Chương 11
Minh Quân nói:
− Đây là câu đối của giaó sư Hà Văn Hội, nghe nói ông ấy là một tài tử đương thời.
− Tài tử thường hấp dẫn giai nhân, có phải vậy? Họ là những người thanh cao, ưu nhã, không như những kẻ thô lậu trong thương trường.
Minh Quân suy nghĩ, đoạn cười, nói:
− Chúng ta là những kẻ chung đường, chẳng biết có nên đồng ý hay phản đối đây?
Nghe lời ấy, Thích Văn bật cười lớn lên, tiếng cười anh rất sảng khóai.
Khi ngồi vào xe, cả hai chuyện trò càng lúc càng hợp nhau.
Tình trạng kẹt xe tại khu Sa Điền rất nghiêm trọng, xe nối dài nhau hàng nhiều giờ liền không đi được.
Minnh Quân chốc chốc lại nhìn đồng hồ, Thích Văn hỏi:
− Cô có hẹn à?
− Vâng. - Minh Quân gật đầu.
− Phải chịu chậm thôi, cô xem, qua được quãng này là đến quãng khác, không sao xoay trở được.
− Thật là tệ - Minh Quân nôn nóng.
Sự vội vả, lo lắng làm cho cuộc chuyện trò vui vẻ lúc nãy biến mất.
− Hay gọi điện cho họ biết, báo là đang kẹt xe.
− Thôi, sẽ đợi được.- Minh Quân trả lời rất tự nhiên.
Khi cô nhìn qua lại phía ngoài để bớt đi lo lắng, dột nhiên cô thấy gương mặt Thích Văn có vẻ căng thẳng, cô rất ngạc nhiên.
Lúc sau, không hiểu tại sao cô lên tiếng giải thích:
− Đang đợi tôi là một đứa bé, nó đâu có biết kẹt xe là gì. Nó chỉ mong tôi về đúng giờ để đưa nó đi dự sinh nhật của bạn nó.
Minh Quân nói xong, thấy vẻ mặt Thích Văn bớt căng thẳng.
− Nếu chúng ta dùng được máy bay trực thăng thì tốt qúa.
− Cảm ơn anh đã quan tâm.
− Đó là trách nhiệm của tôi.
− Trách nhiệm? - Minh Quân bỗng hỏi to lên.
− Cô biết là tôi nói thật đấy chứ?
Minh Quân đâm ra lúng túng, không biết đối đáp thế nào.
Trái lại, Thích Văn rất hào sảng nói:
− Chúng ta là những người đang cùng thuyền, thân là đàn ông, đương nhiên phải gánh lấy một phần trách nhiệm giải quyết mối lo chứ. Cho dù không làm được gì thì cũng phải có thành ý chia sẻ.
Lời nói quả thật rất đáng kể.
Minh Quân muốn vỗ tay khen ngợi.
Nhưng, cô kềm chế sự ngợi khen thái quá của mình, chỉ mỉm cười đồng ý với anh.
− Có người biết mình nóng vội, nó cũng giảm đi áp lực lo lắng.
− Đứa bé là em cô à? - Thic"h Văn hỏi.
− À, không, nó là con tôi.
− Úy! Cô trẻ thế mà có con rồi à? - Thích Văn lại hỏi tiếp - Được mấy tuổi? Nó giống ai? Giống cô hay giống cha?
Không biết tại sao anh ta lại nêu một loạt câu hỏi như vậy? Sau đó, Thích Văn tỏ ra bối rối, anh không nên biểu lộ thái quá như thế.
Minh Quân trả lời từng câu hỏi:
− Tôi sinh Gia Huy lúc còn trẻ. Tôi thấy nó giống tôi nhiều hơn, có thể là vì nó sống với tôi từ bé.
− Cha đứa bé làm gì?
− À! Minh Quân mờ mịt, đáp - Gia Huy là đứa bé không cha, tôi một mình nuôi dưỡng nó.
Hèn gì Thích Văn không hề nghe các đồng sự trong công ty nói về gia đình Minh Quân, chứng tỏ trong xã hội công thương nghiệp, ngoại trừ những sự tình quan hệ lợi ích thiết thân nhất, người ta không chú ý đến gì khác.
