Chương 65: Bịt tai trộm trống

Đào Duy Ngã được Triệu Sĩ Mẫn chấp thuận chủ trì cuộc lễ truy hồn Triệu Sĩ Nguyên.


Lão lấy nhân nghĩa của Triệu Sĩ Mẫn đạt giấy mời thêm một số quần hùng còn lại, thành thử hầu như toàn thể võ lâm đã được thông tin, và lẽ tất nhiên là những người khó tính nhất cũng không thể khước từ tham dự, bởi có người trong họ Triệu đăng đàn chủ tế.


Và vì nhiều người ở xa, không thể đến kịp trong thời gian cấp bách, cuộc lễ phải dời ngày khai diễn đúng nửa tháng.
Những ai đến trước phải ở lại chờ, do đó Mịch La hết sức nhiệt náo với số quần hùng tụ hội.


Trong thời gian đó, Võ lâm nhất quái Cổ Kim Đồng đã chánh thức nhậm chức Phó lệnh chủ Vô Tình cung, và mọi công việc trên nguyên tắc đều do lão điều hành.
Nhưng bên trong Tào Duy Ngã âm thầm thực hiện kế hoạch của lão.
Cổ Kim Đồng không hề hay biết chi cả.


Đang lúc Tào Duy Ngã lợi dụng triệt để cái tánh cương trực của lão, thì lão lại cố gắng tìm tung tích Triệu Sĩ Nguyên, lão còn khuyến khích Triệu Sĩ Mẫn phải liên lạc với Triệu Sĩ Nguyên, để gọi chàng đến nơi kịp ngày hành lễ.


Nếu Triệu Sĩ Nguyên có mặt kịp thời thì cuộc lễ truy hồn sẽ biếnt hành đại hội liên quan, mừng chàng sống lại.


available on google playdownload on app store


Làm được việc đó, lão sở trở nên một sứ giả hòa bình, chính lão cởi mở hận thù giữa hai nhà, lão vừa tự hài lòng, mà cũng vừa mừng cho võ lâm thoát khỏi bị lôi cuốn vào vòng sát hại hãi hùng.
Lạ thay Triệu Sĩ Nguyên như cái bóng ma, chẳng ai hay biết chàng hạ lạc ở phương nào.


Cổ Kim Đồng vô cùng khẩn trương, càng khẩn trương càng tức bực, không nơi phát tiết niềm phẫn uất, lão đổ lên đầu Võ Lâm Tứ Khuyết.
Triệu Sĩ Nguyên đi đâu mà người của Cổ Kim Đồng sai phái đi khắp sông hồ lại tìm không gặp?
Không, chàng không thất tung như Cổ Kim Đồng đã tưởng.


Và hiện hại chàng liên lạc thường xuyên với Triệu Sĩ Mẫn. Chàng hiểu rõ Cổ Kim Đồng đang bị Vô Tình lệnh chủ Tào Duy Ngã mê hoặc, do đó chàng ẩn mặt không muốn tiếp xúc với lão vội.
Bất cứ cuộc lễ nào, nếu người ta có tiền là có thể tổ chức long trọng, càng có tiền thì càng long trọng.


Cho nên, cuộc lễ truy niệm Triệu Sĩ Nguyên do Tào Duy Ngã có long trọng thì chẳng có gì lạ.
Có lạ chăng là các vị chủ trì hai đàn pháp sự và phật sự. Các vị đó là những bậc đạo, đức trọng, vời được họ là một sự khó khăn, chẳng phải ai cũng làm được.


Vào lúc đó, nếu chẳng phải là vua là chúa thì trong dân gian, ngoài Tào Duy Ngã ra, chẳng một nhân vật nào thỉnh được những vị phật sống, tiên sống chấp chưởng đàn tràng.
Nơi hướng Đông, tại pháp đàn, cao tăng Thiếu Lâm chuyên lo Phật sự.


Nơi hướng Tây, các đạo trưởng Võ Đang phụ trách Pháp sự.
Thời gian ấn định cho cả Phật sự lẫn Pháp sự, là hai mươi mốt ngày.


Ngày kết thúc cuộc lễ, các cao thủ võ lâm cử hành cuộc tế, tất cả mọi người được mời tham dự phải cung tiến ba tuần rượu, tưởng niệm vong linh vị niên thiếu anh hùng từng nêu gương sáng khắp sông hồ.


Bên ngoài thì cuộc lễ xem như có cái quy mô đạo đức lắm, song bên trong lại là một cuộc đại hội quần hùng, định phân cao thấp giữa chánh và tà.
Máu sẽ rơi, thây sẽ ngã, để cuối cùng bao nhiêu người sống sót phải cúi đầu khuất phục trước quyền uy của một người.


Những người xu hướng Vô Tình lệnh chủ biết rõ sự việc sắp bày đã đành, mà hầu hết cao thủ trong cánh đối lập cũng thấy được mưu cơ của lão ta.
Chỉ riêng Cổ Kim Đồng thì như người nằm mộng, cứ đinh ninh Tào Duy Ngã có hảo ý rõ rệt đối với gia đình họ Triệu.


Phần chủ lễ được giao phó cho Bang chủ Cái Bang.
Trước một ngày cử hành hôn pháp sự, trong vùng phụ cận đàn tràng, bỗng nhiên có một số cao thủ võ lâm xuất hiện, họ thuộc từng lớp tuổi cổ bì trở lên.
Không ai biết họ từ đâu đến, và cũng chẳng ai hiểu lai lịch của họ.


Rồi ngày hành lễ lại đến, hằng ngàn người phân ra từng toán từng toán, phổ trí thần vị của Triệu Sĩ Nguyên lên đàn xong rồi, tất cả trở lại ba đài cao dựng trên đất rộng.


