Chương 34

Buổi tối, đoàn phim tổ chức tiệc mừng Dương Bân đóng máy.
Phòng tiệc nằm trên tầng cao nhất của tòa nhà với mái vòm cao ngất và vô số ánh sao lấp lánh xuyên qua giếng trời bằng thủy tinh. Phòng được bày trí theo phong cách quán bar, ánh sáng mờ ảo, hơn chục tia đèn sân khấu mảnh thay nhau đảo quanh.


Có sàn nhảy, có sân khấu, mọi người lắc lư theo giai điệu jazz chậm rãi, bên cạnh là khu vực đồ nguội vừa mới lên món hàu tươi ngon thượng hạng, tháp champagne xếp thành tám tầng.


Mọi người đến đông đủ cả, nhưng không rực rỡ như hôm tiệc mừng bấm máy, thậm chí váy áo của diễn viên nữ không lồng lộn bằng tấm thảm dưới chân. Nhưng được cái là không khí thoải mái và tâm trạng của mọi người vui tươi.


Lục Văn bưng ly vang đỏ, môi mỏng nhấp rượu, đầu lưỡi nếm thử thấy chất lượng cũng thường thôi, bèn cầm trong tay ra vẻ chứ chẳng uống thêm giọt nào.


Hắn lượn loanh quanh, lúc đi ngang qua bàn đồ ngọt siêu dài thì bắt gặp Tiên Kỳ đang bưng một cái đĩa không, tay kia cầm một chiếc ví nhỏ. Hắn dừng chân, vừa ga lăng vừa thoải mái hỏi: “Tôi gắp giúp cô nhé, ăn gì nào?”
Tiên Kỳ trả lời: “Chẳng ăn gì hết.”


Lục Văn tức thì mất hết phong độ: “Thế cô đứng đây nhìn bấy lâu là để ngắm cảnh à?”


available on google playdownload on app store


Tiên Kỳ đáp: “Cậu thì biết gì mà nói, ăn mỗi miếng thôi đã béo muốn ch.ết rồi, tôi là một ngôi sao nữ thanh mảnh thuần khiết đấy nhé.” Sau một khoảng thời gian chung đụng, cả hai đã thân nhau hơn nhiều: “Cậu muốn ăn không, tôi gắp cho.”


“Tôi không sợ béo chắc?” Gánh nặng thần tượng của Lục Văn không kém gì ai: “Tôi là một ngôi sao nam đẹp trai ngời ngời đấy nhé.”
Tiên Kỳ hấm hứ, vẩy chiếc ví con con, cực kỳ tàn nhẫn bỏ đi khiêu vũ.


Lục Văn cụt hứng, những món ăn đẹp mắt đẹp lòng không thể khơi dậy cảm giác thèm ăn của hắn. Cũng chẳng có hứng ngồi xuống nói chuyện phiếm, hắn tiếp tục đi loanh quanh, cuối cùng dừng chân bên tường ngắm nghía bức tranh tráng lệ.


Bên cạnh là cửa phòng hai cánh đồ sộ với nắm đấm cửa bằng đồng thau chạm khắc đầu thú, được hai nhân viên phục vụ kéo ra cùng lúc.


Không cần biết là diễn viên đứng trước ống kính hay ekip bên trong hậu trường, mọi người đã đến gần hết mà giờ mới khoan thai bước vào, khiến cho tất cả nghểnh cổ mong chờ xem vị nào tai to mặt lớn thế.
Lục Văn cũng vậy, hắn nghiêng đầu đưa mắt nhìn.


Ngoài cửa, Cù Yến Đình thong thả bước vào, tóc chải rối lộ ra vầng trán nhẵn nhụi, anh tạm dừng, nghiêng người cởi áo khoác đưa cho nhân viên phục vụ giữ.


