Chương 27: PHẦN 7: Giáo sư Cừu ăn hết, kể hết

Theo lời người con trai – chủ khách sạn Cá Heo, cuộc đời Giáo sư Cừu không hề hạnh phúc.
"Cha tôi sinh năm 1905 tại Sendai, con trai cả của một gia đình địa chủ," người con trai giải thích. "Tôi sẽ nói theo lịch Tây, nếu anh chị không phiền."
"Xin ông cứ tự nhiên."


"Họ không thật giàu có, nhưng họ sống trên đất của chính mình. Một dòng họ lâu đời, trước kia được chủ nhân lâu đài địa phương ban ột thái ấp. Thậm chí họ còn sản sinh ra một nhà nông học đáng kính về cuối thời kỳ Giang Hộ.


"Giáo sư Cừu ngay từ sớm đã xuất sắc về mặt học vấn, một thần đồng mà ai ở Sendai cũng biết. Và không chỉ chuyện học hành. Ông vượt tất cả ở tài chơi vĩ cầm và khi học cấp hai ông thậm chí còn biểu diễn một bản xô nát của Beethoven cho Nhật hoàng khi Người đến thăm vùng đó. Vì thế ông được thưởng một chiếc đồng hồ vàng.


"Gia đình cố hướng cho ông theo ngành luật, nhưng Giáo sư Cừu thẳng thừng từ chối. "Con không quan tâm đến luật," Giáo sư Cừu trẻ tuổi nói.
" "Vậy hãy đi theo đường âm nhạc" cha ông nói. "Gia đình nên có ít nhất một nhạc sĩ."
" "Con cũng không quan tâm đến âm nhạc." Giáo sư Cừu đáp lại.


Một khoảng yên lặng.
" "Vậy thì," cha ông nói lớn, "mày muốn đi theo hướng nào?" "
" "Con quan tâm đến nông nghiệp. Con muốn học về quản trị nông nghiệp."


" "Tốt thôi," cha ông nói một giây sau. Còn biết nói gì hơn? Giáo sư Cừu cẩn trọng và trung thực, loại thanh niên đã nói là làm. Cha ông không xen vào được lời nào.


available on google playdownload on app store


"Năm sau, đúng như mong muốn của mình, Giáo sư Cừu trúng tuyển vào Khoa Nông nghiệp Đại học Hoàng gia Tokyo. Niềm yêu thích học hành từ hồi nhỏ của ông không có dấu hiệu suy suyển ngay cả ở đó. Mọi người, gồm cả các giáo sư của ông, đều dõi theo ông. Về mặt học tập, ông luôn luôn vượt trội như mọi khi, và ông rất được lòng mọi người. Nói tóm lại, ông là một trong số ít những người được Chúa lựa chọn. Không bị sự phóng đãng làm cho hư hỏng, ông đọc sách bất cứ lúc nào rảnh. Nếu mệt vì đọc sách, ông chơi vĩ cầm ở sân trong của trường, chiếc đồng hồ vàng luôn ở trong túi bộ đồng phục sinh viên.


"Ông đỗ đầu lớp và vào làm tại Bộ Nông Lâm vì là một trong những người ưu tú nhất. Luận văn tốt nghiệp của ông nói một cách đơn giản, là kế hoạch thống nhất nông nghiệp hóa trên diện rộng cho Nhật Bản, Triều Tiên và Đài Loan, vốn bị một số người chê là hơi bị lý tưởng hóa quá. Tuy nhiên, nó trở thành đề tài bàn tán thời đó.


"Sau hai năm trong Bộ, Giáo sư Cừu đến bán đảo Triều Tiên để tiến hành nghiên cứu trồng lúa. Bản báo cáo của ông, xuất bản với cái tên Nghiên cứu về trồng lúa tại bán đảo Triều Tiên, được chính phủ thông qua.


"Vào năm 1934, Giáo sư Cừu được triệu tập về Tokyo và được giới thiệu với một viên sĩ quan quân đội trẻ. Để phục vụ cho chiến dịch Bắc Trung Hoa sắp tới, Giáo sư Cừu được yêu cầu thành lập một chương trình tự cung tự cấp dựa trên cừu. Đây là cuộc gặp gỡ đầu tiên của Giáo sư Cừu với cừu. Giáo sư Cừu tập trung phát triển một cơ cấu tổ chức chung cho để tăng năng suất cừu tại Nhật Bản, Mãn Châu và Mông Cổ. Mùa xuân sau đó, ông bắt đầu một chuyến quan sát thực địa.


"Mùa xuân năm 1935 trôi qua không biến động. Sự việc xảy ra vào tháng Bảy. Đang cưỡi ngựa, không ai đi cùng, trên chuyến quan sát địa hình, Giáo sư Cừu biến mất. Ở đâu thì không ai biết.


