vậy, Katharine thích bước trên đường phố im vắng, thể xác và tâm hồn thả theo gió, đôi má ngứa ran từ đoạn đường lồng lộng. Chỉ lần này thôi, nàng không muốn đôi giày dạ hội và lễ nghi chỉnh tề bị lấm lem mà cố ghìm nén sự cám dỗ. Nàng đón tắc xi tới Adelphi, chỗ cao chót vót trong ngôi nhà Adam cổ góc đường John, là chỗ ở của Nancy.


Toà nhà không có thang máy, những tầng dưới dành cho văn phòng tư vấn pháp luật, và Katharine leo lên những bậc thang mòn cuộn vòng bờ tường tráng vữa stucco (xi-măng), lời hứa tổ chức một dạ tiệc không thể lầm lẫn được bỗng hướng vọng về phía nàng. Thật ra, khi nàng tới nơi, ngang qua vòng tay tiếp đón của cô hầu gái nhanh nhảu của Nancy cùng tên đầy tớ trai vận lễ phục trong những dịp lễ lộc, kia là căn phòng đôi rộng lớn đầy người lẫn khói thuốc và tiếng huyên náo.


Lúc Katharine bước vào, Nancy tiến lại gần, dang tay ra đón chào nàng rồi hôn lên má nàng.
"Ồ, dì Katharine," nàng nói. "Thật là tuyệt khi gặp lại dì. Mấy ngày nay, con muốn gặp dì gần ch.ết luôn."
Katharine mỉm cười. "Thế sao con không chịu tới thăm dì? Con về đây hôm thứ Tư mà."


"Con biết mà, dì yêu. Con muốn lắm chứ, nhưng trời ạ, dì không biết là con bị dồn dập đến cỡ nào với cuộc diễn tập cho vở kịch mới này, rồi quần áo nè, rồi Chris và đủ mọi thứ luôn."
"Dì hiểu mà."


Katharine chằm chằm nhìn Nancy một cách trìu mến, thầm nghĩ nàng thật là quyến rũ tối naỵ Mặc dù nàng chỉ mới hai mươi bốn tuổi, nàng đã ra nẩy nở hoàn toàn, hình dáng thanh tú yêu kiều. Khuôn mặt đáng yêu, có hơi căng thẳng với gò má cao, cặp mắt xanh biếc hơi xéo với đôi lông mày kẻ chì mỏng. Tóc nàng cũng mượt mà, nhuộm màu vàng hợp thời, óng lên những lọn vàng. Miệng của nàng mỏng và đỏ thắm mặc dù Nancy không thoa son. Dáng người thanh mảnh của nàng, lấy cớ là biếng nhác lại chứa đựng một sự xúc cảm mãnh liệt lạ lùng đến sôi nổi.


"À," Katharine đáp với vẻ nghiêm nghị, "dì tưởng là con gắn bó lắm với nghệ thuật."
Nancy cười tọ "Con vẫn còn mà dì. Nhưng nó không ngăn cản con lấy Chris đâu."
"Dì biết," Katharine mỉm cười, rồi liếc quanh. "Chris đâu rồi?"
"Con muốn dì đi tìm chàng, dì yêu!"
"Cái gì!"


"Sẽ vui lắm mà. Dì lúc nào cũng lạc lõng trong đám bạn của con, dì yêu. Con cá với dì là dì chẳng tìm thấy chàng đâu hết."
"Nếu cậu ta là một người lịch thiệp" - môi Katharine cong lên thích thú – "dì nghĩ là cậu ta phải đi tìm dì!"