Bên trong anh mặc một chiếc áo sơ mi vải lanh màu ngọc trai nhạt, phong cách lễ phục, vừa mềm mại vừa thoải mái. Cổ áo mở rộng – kiểu cách châu Âu mà các nhà thơ lãng mạn thích, chỉ che một nửa xương quai xanh, sợi dây mảnh quấn quanh cổ thay cho nơ, không thắt nút mà buông rũ trước ngực. Trên suông dưới bó với chiếc quần âu dáng ôm màu đen, phối với đôi Smoking slippers [1] nhung đen.


[1] Smoking slippers là một dạng dày lười nhưng cao cấp hơn.


Ngoài chiếc đồng hồ chạm khắc hoa văn màu bạc ra thì Cù Yến Đình không có đeo trang sức gì cả, trông anh vừa mộc mạc lại vừa lịch lãm. Lúc bước đi, áo sơ mi mềm mại bay về phía sau, khoe vòng eo như ẩn như hiện.


Biết bao nam nữ đứng đó ngẩn ngơ ngắm nhìn, tự giác tránh đường, tươi cười chào hỏi một câu “Biên kịch Cù”.


Cù Yến Đình băng qua đám đông vừa đi vừa gật đầu, khóe miệng mỉm cười, cất giấu sự căng thẳng quen thuộc, Nhâm Thụ đứng đằng trước gọi anh, anh bước tới, bước vào ghế dài hình cung nằm ngay trước sàn nhảy.


Ban nhạc đổi bài hát khác du dương dễ nghe, Lục Văn lơ đãng gõ chân theo nhịp, hắn bước tới góc sàn nhảy – nơi ánh đèn không chiếu tới được, thích thú quan sát mọi người trong bóng tối.
“Yến Đình, đến muộn thế.” Nhâm Thụ bảo: “Anh cứ tưởng cậu không tới cơ.”


Dương Bân là một diễn viên kỳ cựu có thực lực và có thanh danh, mang bệnh trong người mà vẫn kiên trì quay phim, tiệc mừng đóng máy còn tự mình gọi điện đến mời, anh không xuất hiện thì không phải phép cho lắm. Cù Yến Đình xách một chiếc túi, đưa cho ông: “Mải mua đồ nên đến muộn quá, thầy Dương đừng để bụng nhé.”


“Cho tôi à?” Dương Bân nhận lấy: “Biên kịch Cù khách sáo quá.”
Khi đi dự tiệc, Cù Yến Đình luôn phải tìm đủ mọi cách câu giờ, đằng nào cũng muộn thôi thì dừng lại mua quà tặng luôn cho đỡ đuối lý. Anh cười ngại ngùng: “Chúc mừng thầy đóng máy, vất vả cho thầy quá.”


Nhâm Thụ nhấc một ly rượu trong khay đưa cho Cù Yến Đình, đoạn cả hai cùng kính Dương Bân. Cù Yến Đình một hơi uống cạn, anh hỏi thăm: “Sau này thầy Dương có dự định gì chưa?”


Dương Bân thoải mái đáp: “Tôi tự cho phép mình nghỉ đông rồi, trời lạnh quá làm đường hô hấp khó chịu, chân cũng đau nữa.”
Nhâm Thụ nói: “Thế thầy nghỉ ngơi một thời gian đi, nhớ phải chú ý giữ gìn sức khỏe đấy.”


“Ôi, tôi phải đến Hải Nam vài tháng.” Dương Bân vỗ vỗ mu bàn tay Nhâm Thụ, thể hiện sự thân thiết: “Tôi biết để cho tôi đóng máy sớm mà cậu đã phải suy nghĩ nhiều, cảm ơn nhé.”


Nhâm Thụ không dám tranh công: “Quyền quyết định lần này không nằm trong tay em, em hỏi Yến Đình có được hay không, cậu ấy đồng ý ngay, thức suốt đêm sửa kịch bản thế mới quay sớm được đấy.”
Dương Bân lập tức nâng chén: “Biên kịch Cù, cảm ơn, cảm ơn cậu, ly này tôi mời cậu.”


“Thầy khách sáo quá.” Cù Yến Đình tiếp tục uống cạn, nhẹ nhàng mím hết rượu dính trên môi.