"Ba ngày, bốn ngày trôi qua. Vẫn không thấy Giáo sư Cừu. Đội quân tìm kiếm của quân đội tuyệt vọng lùng sục địa hình, nhưng không ai tìm thấy ông đâu. Có lẽ ông bị sói tấn công hoặc bị người bộ lạc bắt cóc. Rồi vào lúc chạng vạng một tuần sau đó, khi không ai còn hy vọng gì, một Giáo sư Cừu đầu tóc quần áo vô cùng xộc xệch đi lang thang trong trang trại. Mặt ông hốc hác, vài chỗ bị xước, nhưng mắt ông vẫn còn sáng. Ngựa của ông không còn, đồng hồ của ông cũng không còn. Lời giải thích của ông, mà dường như ai cũng sẵn lòng chấp nhận, là ông bị lạc đường và ngựa của ông ngã bị thương.


"Chưa đầy một tháng sau, một tin đồn kỳ dị lan ra khắp các cơ quan chính phủ. Lời đồn là ông đã có một mối quan hệ đặc biệt với cừu. Cái quan hệ đặc biệt này là gì thì không ai biết. Và thế là cấp trên triệu tập ông đến văn phòng và tiến hành một cuộc thẩm vấn để làm rõ sự việc. Các tin đồn không được tha thứ trong xã hội thuộc địa.


" "Cậu có đúng là đã có quan hệ đặc biệt với cừu không?" Cấp trên ông căn vặn.
" "Tôi có ạ," Giáo sư Cừu trả lời.
"Cuộc thẩm vấn diễn ra như thế này:
Hỏi: Khi nói quan hệ đặc biệt, cậu muốn nói là cậu đã có quan hệ ȶìиɦ ɖu͙ƈ với cừu phải không?
Trả lời: Dạ không, không phải vậy.


Hỏi: Hãy giải thích.
Trả lời: Đó là một quan hệ tinh thần.
Hỏi: Đó không phải lời giải thích.
Trả lời: Thưa ngài, thật khó tìm được từ thích hợp, nhưng có lẽ mối liên hệ tâm linh là gần nghĩa nhất.
Hỏi: Cậu nói với tôi là cậu có mối liên hệ tâm linh với cừu ư?


Trả lời: Đúng vậy ạ.
Hỏi: Cậu nói với tôi là trong suốt tuần cậu biến mất cậu có mối liên hệ tâm linh với cừu ư?
Trả lời: Đúng vậy ạ.
Hỏi: Cậu có nghĩ rằng chừng đó là đủ lý do để sa thải cậu khỏi cơ quan không?
Trả lời: Thưa ngài, phòng tôi nghiên cứu cừu.


Hỏi: Mối liên hệ tâm linh với cừu không phải một chương trình nghiên cứu được công nhận. Vì lẽ đó, tôi yêu cầu cậu sửa đổi lại cung cách của mình. Hãy xem xét việc cậu đỗ bằng danh dự Khoa Nông nghiệp Đại học Hoàng gia Tokyo, hồ sơ làm việc xuất chúng khi cậu vào Bộ. Cậu được kỳ vọng sẽ thành người định ra chuẩn mực cho ngành quản lý nông nghiệp của Đông Á trong tương lai.


Trả lời: Tôi hiểu ạ.
Hỏi: Vậy thì hãy quên cái mối liên hệ tâm linh vô nghĩa này đi. Cừu là vật nuôi. Đơn thuần là vật nuôi.
Trả lời: Tôi không thể quên được ạ.
Hỏi: Cậu sẽ phải giải thích lại hoàn cảnh đó.
Trả lời: Thưa ngài, lý do là có một con cừu trong tôi.


Hỏi: Đó không phải lời giải thích.
Trả lời: Giải thích thêm là không thể.


"Tháng Hai năm 1936. Giáo sư Cừu được triệu về Nhật Bản. Sau khi trải qua hàng loạt cuộc thẩm vấn tương tự, vào mùa xuân ông bị chuyển sang Bộ Lưu trữ Tham khảo, ở đó ông kê thành mục lục các tài liệu tham khảo và sắp xếp giá sách. Nói cách khác, ông đã bị thanh trừng khỏi hàng ngũ ưu tú cốt lõi của ngành quản lý nông nghiệp Đông Á.


" "Con cừu đã không còn trú trong tôi nữa," Giáo sư Cừu nói với một người bạn thân hồi ấy. "Nhưng nó từng trú trong tôi."


"Năm 1937. Giáo sư Cừu ra khỏi Bộ Nông Lâm và dùng một khoản vay của Bộ theo chương trình Mô hình Cừu Nhật Bản-Mãn Châu do ông từng quản lý, chuyển đến Hokkaido và trở thành người chăn cừu. 56 đầu cừu.
"Năm 1939. Giáo sư Cừu lấy vợ. 128 đầu cừu.


