Phần 4 - Chương 6

Khích lệ người ta cách nào?
Tôi đã được biết anh Pete Barlow. Anh chuyên môn dạy chó và ngựa làm trò trong những rạp xiếc. Tôi thích coi anh dạy chó lắm. Khi một con chó hơi tấn tới một chút, anh vuốt ve nó, khen nó, thưởng nó thịt; nói tóm lại, trọng thị sự thành công của nó.


Phương pháp đó không mới mẻ gì. Tất cả những người dạy súc vật áp dụng nó đã nhiều thế kỷ rồi.


Tôi tự hỏi đối với loài người sao chúng ta không dùng cách hợp lý đó? Tại sao ta không dùng thịt thay cho roi, lời khen thay cho lời mắng? Chúng ta nên theo anh Pete Barlow: muốn khuyến khích ai thì dù người đó tấn tới rất ít, ta cũng nên khen. Như vậy chúng ta khích lệ họ cho họ tiếp tục gắng sức.


Lewis E. Lawes, giám đốc khám Sing Sing, công nhận rằng những lời khuyến khích có nhiều kết quả rất tốt, cả với những tội nhân chai nhất. Ông nói trong một bức thư:


"Tôi đã nhận thấy rằng muốn cho tội nhân hợp tác với và trở lại con đường lương thiện thì khen những sự gắng sức của họ, có hiệu quả hơn là rầy, phạt họ".


Tới bây giờ tôi chưa từng bị nhốt khám Sing Sing và không biết bọn tội nhân nghĩ sao. Nhưng chỉ cần ngó về quá khứ của tôi, cũng thấy rằng đời tôi có một đôi khi thay đổi do một lời khen hay khuyến khích. Và bạn có như vậy không?... Quá khứ đầy những thí dụ chứng minh năng lực thần diệu của lời khen.


available on google playdownload on app store


Năm mươi năm trước, một đứa nhỏ 10 tuổi làm việc trong một xưởng ở Naples. Nó mơ mộng muốn thành một danh ca. Chẳng may, ông thầy đầu tiên dạy nó ca làm cho nó thất vọng: "Giọng mày ca như xé tai người ta". Nhưng má nó, một người nhà quê nghèo an ủi nó, ôm nó vào lòng, bảo rằng bà tin chắc nó có tài và đã thấy nó tiến tới rồi. Bà làm việc cực khổ, nhịn ăn, nhịn mặc, đi chân không, để dành tiền cho con học âm nhạc... Những lời khuyến khích của bà thay đổi hẳn đời đứa nhỏ. Chắc bạn đã được nghe người ta nói tới nó: tên nó là Caruso.


Nhưng hoàn cảnh nó thiệt là trái ngược. Học thì sơ sài, cha bị giam thâu (thiếu nợ mà bị giam) và chính nó nghèo lắm, nhiều khi bị "lửa cơ đốt ruột". Sau cùng, nó kiếm được một việc làm là dán nhãn lên trên những ve thuốc nhuộm trong một kho hàng đầy những chuột cống. Tối, nó ngủ trên một gác thượng ghê tởm, sát mái nhà, cùng với bọn du côn cặn bã của thành Luân Đôn. Nó không tin ở giá trị của nó và sợ người ta chế giễu tới nỗi phải đợi trời tối như mực rồi mới dám lén lút đem bản thảo bỏ vào thùng thư. Hết bản này đến bản khác bị từ chối. Sau cùng, một ngày tươi sáng tới: một truyện nó viết được người ta nhận đăng. Đành rằng người ta không trả nó một xu nhỏ nào hết, nhưng nó không cần. Nhà xuất bản khen nó, là đủ rồi! Có người nhận là nó có tài rồi! Nó sung sướng tới nỗi nó đi lang thang ngoài phố, hai hàng lệ ròng ròng trên má.


Từ lúc đó, nó hy vọng, tự tin và tương lai của nó thay đổi hẳn. Nhưng nếu không có sự khuyến khích đó thì có lẽ nó còn làm suốt đời trong những nhà máy đầy chuột cống. Người đó, cũng không xa lạ gì với bạn. Chính là văn sĩ Anh Charles Dickens.