Ngồi vào bàn rồi trò chuyện, nâng ly cạn chén tới lui, thực ra những chuyện ấy làm Cù Yến Đình thấy bứt rứt như ngồi trên đống lửa vậy. Anh đã hỏi trước về địa điểm tổ chức tiệc, khi biết mọi người ở hết trong một phòng, anh phải hít vào thở ra vô số lần trên đường đi.


Anh chăm chút vẻ ngoài, hi vọng bộ quần áo cầu kỳ có thể che đậy sự lo lắng của mình.


Sau khi uống cạn một ly rượu và hỏi thăm đôi lời, Cù Yến Đình chìm vào im lặng, Nhâm Thụ và Dương Bân sợ bỏ mặc anh, thỉnh thoảng gợi chuyện với anh. Niềm an ủi duy nhất có lẽ là ánh sáng mờ tối và mông lung giấu đi sự gượng gạo của anh lúc tiếp lời.


Trong ánh sáng mờ ảo, một người đứng cạnh sàn nhảy bước tới gần.
Dáng vẻ Lục Văn thong dong, nâng ly rượu tới chúc mừng: “Thầy Dương, đóng máy vui vẻ nhé.”
Dương Bân đáp: “Tiểu Lục đấy à, bắt cậu phải chạy theo tôi làm việc từ sáng sớm, vất vả cho cậu quá.”


Lục Văn kính rượu xong không bỏ đi ngay mà móc điện thoại ra hỏi: “Thầy Dương, chúng ta chụp chung một bức làm kỉ niệm được không ạ?”
“Lại đây.” Dương Bân vui vẻ đồng ý, “Chụp nhiều nhiều vào.”


Lục Văn vòng qua chiếc bàn bằng đồng, lướt ngang trước đầu gối Cù Yến Đình rồi ngồi xuống bên cạnh Dương Bân chụp ảnh. Chụp xong cũng chưa chịu đi mà nán lại nói chuyện với Nhâm Thụ và Dương Bân, hắn lặng lẽ dịch sát vào Cù Yến Đình.


Lục Văn đứng từ xa trông thấy Cù Yến Đình ngồi trên chiếc ghế sô pha nhung hình bán nguyệt, lưng ghế cao hơn đỉnh đầu, cách xa những người khác, cô độc và bất an như rơi vào một hòn đảo cát lún hoang vu vậy.


Thế là hắn mặt dày bước tới, trong phòng tối om om chụp choẹt cái gì, chụp ảnh chung chỉ là cái cớ để trở thành bức tường người vững vàng như núi che gió chắn mưa cho ai đó thôi.
Có thân hình cao lớn che chắn bên cạnh, Cù Yến Đình dần dần bình tĩnh lại.


Hai hôm nay xoắn xuýt suy tư nhiều quá, bây giờ có âm nhạc và rượu bầu bạn, khiến Lục Văn muốn chạy trốn giây lát, không muốn nghĩ gì nữa. Sự im lặng làm toát nên vẻ xa cách, hắn quay đầu hắng giọng với Cù Yến Đình.
Xoay ly rượu rỗng trong lòng bàn tay, Cù Yến Đình vẫn lặng thinh.


Lục Văn liếc nhìn cái ly kia, trên bề mặt thủy tinh có một vệt mờ mờ, là mồ hôi tay ướt nhượt của Cù Yến Đình, hắn hỏi: “Thầy Cù, anh không khỏe à?”
Cù Yến Đình lắc đầu: “Không có.”


Lục Văn đóng bộ âu phục, hắn rút khăn trong túi trước ngực ra nhét vào tay Cù Yến Đình, đồng thời nhấc ly rượu khỏi tay anh và nói: “Anh lau đi.”
“Cảm ơn.” Cù Yến Đình khá bối rối vì bị phát hiện.


Lục Văn đặt ly rượu xuống, không lấy ly mới trong khay mà bốc một nắm bỏng ngô trong đĩa đồ ăn vặt chìa ra trước mặt Cù Yến Đình: “Anh ăn ít đồ ngọt đi.”