"Năm 1942. Con trai cả ra đời (người hiện là chủ kiêm điều hành khách sạn Cá Heo). 181 đầu cừu.
"Năm 1946. Lực lượng chiếm đóng Mỹ sung công trang trại nuôi cừu của Giáo sư Cừu làm trại huấn luyện. 62 đầu cừu.
"Năm 1947. Giáo sư Cừu vào làm tại Hiệp hội Cừu Hokkaido.
"Năm 1949. Vợ ch.ết vì viêm phổi.


"Năm 1950. Giáo sư Cừu nhận chức giám đốc Hiệp hội Cừu Hokkaido.
"Năm 1960. Con trai cả mất ngón tay tại cảng Otaru.
"Năm 1967. Tòa nhà Cừu Hokkaido đóng cửa.
"Năm 1968. Khách sạn Cá Heo khai trương.
"Năm 1978. Một người buôn nhà đất trẻ tuổi hỏi thăm về bức ảnh cừu.
Nói cách khác, là tôi.


"Thật tuyệt chưa," tôi nói.
"Tất nhiên rồi, tôi rất muốn được gặp cha ông," tôi nói.
"Tôi không phản đối anh gặp ông cụ tôi, nhưng vì ông cụ tôi không thích tôi, anh thứ lỗi cho tôi nếu tôi đề nghị anh đi một mình," con trai Giáo sư Cừu nói.
"Không thích ông ư?"


"Vì tôi mất hai ngón tay và đang trên đà hói."
"Tôi hiểu," tôi nói. "Một người lập dị, cha ông ấy."


"Con cái mà nói thế này thì thật không phải, nhưng đúng vậy, đúng là một người lập dị. Một người thay đổi hoàn toàn từ khi ông gặp cừu. Cực kỳ khó khăn, thậm chí đôi khi tàn ác. Tận sâu thẳm trái tim ông là người tử tế. Nếu anh nghe ông chơi vĩ cầm, anh sẽ thấy điều đó. Cừu đã làm tổn thương cha tôi, và qua cha tôi, cừu đã làm tổn thương tôi."


"Ông yêu cha mình, đúng không?" bạn gái tôi nói.


"Vâng, đúng thế. Tôi yêu ông lắm," người chủ khách sạn Cá Heo nói, "nhưng ông không thích tôi. Ông chưa bao giờ ôm tôi từ ngày tôi ra đời. Chưa bao giờ có một lời tử tế với tôi. Và vì tôi mất hai ngón tay và bắt đầu hói, ông không làm gì ngoài việc chế nhạo tôi."


"Tôi chắc chắn cha ông không có ý chế nhạo ông," cô nói.
"Tôi cũng không tin là ông ấy có ý đó," tôi nói.
"Anh chị thật tử tế quá," người chủ khách sạn nói.
"Vậy, chúng tôi nên đi gặp trực tiếp ông ấy chứ?" tôi hỏi.


"Tôi không biết," người chủ khách sạn nói. "Mặc dù tôi chắc chắn ông ấy sẽ gặp anh chị nếu anh chị nhớ hai điều. Một là nói rõ rằng anh chị muốn hỏi về cừu."
"Còn điều kia?"
"Đừng nói tôi kể cho anh chị về ông ấy."
"Được thôi," tôi đáp.


Chúng tôi cảm ơn con trai Giáo sư Cừu và tiến thẳng lên cầu thang. Không khí nơi đầu cầu thang lạnh và ẩm. Ánh sáng mờ mờ, hầu như không để lộ đám bụi trong góc hành lang. Cả chốn đó bốc lên mùi không lẫn vào đâu được của giấy tờ cũ và mùi hôi cơ thể lâu ngày. Chúng tôi bước dọc hành lang, theo chỉ dẫn của người con trai và gõ lên cánh cửa cổ lỗ cuối hành lang. Một tấm biển nhựa cũ gắn vào cửa viết VĂN PHÒNG GIÁM ĐỐC. Không tiếng trả lời. Tôi gõ lần nữa. Lại không tiếng trả lời. Đến tiếng gõ thứ ba, có một tiếng rên, rồi là một lời đáp – "Đừng làm phiền tao. Đi đi."


"Chúng tôi đến hỏi ông mấy điều về cừu, nếu có thể."
"Ăn cứt ấy!" Giáo sư Cừu la lên từ bên trong. Một giọng nói cực kỳ mạnh khỏe so với một ông già bảy mươi ba tuổi.
"Chúng tôi thật sự phải nói chuyện với ông," tôi hét qua cửa.