Nửa thế kỷ sau, một thanh niên khác ở Luân Đôn làm việc trong một cửa hàng bán đồ nỉ. Dậy từ 3 giờ sáng, quét tiệm và nai lưng ra làm 14 giờ một ngày. Được 2 năm, chịu không nổi, rồi một buổi sáng, không điểm tâm, bỏ nhà ra đi, cuốc bộ trên 20 cây số về thăm bà mẹ làm quản gia cho một chủ điền. Cậu than thở với mẹ, khóc lóc van lơn, thề nhất định tự tử, nếu còn phải bắt buộc bước chân vào cửa hàng đó nữa... Rồi cậu viết một bức thư dài cho ông giáo cũ, thú nhận rằng chịu không nổi đời được nữa, chỉ muốn quyên sinh thôi. Ông giáo hồi âm, an ủi cậu, nói cậu rất thông minh, làm việc lớn được, đời sẽ tươi sáng hơn và cuối thư, cho cậu một chân giáo viên.


Những lời khen an ủi đó, đủ thay đổi đời cậu và có một ảnh hưởng sâu xa trong văn học nước Anh. Thực vậy, từ hồi ấy, nhân vật đó đã viết 77 cuốn sách và dùng ngòi viết mà kiếm được trên một triệu mỹ kim. Chắc bạn viết văn sĩ đó: Chính là H. G. Wells.


Năm 1922, ở Californie có một thanh niên nghèo khổ, sống với vợ. Giọng chàng tốt; chủ nhật hát ở nhà thờ và thỉnh thoảng hát trong những lễ cưới để kiếm vài mỹ kim. Nhưng khó đủ ăn lắm, chàng nhất quyết xa châu thành về nhà quê mà đời sống ít đắt đỏ. Kiếm được một cái chòi ở giữa vườn nhỏ rồi ở đó. Tiền mướn nhà tuy chẳng là bao, nhưng đối với chàng còn nặng quá; chàng không trả nổi. Thiếu 10 tháng tiền nhà, chàng đành làm trong vườn nho để trả nợ. Nhiều khi đói quá, được ít nho lót lòng chàng mừng lắm. Chàng thất vọng đến nỗi muốn giải nghệ đi bán xe cam nhông... Chính lúc đó, văn sĩ Rupert Hugles nghe chàng ca, khen chàng: "Giọng anh tốt lắm. Anh phải lên Nữu Ước, kiếm thầy học, luyện thêm nó đi...".


Chính lời khen đó đã mở đầu cho quãng đường rực rỡ của chàng. Chàng giãi bày tâm sự với tôi như vậy. Chàng liều mượn hai ngàn rưỡi mỹ kim rồi đi về miền Đông. Thanh niên đó là nhà danh ca Lawrence Tibbett.


Nếu chúng ta biết đem ra ánh sáng những tài năng sâu kín của những người ở chung quanh chúng ta, thì chẳng phải là ta chỉ dẫn đạo, cải thiện, phân phát họ mà thôi, ta còn cải tạo họ nữa.


Bạn cho rằng tôi nói quá ư? Thì đây, xin bạn nghe những lời chí lý sau này của giáo sư William James, một nhà tâm lý có lẽ có tài nhất của châu Mỹ.


"Chúng ta hiện tại ra sao, và chúng ta có thể trở thành một người ra sao, hai trạng thái đó khác nhau xa lắm, cũng như một người chập chờn nửa thức nửa ngủ, so với một người tỉnh táo hẳn hoi vậy.


Chúng ta chỉ dùng một phần nhỏ những khả năng vật chất và tinh thần của chúng ta. Nói chung thì loài người sống mà bỏ phí ít nhiều khả năng lắm. Có đủ bảo vật mà không dùng tới".


Bạn cũng có "Những bảo vật mà bạn không dùng tới", hoặc không biết lợi dụng nó tới cực độ. Trong những bảo vật đó, có khả năng huyền diệu khích lệ người khác bằng những lời khuyến khích thành thật và khả năng làm cho họ biết những năng lực tiềm tàng của họ.


Vậy muốn thay đổi một người mà không làm cho họ phật ý, giận dữ, bạn phải:
"Lấy công tâm nhận những sự gắng sức của họ, khen những tấn tới nhỏ nhất của họ. Lời khuyến khích của bạn phải thành thật và nhân từ".