Một điệu nhạc khiêu vũ vang lên, vừa tao nhã vừa cổ điển, thanh niên trong đoàn phim đua nhau rời khỏi sàn, Đào Mỹ Phàm nhấc mép váy đi ra, vẫy vẫy tay về phía ghế dài ngỏ ý mời một bạn nhảy.
Lục Văn làm bộ đứng dậy: “Em ra khiêu vũ với mẹ đây.”


“Đừng đi.” Cù Yến Đình nắm lấy cổ tay Lục Văn, anh sợ bên cạnh không có ai, vừa kìm chế vừa vội vã nói: “Cứ ngồi đây đi….. Đừng đi đâu cả.”
Lục Văn vốn chả động đậy tí nào: “Ò.”


Cù Yến Đình nhận ra mình bị tên ngốc này lừa, anh bèn ra sức bóp chặt tay, Lục Văn đau nhe cả răng, đánh rơi bỏng ngô văng khắp nơi.
Bấy giờ Nhâm Thụ đi về phía sàn nhảy, dắt tay Đào Mỹ Phàm biểu diễn một điệu nhảy.


Bầu không khí dần dần nóng lên, sân khấu bừng sáng, không ít người nhào lên ca hát, có xu hướng biến thành karaoke. Lục Văn cũng muốn đi lên hát lắm, nhưng vì Cù Yến Đình mà hắn đành phải ngoan ngoãn làm người nghe.


Mọi người paylak rất high, Đào Mỹ Phàm đợi mấy diễn viên đến gần rồi mời rượu Dương Bân. Cù Yến Đình nhích sang bên cạnh, sống lưng thẳng tắp, dưới ánh nhìn của mọi người trông hành động của anh có vẻ rất khéo léo.


Có người trêu đùa: “Thầy Dương hát một bài đi! Thầy Dương hát một bài đi!”


Dương Bân lên sân khấu luôn chẳng nề hà, rất mốt mà hát một bài đang hot, còn có cả rap nữa chứ, khiến mọi người giật hết cả mình. Bầu không khí vừa đủ, ông chìa tay về dưới khán đài: “Đạo diễn lên hát một bài đi, yêu cầu không quá đáng đâu nhỉ?”


Nhâm Thụ kêu khổ: “Em vừa khiêu vũ xong đấy! Mệt đến mức thở không ra hơi luôn!”
“Vậy cậu chọn một người đi!” Dương Bân vung tay lên: “Chọn một người đủ tai to mặt lớn! Lên hát thay cậu!”


Xung quanh ghế dài tíu ta tíu tít, Nhâm Thụ rót một ly rượu, ngà ngà say, phê phê ngẩng đầu gào lên với Cù Yến Đình: “Biên kịch Cù đã đủ tai to mặt lớn chưa!”
Mí mắt Cù Yến Đình giật mạnh: “Không được đâu, tôi không biết hát.”


“Đừng đùa nữa!” Nhâm Thụ cao giọng nói: “Biên kịch Cù lên nào!”
Lòng bàn tay vừa lau khô của Cù Yến Đình tức thì ướt sũng, tiếng người cổ vũ, đùa cợt, nhốn nháo xung quanh nhấn chìm anh. Nụ cười treo trên khóe miệng yếu ớt đến thế, anh lắc đầu cũng như đã nghiện còn ngại.


Đào Mĩ Phàm đích thân mời anh: “Biên kịch Cù, lên hát một bài đi!”
Dương Bân đứng trên sân khấu chìa micro: “Biên kịch Cù, coi như hát chào tạm biệt tôi đi!”


Lục Văn ngồi gần nhất nên nhận ra vẻ mặt Cù Yến Đình rất lạ, không phải lúng túng mà là trạng thái na ná khiếp đảm và khó chịu.
Không lẽ, ngũ âm của Cù Yến Đình không đầy đủ nên sợ mất mặt? Hắn sẵn lòng làm kỵ sĩ nhưng hắn không đủ tư cách.


