Chương 54 :Nông Nghiệp Những Năm 1650.

Tuy là nhưng năm này cực kỳ bấtt ổn nhưng riêng ông Lúy thì lại sống cực kỳ thoải mái.
Từ sau khi có tiền cái cũng bắt đầu mua lèo một lúc 70 mẫu ruộng tốt , thêm 2 con trâu nữa .Tính cả con nghé con mới đẻ cuối năm ngoái thì ông thầy đã có 5 con trâu rồi.


Thằng Sứt bây giờ còn thân với con nghé con hơn cả hắn , thằng này có thể một ngày không tắm nhưng nhất quyết phải con nghé phải tắm sạch sẽ, từ lúc con nghé sán vào cái thì tình cảm anh em của hai thằng lạnh nhạt thấy rõ , hắn đang tính ủ mưu bảo ông Lúy bán quách con nghé đi cho bõ ghét.


So với mấy địa chủ vài chục con trâu bò , hàng trăm mẫu đất khác thì ông Lúy chưa gọi là giàu có nhất làng , nhưng không thể phủ nhận răng ông Lúy cũng bước chân vào hàng ngũ tư bản địa chủ.


Sau khi thuê thêm 6 tá điền trông ruộng thì hàng ngày chỉ thỉnh thoảng đi thăm ruộng hoặc ở nhà dạy võ cho đám học trò, không thì nằm đọc sách uống nước chè , cuộc sống thảnh thơi sung sướng làm người khác ghen tị .


Nhưng cũng phải nói là ông Lúy là người cực kỳ tốt bụng , nên dù cả năm nay không đi đánh nhau lần nào nhưng dân làng vẫn cực nể.
Bỏi vì ông thầy vừa giàu lại cực kỳ hào phóng , đầu năm này chỉ càng giàu càng kiệt thì nhiều chứ , hào phóng ít thấy lắm .


Mỗi tá điền nhà ông Lúy đều được trả công gấp đôi so với những địa chủ khác .
Những tá điền khác chỉ mỗi ngày một bát cháo cám loãng rau dại cầm hơi thì tá điền nhà ông Lúy có thể ăn được 2 bát như thế.


available on google playdownload on app store


Đúng !! Làm tá điền cho nhà ông Lúy thì mỗi ngày có thể ăn được" tận" 2 bát cháo loãng cầm hơi !!
Đãi ngộ cao như thế làm mấy người khác đỏ hết cả mắt , tranh nhau muốn được làm công cho ông Lúy.


Nếu như lấy góc nhìn hiện đại mà xem thì ông Lúy có khi phải bị treo cổ mấy lần vì tội bóc lột sức lao động rồi .


Nhưng nhìn theo góc độ xã hội sau các trận chiến liên miên mấy chục năm lại thêm khủng hoảng kinh tế đương thời làm cả trăm ngàn người thất nghiệp thì ông Lúy lại đúng là người tốt hiếm có.


Tuy nhiều người thấy lạ rằng ông Lúy có tận 70 mẫu ruộng tốt ,đáng lí dư súc trả công thêm cho tá điền để họ bớt khổ ,


Thực ra ban đầu hắn cũng nghĩ như vậy , trước kia nhà hắn cũng làm ruộng , nhà 4 người nhưng chỉ làm 2 sào ruộng cũng đủ ăn một năm rồi , thậm chí còn thừa phải bán bớt đi.Trong khi 10 sào mới bằng 1 mẫu ruộng, ông Lúy có 70 mẫu thì đủ gạo cho 140 người ăn , sao phải đến nỗi chỉ có thể cho tá điền ăn cháo loãng như vậy .


Theo như số liệu của bộ nông nghiệp thì mỗi héc-ta năm 2018 cũng sản suất được gần 5 tấn lúa , mà mỗi người thời này ăn mỗi ngày chắc gì hết được 1kg gạo .
Nhưng đấy chỉ là cái suy nghĩ ngây thơ của hắn trước khi nhìn thấy cái nền nông nghiệp thời bấy giờ.


Chưa nói đến hệ thống đê điều và kênh rạch thời này chán không buồn nói thì còn có ba điều ảnh hưởng cực lớn tới năng suất lúa gạo bấy giờ .


Thứ nhất là thời này nó nhiều sâu bệnh kinh khủng , gầy nâu , cuốn lá ,bọ xít các thứ nhiều vô số , mà người ta bây giờ còn chưa có thuốc trừ sâu cho lúa , mấy biện pháp cũ của người thời này tỏ ra rất kém hiệu, vì bọn sâu bệnh này nó tiến hóa thích nghi hết rồi , nhiều khi tá điền con phải dùng tay bắt bớt , vừa tốn công nhưng hiệu quả thì kém xa.