Trong xã hội, nhất định là việc ai người ấy lo.
Thích Văn thở dài:
− Xin lỗi, thực ra tôi không nên hỏi; chỉ vì tôi quan tâm đó thôi.
Câu nói đơn giản có đủ sức mạnh, Minh Quân nhớ rõ lời nói ấy.
Chỉ trong một ngày, lần thứ 2, cô khẽ đưa mắt nhìn Thích Văn. Đối phương quả là ông hoàng trong mắt của biết bao thiếu nữ, nhưng liệu có ai đủ điều kiện để sánh với chàng? Một người có học lực, có đạo đức, có gia thế, có sự nghiệp, có dáng vẻ anh tuấn, e là anh ta còn có lòng tốt, xem cách anh đối xử ôn hoà với các đồng nghiệp, xử lý công việc rất khoan dung, nhẫn nhịn, thì có thể biết tất cả. Hạng đàn ông như thế trên đời rât" hiếm.
Thật đáng ngán! Sợ là đàn ông không đươc. một phần mười như Thích Văn. VÀ, một khi họ chen chân vào thương trường thì khác nào là cá mẹ một lứa. Bao năm nay, trong hàng qúy tộc độc thân, hầu như nam được chuộng hơn ữ, huống chi là Tạ Thích Văn.
Một người như thế, Tiểu Đồ nói anh ta không có bạn gái, sáng nào cũng ngồi quán ăn một mình - là thế nào?
Lạ lắm chứ.
Nhưng, đó là chuyện rỗi rãi. Minh Quân giật mình tỉnh ngộ, suy nghĩ của cô đã đi quá xa, nó tách rồi hẳn hiện thực.
Bất luận thế nào, cô cũng không thể để mình tiến gần thêm với ngươì họ Tạ này, cả đến ý nghĩ cũng nên chấm dứt. Ngoại trừ quan hệ trong công việc giữa hai ngôi chủ khách thì không nên phat" triển thêm gì khác.
Xe đến khu chợ, Minh Quân xem đồng hồ thấy trễ nửa tiếng hơn dự định. Thích Văn quyết định đưa cô đến trường.
Nguyên, Minh Quân định đến sớm để đưa con đến nhà một bạn học, dự tiệc sinh nhật. Đứa bạn đó được cha mẹ xin nghỉ một ngày để chuẩn bị đón bạn đến chúc mừng. Gia Huy đà nói mẹ:
− Mẹ, mẹ, ba mẹ của các bạn con đều mang sẵn quà đến trường, đợi tan học thì đưa chúng đến nhà bạn Minh Huấn đó!
Minh Quân đương nhiên là biết ý anh chàng, cô nói ngay:
− Mẹ của Huy cũng vậy đấy.
Gia Huy nhảy chồm lên ôm chặt mẹ, mãi cũng không chịu buông.
Trưa nay gặp phải kẹt xe, Minh Quân lấy làm khó xử, không biết giải thích với con ra sao đây.
Xe dừng lại cổng trường, Minh Quân bước vội ra xe, đi nhanh về phiá trước.
Thấy Gia Huy đang đứng khóc bên cổNg, lòng cô đau xót quá, nước mắt ứa ra.
− Huy Huy, xin lỗi, mẹ từ Tân Giới về đây, bị kẹt xe, không phải mẹ quên đâu.
Gia Huy khóc, nói:
− Các bạn đến nhà Minh Huấn hết rồi!
Thích Văn đứng bên cạnh, đột nhiên anh cúi xuống nắm tay cậu bé, nói:
− Đừng khóc, mẹ cháu sẽ đưa cháu đến ngay nhà Minh Huấn, còn kịp đấy!
− Không đi xe của bác!
− Đến lúc này đừng khách sáo nữa!
Khi hai mẹ con ngồi vào xe Thích Văn, Gia Huy mới ngừng khóc. Nó ngẩng đầu lên, hỏi:
− Mẹ, quà cho bạn đâu?
− Chao ôi! - Minh Quân giật mình kêu lên - Cô chợt nhớ ra, quà để bên xe mình, lúc đổi sang xe Thích Văn lại quên mang theo.