Trước những ánh mắt mong chờ, Cù Yến Đình đứng dậy, trong dịp vui thế này, bậc tiền bối đích thân mời, anh tội gì phải khiến mọi người mất vui, chỉ đành mang theo mồ hôi đẫm lưng giả vờ thản nhiên phóng khoáng.


Cù Yến Đình bước lên bục đá cẩm thạch cao hơn 30cm, nhận lấy micro, đoạn nói lời hay ý đẹp phù hợp với thân phận của mình: “Tôi xin có đôi lời chúc mừng thầy Dương đóng máy, hi vọng sau này sẽ có cơ hội hợp tác lần nữa.”
Ánh đèn mờ tối, từng chùm tia sáng chậm rãi đảo ngang.


Tiếng mưa tí tách vang lên, khúc nhạc dạo du dương bay bổng.
Cù Yến Đình rũ mắt, khẽ khàng và chậm rãi cất tiếng hát: “Vẫn còn nhớ biển hiệu nơi quán trọ ngày ấy, vẫn giữ lại nụ cười trước lúc rời xa…”
Ngày ấy, toàn bộ thành phố thật rực rỡ.


Dạo bước cùng nhau qua nửa đoạn đường dài.
Vẫn nhớ ngọn đèn vàng thắp sáng suốt dọc đường.
Còn soi chiếu chút ấm áp lúc đó.
Hình bóng em thật quá đỗi đẹp đẽ.
Giấu đi những giọt nước mắt, chỉ dám trộm nhìn em. [2]


[2] Bài hát “Ước định” () bản gốc của Trần Dịch Tấn (), bản dịch của Will & Dex.
Bài “Ước định” tiếng HongKong, chất giọng trong trẻo và lành lạnh của Cù Yến Đình cất lên như một đám mây lững lờ trôi trên bầu trời xanh thẳm, du dương, thanh khiết, mãi mãi chẳng phai mờ.


Lục Văn nghe đến say sưa, quên đi mọi thứ xung quanh, không còn ngửi thấy mùi vang đỏ, ly thủy tinh trong tay trở nên nhẹ bẫng.


Vô số hình ảnh bỗng tràn vào đầu hắn, cửa phòng 6206, hẻm nhỏ tối đen, ánh sáng mờ tối dưới gốc cây thứ 5, bát cháo nóng hổi, gương mặt phản chiếu trên cửa sổ xe taxi… Hốc mắt đỏ hoe của Cù Yến Đình dưới giàn nho.
Hắn quên hết thảy mọi thứ.


Bài hát kết thúc, tiếng vỗ tay rền vang, Cù Yến Đình bình tĩnh thong thả bước xuống sân khấu, nhưng sau lưng, áo sơ mi lạnh lẽo dán lên da thịt, không ai biết được sự thảm hại của anh.
Nhịp thở của Nhâm Thụ đều đặn trở lại rồi, nhận hát bài tiếp theo, lại dấy lên một tràng vỗ tay ào ào.


Cù Yến Đình không quay về ghế dài mà tách khỏi đám đông đi ra ngoài như một con chim nhạn lạc đàn cô độc. Anh vẫn nắm chặt chiếc khăn tay Lục Văn nhét cho mình, mơn trớn vầng trán lau sạch mồ hôi.


Anh rời khỏi phòng tiệc một cách vội vàng, thậm chí không kịp lấy áo khoác, chỉ muốn trốn đi đâu đó một mình.
Cù Yến Đình rẽ vào toilet, vào buồng cuối cùng khóa cửa lại rồi ngồi xuống nắp bồn cầu. Anh khom lưng, chống khủy tay lên đùi, giơ tay bưng kín mặt.


Trong lòng anh chán nản, đầu ngón tay luồn vào sợi tóc vò rối mái đầu.
Tiếng giày da vang lên, có người đến gần và dừng lại ở phòng rửa tay bên ngoài, chỉ chốc lát đã đi ra. Trong nhà vệ sinh im ắng quạnh quẽ, không ai đi vào nữa.


