Chương 28: Bạch liên xuất hiện
Tửu quán là cơ sở của Phượng hoàng bang, hay có thể Lý Khả Dụng thường đến đây nên mới bước vào chưởng quỹ đã mừng rỡ:
- Kính chào Lý đại gia. Lý đại gia lúc nào cũng may mắn. Đại gia hạ cố thì chỗ ngồi cũ của đại gia vẫn chưa ai ngồi.
Tiểu nhị cũng xum xeo:
- Mời Lý đại gia!
Tiểu nhị đưa hai người tới tới chỗ ngồi. Bàn nằm góc phía đông lầu, sát lan can, vừa có thể ngắm cảnh, vừa kín đáo. Tích Nhân theo lời mời của Khả Dụng ngồi xuống ghế, ông ta kêu một bình rượu Nữ nhi hồng, sáu bảy món thức ăn, trong đó ngoài gà, thịt, còn có mấy món đậu hũ và rau xào. Tiểu nhị cũng rất vui mừng được Khả Dụng cho tiền thưởng trước. Ngầm quan sát khách chung quanh, Tích Nhân thấy mấy chục người trong tửu quán, ngoài những thương buôn ăn mặc sang trọng, còn có nho sinh có lẽ họ đến ngắm cảnh để tìm thi tứ. Trong tửu quán cũng có năm bảy người mặc võ phục. Nhưng những người mặc võ phục, mang kiếm này, Tích Nhân không để ý, mà chỉ để ý đến hai người, một ông già độ sáu mươi, ăn mặc kiểu thôn dã, tóc đốm bạc, râu ba chòm, mắt lấp lánh hàn quang, hai huyệt thái dương lộ cao như trứng gà. Nghe hơi thở sâu và dài, biết ông ta là nội gia cao thủ thượng thừa. Ngồi chung bàn với ông già này là một trung niên độ bốn mươi, mày rô mắt to, râu quái nón cũng ăn mặc đơn giản, có vẻ nghèo khổ như ông già. công lực một già, một trẻ hơn nhưng xem chừng công lực cũng tương đương nhau. Hai người này cùng ngồi xoay mặt ra sông im lặng uống rượu, tưởng chừng họ đang bị thu hút bởi cảnh quan sông nước mênh mông và đồi núi trùng điệp trước mặt.
Nhiều ngày bôn ba, ăn vội uống vàng và hôm nay chưa ghé quán xá nơi nào, sau khi uống vài cốc rượu, tiểu nhị mang thức ăn ra, Khả Dụng mời cầm đũa, Tích Nhân cười nhẹ:
- Tại hạ đang rất đói.
Hai người mới ăn nửa bữa, trên sông xuất hiện chiếc thuyền lớn, hai bên thuyền hàng chục mái chèo nhanh nhẹn khuấy nước đưa nó ngược dòng sông tiến lên rất nhanh. Chiếc thuyền to đã gây chú ý, nó lại càng được chú ý hơn vì trên chiếc thuyền này có năm cô gái áo xanh, thuyền đang cỡi sóng, nhưng những cô gái này đứng trên boang thuyền không tì dựa vào đâu, người có võ công nhận ra ngay võ công những cô gái này khá cao, còn người không biết võ công thì đúng là sự kỳ lạ. Chiếc thuyền, những cô gái trên thuyền làm mọi người chú ý và họ càng chú ý hơn, khi thấy nó lại đang nhắm phía tửu quán tiến lại, và càng tới gần, ai cũng nhận ra năm cô gái này đều rất xinh đẹp. Tích Nhân bụng đói, chỉ liếc mắt xem chiếc thuyền, rồi tự nhiên ăn uống không chú ý nữa. Nhưng khi chiếc thuyền tới gần bờ, hai trong những cô gái lại cùng ném hai chiếc neo rất to bay vút lên không như cầu vồng tỏa ra hai bên, và đi xa hàng chục trượng, làm mọi người trố mắt kinh ngạc, lực sĩ nhấc ngàn cân cũng khó có thể ném chiếc neo như hai cô gái này. Nhiều thực khách trong tửu quán phải buột miệng la to, chỉ trỏ trầm trồ kinh ngạc. Tích Nhân không chú ý, cũng phải chú ý vì Lý Khả Dụng mặt đang biến sắc, để đũa xuống bàn, la nhỏ:
- Bạch liên giáo!
Trong sự huyên náo, Tích Nhân cũng nghe ông già nói với người trung niên:
- Bọ ɖâʍ nữ Bạch Liên sao lại công khai xuất hiện ở đây kìa?
Trung niên hừ nhẹ:
- Có lẽ chúng ta không thể tiếp tục uống rượu ngắm cảnh trăng lên được rồi! Mấy ngày nay tiểu đệ cũng cảm thấy ngứa ngáy tay chân!
- Chờ xem bọn chúng làm gì, có những ai rồi ra tay cũng không muộn.
Chiếc thuyền thả neo cách bờ sông cũng khá xa, nhưng khi nó đứng yên, những mái chèo thả xuôi, trên khoang thuyền xuất hiện một nữ nhân áo trắng và bốn cô gái áo hồng. Nữ nhân áo trắng từ trên thuyền lăng không vào bờ, thân pháp rất ngoạn mục, không khác gì đám bạch vân hay cánh bướm đang bay. Sau nữ nhân áo trắng, những cô gái áo hồng như bốn bóng mờ vút theo. Năm cô gái này hạ chân trên bực đá dẫn lên tửu lầu, năm cô gái áo lục lại rời thuyền. Trên tay mỗi cô tung ra những giải lụa dài màu sắc khác nhau, đầu giải lụa có lục lạc, những chiếc lục lạc có lẽ làm bằng những thứ kim khí khác nhau, tạo ra những âm thanh khác nhau, hòa nhau thành một loại âm thanh réo rắc rất du dương. Tích nhân thấy năm cô gái xử dụng tiểu xảo, dùng giải lụa đánh xuống nước, lấy trớn bay vào bờ, nhưng cách thức thật đẹp mắt cũng phải khen thầm, và nghĩ Bạch liên giáo có oai danh rúng động võ lâm Trung nguyên quả thật có sự phi thường của họ. Nữ nhân áo trắng có phải là Bạch liên giáo chủ hay không? Võ công của bà ta có lẽ cũng tương đương với Vương Tố Thư, và dĩ nhiên những nghĩa tỷ của mình không thể nào bằng.
Trong khi đám nữ nhân Bạch liên giáo chậm rãi theo từng bậc đá đi lên, Lý Khả Dụng hạ giọng:
- Chúng ta đi thôi! Không nên gặp họ.
Tích Nhân lắc đầu:
- Lý huynh yên trí, cứ xem chúng làm gì đã. Sẳn đây tại hạ cũng muốn biết thêm về Bạch liên giáo.
Tích Nhân cũng nghe ông già và trung niên nói nhỏ với nhau:
- Đúng là không thể xem thường Bạch liên giáo. Nếu phải đánh nhau, xem chừng hai lão già chúng ta... cũng chưa hẳn thắng mấy con a hoàn!
Trung niên hơi tức giận:
- Chẳng lẽ Điểm thương song lão gặp bọn tà ma lại để yên hay sao?
- Cả thất đại môn phái không ai muốn đụng chạm, thì chúng ta tự lượng sức mình cũng có ai chê cười gì?
Tích Nhân đã ăn no, buông đũa:
- Có lẽ chúng ta kêu thêm bình rượu, chờ ngắm trăng lên rồi khởi hành cũng không muộn.
Giây lát sau, cả tửu quán như sáng rực lên, mười cô gái, mười giai nhân được mấy tên tiểu nhị xum xeo hướng dẫn tới tới chỗ ngồi, hương hoa từ người họ tỏa ra làm cả tửu quán thơm phưng phức. Chỗ ngồi của mười người đã được hai tên tiểu nhị kê hai chiếc bàn to lại với nhau. Và tấu xảo lại sát bên bàn Tích Nhân đang ngồi. Liếc mắt nhìn, Tích Nhân thấy nữ nhân áo trắng khoảng trên ba chục, cực kỳ diễm lệ. Chín cô gái hồng lục, cô nào cũng nặm mòi, mày tầm mắt phượng. Trên áo của họ đều có thêu những bông hoa sen trắng. Khi những cô gái này vào tửu quán, nhiều người thì thầm lẫn nhau rồi nôn nả bỏ đi, giây lát sau, trong tửu quán chỉ còn Điểm thương song lão, Tích Nhân và Lý Khả Dụng. Mỹ phụ chợt cười, tiếng cười và tiếng nói đầy mị lực:
- Sơn thành nằm trong vùng hoạt động của Điểm Thương. Đã gặp nhau đây, Điểm thương song lão lại không chào khách phương xa hay sao?
Ông già cười khẩy:
- Núi Điểm Thương cách đây ngàn dặm, huống chi chúng ta chưa từng quen biết. Nam nữ cách biệt, tà chính khác nhau.