Hòa thượng và đạo sĩ hai bên đàn bắt đầu tụng kinh nơi trung ương đàn tràng, ngọn lửa thiêng bừng lên, sáng rực, những giàn liển, trướng, đều được nêu cao quanh ngọn lửa thiêng đó.
Tiếng chuông thứ nhất vang lên, các hòa thượng đạo sĩ đi vòng quanh ngọn lửa.


Tiếng chuông thứ hai tiếp nối, Tào Duy Ngã cùng một thiếu niên bước ra.
Các hòa thượng và đạo sĩ cùng phân thành hai đội đứng lại hai bên tả hữu.
Phần đông cao thủ đều nhận ra thiếu niên bên cạnh Tào Duy Ngã là Triệu Sĩ Mẫn, nhị công tử của lão Long Phụng lệnh chủ.


Triệu Sĩ Mẫn cầm lấy một bức giản, quăng vào ngọn lửa, lửa bốc bừng lên, thoáng mắt bức giản cháy thành tro.
Đến lượt Tào Duy Ngã cũng lấy một bức trong số giản và lụy, quăng vào lửa.


Cả hai thay phiên nhau, mỗi người một lượt, đốt cháy hết hằng trăm, hằng trăm bức giản, lụy, trương ra quanh ngọn lửa tại trung ương.
Tiếng chuông thứ ba vang lên.
Triệu Sĩ Mẫn suất lĩnh quần hùng tiến lên cao đài.
Đạo sĩ Võ Đang và hòa thượng Thiếu Lâm lại đi vòng vòng quanh ngọn lửa như trước.


Họ bước đi rất nhanh, họ đi như vậy đến lúc ngọn lửa hạ xuống hầu như tắt, họ cùng rập nhau hô to ba lượt:
- Thiếu lệnh chủ tinh thần bất tử!
- Thiếu lệnh chủ tinh thần bất tử!
- Thiếu lệnh chủ tinh thần bất tử!


Mọi người tại hội trường đều tiếc cho số phận của Triệu Sĩ Nguyên, tài cao chí lớn, song lại thọ yểu.
Trên đài cao trung ương, Tào Duy Ngã ngồi lại chánh vị, Triệu Sĩ Nguyên ngồi ghế thứ hai.
Ngoài xa xa một chút, có một hành ghế mười cao thủ hình dánh bất đồng chiếm trọn dãy ghế đó.


Điều đáng chú ý nhất là mười cao thủ đó gồm đủ nho, tăng, đạo tục, có cả người của Cái Bang.
Bên tả đàn là nơi dành tiếp đón tân khách của các môn các phái lớn.
Bên hữu đài dành cho các nhân vật trong Vô Cực phái.


Bỗng một lão nhân xuất hiện nơi cửa chánh của tòa cao đài.
Liền theo đó có người cao giọng giới thiệu là tân nhậm Phó lệnh chủ Vô Tình cung, họ Cổ tên Kim Đồng, ngoại hiệu là Võ lâm nhất quái.
Cổ Kim Đồng đảo mắt xuống phía dưới đài, nhiền quanh một vòng.


Biển người đang nhôn nhao bàn tán vụt im lặng.
Lão dỏng dạc thốt:
- Các vị hãy chú ý!
Âm thinh của lão vang lên sang sảng như chuông gióng.
Khi thấy mọi người lắng tai nghe, lão tiếp:


- Hiện tại, tại hạ xin giới thiệu với các vị mười trang hiệp sĩ, mười người này vốn là đệ tử Long Phụng lệnh chủ ngày trước.
Mười cao thủ ngồi nơi hàng ghế cùng đứng lên, bước tới.
Một tiếng soạt vang lên, do nhiều người cùng phát xuất một lượt.


Thì ra Vô Tình lệnh chủ Tào Duy Ngã vốn tuyển một người trong số đó để kế vị Long Phụng lệnh chủ.
Nhưng dù Triệu Sĩ Nguyên ch.ết rồi thì còn Triệu Sĩ Mẫn kia, ngôi vị Long Phụng lệnh chủ làm gì về tay những người đó?
Bất giác mọi người lại nhìn Triệu Sĩ Mẫn.
Cổ Kim Đồng tiếp:


- Người thứ nhất xuất thân từ Thiếu Lâm tự, pháp hiệu Phổ Độ đại sư.
Phổ Độ đại sư vòng tay hướng xuống dưới đài, vái chào hào kiệt bốn phương, miệng luôn luôn niệm phật hiệu.
Cổ Kim Đồng tiếp tục giới thiệu các vị kia:
- Người thứ hai là Thiên Nhất đạo trưởng phái Võ Đang.


- Người thứ ba là Triển Thanh Vân, phái Hoa Sơn.
- Người thứ tư là Trình Chí Cao, phái Chung Nam.
- Người thứ năm là Nhất giới đại sư phái Nga My.
- Người thứ sáu là Giang Nguyên phái Không Động.
- Người thứ bảy, là Nhất Hạc đạo trưởng, phái Thanh Thành.


- Người thứ tám, là Khưu Vĩnh Tuấn, thuộc Cái Bang.
- Người thứ chín, là Quách Nhạc Sơn.
- Người thứ mười là Tân Văng Long.
Cổ Kim Đồng giới thiệu đến người nào là người đó nghiên mình chào quần hùng bên dưới.


Bên dưới đàn, mọi người vỗ tay, tiếng vang chuyển động cả một góc trời.
Mười đại hiệp lại cúi đầu chào lượt nữa, rồi trở về chỗ, ngồi xuống.
Cổ Kim Đồng cao giọng:
- Bây g






Truyện liên quan