Phần 4 - Chương 2

Chuong 2
Chỉ trích cách nào mà khỏi gây thù oán?


Charles Schwab, cánh tay mặt của Andrew Carnegie, ông vua Thép, nhờ thiệp thế mà khéo ngoại giao mà được hết thảy mọi người quý mến. Một buổi trưa, có việc đi qua các xưởng của ông, ông bắt gặp một nhóm thợ đương hút thuốc, mà ngay trên đầu họ có tấm bảng đề "Cấm hút thuốc". Ông Schwab xử trí ra sao? Ông có chỉ tấm bảng mà la lên: "Các anh không biết đọc ra sao?". Không! Ai kia thì xử sự như vậy, chứ ông Schwab thì không bao giờ. Ông lại gần họ, đưa cho mỗi người một điếu xì gà rồi nói: "Xin anh em vui lòng ra ngoài kia hút".


Nhóm thợ hiểu rằng ông biết họ đã phạm luật của xưởng nên nhắc khéo họ. Họ càng quý mến ông, vì chẳng những ông không đả động tới điều lệ, còn mời họ hút thuốc, làm cho họ cảm động mà thấy ông nể nang họ. Ai mà không mến một người như vậy?


John Wanamaker, là chủ nhiệm cửa hàng lớn trong tỉnh Philadelphie, cũng dùng phương pháp đó. Ông có thói quen mỗi ngày đi dạo qua hết các gian hàng của ông. Một lần ông thấy một bà khách đứng đợi tại một gian hàng mà chẳng ai tiếp bà hết. Các cô bán hàng còn mải cười giỡn, chuyện trò trong một xó. Ông Wanamaker không nói chi hết, nhẹ nhàng tiến lại quầy hàng, đích thân tiếp bà khách hàng, rồi đem giao món hàng bà đã lựa cho một cô làm công để gói lại... đoạn tiếp tục đi.


Một vị mục sư nổi danh ở Huê Kỳ, ông Lyman Abbott, khi nhận chức, phải đăng đàn thuyết pháp tỏ ý ai điếu và ca tụng công đức vị mục sư tiền nhiệm mà hồi sanh tiền vốn có tài hùng biện.


Vì quyết tâm tỏ tài, ông ra công gọt giũa bài thuyết pháp của ông còn tỉ mỉ hơn văn sĩ Flaubert nữa. Khi viết xong, ông đọc cho bà mục sư nghe. Bài đó chẳng hay ho gì, cũng như phần nhiều những bài diễn văn soạn sẵn.


available on google playdownload on app store


Bà Abbott, nếu vụng xử, ắt đã nói: "Này, mình, bài đó tệ quá... không được đâu!... Thiên hạ sẽ ngủ gục mất. Nó tràng giang đại hải như một bộ bách khoa tự điển vậy. Mình thuyết giáo đã lâu rồi mà sao còn dở vậy? Thì mình cứ nói tự nhiên, dùng ngôn ngữ của mọi người có hơn không? Nếu mình đọc bài đó ra, thì sẽ tai hại cho mình lắm đa!...".


Bà mục sư có thể nói như vậy được. Nhưng rồi sẽ xảy ra sự chi, chắc bạn đã đoán được. Chính bà cũng biết vậy nữa. Cho nên bà chỉ nói rằng bài diễn văn đó, nếu cho đăng vô Tạp chí Bắc Mỹ thì tuyệt. Nghĩa là bà kín đáo vừa khen, vừa chê bai đó không thích hợp với công việc thuyết giáo. Ông Lyman Abbott hiểu ý, xé bài văn đã tốn nhiều công đó và chẳng cần soạn trước, ông đăng đàn thuyết giáo.


Vậy, muốn thay đổi hành động của một người mà không làm phật ý họ và cũng không gây thù oán:
Bạn hãy nói ý cho họ hiểu lỗi của họ.


Đó là quy tắc thứ hai Charles Schwab, cánh tay mặt của Andrew Carnegie, ông vua Thép, nhờ thiệp thế mà khéo ngoại giao mà được hết thảy mọi người quý mến. Một buổi trưa, có việc đi qua các xưởng của ông, ông bắt gặp một nhóm thợ đương hút thuốc, mà ngay trên đầu họ có tấm bảng đề "Cấm hút thuốc". Ông Schwab xử trí ra sao? Ông có chỉ tấm bảng mà la lên: "Các anh không biết đọc ra sao?". Không! Ai kia thì xử sự như vậy, chứ ông Schwab thì không bao giờ. Ông lại gần họ, đưa cho mỗi người một điếu xì gà rồi nói: "Xin anh em vui lòng ra ngoài kia hút". Nhóm thợ hiểu rằng ông biết họ đã phạm luật của xưởng nên nhắc khéo họ. Họ càng quý mến ông, vì chẳng những ông không đả động tới điều lệ, còn mời họ hút thuốc, làm cho họ cảm động mà thấy ông nể nang họ. Ai mà không mến một người như vậy? John Wanamaker, là chủ nhiệm cửa hàng lớn trong tỉnh Philadelphie, cũng dùng phương pháp đó. Ông có thói quen mỗi ngày đi dạo qua hết các gian hàng của ông. Một lần ông thấy một bà khách đứng đợi tại một gian hàng mà chẳng ai tiếp bà hết. Các cô bán hàng còn mải cười giỡn, chuyện trò trong một xó. Ông Wanamaker không nói chi hết, nhẹ nhàng tiến lại quầy hàng, đích thân tiếp bà khách hàng, rồi đem giao món hàng bà đã lựa cho một cô làm công để gói lại... đoạn tiếp tục đi. Một vị mục sư nổi danh ở Huê Kỳ, ông Lyman Abbott, khi nhận chức, phải đăng đàn thuyết pháp tỏ ý ai điếu và ca tụng công đức vị mục sư tiền nhiệm mà hồi sanh tiền vốn có tài hùng biện. Vì quyết tâm tỏ tài, ông ra công gọt giũa bài thuyết pháp của ông còn tỉ mỉ hơn văn sĩ Flaubert nữa. Khi viết xong, ông đọc cho bà mục sư nghe. Bài đó chẳng hay ho gì, cũng như phần nhiều những bài diễn văn soạn sẵn. Bà Abbott, nếu vụng xử, ắt đã nói: "Này, mình, bài đó tệ quá... không được đâu!... Thiên hạ sẽ ngủ gục mất. Nó tràng giang đại hải như một bộ bách khoa tự điển vậy. Mình thuyết giáo đã lâu rồi mà sao còn dở vậy? Thì mình cứ nói tự nhiên, dùng ngôn ngữ của mọi người có hơn không? Nếu mình đọc bài đó ra, thì sẽ tai hại cho mình lắm đa!...". Bà mục sư có thể nói như vậy được. Nhưng rồi sẽ xảy ra sự chi, chắc bạn đã đoán được. Chính bà cũng biết vậy nữa. Cho nên bà chỉ nói rằng bài diễn văn đó, nếu cho đăng vô Tạp chí Bắc Mỹ thì tuyệt. Nghĩa là bà kín đáo vừa khen, vừa chê bai đó không thích hợp với công việc thuyết giáo. Ông Lyman Abbott hiểu ý, xé bài văn đã tốn nhiều công đó và chẳng cần soạn trước, ông đăng đàn thuyết giáo. Vậy, muốn thay đổi hành động của một người mà không làm phật ý họ và cũng không gây thù oán: Bạn hãy nói ý cho họ hiểu lỗi của họ. Đó là quy tắc thứ hai






Truyện liên quan