"Đừng có cho tao nghe cái đống cứt mày-muố́n-nói-chuyện-về-cừu ấy," Giáo sư Cừu nói.
"Nhưng đó là việc có lẽ cần được thảo luận," tôi nói ngọt. "Đó là về một con cừu mất tích vào năm 1936."
Yên lặng một lát, rồi cánh cửa mở tung. Đứng trước chúng tôi là Giáo sư Cừu.


Giáo sư Cừu tóc dài, trắng như tuyết. Lông mày ông cũng trắng, buông xuống qua mắt như những cột băng. Ông cao khoảng một mét bảy tám. Thần thái bình tĩnh. Xương cốt cứng cáp. Mũi ông thò ra từ mặt tại một góc độ thách thức, trông giống như vật chướng ngại trượt tuyết.


Mùi cơ thể của ông lan khắp căn phòng. Không, tôi do dự không biết có nên gọi đó là mùi cơ thể. Khi đã qua một điểm nhất định, nó không còn là mùi cơ thể mà quyện với thời gian, hòa với ánh sáng. Những gì có lẽ từng là một khoảng không gian rộng lớn giờ lèn chặt đầy sách và giấy tờ cũ đến độ khó mà trông thấy sàn nhà. Hầu hết các ấn bản đều là những quyển sách uyên thâm bằng tiếng nước ngoài. Không ngoại lệ, tất cả đều bị hoen ố. Bên phải, dựa vào tường là một cái giường bẩn thỉu, và trước cửa sổ là một chiếc bàn bằng gỗ gụ to tướng cùng một chiếc ghế xoay. Mặt bàn khá ngăn nắp, giấy tờ xếp gọn gàng và được chặn bởi một cái chặn giấy hình con cừu. Căn phòng tối tăm, ánh sáng duy nhất là từ chiếc đèn sáu mươi oát phủ đầy bụi. Giáo sư Cừu mặc sơ mi xám, áo khoác len đen và quần hoa văn dích dắc đã mất hết dáng. Dưới ánh đèn trong phòng, chiếc sơ mi xám và áo len đen có thể bị nhầm tưởng là áo trắng và áo len xám. Có lẽ đó chính là màu nguyên thủy, khó nói được.


Giáo sư Cừu ngồi bên bàn, chỉ tay cho chúng tôi ngồi xuống trên giường. Chúng tôi tiến về đó, xoạc chân qua sách vở như thể vượt qua bãi mìn rồi ngồi xuống. Giường rõ ràng là đầy cáu ghét đến mức tôi sợ chiếc quần Levi"s của tôi sẽ dính chặt vào khăn trải giường mất. Giáo sư Cừu gập ngón tay trên mặt bàn mà nhìn chằm chằm vào chúng tôi. Ngón tay ông chắc mập với lông đen ở khắp đốt ngón. Màu đen hoàn toàn tương phản với màu trắng rực rỡ của mái đầu.


Bỗng nhiên, Giáo sư Cừu nhấc điện thoại và hét vào trong ống nghe, "Mang bữa tối lên đây, nhanh lên!"
"Xem nào," Giáo sư Cừu nói. "Cậu nói cậu đến để bàn luận về con cừu mất tích vào năm 1936."
"Đúng thế ạ," tôi nói.


"Hừm," ông nói. Rồi đột ngột, ông hỉ mũi rõ to vào một nùi giấy. "Cậu muốn kể điều gì không? Hay cậu muốn hỏi điều gì?"
"Cả hai ạ."
"Trước hết, hãy cho tôi nghe điều cậu muốn kể."
"Chúng tôi biết con cừu thoát khỏi ông năm 1936 đã trở thành gì."


Giáo sư Cừu khịt khịt mũi. "Cậu nói với tôi là cậu biết tôi vứt bỏ mọi thứ tôi đã có vì một con cừu mà tôi đang cố kiếm trong bốn mươi hai năm?"
"Chúng tôi có biết điều đó," tôi nói.
"Cậu có thể bịa ra chuyện này."


Tôi lôi chiếc bật lửa bạc từ trong túi ra đặt lên bàn ông cùng bức ảnh cừu của Chuột. Ông thò một tay đầy lông ra, nhặt chiếc bật lửa và bức ảnh, rồi xem xét chúng cẩn thận dưới ánh đèn. Các phân tử yên lặng trôi trong phòng một lúc lâu. Cửa sổ kính trượt ngăn tiếng ồn của thành phố; chỉ có tiế́ng phù phù của chiếc đèn cũ kỹ chốc chốc lại ngắt quãng sự yên lặng.


Ông già, sau khi đã xem xét chiếc bật lửa và bức ảnh, tắt đèn đánh tách một cái và lấy những ngón tay chuối mắn dụi dụi mắt. Như thể ông đang cố nhét cầu mắt vào trong hộp sọ. Khi ông bỏ tay ra, mắt ông đỏ quạch, như mắt thỏ.