Mỹ phụ cười khanh khách:
- Thế nào là tà, thế nào là chính? Song lão tự nhận là chính cũng được đi, thì Vạn lý thần thâu, một tên ăn trộm có phải là chính hay không? Các ngươi lại là bạn thân nhau, hẹn nhau ở đây rồi cùng thăm Bạch đế thành, thả thuyền xuôi Tam hiệp uống rượu. Lão ăn cắp đó đi đâu rồi? Khi nào tới?
Điểm Thương song lão động dung:
- Các ngươi vì lão mà tới đây?
Mỹ phụ cũng trong tiếng cười kiều mị:
- Chị em ta được lệnh giáo chủ tìm kiếm lão, lão chạy lên trời, chui xuống đất cũng phải tìm chặt hai cánh tay và đôi chân của lão. Lão như con lươn trong bùn, chưa bắt lão thì phải bắt mấy con mồi để nhử con lươn xuất hiện.
- Các ngươi dám?
Người râu quai nón quát. Tiếng quát rung rinh tửu quán.
Cùng với tiếng quát ông ta phóng mình lên như chớp, song chưởng nhắm mỹ phụ đánh xuống, chưởng lực cực kỳ hùng hậu, Tích Nhân và Lý Khả Dụng đều nhận thấy áp lực tăng trong không khí chung quanh. Mỹ phụ không ra tay, bốn cô gái áo hồng đã nhất tề cử chưởng phản công. Sau mấy tiếng bùng bùng dữ dội, người có râu quai nón bị đẩy bay ra sau, ông ta chạm chân xuống đất, liền bị bốn cô áo hồng vây lấy. Trong khi đó năm cô gái áo xanh như đàn bướm phóng lại bao vây ông già. Để rộng chỗ dụng võ, bàn ghế trong tiệm, bị bọn chúng dùng kình lực đẩy dồn, ngã nghiêng, chồng chất lên nhau. Bốn cô gái áo hồng cũng đã phát ra kình lực đẩy vào bàn Tích Nhân, nhưng liền thấy kình lực bị tiêu tán, không làm cho Tích Nhân và Lý Khả Dụng bay cả chéo áo, rượu thịt trên bàn cũng không rung rinh chút nào.
Mỹ phụ vào tửu quán có chú ý Tích Nhân và Lý Khả Dụng, bà ta thấy Tích Nhân có đeo kiếm, nhưng mặc võ phục bằng gấm thượng hạng, mặt mày thanh tú, hơi thở bình thường đánh giá là thứ công tử bột không biết trời biết đất. Lý Khả Dụng là người có võ công cũng không phải là cao thủ nên coi thường, yên trí khi họ ra tay thu phục song lão, thì phải bỏ chạy. Nhận thấy sự bất thường, bà ta mới chú ý cây kiếm trên vai Tích Nhân, chợt động dung và cười to:
- Thật thất lễ! thật thất lễ! Không ngờ chỗ nhỏ hẹp này lại có đệ tử của Côn luân lão nhân giá lâm!
Bọn nữ nhân Bạch liên giáo chia nhau bao vây Điểm Thương song lão. Hai người biết gặp cường địch vận công giới bị, trên tay của họ đã cầm hai cây kiếm màu bạc sáng lấp lánh. Thì ra hai cây kiếm đều là nhuyễn kiếm, và họ có thể quấn trong thắt lưng, khi gặp cường địch mới lấy ra. Nhị lão đang thủ thế, bọn nữ nhân nghe tiếng cười của thủ lãnh cũng chưa vội ra tay. Họ nghe Tích Nhân cũng cười nhẹ:
- Tại hạ không phải là đệ tử Côn luân lão nhân, bất quá có duyên gặp ông ta và được trao tặng cho cây kiếm.
Điểm Thương nhị lão không chú ý đến Tích Nhân và Lý Khả Dụng, nên cũng không chú ý đến cây kiếm Tích Nhân mang trên vai, cây kiếm của Côn Luân lão nhân không phải là thứ bảo kiếm nổi tiếng, nhưng kiếm pháp của ông ta lừng danh giang hồ, và trên bao kiếm đã từng được Từ Đạt, một khai quốc công thần, một tướng lãnh mở nước của nhà Minh tặng một bao kiếm làm bằng da rắn, gắn bốn chữ Côn Luân Tuyệt Kiếm bằng vàng. Điều này giới võ lâm giang hồ ai ai cũng biết.
Nữ nhân:
- Không phải đệ tử Côn Luân lão nhân mà có thể mang kiếm của Côn Luân lão nhân, kiếm pháp của huynh đệ nhất định phải phi thường!
Mỹ Phụ và Tích Nhân đối đáp gây chú ý cho Điểm Thương song lão, và bọn nữ nhân nên hai bên chưa vội ra tay. Tích Nhân trả lời:
- Tại hạ ít khi xử dụng kiếm.
- Đáng ngạc nhiên! đáng ngạc nhiên! người ít khi dùng kiếm lại được tặng cây kiếm của kiếm chấân bát hoang. Một sự lạ của giang hồ và huynh đệ phải là người phi thường. Chẳng hay Mỹ thiên cơ này có thể mời huynh đệ dăm ba chén rượu làm quen?
Tích Nhân nhìn bà ta:
- Tại hạ thật không có chút gì phi thường, chỉ sợ làm tôn giá thất vọng.
Mỹ phụ xưng là Mỹ Thiên cơ rót chén rượu đứng lên:
- Ta kém mắt không nhận ra từ đầu, nhưng bây giờ quả quyết huynh đệ là một nhân vật phi thường, xin mời huynh đệ chén rượu làm quen. Tỷ tỷ họ Tạ tên Phương Bình.
Dáng điệu, lời lẽ, ánh mắt, làn môi của Mỹ phụ khó làm cho người mời khó thể từ chối được. Lý Khả Dụng nhìn bà mặt mày liền trở nên ngơ ngẩn như bị thâu hết hồn phách. Tích Nhân đứng lên cũng giữ nụ cười, nhìn thẳng bà ta:
- Tại hạ họ Trần.
Mỹ thiên cơ hai tay đưa chén rượu, Tích Nhân đưa tay đón lấy, và ngửa cổ uống cạn. Trong lúc Tích Nhân uống chén rượu, sắc mặt của Mỹ thiên cơ thay đổi, mắt hiện ra sát khí, nhưng thu lại ngay. Chỉ trao cho Tích Nhân chén rượu, nhưng bà ta đã xử dụng mê công để làm cho Tích Nhân ngây ngất, khi tay Tích Nhân đụng chén rượu bà ta đã phóng công lực ra kiếm chế, nhưng mê công đã không ảnh hưởng đến Tích Nhân, và khi bà ta phóng chân khí ra đã bị hóa tán trong vô hình. Tích Nhân lấy chén rượu dễ dàng, tưởng như bà bà ta đã hai tay dâng lên.
Tích Nhân uống chén rượu, đặt xuống bàn, rót rượu ra chén:
- Xin mời lại tôn giá để làm quen.
Tích Nhân mời rượu, nhưng tay không cầm hay nâng đưa lại, mà chén rượu tự nhấc lên không từ từ bay qua. Mỹ thiên cơ không thể không tiếp nhận, bà ta đụng đến chén rượu, cảm nhận một sức đẩy rất mạnh, buộc bà ta phải lui dần, và khi đụng ghế của mình thì phải ngồi phịch xuống, chén rượu vỡ tan.
Bấy giờ Mỹ thiên cơ, không còn khách sáo, ánh mắt đầy tức giận, và sát khí:
- Các hạ muốn đối đầu với Bạch liên giáo?
Tích Nhân lắc đầu:
- Bạch Liên giáo đối với tại hạ không quen, không biết, mới gặp lần đầu thì có lý do nào để phải đối địch.
- Các hạ muốn can thiệp vào chuyện hôm nay?
- Tại hạ cảm thấy nhị vị tiền bối phái Điểm Thương đang bị lấy đông hϊế͙p͙ cô. Hơn nữa việc ân oán giữa Vạn lý thần thâu và Bạch liên giáo không liên quan gì tới hai vị tiền bối này. Tại hạ chưa hân hạnh quen biết với hai vị tiền bối, nhưng thấy việc bất bằng phải ra tay can thiệp. Đó là bổn phận của kẻ đi lại trên giang hồ. Nếu có Vương giáo chủ ở đây, tại hạ cũng sẽ lấy lời phải trái thưa cùng.