Vừa định giải thích thì Thích Văn nói:
− Huy Huy, mẹ muốn cháu tự chọn, phía trước có cửa hàng đồ chơi, bác đưa cháu vào đấy chọn quà cho bạn, Minh Huấn sẽ thích lắm.
− Minh Huấn nó nhà bạn ấy có hồ nước.
− Tốt lắm! Vậy mua chiếc tàu điện được chứ?
− Hay quá! Trong phim con thấy người ta chơi tàu điện, nhiều người đứng coi lắm.
Gia Huy quên hẳn lúc nãy vừa khóc, nó chuyện trò với Thích Văn như đã quen biết lâu rồi.
Lúc sau, xe dừng trước cửa hàng, Thích Văn cao hứng nói với Minh Quân:
− Giao cho tôi nhé? Tôi là cô trễ giờ phải bồi thường chứ.- Không đợi Minh Quân trả lời, anh đỡ Gia Huy ra khỏi xe, chạy nhanh vào cửa hàng.
Chỉ mất một luc", Gia Huy trở ra với gói quà chừng như lớn hơn cậu bé.
− Sao thế?Con ôm một hộp, bác Tạ lại ôm một hộp?
Gia Huy lúi húi chui vào xe vừa giữ chặt lấy hộp quà, lúc ngồi yên, nó nhìn mẹ giải thích:
− Hộp này của con. Bác Tạ cầm hộp quà cho bạn Minh Huấn.
Trong phút chốc, Minh Quân chẳng biết nói gì.
Thích Văn rất vui vẻ, anh cười nói:
− Đứa bé rât" dễ thương, nó chẳngh chút khó chịu. Nghe nói lúc bé tôi giống vậy.
Bầu không khí trong xe thật vui vẻ, hồ hởi.
Minh Quân nghĩ, nếu Thích Văn là Tư Trình thì hay biết chừng nào?
Đương nhiên, đấy chỉ là tưởng tượng.
Bạn cuả Gia Huy ngụ trên đỉnh đồi, không dễ gì tìm đường lên.
Minh Quân nói:
− Anh quen đường nhỉ?
− Nhà tôi ở gần Thi Gia. Tôi biết vợ chồng Thi Tường Sinh có đứa con học chung với Gia Huy. Vợ của Thi Tường Sinh là Tịch Mộ Liên có quen biết Thích Nguyên, em gái tôi.
Nghe nhắc đến vợ Tư Trình, Minh Quân liền nín lặng.
Xe dừng bên ngoài cửa Thi Gia. Người bảo vệ nhìn thấy bảng hiệu xe, biết của Tạ Gia, liền mở cổng để xe chạy vào bên trong sân.
Gia Huy mau chóng ra khỏi xe, nói với mẹ:
− Mẹ chờ con đấy nhé!
Chẳng đợi Minh Quân dặn dò, nó chạy a vào bên trong.
Xe quày đầu lại, Minh Quân định từ biệt Thích Văn thì anh ta nói:
− Nhà tôi gần đây, mời cô đến uống nước trái cây, sau đó trở lại đón Gia Huy.
− Làm phiền anh quá.
− Vậy, cô ở đây làm gì?
Minh Quân chưa kịp đáp, xe đã chạy ra khỏi cổng.
Xe chạy qua đoạn đường sỏi trắng ngà thì đến một toà nhà sắc trắng, kiến trúc theo Âu Châu, cả hai cùng xuống xe.
Cửa cổng mở ra, người giúp việc cung kính cúi chào:
− Chào cậu chủ.
− Ông bà cụ đâu?
− Ông chủ tối nay không về dùng cơm, bà chủ đã ngủ trưa. Cô chủ chưa về.
− Làm cho tôi hai ly cam tươi, đem ra vườn.
Một màu xanh cây lá trải dài đến ngút mắt, tiếng chim ríu rít vang đây đó trong khu vườn.
Cảnh trí yên tĩnh, vắng vẻ, cũng dễ khiến tâm hồn con người cảm thấy nhẹ nhàng, thanh thót.
Người có tiền ở đâu cũng là thiên đàng.
Nhìn cảnh trí trước mắt, Minh Quân chợt nhớ tới Tư Trình.
Cô hốt hoảng hỏi:
− Em gái anh cũng ở đây à? Ý tôi nói là vợ chồng ông Tả đấy?