"Tha lỗi cho tôi," Giáo sư Cừu nói. "Tôi đã bị vây quanh bởi bọn ngốc lâu quá, tôi trở nên mất lòng tin vào mọi người."
"Không sao cả ạ," tôi nói.
Bạn gái tôi mỉm cười lễ phép.


"Cậu có hình dung nổi cảm giác khi chỉ còn lại một tư tưởng duy nhất sau khi hiện thân của nó đã bị kéo tận gốc ra từ dưới ta?" Giáo sư Cừu hỏi.
"Dạ không, tôi không thể."


"Đó là địa ngục. Một mê cung địa ngục dưới đất thậm chí một tia sáng hay một giọt nước cũng không khiến cái địa ngục ấy bớt kinh khủng. Đó là cuộc sống của tôi bốn mươi hai năm qua."
"Vì con cừu này ư?"


"Đúng, đúng, đúng. Tất cả vì con cừu này. Con cừu đã bỏ tôi mắc kẹt giữa mọi thứ. Vào mùa xuân năm 1936."
"Và để đi tìm con cừu này mà ông đã rời Bộ Nông Lâm, tôi nói đúng không?"


"Những thằng cha chỉ biết có giấy tờ đó toàn là lũ điên. Bọn chúng không biết tí gì về giá trị thật sự của mọi thứ. Có lẽ chúng sẽ không bao giờ hiểu được ý nghĩa vĩ đại của con cừu ấy."
Rồi có một tiếng gõ cửa, theo sau là một giọng phụ nữ. "Tôi mang thức ăn lên cho ngài đây."


"Cứ để đấy," Giáo sư Cừu nói.
Tiếng chiếc khay ăn được để trên sàn theo sau bởi tiếng vọng bước chân rời xa dần.
Bạn gái tôi mở cửa và bưng khay thức ăn đến bàn Giáo sư Cừu. Trên khay là xúp, xa lát, bánh mì cuộn và thịt băm cho Giáo sư Cừu, cộng thêm hai cà phê cho chúng tôi.


"Cô cậu ăn rồi à? Giáo sư Cừu hỏi."
"Dạ rồi, cám ơn ông," tôi nói.
"Cô cậu ăn gì?"
"Cừu xốt vang," tôi nói.
"Tôm nướng," cô nói.
Giáo sư Cừu cằn nhằn. Rồi ông ăn xúp và nhai rau ráu bánh mì nướng. "Xin lỗi tôi ăn khi cô cậu nói chuyện. Tôi đang đói."


"Tất nhiên rồi ạ," chúng tôi nói.
Giáo sư Cừu ăn xúp và chúng tôi uống cà phê. Trong khi ăn Giáo sư gục đầu nhìn chăm chăm vào trong bát.
"Ông có biết nơi trong bức ảnh là ở đâu không?" tôi hỏi.
"Thực ra là có. Tôi biết nơi đó rõ lắm."
"Ông sẽ nói cho tụi tôi biết chứ?"


"Đợi đã," Giáo sư Cừu nói, đặt sang bên chiếc bát giờ đã rỗng không. "Mỗi lúc nói một thứ thôi. Hãy bắt đầu bằng các sự kiện năm 1936. Tôi sẽ nói trước, rồi đến cậu." Tôi gật đầu.


Giáo sư Cừu bắt đầu. "Đó là vào mùa hè năm 1935 khi con cừu nhập vào tôi. Tôi bị lạc đường trong một chuyến điều tr.a các cánh đồng cho gia súc ăn cỏ gần biên giới Mãn Châu – Mông Cổ, rồi tôi bất chợt thấy một cái hang. Tôi quyết định qua đêm ở đó. Đêm ấy tôi mơ thấy một con cừu hỏi tôi, liệu nó có thể vào trong người tôi không? Tại sao không? tôi nói. Lúc ấy, tôi không nghĩ nhiều về chuyện đó. Rốt cuộc, nó là một giấc mơ thôi mà." Ông già cười như nắc nẻ khi chuyển qua món xa lát.


"Ấy là một giống cừu tôi chưa từng thấy trước đó. Do công việc nên tôi đã quen với mọi giống cừu trên thế giới, nhưng con này độc đáo lắm. Sừng nó cong một góc kỳ lạ, chân nó mập lùn và bè bè, mắt nó trong như nước mùa xuân. Lông nó trắng tinh, trừ một ngôi sao hơi nâu trên lưng. Không hề có con cừu nào như vậy trên thế gian này. Đó là lý do tôi nói với con cừu nó có thể nhập vào người tôi. Là một chuyên gia về cừu, tôi không định để một con vật hiếm như thế đi mất."