Bốn mươi phút trôi qua, Cù Yến Đình trốn trong buồng vệ sinh, toàn thân mướt mồ hôi lạnh toát, nhưng dần dần thả lỏng hơn, tinh thần không còn quá căng thẳng nữa.
Hít sâu một hơi, Cù Yến Đình mở cửa đi ra, rửa tay, sấy khô, bước tới cửa nhà vệ sinh, anh bỗng nghe thấy tiếng nói chuyện ở bên ngoài.


“Tôi xin lỗi nhưng không thể vào được.”
“Không phải sửa chữa nhưng thật sự không thể vào được…”
“Anh hãy sang nhà vệ sinh bên kia đi, làm phiền anh quá.”
“Tôi thật sự xin lỗi, xin hãy qua bên kia…”
Là giọng của Lục Văn.


Thì ra không ai vào không phải nhờ may mắn… Cù Yến Đình mở cửa ra, đập vào mắt là tấm lưng rộng lớn chắn ngay trước cửa của Lục Văn. Lồng ngực anh bỗng nghèn nghẹn, cảm giác rất đỗi kì lạ.
“Lục Văn.” Anh gọi hắn.


Lục Văn xoay người lại, hắn có rất nhiều thắc mắc nhưng không hỏi gì cả, tránh hết những chủ đề sẽ làm Cù Yến Đình khó chịu. “Thầy Cù”. Hắn nói thẳng: “Anh muốn quay lại bữa tiệc hay về trước?”
Cù Yến Đình nói: “Tôi muốn về trước.”


“Được.” Lục Văn không hỏi ý kiến anh, nếu hắn đã đi ra theo thì chứng tỏ hắn không yên lòng: “Em về với anh.”
Lục Văn không cho Cù Yến Đình cơ hội phản đối, thuận tay chỉ chỉ: “Em đi lấy áo khoác, anh đứng ở chỗ tượng điêu khắc đợi em nhé.”
Cù Yến Đình nói: “Được.”


Như sợ ai đó lẻn đi mất, Lục Văn nhìn thấy Cù Yến Đình cầm khăn bỏ túi của hắn, bèn vỗ ngực nói: “Tí nữa em phải nhét vào trong túi, trước khi em quay lại, anh giúp em gấp thành hình đa giác nhé.”


Tầng cao nhất của tòa nhà thiết kế theo phong cách tối giản nên hơi trống trải, Cù Yến Đình đứng dưới tượng điêu khắc, nghiêm túc gấp khăn.
Chờ một lúc thì Lục Văn cầm áo khoác của anh quay lại.


Hai người cách nhau hơn mười mét, Lục Văn tiến về phía trước, không tài nào biết được mỗi bước đến gần Cù Yến Đình rốt cuộc là đúng hay sai.
Rõ ràng hắn nên trốn tránh, nhưng rồi lại chọn đuổi theo. Rõ ràng hắn nên mặc kệ nhưng năm lần bảy lượt mềm lòng.


Lục Văn khó mà kiềm chế nổi, hình ảnh Cù Yến Đình cô độc ngồi trên ghế dài, đứng trên sân khấu ánh đèn mờ tối, lọt thỏm trong biển người ồn ã, và giờ đứng chờ dưới bức tượng lạnh băng… Tất cả khiến hắn nhớ tới hồ nước xanh thẳm phẳng lặng.


Cù Yến Đình chìm nghỉm dưới đáy hồ, như một nắm tuyết ngâm trong nước đang tan dần, khiến người ta vừa muốn nâng lên vừa sợ không thể nắm được.
Lục Văn bước nhanh hơn.
Nửa mét cuối cùng, Cù Yến Đình đã gấp xong, tiến lên một bước như chào đón hắn.


Không đợi anh chìa khăn ra, Lục Văn đã chạy vội đến bên cạnh, run rẩy giơ tay mở áo khoác rồi bọc lấy anh thật chặt.






Truyện liên quan