Đó là quy tắc thứ 6. Tôi đã được biết anh Pete Barlow. Anh chuyên môn dạy chó và ngựa làm trò trong những rạp xiếc. Tôi thích coi anh dạy chó lắm. Khi một con chó hơi tấn tới một chút, anh vuốt ve nó, khen nó, thưởng nó thịt; nói tóm lại, trọng thị sự thành công của nó. Phương pháp đó không mới mẻ gì. Tất cả những người dạy súc vật áp dụng nó đã nhiều thế kỷ rồi. Tôi tự hỏi đối với loài người sao chúng ta không dùng cách hợp lý đó? Tại sao ta không dùng thịt thay cho roi, lời khen thay cho lời mắng? Chúng ta nên theo anh Pete Barlow: muốn khuyến khích ai thì dù người đó tấn tới rất ít, ta cũng nên khen. Như vậy chúng ta khích lệ họ cho họ tiếp tục gắng sức. Lewis E. Lawes, giám đốc khám Sing Sing, công nhận rằng những lời khuyến khích có nhiều kết quả rất tốt, cả với những tội nhân chai nhất. Ông nói trong một bức thư: "Tôi đã nhận thấy rằng muốn cho tội nhân hợp tác với và trở lại con đường lương thiện thì khen những sự gắng sức của họ, có hiệu quả hơn là rầy, phạt họ". Tới bây giờ tôi chưa từng bị nhốt khám Sing Sing và không biết bọn tội nhân nghĩ sao. Nhưng chỉ cần ngó về quá khứ của tôi, cũng thấy rằng đời tôi có một đôi khi thay đổi do một lời khen hay khuyến khích. Và bạn có như vậy không?... Quá khứ đầy những thí dụ chứng minh năng lực thần diệu của lời khen. Năm mươi năm trước, một đứa nhỏ 10 tuổi làm việc trong một xưởng ở Naples. Nó mơ mộng muốn thành một danh ca. Chẳng may, ông thầy đầu tiên dạy nó ca làm cho nó thất vọng: "Giọng mày ca như xé tai người ta". Nhưng má nó, một người nhà quê nghèo an ủi nó, ôm nó vào lòng, bảo rằng bà tin chắc nó có tài và đã thấy nó tiến tới rồi. Bà làm việc cực khổ, nhịn ăn, nhịn mặc, đi chân không, để dành tiền cho con học âm nhạc... Những lời khuyến khích của bà thay đổi hẳn đời đứa nhỏ. Chắc bạn đã được nghe người ta nói tới nó: tên nó là Caruso. Nhưng hoàn cảnh nó thiệt là trái ngược. Học thì sơ sài, cha bị giam thâu (thiếu nợ mà bị giam) và chính nó nghèo lắm, nhiều khi bị "lửa cơ đốt ruột". Sau cùng, nó kiếm được một việc làm là dán nhãn lên trên những ve thuốc nhuộm trong một kho hàng đầy những chuột cống. Tối, nó ngủ trên một gác thượng ghê tởm, sát mái nhà, cùng với bọn du côn cặn bã của thành Luân Đôn. Nó không tin ở giá trị của nó và sợ người ta chế giễu tới nỗi phải đợi trời tối như mực rồi mới dám lén lút đem bản thảo bỏ vào thùng thư. Hết bản này đến bản khác bị từ chối. Sau cùng, một ngày tươi sáng tới: một truyện nó viết được người ta nhận đăng. Đành rằng người ta không trả nó một xu nhỏ nào hết, nhưng nó không cần. Nhà xuất bản khen nó, là đủ rồi! Có người nhận là nó có tài rồi! Nó sung sướng tới nỗi nó đi lang thang ngoài phố, hai hàng lệ ròng ròng trên má. Từ lúc đó, nó hy vọng, tự tin và tương lai của nó thay đổi hẳn. Nhưng nếu không có sự khuyến khích đó thì có lẽ nó còn làm suốt đời trong những nhà máy đầy chuột cống. Người đó, cũng không xa lạ gì với bạn. Chính là văn sĩ Anh Charles Dickens. Nửa thế kỷ sau, một thanh niên khác ở Luân Đôn làm việc trong một cửa