Bạch liên giáo chủ là con gái của Vương Như Huệ, võ lâm ít người biết được. Ngay Mỹ thiên cơ cũng không biết được giáo chủ của mình họ gì. Tích nhân tỏ ra biết về giáo chủ của bà ta làm ba ta úy kỵ một phần. Phần khác, qua ngầm giao tiếp công lực vừa rồi, Mỹ thiên cơ thầm nghĩ Tích Nhân là cao thủ khó lường. Nội lực của bà ta đã không bằng, thì võ công cũng chưa hẳn đã hơn nổi. Bạch liên giáo làm việc luôn luôn cẩn thận, không bao giờ chịu thí nhân mạng vô ích, hay ra tay khi không nắm chắc phần thắng, vì thế bà ta trở nên phóng đảng, đầu mày cuối mắt, cười như hoa nở:
- Trần huynh đệ đã có lòng hiệp nghĩa muốn tương trợ song lão, thì Phương Bình này.. có lẽ phải nể lời huynh đệ, một mỹ mạo nam tử một phen. Chẳng hay ta có thể mời huynh đệ vài chén rượu làm quen.
- Tại hạ có việc gấp trong người, không tiện hôm nay, nhưng sau này gặp lại sẽ xin hầu tiếp.
Mỹ thiên cơ cười như hoa:
- Chỉ dăm ba chén rượu cũng có việc gấp cản trở hay sao..?
- Tại hạ khó tuân.
Bà ta thở dài:
- Ta muốn vì Trần huynh đệ mà bỏ qua việc hôm nay.. nhưng hình như Trần huynh đệ chẳng coi Tạ Phương Bình này vào đâu.
Mỹ Thiên Cơ đứng lên, Tích Nhân vẫn ngồi yên, tay nhẹ cầm ống đũa trên bàn, tức thời hàng chục chiếc đũa như những mũi tên rít gió bắn tới chín cô gái. Chúng hốt hoảng vung chưởng, vung giải lụa lên chống đỡ. Tửu quán tràn đầy áp lực, bàn ghế xô đổ thêm lần nữa. Khi những chiếc đũa rớt xuống nằm vung vãi trên mặt đất, Tạ Phương Bình biến hẳn sắc mặt, trên búi tóc của chín cô gái đều có một chiếc đũa xuyên qua như trâm cài. Việc Tạ Phương Bình và Tích Nhân ngầm trao đổi công lực Điểm thương song lão không biết được, nhưng nhận ra cây kiếm của Côn Luân lão nhân trên vai Tích Nhân, và thấy Phương Bình tỏ vẻ khác lạ, bọn nữ nhân Bạch liên giáo chưa khởi thế công, hai lão lúc gặp cường địch chủ trương lấy tĩnh chế động nên cũng không ra tay trước. Cả hai đang trong thế canh chừng nhau, lắng nghe đối đáp. Giờ đây thấy thủ pháp Tích Nhân, nhị lão vô cùng khâm phục. Nếu Tích Nhân muốn giết, chín cô gái đã khó lòng toàn mạng. Giết chín cao thủ trong một cái phất tay! Giang hồ hiện tại khó ai làm nổi.
Nhìn thủ pháp Tích Nhân, Tạ Phương Bình biết gặp phải cao nhân hãn hữu, có ra tay cũng chỉ chuốc bại, bà ta liền phóng người đi:
- Đã can thiệp vào công việc Bạch liên giáo sẽ có hậu quả như thế nào, hãy chờ đó mà xem.
Phương Bình phóng đi, chín cô gái cũng vội vã phóng theo, chúng đều dùng khinh công vượt qua lan can, đạp cây cỏ xuống bờ sông và phi thân lên thuyền. Hai chiếc neo bị chặt đứt, chiếc thuyền lại trôi nhanh về hướng hạ lưu, giây lát biến mất trong sương chiều đang che phủ trường giang.
Điểm Thương nhị lão trông theo bọn nữ nhân Bạch Liên giáo ra đi, rồi quay lại, tạ ân:
- Đa tạ thiếu hiệp tương trợ.
Tích Nhân đứng lên cung tay:
- Đã là người giang hồ, đó cũng là nhiệm vụ của vãn bối. Có thể xin mời hai tiền bối vài chén rượu.
- Anh hùng xuất tự thiếu niên, được quen biết thiếu hiệp thật hân hạnh.
Lý Khả Dụng kéo ghế, Điểm thương song lão ngồi xuống, rót rượu uống ngay. Sau khi khà nhẹ một tiếng, đặt chén không xuống bàn, ông lão:
- Thiếu hiệp đúng là người anh hoa bất lộ nghe đồn trong truyền thuyết, lão phu đã có lắng nghe hơi thở của thiếu hiệp, nghĩ ngay chỉ là thứ công tử bột bày trò hoa dạng.. không ngờ.. võ công làm lão phải sáng mắt ra.
Người có râu quai nón:
- Hai anh em chúng tôi lăn lộn giang hồ lâu năm, đại giang nam bắc đều đi khắp.. võ công Côn luân lão nhân chưa hẳn đã hơn thiếu hiệp, chẳng hay..
- Vãn bối không phải là đệ tử Côn Luân, do tình cờ gặp Côn Luân tiền bối ở Lôi âm tự, người nhờ đem kiếm này trao lại cho chưởng môn Côn Luân.
- Cung hỷ thiếu hiệp, việc này đúng là kỳ sự võ lâm. Đây là Côn Luân lão nhân đã nhờ thiếu hiệp thay mặt ông ta chiếu cố cho Côn Luân. Thiếu hiệp có lẽ còn trẻ nên không biết, Côn luân lão nhân kiếm pháp thiên hạ vô song, nhưng trong hàng đệ tử không ai có thể lĩnh ngộ hết kiếm pháp của ông. Vì thế, hơn mười năm trước, Côn Luân lão nhân tuyên bố với đệ tử sau này ai giữ cây kiếm của ông ta, người đó là đại trưởng lão Côn Luân phái. Trong tình thế khó khăn sinh tử của phái này, đệ tử Côn Luân từ chưởng môn trở xuống phải nghe lời hành sự.
Tích Nhân bối rối:
- Ồ! Thật vậy hay sao? Nếu vậy.. vãn bối thật khó xử.
Ông lão:
- Đây là việc đáng mừng cho tiểu huynh đệ. Côn luân độc bá Tây Vực, danh rền Trung nguyên. Đệ tử hàng ngàn, được Côn Luân lão nhân truyền lại cây kiếm, danh vị của huynh đệ trong giang hồ thật to lớn vô cùng.
Tích Nhân:
- Tại hạ không ngờ gặp nhau một lần..lão nhân đã tin tưởng đến như vậy. Nếu biết tại hạ đã không dám nhận lãnh.
- Địa tạng là thánh tăng đời nay, là bạn thân của Côn Luân lão nhân thuộc hàng địa tiên, cặp mắt của hai người không thể nhìn lầm huynh đệ. Anh em lão phu chứng kiến võ công tiểu huynh đệ, lòng rất kính phục muốn được kết bạn vong niên, nhưng bây giờ sợ mình mạo muội với cao.
- Điểm Thương danh rền Tây nam, vãn bối chưa được biết nhiều, nhưng nếu được hai tiền bối để vào mắt, cũng thật vô cùng vinh hạnh. Giang hồ nhất ngôn cửu đỉnh, Tích Nhân xin kính hai tiền bối là hai nghĩa huynh của mình.
Điểm Thương song lão hớn hở, người có râu quai nón rót rượu:
- Chúng ta nâng ly, kết tình huynh đệ, có phước cùng hưởng, có họa cùng chia.
Ba người cụng ly, sau khi cạn, ông lão:
- Tiểu huynh họ Hứa tên Hoành, Tứ đệ họ Nhạc tên Bình. Đều là sư thúc của Điểm Thương chưởng môn hiện nay. Sư ca và tam đệ của hai chúng tôi không may mất sớm, nên giang hồ gọi chúng ta là Điểm Thương song lão, hay Điểm thương song kiếm.
- Tiểu đệ có tên là Tích Nhân, võ công thủ đắc do nhiều kỳ duyên, không có sư môn chính thức. Vinh hạnh được kết tình huynh đệ cùng hai lão ca.
Tích Nhân lại rót rượu mời, và nói:
- Tiểu đệ hiện có việc gấp nên đáng tiếc không thể cùng hai lão ca đàm đạo lâu dài. Khi nào ghé qua Điểm Thương sẽ bái kiến hai lão ca trở lại.
Nhạc Bình:
- Lão thần thâu là bạn tri kỷ của hai anh em lão ca. Ông ta họ Tư Mã tên Kình Thiên, khinh công Bôn mã hành không đã đến mức tuyệt đỉnh, đánh cắp tài tình, nhưng chỉ làm cho bọn hắc đạo và bọn quan quyền, phú hộ tham tàn điên đầu mà thôi. Lão đang bị Bạch liên giáo truy tầm thì dữ nhiều lành ít. Hai ta cũng phải gấp đi tìm lão.
- Hai lão ca cẩn trọng. Tiểu đệ chưa biết nhiều về Bạch Liên giáo, nhưng xem ra chúng có thế lực rất lớn.