"Vậy ông cảm thấy thế nào khi có con cừu trong cơ thể mình?"
"Không có gì đặc biệt, thật đấy. Chỉ cảm thấy như có con cừu này trong tôi. Tôi cảm thấy nó vào buổi sáng. Tôi thức dậy là đã có con cừu này trong tôi. Một cảm giác hoàn toàn tự nhiên."
"Ông có bị nhức đầu gì không?"


"Không một lần từ cha sinh mẹ đẻ đến giờ."


Giáo sư Cừu tấn công sang món thịt băm, chấm đẫy vào nước xốt trước khi hăng hái tọng vào miệng. "Ở những vùng thuộc lãnh thổ Bắc Trung Hoa và Mông Cổ, chuyện cừu nhập vào cơ thể người không phải chuyện hiếm. Dân bản địa tin rằng cừu nhập vào cơ thể là phúc lành được các đấng thần linh ban phát. Chẳng hạn, một cuốn sách xuất bản vào triều đại nhà Nguyên có viết rằng một con cừu trắng mang hình ngôi sao nhập vào cơ thể Thành Cát Tư Hãn. Thật thú vị, cậu có thấy thế không?"


"Khá thú vị ạ."


"Con cừu nhập vào cơ thể ấy được cho là bất tử. Và người chứa con cừu cũng được cho là bất tử. Tuy thế, nếu con cừu thoát ra, sự bất tử cũng biến mất. Tất cả là tùy vào con cừu. Nếu con cừu thích người chủ, nó sẽ ở hàng thập kỷ. Nếu không – vèo! – nó đi mất. Những người bị cừu bỏ được gọi là những người không cừu. Nói cách khác, những người như tôi."


Chóp chép, chóp chép.


"Kể từ khi con cừu ấy nhập vào cơ thể tôi, tôi bắt đầu đọc những nghiên cứu dân tộc học và văn hóa dân gian liên quan tới cừu. Tôi đi quanh phỏng vấn dân địa phương và kiểm tr.a các bản viết cổ. Chẳng bao lâu lời đồn lan ra là tôi bị cừu nhập, và những lời đồn đó đến tai ông sĩ quan chỉ huy của tôi. Ông sĩ quan chỉ huy không nương nhẹ chuyện đó. Tôi bị gắn mác không đủ khả năng về mặt tinh thần và nhanh chóng bị chuyển về Nhật. Một "trường hợp thuộc địa" điển hình."


Sau khi ăn hết ba viên thịt băm, Giáo sư Cừu chuyển sang món bánh mì cuộn.


"Sai lầm cơ bản của nước Nhật hiện đại là chúng ta không học hỏi được tí gì từ mối quan hệ với các dân tộc châu Á khác. Điều đó cũng đúng khi nói đến cách đối xử của chúng ta với cừu. Việc chăn nuôi cừu ở Nhật Bản thất bại chính vì chúng ta coi cừu đơn thuần là nguồn lấy len và lấy thịt. Cấp độ cuộc sống thường nhật biến mất khỏi suy nghĩ của chúng ta. Chúng ta giảm đến mức tối thiểu yếu tố thời gian để tăng tối đa kết quả. Với tất cả mọi thứ chúng ta đều như vậy. Nói tóm lại, chúng ta không khôn ngoan chút nào. Chúng ta đã thua trận không phải là không có lý do."


"Tôi suy ra là, con cừu đó đã theo ông về Nhật," tôi nói, quay trở lại đề tài.
"Đúng thế," Giáo sư Cừu nói. "Tôi trở về bằng tàu từ Pusan. Con cừu đi cùng với tôi."
"Vậy ông cho là mục đích của con cừu là gì?"


"Tôi không biết," Giáo sư Cừu làu bàu. "Con cừu không nói tôi biết. Nhưng đúng là con vật có một mục đích chủ yếu. Điều đó thì tôi biết. Một kế hoạch vĩ đại nhằm thay đổi nhân tính và thế giới loài người."
"Một con cừu có kế hoạch làm tất cả những việc đó ư?"


Giáo sư Cừu gật đầu trong khi tọng nốt mẩu bánh mì vào trong miệng và phủi phủi vụn bánh mì khỏi tay. "Không việc gì phải quá hốt hoảng. Hãy xem Thành Cát Tư Hãn đó."
"Ông nói đúng," tôi nói. "Nhưng tại sao lại là bây giờ? Tại sao lại là nước Nhật?"


"Tôi đoán là tôi đã đánh thức con cừu. Nó lẽ ra đã có thể tiếp tục ngủ vùi trong cái hang ấy hàng trăm năm. Và tôi thật ngu ngốc lại đi đánh thức nó dậy."
"Không phải lỗi của ông," tôi nói.