hàng bán đồ nỉ. Dậy từ 3 giờ sáng, quét tiệm và nai lưng ra làm 14 giờ một ngày. Được 2 năm, chịu không nổi, rồi một buổi sáng, không điểm tâm, bỏ nhà ra đi, cuốc bộ trên 20 cây số về thăm bà mẹ làm quản gia cho một chủ điền. Cậu than thở với mẹ, khóc lóc van lơn, thề nhất định tự tử, nếu còn phải bắt buộc bước chân vào cửa hàng đó nữa... Rồi cậu viết một bức thư dài cho ông giáo cũ, thú nhận rằng chịu không nổi đời được nữa, chỉ muốn quyên sinh thôi. Ông giáo hồi âm, an ủi cậu, nói cậu rất thông minh, làm việc lớn được, đời sẽ tươi sáng hơn và cuối thư, cho cậu một chân giáo viên. Những lời khen an ủi đó, đủ thay đổi đời cậu và có một ảnh hưởng sâu xa trong văn học nước Anh. Thực vậy, từ hồi ấy, nhân vật đó đã viết 77 cuốn sách và dùng ngòi viết mà kiếm được trên một triệu mỹ kim. Chắc bạn viết văn sĩ đó: Chính là H. G. Wells. Năm 1922, ở Californie có một thanh niên nghèo khổ, sống với vợ. Giọng chàng tốt; chủ nhật hát ở nhà thờ và thỉnh thoảng hát trong những lễ cưới để kiếm vài mỹ kim. Nhưng khó đủ ăn lắm, chàng nhất quyết xa châu thành về nhà quê mà đời sống ít đắt đỏ. Kiếm được một cái chòi ở giữa vườn nhỏ rồi ở đó. Tiền mướn nhà tuy chẳng là bao, nhưng đối với chàng còn nặng quá; chàng không trả nổi. Thiếu 10 tháng tiền nhà, chàng đành làm trong vườn nho để trả nợ. Nhiều khi đói quá, được ít nho lót lòng chàng mừng lắm. Chàng thất vọng đến nỗi muốn giải nghệ đi bán xe cam nhông... Chính lúc đó, văn sĩ Rupert Hugles nghe chàng ca, khen chàng: "Giọng anh tốt lắm. Anh phải lên Nữu Ước, kiếm thầy học, luyện thêm nó đi...". Chính lời khen đó đã mở đầu cho quãng đường rực rỡ của chàng. Chàng giãi bày tâm sự với tôi như vậy. Chàng liều mượn hai ngàn rưỡi mỹ kim rồi đi về miền Đông. Thanh niên đó là nhà danh ca Lawrence Tibbett. Nếu chúng ta biết đem ra ánh sáng những tài năng sâu kín của những người ở chung quanh chúng ta, thì chẳng phải là ta chỉ dẫn đạo, cải thiện, phân phát họ mà thôi, ta còn cải tạo họ nữa. Bạn cho rằng tôi nói quá ư? Thì đây, xin bạn nghe những lời chí lý sau này của giáo sư William James, một nhà tâm lý có lẽ có tài nhất của châu Mỹ. "Chúng ta hiện tại ra sao, và chúng ta có thể trở thành một người ra sao, hai trạng thái đó khác nhau xa lắm, cũng như một người chập chờn nửa thức nửa ngủ, so với một người tỉnh táo hẳn hoi vậy. Chúng ta chỉ dùng một phần nhỏ những khả năng vật chất và tinh thần của chúng ta. Nói chung thì loài người sống mà bỏ phí ít nhiều khả năng lắm. Có đủ bảo vật mà không dùng tới". Bạn cũng có "Những bảo vật mà bạn không dùng tới", hoặc không biết lợi dụng nó tới cực độ. Trong những bảo vật đó, có khả năng huyền diệu khích lệ người khác bằng những lời khuyến khích thành thật và khả năng làm cho họ biết những năng lực tiềm tàng của họ. Vậy muốn thay đổi một người mà không làm cho họ phật ý, giận dữ, bạn phải: "Lấy công tâm nhận những sự gắng sức của họ, khen những tấn tới nhỏ nhất của họ. Lời khuyến khích của bạn phải thành thật và nhân từ". Đó là quy tắc thứ 6.






Truyện liên quan