Hứa Hoành thở dài:
- Hai ta cũng chưa từng đụng độ, không ngờ mấy con a hoàn cũng đã là cao thủ nhất lưu. Nếu không có hiền đệ, hai ta trị chín con nhỏ đó thật không xuể nổi.
Tích Nhân:
- Mụ Mỹ thiên cơ võ công cũng không tầm thường.
Nhạc Bình thở dài:
- Hai ta không phải là đối thủ của mụ. Bạch Liên giáo ngoài giáo chủ chưa ai biết mặt mày, dưới trướng có tứ thần, tứ thánh, tứ cơ rồi mới tới cấp đàn chủ, hương chủ.. Công việc giang hồ hầu hết do bọn tứ cơ thực hiện. Tứ cơ có thiên cơ, địa cơ, nhân cơ, và ma cơ, chúng ngoài nữ sắc, mê công, thiên biến vạn hóa, còn có võ công rất quỷ mị. Nghe nói thiên cơ làm chị trong tứ cơ, nhưng võ công, tài ma mỵ lại không bằng nhân cơ và ma cơ. Hiền đệ nên cẩn thận.
Hứa Hoành lo âu:
- Thiên cơ đã có võ công như vậy, thì bọn Tứ Thần, Tứ Thánh hẳn càng cao siêu vô cùng. Cuộc đụng độ hôm nay, và việc làm của lão thần thâu có thể làm cho Điểm thương chúng ta bị ảnh hưởng, dù hai ta đi tìm lão thần thâu thì cũng phải thông báo cho sư điệt chưởng môn biết để đề phòng.
Tích Nhân đứng lên tạ từ:
- Tiểu đệ có việc gấp phải đi với Lý đại ca. Xin gặp lại.
Điểm Thương song lão đứng lên:
- Mong sớm gặp lại hiền đệ.
Tích Nhân lấy một thỏi vàng để lên bàn, nhưng Lý Khả Dụng lấy đưa lại:
- Tổn thất ở đây Lý mỗ sẽ lo lắng, thiếu hiệp không phải quan tâm.
Tích Nhân và Lý Khả Dụng ra ngoài tửu quán, đi một lúc có hai con ngựa đã cột bên vệ đường, ông ta mời Tích Nhân lên ngựa rồi ra roi đi trước. Trùng Khánh là đất của sương mù, dù mùa trăng cũng làm cho đường rừng tối tăm, nhưng cặp ngựa có lẽ đã được huấn luyện kỹ nên phi như bay. Đến một bờ suối vắng, dừng ngựa cho chúng uống nước, Khả Dụng quỳ gối:
- Thuộc hạ xin tham kiến bang chủ.
Tích Nhân dùng chân khí nâng ông ta lên:
- Vãn bối được sự ủy thác của Đại Tỷ, nhưng cũng không dám nghĩ đến việc làm bang chủ Phượng hoàng bang, mong Lý đại thúc không phải đa lễ.
Khả Dụng:
- Phượng hoàng bang phải có một bang chủ như thiếu hiệp mới có thể ngóc đầu lên được, không thì anh em chúng tôi cứ phải trốn chui trốn nhủi, ch.ết già ở xó rừng.
Ông ta cảm khái:
- Đa số phân đường chủ, đàn chủ của Tô đường đều là đệ tử của Tô sư phụ, chúng tôi đều là thúc thúc của Kiều Minh. Sỡ dĩ việc nó chấp chưởng Tô đường không ai dị nghị một phần là do nhớ công ơn Tô sư phụ, thương tiếc cha mẹ nó.. một phần có lẽ không ai dám ra nhận trọng trách vì lo sợ kẻ thù hãm hại, và cũng ngại có thể gây tranh chấp anh em trong nội bộ. Nhận thư Kiều Minh anh em đã hội về đây, nhưng trong lòng chúng tôi, Khả Dụng này cũng rất phân vân. Bây giờ tuyệt đối tin tưởng Kiều Minh và tha thiết mong bang chủ vì chúng tôi mà đảm nhận trọng trách.
- Trần đại tỷ có công ơn rất lớn với tại hạ, làm sao cho bang chúng Phượng hoàng bang được an toàn, không bị người ức hϊế͙p͙ là mong muốn của tại hạ. Tại hạ lại làm thất lạc lệnh bài, cũng không muốn mang tiếng dị nghị của anh em, nên cũng chỉ mong truyền lại võ công của đại tỷ cho mọi người, rồi các đại đường hợp bàn bầu chọn người làm bang chủ mà thôi.
- Nếu như vậy thiếu hiệp chẳng những không giúp Phượng hoàng bang, mà còn làm cho nội bộ tranh chấp, phân khai và bị kẻ thù tiêu diệt dễ hơn.
- Lý đàn chủ có thể quá lời. Chúng ta đến nơi hợp rồi sẽ tính.
Khả Dụng lên ngựa, hai người rủi dong cho đến khuya tới một con đường ven núi, dựa sông, Khả Dụng dừng ngựa nhiều lần nói mật hiệu rồi đến một gia trang, nằm sâu trong khu vườn rất rộng. Lý Khả Dụng dừng ngựa, hô lớn mật hiệu lần nữa, có người mở cửa, chào mừng:
- Lý đàn chủ, mời đưa thiếu hiệp vào.
Có lẽ có dụng tâm, nên Khả Dụng lớn tiếng:
- Xin kính mời bang chủ.
Có lẽ các bức vách gỗ đã được che kín bằng giấy bồi, ánh sáng không lọt ra ngoài, Tích Nhân vào trong thấy đèn thắp sáng choang, mà bên ngoài vẫn tối âm u. Trong sảnh có trên ba chục người. Tích Nhân bước vào cung tay chào:
- Tích Nhân xin chào chư vị.
Mọi người cung tay chào lại, nhưng không ai lên tiếng. Bốn người đàn ông đang ngồi bên nhau phía trong cùng tiến lại Tích Nhân, Họ cùng khoảng năm sáu chục tuổi, người đi giữa dáng khắc khổ phong trần để râu dài, ba người khác lại phốp pháp dáng vẻ thương buôn, phú hộ. Người khắc khổ chấp tay chào:
- Mã Nhất Phi của Mã đường xin chào thiếu hiệp.
Để thử công lực của Tích Nhân, Nhất Phi đã nhân cái xá tung ra một luồng ám kình, nếu là người có công lực tầm thường, thế nào cũng bị đẩy lùi ra sau khá xa. Từ luồng lực đạo, Tích Nhân nghĩ ông ta đã luyện hoàn tất tầng thứ tám Lục dương thần công và tu vi hỏa hầu cũng được ba bốn chục năm. Ám kình của Nhất Phi đã không làm Tích Nhân phải nhích chân chút nào. Hai người khác lại cùng thi lễ:
- Trương Khiêm của Trương đại đường, Bành Hạc của Bành đại đường xin chào.
Hai người này cũng như Nhất Phi cùng tung ra hai đạo ám kình, Tích Nhân cũng chỉ hít nhẹ một hơi chân khí, tươi cười:
- Xin chào tam vị nguyên soái.
Tích Nhân cung tay chào lại, cả ba cùng ngầm vận công chống đỡ, nhưng không thấy chút áp lực nào cả.
Mã Nhất Phi con người có vẻ khắc khổ, được Kiều Minh cho biết là người có võ công cao nhất của Phượng hoàng bang, thì nội công cũng không thể bì với Hồng Lan, Phi Yến, thua xa tứ cơ của Bạch liên giáo làm cho Tích Nhân có chút thất vọng và nghĩ muốn giúp họ không phải là chuyện dễ, hay một sớm một chiều.
Phượng hoàng bang cần một bang chủ tài ba mới có thể dám lộ diện, nhưng bốn lộ Tô, Trương, Bành, Mã ngấm ngầm không ai chịu nhường ai. Dù có liên lạc, hỗ trợ nhau, nhưng họ cũng không muốn ai trở thành bang chủ. Nghe Kiều Minh cho biết đã gặp nghĩa đệ của Trần Kỳ Anh, võ công rất cao cường. Theo lời kêu gọi của nàng họ lặn lội tìm tới, nhưng trong lòng đã tính cho dù Tích Nhân võ công có cao đến đâu, họ cũng không thể vô bằng vô chứng tôn một người xa lạ lên làm bang chủ của mình. Vì thế biết công lực của Tích Nhân cao thâm khó lường, Mã Nhất Phi vẫn lạnh nhạt:
- Mời thiếu hiệp vào uống trà, và cho chúng tôi biết về tung tích của Trần bang chủ. Chúng tôi đến đây là vì việc quan trọng này.
Tích Nhân theo bốn người lãnh đạo bốn đại đường vào chỗ ngồi. Nhậm Thiên Thừa, phó nguyên soái Tô đường đứng lên:
- Tô nguyên soái có lệnh cho tại hạ thay mặt người hôm nay, và cuộc hợp do Tô đại đường đảm trách, nên lão phu thay mặt mọi người mời Trần thiếu hiệp cho biết tung tích của Trần bang chủ.