"Không," Giáo sư Cừu nói. "Đó là lỗi của tôi. Lẽ ra tôi nên hiểu được điều đó từ lâu rồi. Lẽ ra tôi nên góp một tay. Nhưng tôi mất một thời gian dài mới hiểu được. Và đến lúc tôi hiểu được, con cừu đã chạy mất."


Giáo Sư Cừu trở nên yên lặng. Ông lấy tay dụi dụi cặp lông mày trắng như băng. Như thể sức nặng của bốn mươi hai năm đã lan tỏa đến mọi ngóc ngách cơ thể ông.


"Một buổi sáng tôi thức dậy và con cừu đã đi mất. Đến lúc đó tôi mới hiểu "không cừu" nghĩa là gì. Hoàn toàn là địa ngục. Con cừu đi mất chỉ để lại một tư tưởng. Nhưng không có con cừu thì không cách nào tống khứ tư tưởng ấy đi được. Đó chính là những gì "không cừu"."


Giáo sư Cừu lại hỉ mũi vào nùi giấy. "Nào giờ đến lượt cậu nói."


Tôi bắt đầu bằng lộ trình con cừu đã đi sau khi nó rời khỏi Giáo sư Cừu. Con cừu đã nhập vào cơ thể của một thanh niên cánh hữu trong tù. Ngay sau khi ra khỏi nhà tù, người thanh niên này đã trở thành một nhân vật cánh hữu chủ chốt. Sau đó ông ta đến Trung Hoa đại lục và xây dựng một mạng lưới tình báo và đồng thời cả một gia tài. Ông ta bị gắn mác tội phạm chiến tranh Loại A nhưng được thả ra để đổi lấy mạng lưới tình báo trên đại lục. Và, sử dụng gia tài mang từ Trung Hoa về, ông ta đã đặt nền móng cho cả mạng lưới ngầm chính trị, kinh tế, thông tin, vân vân.


"Tôi có nghe về người này," Giáo sư Cừu nói một cách cay đắng. "Bằng cách nào đó con cừu có khả năng phán đoán kỳ lạ mục tiêu có nhiều khả năng nhất."


"Nhưng mùa xuân năm nay, con cừu đã bỏ cơ thể ông ta mà đi. Bản thân ông ta đang trong cơn hôn mê, sắp ch.ết. Cho đến tận bây giờ, có vẻ như một cơn rối loạn chức năng não đang thay thế cho con cừu."
"Thật hạnh phúc biết bao. Chẳng thà cái "không cừu" ấy đừng có cái vỏ tỉnh thức nửa vời này."


"Ông nghĩ tại sao con cừu bỏ cơ thể ông ta mà đi – sau ngần ấy thời gian gây dựng nên một tổ chức đồ sộ?"


Giáo sư Cừu thở dài thườn thượt. "Cậu vẫn không hiểu sao? Những gì xảy ra với người đó cũng giống như với tôi. Ông ta đã sống lâu hơn cái sự hữu dụng của mình. Con người có giới hạn, và con cừu không dùng đến những người đã đạt đến giới hạn của mình. Tôi đoán là ông ta không hiểu hết những gì con cừu đã dành cho ông ta. Vai trò của ông ta là xây dựng một tổ chức đồ sộ, và một khi điều đó đã hoàn tất, ông ta bị vứt bỏ. Giống như con cừu dùng tôi như một phương tiện vận chuyển."


"Vậy kể từ đó con cừu đã làm gì?"
Giáo sư Cừu nhặt bức ảnh trên bàn và lấy ngón tay búng nhẹ. "Nó đi lang thang khắp nước Nhật để tìm một người chủ mới. Đối với con cừu, hẳn điều đó có nghĩa là lên kế hoạch để đưa một người mới lên đỉnh của tổ chức."


"Và con cừu đang tìm kiếm gì?"
"Như tôi đã nói trước, tôi không thể diễn đạt điều đó bằng lời một cách chính xác. Những gì con cừu tìm kiếm là hiện thân của ý nghĩ cừu."
"Như thế có hay không?"
"Đối với suy nghĩ của con cừu, tất nhiên như thế là tốt."
"Còn đối với ông thì sao?"


"Tôi không biết," ông già nói. "Tôi thật sự không biết. Kể từ khi con cừu bỏ đi, tôi không thể nói được trong tôi bao nhiêu phần là tôi, còn bao nhiêu phần là cái bóng của con cừu."
"Ban nãy, ông có nói về việc góp một tay. Thế nghĩa là gì?"
"Tôi không định nói cho cậu biết." Giáo sư Cừu lắc đầu.