Thứ hai là giống cây, ai từng được học sinh học thì khác biết đến ông Men-đen , ngày xưa đi học thì ghét cay ghét đắng ông này vì ông có mấy con ruồi dấm với hạt đậu khó hiểu vờ lờ, nhưng đến mức giờ cần thiết thì mới biết ông vĩ đai đến mức nào, càng hối hận ngày xưa không chịu học cho tốt .


Chính cái công trình lại tạo và nhân giống của ông đã góp một phần vào việc giúp nhân loại thoát khỏi sự đói khổ , chính ông đã bằng cách tập hợp các ưu điểm của từng loại cây , không ngừng lai tạo ra các đời F ,F để tạo ra các giống biến dị có năng suốt cao hơn , chống chọi sâu bệnh tốt hơn khiến nông dân bớt khổ hơn.


Tiếc rằng thời này người ta còn chưa biết đến khái niệm di truyền học , chứ đừng nói đến có người nghiên cứu ưu hóa giống lúa.


Thứ ba đấy chính là phân bón , nhưng mà nói không phải phét chứ phân bón thời này cũng chỉ có 3 thứ là phân+tro+ cỏ trấu , nó cũng có tác dụng đấy, nhưng nếu so với các loại phân hóa học như kali,đạm, xanh , lót thì không thể nào bằng được .


Ba vấn đề nan giải là sâu hại , cây giống cùng phân bón đều cực kỳ thô sơ khiến cho nền nông nghiệp thời này không thể phát triển nổi , dù cái Đồng Bằng Sông Hồng màu mỡ phù xa đến mấy cũng không gánh được ngần đấy số người.


Nhiều người cứ phản đối cây trồng biến đổi Gen , thuốc trừ sâu và phân hóa học làm hại môi trường , nhưng nếu nó không có tác dụng tốt thì ai dùng , chỉ cần nhìn vao sản lượng nông nghiệp không bằng 1/10 sau này thì biết rõ tại sao có nhiều người phản đối nhưng người ta vẫn cứ dùng.


Hắn dù sao cũng chỉ từng là con nhà nông , nếu hỏi hắn kinh nghiệm trồng lúa thì hắn vẫn biết chút ít ,nhưng nếu hỏi hắn cách làm thuốc trừ sâu rồi phân hóa học , nhân giống lúa mới thì hắn chịu , cái đấy thì phải mấy ông làm ở viện khoa học nông nghiệp mới biết được.


Chỉ mỗi vấn đề đề nông nghiệp đơn giản vậy cũng khiến người ta bó tay như vậy rồi ,không hiểu sao mấy ông quay về quá khứ trong tiểu thuyết Trung Quốc giỏi vãi , mấy ông "trạch nam" với "Người thường" quay về quá khứ thúc đẩy nguyên được cả nên văn minh lên trước mấy trăm năm, có ông còn dùng công nghệ rèn sắt thòi đấy chế ra được súng máy những năm 1900 mới kinh , một mình cưỡi xe ngựa cầm súng đánh bại cả một đội quân .


Đm !! Ảo thật đấy !!
Theo tính toán thì 1 héc-ta bằng 2 mẫu Trung bộ , héc-ta là 10000m , ông Lúy có 70 mẫu ruộng là 350.000 m , nhưng ngần đấy ruộng 1 năm mới sản suất được có 17, tấn lúa .
Đấy còn chưa tính đến các năm thiên tai mất mùa thiên tai lũ lụt, hạn hán , trâu chấu ,...


Nhưng cũng may là mấy năm nay do lúa gạo lên giá nên ông Lúy cũng khiếm được một số tiền lớn.


Tuy rằng cả hắn cùng ông Lúy đều ghét bọn buôn lương thực đầu cơ độn giá làm hại người nghèo không có tiền , nhưng kể cả có tốt bụng mà bán rẻ lúa cho bọn chúng nó thì sau đấy bọn chúng cũng vẫn bán giá cắt cổ cho người khác thôi , đừng mong giảm được đồng nào cho dân nghèo.


Nên chẳng dại gì mà không thịt bọn này một vố cả.
Nói chung là thời đại nào cũng vậy , cứ chiến tranh thì người dân là khổ nhất .


Thực ra thời này có mấy ai được học chữ đâu , tư tưởng về lòng yêu nước còn không có thì chẳng ai quan tâm cái gọi là "Hoàng quyền chính thống " cả , cũng chỉ vì bị bắt đi hoặc do đi lính không ch.ết đói thì họ mới đi thôi.


Cơ bản cũng chỉ mong đừng chiến tranh nữa đẻ nông dân ăn cứ lạc nghiệp , dù bị bóc lột một chút họ vẫn cắn răng mà chịu đựng , chứ cứ để chiến loạn liên miên thế này đến lúc có ruộng tốt chăm mẫu cũng không có người làm.
------------------------------------------------------------






Truyện liên quan