Tích Nhân dĩ nhiên phải dấu bớt nhiều vấn đề, không nói những chuyện Trần Kỳ Anh định lợi dụng mình nên mới đem về thạch động, cũng như tình nghĩa kỳ lạ giữa họ, chỉ nói rằng nàng bị tẩu hỏa do xúc động trước cái ch.ết của Phó Đồng, sau đó vì trả thù đã bị trúng độc chưởng của Tần giáo chủ Ngũ độc giáo, trong khi đi tìm thuốc chữa ở Đại Việt đã cứu mình và truyền võ nghệ.
Trương Khiêm chất vấn:
- Võ công của Trần thiếu hiệp hình như không phải của Phượng hoàng bang.
Tích Nhân:
- Tại hạ gặp nhiều kỳ duyên nên võ công của Phượng hoàng bang chỉ trở thành một trong những công phu của tại hạ.
- Trần bang chủ là người thành lập, cả đời lo lắng cho Phượng hoàng bang, nhưng khi ủy thác lệnh bài cho thiếu hiệp, thiếu hiệp đã chẳng những không bôn ba cầm lệnh bài đi tiếp xúc bang chúng, lại để mất, thì chúng tôi làm sao tin tưởng ở thiếu hiệp là người được Trần bang chủ chỉ định thừa kế ngôi vị? Bành Hạc tiếp lời.
Tích Nhân mỉm cười:
- Người giang hồ cũng nhiều khi khó tự chủ, thường gặp nhiều việc bất ngờ. Không thể làm những gì mình muốn làm ngay. Tại hạ gặp Tô đại đường chủ cũng là việc tình cờ. Nghĩ đến di chúc của Trần đại tỷ muốn giúp đỡ Phượng hoàng bang nên làm theo lời của Tô đại đường chủ tiếp xúc quí vị, thật lòng cũng chẳng muốn làm bang chủ chút nào. Các vị thấy khó chấp nhận vì không có lệnh bài, thì việc này không cần phải đề cập đến.
- Kho tàng, võ công bí lục của Phượng hoàng bang hiện nay ở đâu, thiếu hiệp có thể cho biết hay đưa chúng tôi tới đó kiểm nghiệm? Mã Nhất Phi hỏi.
Tích Nhân bực bội:
- Trần đại tỷ là bang chủ, không phải đích thân để giữ gìn tài bảo. Bí lục và danh sách bang chúng đại tỷ có giao cho tại hạ và sẽ chuyển giao cho bang chủ chứ không phải giao cho một đại đường nào.
Trong sảnh đang im lặng, nhiều tiếng xầm xì nổi lên.
Lý Khả Dụng tức giận:
- Trần công tử võ công siêu thần nhập thánh, đã được Trần cố bang chủ ủy thác, dù lệnh bài thất lạc, nhưng chúng ta không thể không coi người là bang chủ của mình. Anh em Tô đại đường nhất quyết tuân theo quyết định của Tô nguyên soái.
Nhậm Thiên Thừa khoát tay:
- Tô đường nhất quyết một lòng, anh em một khối, nhưng chúng ta cũng phải lắng nghe ý kiến của ba đại đường khác, nếu không đang trong cảnh trốn tránh, chúng ta lại chia rẽ lẫn nhau.
Tích Nhân một phần không muốn làm bang chủ, một phần thấy thuyết phục có thể làm cho những nghi ngờ về thiện chí của mình thêm, nên cười, tiếng cười dụng chút nội lực làm cho mọi người im lặng:
- Võ học trấn bang của Phượng hoàng bang, nội công tâm pháp có Lục dương thần công, kiếm pháp có Phượng hoàng kiếm pháp, bỗng pháp có Phượng hoàng bỗng pháp dựa theo đả cẫu bỗng của Cái bang mà chế biến, quyền trảo dựa theo La hán thần quyền và Long hổ trảo của Thiếu Lâm, ngoài ra có mê tung bộ và khinh công Vân long tam hiện. Mê tung bộ xưa nay Đại tỷ chưa truyền cho ai, kiếm pháp, từ cấp đại đường trở xuống đều dấu lại một hai chiêu tuyệt kỹ nên chưa ai học được toàn bộ võ công của Phượng hoàng bang ngoài bang chủ và Phó Tổng quản. Do bang chủ mất tích lâu năm, do Phượng hoàng bang phải ẩn náu, võ công của các cấp đã không được tăng tiến, so với kẻ thù là Di lặc hội, Bạch liên giáo đều thua xa. Việc ai làm bang chủ Phượng hoàng bang sau này sẽ tính. Tại hạ không tha thiết việc này. Vì công ơn cũng như di chí muốn bang chúng Phượng hoàng bang được an toàn của Trần đại tỷ, hôm nay tại hạ tạm truyền lại toàn bộ chiêu thức Phượng hoàng kiếm pháp, mê tung bộ cho tất cả quý vị. Lục dương thần công cũng truyền hết chín tầng cho tất cả mọi người, hãy cố gắng ghi nhớ và tập luyện để sinh tồn trước, còn việc bang chủ, kho đụn sẽ tính sau. Người ch.ết không thể giữ hay xử dụng kho tàng.
Tiếng nói bình hòa, nhưng rót vào tai mọi người làm họ im lặng lắng nghe. Tiếng Tích Nhân đều đặn:
- Trong các vị, người kém nhất cũng đã luyện tới tầng thứ năm Lục dương công. Các vị có thể ghi chép hay ghi nhớ khẩu quyết từ tầng thứ sáu trở đi.
Tiếng ồn ào vang lên, nhưng Tích Nhân liền đọc.. ai nấy trong sảnh đường lại im phăng phắc. Tích Nhân chậm rãi đọc qua ba lần, rồi rút kiếm:
- Đây là những chiêu thức của Phượng hoàng kiếm pháp, tất cả hãy xem và ghi nhớ chiêu thức, cũng như khẩu quyết:
Tích Nhân vừa biễu diễn, vừa đọc và giải thích khẩu quyết qua ba lần, rồi lại biểu diễn mê tung bộ pháp. Khi qua ba lần, Tích nhân dứt tiếng họ nghe cánh cửa sảnh đường mở ra, ánh dương quang tràn vào phòng, không còn thấy Tích Nhân đâu nữa. Lý Khả Dụng chạy ra réo gọi:
- Trần thiếu hiệp hãy chờ đợi, Sơn thành đàn tuân lệnh Tô nguyên soái đã chuẩn bị thuyền cho thiếu hiệp.
Chung quanh quạnh quẽ, gió thổi cỏ cây, Tích Nhân không biết đã đi về hướng nào. Khả Dụng bức tai, bức tóc:
- Một kỳ nhân như vậy, bọn Thiên cơ của Bạch liên giáo chỉ một cái vung tay thì cúp đuôi bỏ chạy, Côn Luân lão nhân cũng đã chọn làm đại trưởng lão cho Côn Luân phái, còn chúng ta, những người bị coi như trốn chui như chuột lại làm cho ông ta phải bỏ đi.
Một số đường chủ, đàn chủ của Tô Đường bâu lại, Lý Khả Dụng thuật lại những việc mắt thấy tai nghe cho họ nghe. Nhiều người tỏ ra tiếc ngẩn ngơ, còn số người của Trương đường, Mã đường và Bạch đường lại im lặng theo dòng suy nghĩ, tính toán của họ, sau đó rời khỏi sơn trang.
Theo chương trình, Kiều Minh cho biết sẽ chuẩn bị một chiếc thuyền cho Tích Nhân xuôi Trường giang, nhưng Tích Nhân thấy không khí không mấy thân thiện, có vẻ hạch hỏi trong buổi gặp mặt với Phượng hoàng bang nên bỏ đi sớm. Khi đi với Lý Khả Dụng dùng ngựa, thời gian từ bến thuyền đến sơn trang mất khá lâu. Lúc trở lại, Tích nhân dùng khinh công thượng thừa chỉ tốn gần hai giờ. Trở lại bến thuyền, Tích Nhân vào một quán nhỏ nhưng sạch sẽ kêu cơm nước, hỏi thăm chỗ thuê thuyền. Buổi sáng còn vắng khách, chủ quán rộng thì giờ giải thích:
- Từ đây xuôi xuống phải qua vùng Tam giáp hàng trăm dặm nước chảy xiết như thác, rất nguy hiểm, nếu dụng vào đá ngầm thì tan nát nên rất ít người mạo hiểm, khi thuyền ngược dòng phải kéo từng đoạn khó nhọc vô cùng nên cũng không ai làm nghề đưa khách đi rồi đem thuyền trở về. Khách quan muốn đi phải mua thuyền và mướn thuyền phu. Đến nơi, thuyền phu theo thương thuyền và dùng đường bộ trở về thì mới được.