Cũng may Thích Văn không để ý, anh chậm rãi đáp:
− Không, họ ở nơi khác, nơi khúc quanh phía trước, có con đường nhỏ đến đó.
Minh Quân thở phào nhẹ nhõm.
− Xin cô đừng trách chúng tôi thất lễ, về hành vi của em gái tôi, tôi mong sẽ có cơ hội chuộc lại!
− Để làm gì chứ?
− Sau sự việc của Thích Nguyên, Tư Trình phải có giải quyết, cô biết rồi chứ? Minh Quân, khi tôi thấy cô đứng trước Tư Trình, cứ theo lý mà tranh cãi, bênh vực thuộc hạ của mình, không chỉ tôi kính phục, mà còn cảm thấy thẹn.
− Anh nói quá.
− Không nói quá đâu. Kẻ giàu có thất đức, không tồn tại lâu dài - tôi rất tin đạo lý đó. Tôi ph?i nói là, có khi, Thích Nguyên hành động thái quá.
− Chuyện đã qua rồi còn để ý làm gì.
− Nhất định là vậy.
Minh Quân mỉm cười, cô chợt nhớ ra.
− Tôi thiếu anh bao nhiêu tiền?
− Cái gì?
− Lúc nãy anh mua đồ chơi cho Gia Huy, tôi biết không ít tiền.
− Cô định trả lại tiền à?
− Vâng.
− Vậy thì khỏi. Tôi chưa hỏi ý cô mà đã mua, cái đó tôi chịu.
Đang chuyện trò, phía sau họ có người goị:
− Thích Văn!
Quay lại nhìn thì thấy một người đàn bà ngoài năm nươi,mặc áo dài luạ, khuôn mặt vuông, vẻ nghiêm túc, hiền hậu, nhất là đôi mắt tinh anh sau cặp kính gọng vàng, khiến cho người nhìn thấy có phần kiêng kỵ và kính sợ.
− Tại sao về mà không đến phòng mẹ nghe dặn dò.
− Mẹ, con vừa đến đây với một đồng nghiệp. Để con giới thiệu, cô Tái Minh Quân, quản lý việc kinh doanh cửa hàng bách hóa của Kiến Hoàng, rất có năng lực, hiếm được người như vậy. Còn đây là thân mẫu tôi.
Minh Quân mỉm cười gật đầu:
− Chào bác Tạ!
Bà Thư Thâm khẽ gật đầu, đoạn nhìn lướt qua Minh Quân dò xet", bà quay lại nhìn con trai:
− Hôm nay nhà có khách sao con về trễ vậy? Cha con không về ăn tối, tất cả phải do con làm chủ đấy.
− Mẹ, còn sớm mà, mời khách đến 7 giờ rưởi mà!
− Không sớm đâu, mẹ còn có chuyện muốn nói với con. Tối nay có mấy nhân vât. quan trọng lắm đấy.
− Mẹ đừng lo lắng quá.
− Con cứ xem thường thế đấy!
− Được được, tí nữa con sẽ đến nghe mẹ chỉ dạy.
− Con" đợi tí nữa sao?
− Để con đưa cô Tái về nhà.
Minh Quân liền nói:
− Không, đừng đê^? trở ngại công việc cuả anh, tôi gọi taxi về được rồi.
Bà Tạ nói xen vào:
− Thôi khỏi, nhà có tài xế, để tôi bảo anh ta đưa cô về.
Nói xong bà quay lại dặn người giúp việc đứng bên cạnh:
− Bảo a Thanh chuẩn bị xe.
Thích VĂn đành đưa Minh Quân ra khỏi cổng, anh nhỏ nhẹ nói:
− Ngày mai gặp lại!
Anh dặn dò tài xế đưa Minh Quân đến Thi gia đón Gia Huy, đoạn đứng nhìn xe chạy dài theo con đường sỏi đá.
Minh Quân ngồi trong xe với muôn ngàn ý nghĩ.
Hèn chi mà thiên hạ hay nói ; vào cửa nhà quyê"n quý sâu như biển, ở trước mắt kẻ giàu có sang cả thì hành động gì cũng khó khăn, khó chịu.
Minh Quân không phải nghĩ đến mình, cô nghĩ đến Tư Trình