Một lần nữa, yên lặng lại bao phủ căn phòng. Bên ngoài, một trận mưa nặng hạt bắt đầu rơi. Cơn mưa đầu tiên kể từ khi chúng tôi đến Sapporo.
"Một việc cuối cùng: ông có thể cho chúng tôi biết nơi trong bức ảnh ở đâu không?" tôi hỏi.


"Ở khu trang trại nơi tôi từng sống trong chín năm. Tôi từng nuôi cừu ở đó. Bị Quân đội Mỹ sung công ngay sau chiến tranh, và khi họ trả nó lại tôi bán nó ột tay lắm tiền nào đó để làm nhà nghỉ dưỡng có đồng cỏ. Có thể vẫn là cùng một người chủ."
"Liệu ông ta vẫn còn nuôi cừu chứ?"


"Tôi không biết. Nhưng nhìn bức ảnh thì đúng là có vẻ ông ta đang nuôi cừu. Dù sao đi nữa, nó ở rất xa mọi khu dân cư. Không còn căn nhà nào khác trong tầm mắt. Đường sá không thể đi được vào mùa đông. Tôi chắc chắn là người chủ dùng chỗ đó chỉ hai, có lẽ ba tháng trong năm. Ở đó dễ chịu và yên tĩnh."


"Có ai chăm sóc chốn đó khi người chủ không có ở đó không?"


"Tôi ngờ là chẳng ai ở đó qua mùa đông. Ngoài tôi ra, tôi không thể hình dung lại có người ở đó qua mùa đông. Người ta có thể thuê những người chăn cừu tại thị trấn dưới chân đồi trông nom đàn cừu. Mái nhà nghiêng cho nên tuyết theo tự nhiên sẽ trượt xuống đất, và không phải lo lắng gì về trộm cướp. Ngay cả nếu có ai ăn cắp thứ gì ở đó thì vác về thị trấn cũng khó. Lượng tuyết rơi ở đó kinh khủng lắm."


"Vậy giờ ở đó có ai không?"
"Hừm, có thể không phải bây giờ. Tuyết sắp rơi rồi và gấu sẽ lang thang kiếm ăn trước khi chúng ngủ đông. Cậu không định lên đó đấy chứ?"
"Có lẽ chúng tôi sẽ phải đi. Chúng tôi không có manh mối nào khác."


Giáo sư Cừu ngồi một lúc không nói gì. Nước sốt cà chua từ thịt băm dính nơi khóe miệng.


"Cậu nên biết rằng trước cậu cũng có một người khác đến đây hỏi về trang trại. Khoảng tháng Hai. Tuổi và hình dáng, chà, có vẻ giống cậu. Cậu ta nói cậu ta quan tâm đến bức ảnh trong tiền sảnh khách sạn. Lúc đó tôi đang chán, thế là tôi kể cho cậu ta điều này điều kia. Cậu ta nói đang tìm kiếm tư liệu ột cuốn tiểu thuyết cậu ta viết."


Tôi rút trong túi ra ảnh Chuột và tôi chụp cùng nhau. Ảnh chụp tám năm trước trong J"s Bar. Tôi nhìn nghiêng, hút thuốc, Chuột nhìn về phía máy ảnh, giơ ngón cái làm hiệu đồng ý. Cả hai chúng tôi đều trẻ và rám nắng.


"Người này là cậu, đúng không?" Giáo sư Cừu nói, giơ bức ảnh dưới ánh đèn. "Trẻ hơn giờ."
"Đúng."
"Người kia chính là cậu thanh niên đó. Cậu ta trông già hơn ảnh này và có ria, nhưng đúng là cậu ta."
"Ria ư?"
"Một bộ ria nhỏ khá gọn gàng, phần còn lại thì râu mọc lởm chởm."


Tôi cố gắng hình dung Chuột có ria, nhưng không thể hình dung được.
Giáo sư Cừu vẽ cho chúng tôi một tấm bản đồ chi tiết tới trang trại. Phải đổi tàu gần Asahikawa tới một đường nhánh và đi ba tiếng đồng hồ để đến thì trấn chân đồi. Từ đó mất ba tiếng đi xe đến trang trại.


"Xin chân thành cám ơn ông vì mọi thứ," tôi nói.


"Nếu cậu thực sự muốn biết sự thật, tôi nghĩ càng ít người liên quan đến con cừu đó càng tốt. Tôi là một ví dụ điển hình. Không một ai lại hạnh phúc hơn một khi đã bị quấn vào với nó. Giá trị bản thân một cá nhân không thể chống đỡ trước sự hiện diện của con cừu. Nhưng thôi, tôi đoán là cậu có lý do của mình."


"Đúng như thế đấy."
"Giờ hãy cẩn thận," Giáo sư Cừu nói. "Và làm ơn đặt bát đĩa cạnh cửa hộ tôi."






Truyện liên quan