Thấy quá khó khăn, Tích Nhân nghĩ mình theo bờ sông dùng khinh công mà đi còn tiện lợi hơn, không hỏi han nữa. Ăn uống xong, định trả tiền, thì có hai người khách bước vào. Đó là một thư sinh, ra vẻ công tử phú gia, nếu không có đôi lông mày quá rậm, trên má có một bớt đen quá lớn, thì đúng là một mỹ mạo nan tử. Ông già có lẽ là quản gia, ăn mặc sạch sẽ nhưng theo kiểu nô bộc.
Ông già:
- Chúng ta phải lên thuyền xuống Bạch đế thành ngay, nhà ngươi cho cơm nước mau lên.
Chủ quán nhanh nhẩu:
- Có ngay, có ngay! không phải để quí khách chờ đợi lâu.
Chủ quán chui vào nhà sau, Tích Nhân đành phải chờ. Quán nhỏ, khách ngồi gần nhau, thư sinh làm quen:
- Huynh đài hẳn cũng khách phương xa tới?
- Vâng, tại hạ không phải là người địa phương.
Chủ quán bước ra lại nói hớt:
- Khách quan này đang hỏi thuê thuyền đi xuống kinh đô, nhưng ở đây làm gì có thuyền để mướn.
Thư sinh sốt sắng:
- Tại hạ từ Thành đô xuống, muốn xuôi trường giang ngắm cảnh. Thuyền rộng, các hạ có thể tháp tùng.
Chủ quán vốn mau miệng nhiều lời, xen vào:
- Khách quan thật may mắn. Đi trên sông nước có người trò chuyện cũng đỡ buồn. Có ngại thì chia xẻ chút tiền bạc, hai bên cùng lợi.
Thư sinh:
- Tại hạ họ Hàn tên Tuân, tên chữ là Trí Nhân xin thân phụ cho du lịch chuyến này, một là ngắm cảnh trường giang, sau đến kinh đô để mấy năm đèn sách của mình có thể so sánh với người hay không. Dù là kẻ viết chữ đề thơ, nhưng tại hạ cũng rất ngưỡng mộ các bậc du hiệp, kiếm sĩ. Mong huynh đài không ngại.
Tích Nhân thấy thanh niên khẩn thiết, và mình cũng cần đi gấp nên đồng ý:
- Vậy thì phiền Hàn huynh cho quá giang và cũng xin để tại hạ chia xẻ một phần chi phí.
Hàn Tuân khoát tay:
- Tứ hải giai huynh đệ, huynh đài quan tâm chi việc này. Có người đồng hành tiểu đệ vui mừng khôn xiết. Chẳng hay huynh đài là..?
Tích Nhân giới thiệu:
- Tại hạ họ Trần tên Tích Nhân.
Thanh niên vỗ tay:
- Thật là xảo hợp, tên chữ tại hạ là Trí Nhân, phụ thân đặt cho tên chữ này có hàm ý nhắc nhở tại hạ lấy sở học hành thiện, còn huynh đài thì tích nhân tích đức. Gặp gỡ chúng ta tuy tình cờ nhưng cũng thật hữu duyên. Văn võ khác nhau, cuộc sống hai ta đều cùng mục đích.
Tích Nhân lần lần thấy có cảm tình với thanh niên, cũng vui vẻ:
- Hân hạnh lắm mới gặp một văn nhân cởi mở như Hàn huynh. Tại hạ vốn người Nam cương, cũng muốn du ngoạn Trung nguyên mà tới đây, nghe nói dọc trường giang, không biết bao nhiêu cảnh đẹp, những nơi chốn của thi nhân mặc khách. Được đi thuyền với Hàn huynh hẳn được nghe nhiều điều bổ ích.
Thanh niên gõ bàn ngâm nga:
Phong cấp thiên cao viên tiêu ai
Chử thanh sa bạch điểu phi hồi
Vô biên lạc mộc tiêu tiêu hạ
Bất tận trường giang cổn cổn lai
(Trời cao gió mạnh vượn buồn
Kìa nơi cồn cát hải âu bay về
Rừng cây rơi rụng lá vàng
Trường giang cuồn cuộn không ngừng nước trôi)
...
Tích Nhân lúc nhỏ bị bệnh không thể luyện võ công, vì thế mẫu thân lại dạy cho thơ văn, dù chỉ đèn sách vài năm nên biết đây là bài thơ của Đỗ Phủ làm lúc ông sống ở Quỳ Châu, góp lời:
- Đỗ Thiếu Lăng năm xưa, nếu được hoạn lộ như ý đã không có bài thơ buồn bất hủ này. Lý Trích Tiên, Đỗ Thiếu Lăng, Tô Đông Pha.. những thiên tài của thi văn lại là những người bất đắc chí. Hàn huynh nếu đường hoạn lộ không thênh thang, theo gương người xưa thì cũng không uổng sống một đời.
Hàn Tuân như reo lên:
- Trần huynh không phải là một kiếm sĩ tầm thường! Huynh không phải xa xôi khuyên bảo. Từ nhỏ tại hạ đã say mê thơ Lý Bạch, Đỗ Phủ và Tô Thức. Có người đã nói tiểu đệ sau này không thể nào trở thành quan lớn, nhưng tại hạ xem công danh như phù vân. Chuyến đi này của tại hạ không phải như Lý Bạch từ giã Khuông Sơn, Tô Đông Pha rời Loan Thành, mà chỉ muốn hải hồ thưởng lãm.
- Thì ra Hàn huynh đã có chí bình sanh.
Hàn Tuân bảo lão bộc:
- Bốc lão xem chúng mua sắm đủ chưa, hãy mua thêm nhiều rượu. Ta đã gặp bạn tri kỷ.
Và nói với Tích Nhân:
- Chúng ta ngồi đây thật uổng phí, hai ta xuống thuyền uống rượu ngâm thơ không thích chí hơn sao?
Ông lão móc tiền ra trả cho chủ quán, ba chân chạy đi. Hàn Tuân đưa Tích Nhân xuống thuyền. Chiếc thuyền của Hàn Tuân rất lớn, trông rất chắc chắn. Lầu thuyền to cao như căn nhà nhỏ. Thuyền đã được cột chặt vào cột gỗ của bến thuyền, và có cầu thang nên Hàn Tuân có thể bước lên dễ dàng. Hơi thở không sâu đậm của gã cho Tích Nhân tin tưởng gã không phải là người giang hồ, nhưng cơn gió vô tình làm Tích Nhân hơi cau mày. Tích Nhân thân thiện với Hàn Tuân nhưng cũng đã để ý và biết người lão bộc là một cao thủ. Những nhà phú hộ, thường mướn cao thủ hộ vệ cho mình, nhưng người nô bộc của Hàn Tuân xem ra không phải là người có thể làm nô bộc.
Tích Nhân lên thuyền, trên thuyền ngoài hai người thuyền phu, còn có một a hoàn mười sáu, mười bảy. Hàn Tuân sai a hoàn chuẩn bị rượu và thức nhấm, còn mình tự tay nhấc ghế mời Tích Nhân ngồi. Với sự đon đả của Hàn Tuân, Tích Nhân và gã ngồi xoay mặt ra trường giang. A hoàn mang rượu ra, bình và ly đều bằng ngọc. Hàn Tuân rót rượu, rượu có màu hổ phách, mùi rất thơm. Hàn Tuân ngâm nga:
Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi
Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi
Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi!
Ngâm xong Hàn Tuân cười nhẹ:
- Rượu tại hạ mời nhân huynh đúng là Bồ Đào của Tây Vức, và ly cũng là dạ quang, chỉ không có tiếng tỳ bà, và hai ta cũng không phải là kẻ ra chiến trường.
Tích Nhân nâng ly rượu uống cạn, ra chiều cảm khái:
- Người quân nhân ra chiến trường biết mình ra chiến trường còn kẻ giang hồ như tại hạ, lúc nào cũng là chiến trường. Ăn uống đôi khi cũng là chiến trường!
Hàn Tuân vẻ ngạc nhiên hỏi:
- Đời sống giang hồ nguy hiểm như vậy hay sao? May mắn tại hạ không phải là người giang hồ. Đã biết giang hồ nguy hiểm trùng trùng. Sao Trần huynh lại chọn kiếp sống giang hồ?
- Đời sống của mỗi con người hình như không phải tự mình có thể chọn lựa. Có kẻ muốn sống một đời nhàn nhã vọng nguyệt ngâm thơ, nhưng cả đời phải bôn ba. Con người sinh ra tự nó đã có những ân oán, và có trách nhiệm của mình. Vì trách nhiệm đôi khi mình phải làm những điều không mấy vui, nhưng không thể khác hơn.
Tích Nhân cũng ngâm nga:
Kim tôn thanh tửu đẩu thập thiên
Ngọc bàn trân tu trị vạn tiền
Đinh bôi đầu trứ bất năng thực
Bạt kiếm tứ cố tâm mang nhiên..