Tới giờ, lần lượt khách khứa lục tục tới, và Nancy, làm điệu bộ nhăn nhó với Katharine rồi hoà mình vào đám khách. Katharine bước tới dãy bàn đầy thức ăn, lấy lại phong độ bằng cách chọn cho nàng một đĩa bánh mì nướng có quệt bột trứng cá muối (món ăn khai vị, có khi quệt với phó mát). Nàng không dễ bị lôi cuốn vào trung tâm của buổi tiệc, hoàn toàn dễ chịu khi đứng một mình chỉ với ổ bánh mì cặp. Cử chỉ của Katharine có một mối tự tin đáng chú ý được gọt giũa hoàn hảo và tự nhiên hết sức sau những lần giao dịch xã giao – mà chỗ này cũng thế. Ngoài ra, tiệc tùng cũng giải trí nàng, nhận xét của Nancy chính xác: nàng ít quen biết bạn của cháu nàng. Một hay hai người nàng nhận ra: David Almoner, diễn viên trẻ tuổi kịch Shakespear và vợ là Nina George, tay chơi dương cầm; Arnold Rigby, nhiếp ảnh gia thời thượng; John Herries, đạo diễn kịch nói ở B.B.C.; và Tony Ulrich, tác giả cuốn tranh thơ tự hoa. Libido Limericks, mà Katharine thấy thô tục và hết thời, nhưng lại trên đà nổi tiếng. Nhưng phần đông những gương mặt đều xa lạ với nàng. Nàng uống một ly sâm-banh và ăn thêm vài viên trứng cá muối. Thức ăn tự phục vụ ngon tuyệt. Nàng chấp nhận một cách vô ý thức sự thật này đúng cái lúc nàng có thể phải bỏ tiền mua.


Buổi tiệc trở nên nhộn nhịp hơn. David Chesham tới, là tác giả của Moonlight in Arcady, vở kịch Nancy sẽ trình diễn, và vài phút sau Sam Bertram – gọi thân mật là Bertie, nhà sản xuất nổi tiếng bấy giờ. Cả hai được Nancy đón tiếp với sự sung sướng vô ngần. Bertram vẫy tay với Katharine, một cử chỉ thân mật lịch sự ra dấu ông sẽ gặp nàng sau. Nàng tỏ ý nhận biết bằng nụ cười. Nàng quen biết Bertie vài năm nay, hay giúp đỡ ông với phần trang trí sân khấu cho các vở kịch, mến ông rất nhiều với nét xông xáo thân mật của người vùng phía Bắc.


Tiếng huyên náo nhiều hơn. Phía trên kia Ulrich đang đọc một bài thơ của mình, trong khi Nina George hoà nhịp đệm lố bịch với tiếng dương cầm. Katharine bắt đầu cảm thấy mệt bỗng thình lình nàng nghe một âm thanh vang lên bên cạnh, dễ nhận ra vì sự im ắng bị phá tan bởi một giọng nói kiểu Mỹ.


"Dường như chỉ có tiểu thư và tôi là hai người duy nhất tỉnh táo ở đây."


Nàng xoay người, ngạc nhiên. Một chàng trai cao ráo, vẻ hơi tái đứng vô tư với bàn tay đút túi quần, đáp vẻ thắc mắc của nàng với một cái liếc ngang lém lỉnh. Anh chàng khoảng ba mươi lăm, nàng đoán, bí hiểm, có nét mặt thanh tao, đôi chút hấp lực; vành môi trên dài hơi kỳ kỳ điểm một vết sẹo trắng có vẻ ban cho anh chàng một phong cách cố chấp và trầm tĩnh. Thật ra, mối liên hệ sở hữu ngầm nhường lối cho câu nhận xét đầu tiên gây một cảm giác bực bội cho Katharine.


"Tại sao lại gộp cả tôi?" nàng gằn giọng, đôi lông mày nhướng lên nhè nhẹ.
"À," chàng kéo dài giọng, "Chắc không được, tôi nghĩ là tiểu thư không muốn vậy."
"Như vậy chỉ còn lại ông thôi, như là một kẻ đại diện cho toàn thể nhân loại có trí thông minh và sức chịu đựng dẻo dai."


Chàng cười thầm, nụ cười đùa cợt có tính kín đáo và không quấy rầy chỉ thấy được qua vài nếp nhăn nơi khoé mắt. "Tiểu thư nói trúng thật, Cô Lorimer. Tôi đoán tiểu thư có nhiều sáng suốt hơn những gì Nancy nói, mà nàng nói tiểu thư đã có nhiều rồi."