( Chén bạc rượu trong mười ngàn đẩu
Giá tiền muôn mâm báu vị ngon
Bỏ chén đũa, dạ bồn chồn
Rút gươm ngó khắp, nỗi buồn mênh mông..)
Hàn Tuân cũng ngâm theo:
....
Hành lộ nan, hành lộ nan..
Đa kỳ lộ, kim an tại
Trường phong phá lãng hội hữu thì
Trực quải vân phàm tế thương hải..
(đường đi khó, đường đi rất khó
Lối rẽ quanh đâu đó bây giờ
Gió to sóng vỗ nào ngờ
Buồm mây kéo thẳng ra bờ biển xanh)
Hàn Tuân ngâm xong, thở dài:
- Đời người thăng trầm, qua bao khó khăn, rồi tất cả rồi cũng chỉ đi vào cõi mênh mông !
Nhưng thở dài xong, thì Hàn Tuân lại cười lớn:
- Tại hạ đang muốn trở thành nhà thơ lớn, còn Trần huynh mang kiếm ra giang hồ hẳn cũng muốn có sự nghiệp huy hoàng, sao chúng ta lại chỉ ngâm nga những bài thơ buồn thảm? Có phải là quái lạ?
Tích Nhân cười:
- Hàn huynh có mộng lớn, nhưng tại hạ thì không, mang kiếm ra giang hồ chỉ vì bổn phận.
Họ nói chuyện tới đây thì lão nô trở về với hai cô a hoàn và hai người đàn ông lực lưỡng. Hai gã đàn ông vai mang tay xách. Bước chân cố dấu, nhưng không qua khỏi tai Tích Nhân chúng có võ công rất cao. Hai con a hoàn cũng tay khệ nệ, nhưng bước chân lên cầu thang, nghe rất nhẹ nhàng. Bọn chúng mang đồ đạc xuống hầm thuyền, lão nô bộc ra lệnh thuyền phu:
- Các ngươi có thể nhổ neo.
Thuyền ra sông căng buồm, nước chảy băng băng, buồm bọc gió, con thuyền đi nhanh, tốc độ không khác ngựa phi.
Hàn Tuân là ai, Tích Nhân cũng rất khâm phục tài giả trang của gã, nếu gã không bước lên cầu thang trước và Tích Nhân tình cờ lúc gió thổi nhìn thấy một phần đôi chân cũng như phía sau của gã thì cũng phải yên trí gã là một thư sinh. Nếu tinh tế nhận ra những người chung quanh có võ công thì cũng phải nghĩ gã có lai lịch rất lớn, con một đại quan của triều đình, đại hào phú, trên đường du ngoạn phải bỏ tiền ra thuê cao thủ hộ vệ mà thôi. Hàn Tuân có phải là cao thủ? Tích Nhân nghĩ nếu là cao thủ thì nội công của gã cũng đến mức tối thượng, sinh sinh bất diệt như mình, không cần điều khí như mình. Dù trong lòng giới bị, nghi ngờ, nhưng Tích Nhân vẫn bình thản, coi như chẳng chú ý, cả hai ngồi thuyền chuyện vãn, Hàn Tuân luận cổ suy kim, ngâm thơ, vịnh phú Tích Nhân lại cảm thấy thích thú, những lời góp ý của Tích Nhân cũng làm cho Hàn Tuân vui vẻ và cảm thấy tương đắc vô cùng. Lúc chiều xuống, Hàn Tuân lại ngâm nga một bài thơ Đỗ Phủ:
Tích hữu giai nhân Công Tôn thị
Nhất vũ kiếm khí động tứ phương
Quan giả như sơn sắc từ tang
Thiên địa vị chi cửu đê ngang
Hoặc như Nghệ xạ cửu nhật lạc
Kiều như quần đế tham long tường
Lai như lôi đình thu chấn nộ
Bãi như giang hải ngưng thanh quang..
(có nghĩa: xưa có giai nhân họ Công Tôn, một khi múa kiếm bốn phương chấn động, người xem đông ai cũng kinh hoàng, trời đất như ngừng lại, sáng như Hậu Nghệ bắn rơi mặt trời, mạnh như thiên thần cởi rồng bay, bừng lên như sấm sét, ngừng lại như ánh sáng trên sông biển phẳng lặng)
Ngâm xong bài thơ, Hàn Tuân cảm khái:
- Kiếm pháp đến mức độ như Công Tôn đại nương hẳn thiên hạ vô song.
Và liếc nhìn nhìn cây kiếm trên vai Tích Nhân:
- Kiếm pháp của Trần huynh nhất định tuyệt đỉnh, khi múa kiếm cũng không khác gì Công Tôn Đại Nương năm xưa. Tại hạ có thể được mở rộng tầm mắt?
Tích Nhân vui vẻ:
- Hàn huynh đã yêu cầu tại hạ đâu dám không tuân, nhưng chúng ta đang ở trên thuyền, dĩ nhiên cũng rất trở ngại, cho dù kiếm pháp của tại hạ rất vụng về.
- À nhỉ! Nếu cây kiếm của Trần huynh múa lên phong vũ đổi màu, mạnh như sấm sét thì chiếc thuyền này khó chịu đựng nổi. Có thể hết đêm nay chúng ta đến Bạch đế thành, đây là nơi là tại hạ muốn ước ao đến viếng. Chẳng hay Trần huynh vui lòng để chúng ta đậu thuyến thăm viếng nơi này giây lát?
Đi nhờ thuyền, được tiếp đãi nồng hậu, chuyện vãn vui vẻ, nên Tích Nhân dù nôn nóng cũng không thể chối từ:
- Tại hạ cũng nhân tiện muốn mở rộng tầm hiểu biết.
Nhắc đến thành Bạch đế, dù một nơi rất nhỏ, nhưng nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa, vì đó là nơi Lưu Bị sau khi thất bại bởi Lục Tốn của Đông Ngô, trở về đau khổ bị bệnh mà thác. Trước khi thác đã ký thác con côi là Lưu Thiện cho Gia Cát Lượng, từ đó Gia Cát Lượng tận trung báo quốc, đến ch.ết vẫn còn xót xa nhiệm vụ chưa hoàn thành, đã trở thành câu chuyên lịch sử truyền tụng muôn đời. Hàn Tuân nói đến Bạch đế thành lại nói về chuyện thời Tam quốc, dĩ nhiên giai đoạn lịch sử này, Tích Nhân cũng nghe biết rất nhiều, và họ đôi khi phải vỗ tay tán thưởng nhau, vì ý nghĩ trùng hợp nhau. Hình như Hàn Tuân rất thích thú nói chuyệân với Tích Nhân, trời về đêm sương mù giăng khắp mặt sông, trong ánh đèn lờ mờ, không thể nhìn xa đồi núi chung quanh, trên thuyền ngoài hai thuyền phu, kẻ nghe gió điều chỉnh buồm, người bẻ lái, mọi người khác trên thuyền đã đi ngủ, Hàn Tuân và Tích Nhân vẫn nhâm nhi chén rượu, tiếp tục chuyện trò. Mãi đến khuya, Tích nhân nhắc nhở:
- Hàn huynh là người văn nhược, ngày mai còn muốn thăm Bạch đế thành, thức khuya e rằng sẽ mỏi mệt.
Bấy giờ Hàn Tuân hình như mới nhớ ra, cười nhẹ:
- Đa tạ Trần huynh nhắc nhở, người xưa gặp tri kỷ có thể bỏ ăn bỏ ngủ đàm luận nhiều ngày. Tại hạ gặp Trần huynh đã quên mất giờ đi ngủ của mình. Trong lúc bất ngờ không thể dọn một phòng nhỏ cho Trần huynh tạm nghỉ. Xin Trần huynh dùng tạm chiếc võng ở đây.
- Tại hạ là người giang hồ ăn ngủ bất thường, Hàn huynh không phải quan tâm.
- Nếu tại hạ biết người khách của mình vẫn ngồi trong bóng tối, đón sương một mình, tại hạ hẳn cũng khó lòng ngủ yên.
- Vậy tại hạ xin tuân lãnh, dùng chiếc võng của Hàn huynh nghỉ ngơi giây lát.
Hàn Tuân cáo từ vào trong, Tích Nhân lên chiếc võng do con a hoàn đã treo từ trước ngã lưng, thấy chiếc võng làm bằng thứ tơ rất mịn, nằm rất êm. Nhắm mắt Tích Nhân thầm nghĩ nếu Hàn Tuân trở thành bạn chí thân thì đúng là tri giao, còn nếu là người có võ công có thể có hơi thở bình thường như mình, dấu hình tích trong âm mưu, thì đúng là địch thủ phi thường. Hàn Tuân có phải là gái giả trai hay không? Từ giọng nói, từ cử chỉ không có điều gì có thể nghi ngờ là gái, chỉ vô tình nhìn thấy phía sau, và một khoảng cổ chân trắng ngần có thể khẳng định được không? Tích Nhân phân vân, nhưng rồi cũng chẳng thấy phải lo nghĩ làm gì, nhắm mắt và chìm ngay vào giấc ngủ.