Katharine thật sự ngạc nhiên, miệng nàng há ra. "Ý ông là... "
"Chắc chắn rồi!" Chàng gật đầu và mỉm cười, nụ cười tỉnh khộ "Tôi là Chris Mađen. Xin đừng quá thất vọng. Tôi biết tôi không xứng với Nancy, nhưng tin tôi đi, Cô Lorimer, tôi sẽ không phụ lòng nàng."


Katharine chấp nhận cái bắt tay chắc nịch một cách máy móc, trong khi nàng cố lấy lại sự bình tĩnh.
"Thật là vô lý khi tôi biết rất ít," nàng đáp. "Nhưng tôi có ngờ đâu rằng - rằng Nancy sẽ lấy một người Mỹ."


"Tại sao không," chàng đồng ý với giọng cân xứng hơi tranh luận. "Về phần tôi, tôi chưa bao giờ nghĩ sẽ lấy một cô gái Anh."


Sự công kích càng đi sâu thêm bởi vì nàng thấy như có công, Katharine biến sắc, mặt ửng hồng một cách lạ lùng vội liếc nhanh tới chàng. Nhưng chàng cứ tiếp tục, như thể vô tình trước cảnh lúng túng của nàng.


"Cô biết không, chuyện như thế không bao giờ xảy ra như chúng ta mong muốn. Khi Nancy và tôi gặp gỡ ở Nice - Trời, tôi không thể quên phút giây đó - dưới ánh nắng chói chang – khác với sương mù ở đây, Cô Lorimer - nàng như hớp hồn tôi rồi." Chàng vội ngắn gọn, ôn lại ký ức, rồi thêm: "Dù thế nào đi nữa, tôi nghĩ cái gì tới đã tới, như mọi người hay nói từ khi giai thoại Adam và Eve xảy rạ"


"Nghe cứ như thơ ấy."


Sự giải thích của chàng, thật ra chỉ có thế, kết thúc lửng lơ làm cho câu trả lời của Katharine không hợp cảnh và có hơi đối nghịch. Có lẽ nàng có chút ghen tỵ với Mađen. Nàng chụm môi thật chặt, đảo nhìn khắp người chàng lần nữa, lần thăm dò thứ hai và có phần kỹ lưỡng hơn, chú tâm tới y phục chàng, nổi tiếng không kém Saville Row, và hàng vải lanh được giặt ủi thẳng thớm. Đôi mắt nàng nheo lại. Bản năng bảo vệ Nancy trỗi dậy.


"Ông làm gì ở Nice vậy, ông Mađen?"


"À, tôi đi nghỉ hè, kỳ nghỉ đầu tiên sau một thời gian khá dài. Tôi đã ở Rome và Florence và Vienna; và rồi tự nhiên tôi có hứng muốn tới Pháp lần nữa. Tôi từng ở Pháp thời chiến tranh - chuyện cách đây mười bảy năm. Nghĩ mà lâu thế, nhưng, kỳ lạ, khi tôi tới đó, thời gian có vẻ thu ngắn lại."


"Thật thế ư!" Katharine đáp không nhiệt tình lắm. "Thời gian lúc nào cũng gạt gẫm. Ông có định ở đây dài lâu không, ông Mađen?"


"Còn tùy vào Nancy, Cô Lorimer. Tôi muốn chúng tôi lấy nhau sớm. Nhưng nàng vẫn hơi ràng buộc với kịch nghệ. Nàng chỉ nghĩ tới vở kịch mới. Họ sẽ công diễn ở Manchester sau tuần này, và với các buổi diễn tập, nàng thật bận rộn. Tất cả rồi cũng qua, tôi nghĩ thế. Bất cứ giá nào, tôi sẽ ở quanh nàng ít lâu cho đến khi nàng xong với vở kịch rồi thuyết phục nàng trở về Mỹ với tôi."


"Dường như có vẻ bất thình lình, ông có nghĩ vậy không, ông Mađen?" Katharine trao cho chàng nụ cười lạnh lẽo. "Chúng tôi rất yêu chuộng Nancy ở đây. Riêng tôi rất là gắn bó với nàng... "
"Ồ, tôi biết," chàng cắt ngang. "Nancy có kể tôi nghe, Cô Lorimer. Cô rất là tuyệt diệu với nàng."


"Tuy nhiên ông lại chọn cách khác. Hạnh phúc của Nancy là tất cả đối với tôi. Trong những tình huống này, tự nhiên là tôi muốn biết điều gì đó về người đàn ông mà cháu tôi muốn lấy."


Khuôn mặt chàng thay đổi, không còn vẻ cởi mở hào hứng nữa, dường như tắt hẳn, đóng sập và thay thế bằng sự trưởng thành và nét cứng rắn lầm lì. Chàng đổi cách nhìn ngang tầm với nàng và trả lời:
"Tôi biết cô nói gì."


Có sự ngừng lại. Nàng đảo đôi mắt, ý thức rằng nàng đã làm chàng bị tổn thương bởi sự khiếm nhã của nàng và ngược ngạo thay, vừa đủ làm chính nàng bực mình trong sự kiên nhẫn của mình. Chưa hết, nàng tự nhủ một cách giận dữ rằng tại sao nàng có thể như vậy được? Nàng cáu với Nancy vì đã không cho nàng biết chuyện đầy đủ. Nàng mường tượng một người khác hẳn, một người có thân thế và lai lịch rõ ràng. Người lạ mặt này, chàng người Mỹ cao lêu khêu này thơ thẩn đi vào làm quen với nàng, thức tỉnh ra, nếu không nói là có ác cảm, ít nhất là mối nghi ngờ không đẹp chỉ vì lợi ích cho Nancy mà nàng không chấp thuận. Im lặng với những ý nghĩ xoay chuyển trong đầu, nàng vẫn đứng không vui vẻ bên cạnh chàng khi Nancy tới gần và mỉm cười rạng rỡ với cả hai.


"Con mừng là hai người nói chuyện vui vẻ. Dì thấy anh ấy thế nào hả dì Katharine khi dì đã thấy điều tệ hại nhất? Anh ấy dễ sợ quá phải không dì?"
Mađen liếc xuống Nancy, gương mặt có sinh khí lần nữa, bất thần sống động hẳn ra.


"Anh e rằng dì nghĩ anh khủng khiếp thật. Phiền một nỗi, Nance, anh đâu có ngờ có người lại trẻ và đẹp như Cô Lorimer đây, và dì cũng đâu có ngờ ai lại cố chấp như anh vậy. Anh nói em nghe, bọn anh chẳng có hoà thuận chút nào."


"Dì ấy rất kiêu căng," Nancy đáp. "Nhưng nếu anh hiểu dì đúng đắn, dì lại đâu đến nỗi nào phải không."
Katharine mỉm cười ngượng ngịu, nàng cảm thấy dây thần kinh căng ra một cách vô lý.


Nancy tiếp tục: "Nhưng, thật tình, dì Katharine yêu quý, con muốn dì tìm hiểu Chris đàng hoàng. Dì không nghĩ vậy, nhưng anh ấy rất có tiến bộ khi quen biết lâu. Dì sẽ biết nhiều nữa khi chúng ta xuống Wimbledon vào cuối tuần."
Katharine trả lời với vẻ châm biếm khác thường lệ: "Cũng là một điều để bận tâm."


"Ít ra là dì đã được cảnh cáo rồi," Nancy cười tự tin. "Giờ thì đi với cháu, cả hai người nè, và hãy vui lên chứ."


Nhưng Katharine, mặc dù cố gắng quên đi sự lo sợ bí mật, lại không thấy vui chút nào. Độ một giờ sau, nàng ra về, mang theo trong mình một cảm giác hiếu kỳ tới một điều gì đó không xác thực và cảm thấy mất tinh thần.






Truyện liên quan