Tích Nhân mở mắt thấy thuyền đã đậu trong một ngã ba sông, bên cạnh giòng nước trường giang đang chảy như thác, nơi thuyền đậu là chân một ngọn núi cao. A hoàn dâng khăn nước cho Tích Nhân rửa mặt, rồi bày ăn sáng lên bàn thì Hàn Tuân mở cửa phòng, tươi cười:
- Trần huynh ngủ ngon.
- Tại hạ ngủ mê cho đến khi thuyền bỏ neo cũng không hay.
- Mời Trần huynh dùng điểm tâm với tại hạ rồi chúng ta lên Bạch đế thành thắp cho Thục chủ nén hương tỏ lòng hoài vọng.
Điểm tâm chỉ là bánh bao nhân thịt và nước trà, nhưng Tích Nhân thấy bánh bao ngon vô cùng, chưa lần nào được ăn chiếc bánh bao ngon như vậy. Nước trà cũng rất đặc biệt, nuốt khỏi cổ cảm thấy ngọt ngào. Không tiếc lời khen ngợi. Ăn xong, Hàn Tuân có vẻ khó xử:
- Không nghĩ có hân hạnh được đi cùng thuyền với Trần huynh nên tại hạ không có người khiêng kiệu cho Trần huynh. Tại hạ thành thật xin lỗi.
Có lòng muốn thử xem, Hàn Tuân có phải là cao thủ hay không, Tích Nhân đề nghị:
- Võ học có môn khinh công, con người có thể phi thân lên núi cao, tại hạ muốn đưa Hàn huynh lên đó bằng khinh công của mình. Nếu Hàn huynh không ngại.
- Ồ! Nếu vậy tại hạ có thể tìm được cảm giác kỳ lạ chưa bao giờ biết.
- Thế thì hai ta có thể đi ngay.
Bước ra lầu thuyền, Tích Nhân nắm lấy cánh tay Hàn Tuân, phóng mình lên núi. Bàn tay Tích Nhân có ngay cảm giác cánh tay Hàn Tuân rất mềm mại, xương cánh tay nhỏ, xác định gã không thể là nam nhân, nhưng Hàn Tuân lại không có vẻ gì ngại việc tiếp xúc này. Tích Nhân đưa chân lực vào người Hàn Tuân lại cũng không thấy sự phản kháng nào của chân khí trong người gã. Tích Nhân dậm chân, cả hai như cánh chim bay vút lên sườn núi. Tới nơi, Tích Nhân hạ chân, Hàn Tuân nhắm chặt mắt, Tích Nhân rút chân khí, người gã xiêu xiêu đổ, Tích Nhân vội nắm lại cánh tay, trút chân khí trở lại rồi mới từ từ thu về. Hàn Tuân bấy giờ mới mở mắt:
- Tại hạ tưởng chứng như đằng vân giá vũ. Không dám mở mắt nhìn.
Và nhìn đôi chân mình:
- Tại hạ biết chân tại hạ cũng đã đạp lên đầu cây, ngọn cỏ.. Trần huynh có thể điều động đôi chân tại hạ thật không khác phép mầu. Võ công thật có năng lực phi thường.
Không phát hiện được chân lực của Hàn Tuân, Tích Nhân rất phân vân.
Bạch đế thành chỉ là ngôi thành nhỏ trên đỉnh núi, phong cảnh rất đẹp, nhưng những nơi như Vĩnh an cung, nơi Lưu Huyền Đức bỏ mình hiện không biết nơi nào. Hai người thả bộ tìm đến thăm Tiên chủ miếu, Tích Nhân cảm thấy cảnh buồn hiu quạnh quẽ nên buột miệng:
...
Thúy hoa tưởng tượng không sơn ngoại
Ngọc điện hư vô dã tự trung
Cổ miếu sam tùng sào thủy hạc
Tuế thời phục lạp tẩu thôn ông
...
( Non trơ cờ Thúy năm xưa vắng
Chùa lạnh, cung vàng dấu cũ phai
Chiêm diệc cây cao làm tổ rậm
Ông từ xóm nhỏ lễ đền ngài
...
Nhìn thấy cảnh hoang vắng, Hàn Tuân cũng xúc động:
- Đời người ! đời người! Có huy hoàng đến đâu rồi cũng chẳng còn gì.
Lão từ thắp hương cho hai người, Hàn Tuân cung kính quỳ lạy, Tích Nhân cũng làm theo. Ra ngoài, Hàn Tuân dâng nén bạc để ông từ lo hương khói, ông từ nhận bạc cảm tạ và nói:
- Nhị vị thiếu gia đã thăm đền tiên chủ, cũng nên đi thăm đền Trương tướng quân để xin ngài ban phước. Mấy trăm năm nay, Trương tướng quân thường hiển thánh.
Hàn Tuân:
- Đã đến đây thì rất muốn đi thưởng lãm các nơi, nhưng người bạn của tại hạ đang cần đi gấp.
Thấy Hàn Tuân muốn, Tích Nhân đành nói:
- Tại hạ đúng là muốn đi gấp, nhưng chậm trễ một vài ngày cũng không sao.
Hàn Tuân vui vẻ:
- Đa tạ Trần huynh.
Ông từ chỉ hướng, Hàn Tuân thấy phải đi ngược đường rất xa, phải qua sông lại bỏ ý định.
Ra sân miếu, trước sân có mấy gốc cây to, Hàn Tuân ngồi xuống:
- Chỉ đi một lúc tại hạ đã thấy mỏi chân.
- Hàn huynh cứ tự nhiên nghỉ ngơi.
Hàn Tuân bóp chân giây lát, rồi lại cảm khái:
- Mối tình huynh đệ của ba anh em Lưu, Quan, Trương làm lúc nào tại hạ cũng ngưỡng mộ. Tại hạ nghĩ Trần huynh cũng kính phục tình bạn phi thường của họ.
Tích Nhân gật đầu:
- Việc kết nghĩa vườn đào này, tại hạ nghĩ ai ai cũng kính chuộng. Đây là tấm gương thiên cổ.
- Tại hạ bèo mây lại gặp Trần huynh, tuy chúng ta văn võ khác nhau, có thể chí hướng khác nhau, nhưng nếu được cùng Trần huynh kết nghĩa kim bằng, thì tại hạ thật không có gì vui mừng bằng. Chẳng hay mong muốn của tại hạ quá cao xa?
- Tại hạ chỉ sợ mình là người võ biền thô lỗ không xứng đáng với Hàn huynh.
Hàn Tuân ngồi rột dậy:
- Đã ngưỡng mộ người xưa, sao hai ta lại mãi khách sáo? Tại hạ năm nay hai mươi lăm tuổi, chẳng hay có thể coi Trần huynh là đại ca? Chúng ta hãy nhờ anh linh Tiên chủ chứng giám việc kết nghĩa này.
- Vậy tiểu đệ phải gọi Hàn huynh là đại ca mới đúng.
Hàn Tuân nắm tay Tích Nhân vui mừng:
- Thấy dung mạo hiền đệ còn rất trẻ, nhưng nghe nói người đã luyện võ công thượng thừa dung mạo trẻ hơn nhiều so với tuổi tác, tiểu huynh cứ nghĩ hiền đệ cũng phải lớn tuổi hơn mình rất nhiều.
Kéo tay Tích Nhân, Hàn Tuân thúc giục:
- Chúng ta vào nhờ ông từ cho hoa quả lên bàn tiên chủ kết làm anh em, sống ch.ết có nhau.
Nhìn thấy chân tình của Hàn Tuân, Tích Nhân cũng cảm động ôm vai gã:
- Hàn huynh là vị nghĩa huynh xuất thân từ văn trường đầu tiên của đệ.
Hàn Tuân chợt dừng chân lại, có vẻ buồn:
- Hiền đệ là người bạn đầu tiên trong đời tiểu huynh, dù văn hay võ cũng là đầu tiên. Lâu nay, ta thật là người cô độc. Có nô bộc, có người sai bảo, có kẻ chán ghét mà không có bạn bè.
- Tiểu đệ thật là hân hạnh.
Hàn Tuân và Tích Nhân trở lại gặp ông từ, cho ông ta thêm đỉnh bạc nói lên ý định bái giao làm huynh đệ, ông ta chúc mừng:
- Hai công tử kết bái ở đây thật không nơi nào thích hợp bằng. Tình nghĩa hai vị sẽ được Tiên chủ phù hộ vĩnh quyết không phai, không khác tình vườn đào năm xưa. Suốt đời hai vị sẽ sống ch.ết bên nhau.
Ông Từ chạy đi lo hoa quả. Hàn