Chương 15: Nước mắt
Tháng bảy, nóng. Tháng tám, nóng. Tháng chín, nóng. Tháng 10 , nóng.
Tháng mười một, cuối cùng cũng hạ nhiệt một chút. Mùa thu Thượng Hải là đẹp nhất . Đương nhiên đó cũng chỉ là thuyết tương đối thôi, tới mùa thu thì người Thượng Hải ít nóng tính hơn. Bất quá ánh nắng dần dần ít hơn, lá cây rơi cũng không ít.
Mùa này, người tự sát so với hai mùa trước thường nhiều hơn.
Đặc biệt là những người bị vây giữa tuyệt vọng và kỳ vọng
Tôi im lặng nghe. Nghe người khác khóc cũng là một nghệ thuật. Mỗi người có một một cách khóc khác nhau, hoàn cảnh khác nhau, nguyên nhân cũng khác nhau. Trong tiếng khóc có sự lên xuống và thiếu thốn, giống như có thể nhìn thấy được khái quát của một đời người.
“. . . . . . Ngại quá. . . . . . Tôi thật sự. . . . . .” bà Lý cuối cùng cũng ngừng một chút, nức nở muốn nói chuyện. Tôi mỉm cười, đưa khăn giấy cho bà. Bà tiếp nhận, yên lặng lau nước mắt.
Cái gọi là ngoài ý muốn, chính là chuyện xãy ra mà ta không thể chủ quan khống chế được. Nếu như không có chuyện ngoài ý muốn thì bốn tháng trước tôi đã liên hệ bà ấy. Tôi không biết giúp được gì không nhưng ít nhất tôi có thể dẫn đường để bà ấy khóc.
Định nghĩa của nữ cường nhân chẳng qua chỉ là dùng trước mặt người khác. Huống chi bà cũng chỉ là một người mẹ.
Con gái bà cũng là đứa bé bị “chứng cô độc”, bảy tuổi còn chưa thể nói, hành vi cực kỳ dã man. Phương pháp duy nhất có thể giúp bé im lặng là bài hát chủ đề của Titanic. Nhưng đặc biệt hơn người là chữ hoặc người gặp qua thì không bao giờ quên, có thể viết một cậu đầy đủ, trao đổi bình thường với mọi người cũng dựa vào cái này, nhưng đó là khi tâm trạng bé ổn định.
Bà nghe qua tình trạng của tôi, khẩn cầu tôi chữa trị giúp con gái mình. Tôi băn khoăn, tôi không phải một bác sĩ tâm lý thành công, mà tôi cũng không phải bác sĩ, luận văn tiến sĩ của tôi còn chưa được chấp nhận, trước mắt vẫn bảo trì một năm. Mặc dù lấy được học vị thì đối với tư cách là bác sĩ tâm lý tôi còn cách một khoản rất xa.
Hoặc là có thể nhờ bác sĩ Mặc.
Nhưng dưới cái góc nhìn của một người bạn thì tôi không mong anh ấy bị cuốn vào chuyện này. Anh ấy có vấn đề của mình. Bác sĩ tâm lí cũng là người mà, không phải sao?
Một khi chấp nhận trị liệu cho con gái của bà Lý, vậy đó có thể xem là chuyện cả đời.
Tôi thấy qua một ca bệnh, cái này thường dùng để duy trì niềm tin cho người thân bệnh nhân. Một cậu bé người Mỹ, bảy tuổi mới tìm được bác sĩ chấp nhận trị bệnh cho cậu, mười ba tuổi rốt cục nói được từ đầu tiên là “Không”, sau đó, thành công đọc xong đại học, kết hôn sinh con. Nửa đời trải qua không khác gì người bình thường.
Tôi không muốn dấu ca bệnh ấy với bà Lý. Nhưng đó là trường hợp đặc biệt. Hơn nữa bây giờ tôi đang cầm một cuốn nhật ký, ta nhìn thấy một câu trong đó liền cảm thấy khó thở: “. . . . . . bác sĩ từ trong phòng đi ra, ôm chặc tôi, khóc, ông ấy nói ‘ cậu bé cuối cùng nói được một chữ no, một chữ no thôi cũng phải dùng hết chín dây thần kinh, trời ạ, bé nói một từ no. . . . . . ’”
Nếu tôi vẫn là tôi của sáu năm trước, nhất định sẽ tràn đầy nhiệt huyết mà nhận. Nếu như là tôi của bốn tháng trước, cũng sẽ tích cực giúp bà ấy. Nhưng là ta của bây giờ chỉ đáp ứng làm cố vấn cho bà Lý, cố gắng chỉ bà, cố gắng khai đạo bà.
Tấm lòng rất nhỏ, lực cũng không niều, tầm nhìn cũng có hạn. Luôn luôn có một chuyện khiến mình bất lực.
Tiễn bà Lý đi, cảm xúc có điểm tệ. Hôm nay tôi cũng không nghĩ sẽ quấy rầy bác sĩ Mặc, bác sĩ Mặc bây giờ là bác sĩ tâm lý cá nhân của tôi. Cái gọi là cá nhân, cũng không phải là đưa tiền, chính là thường xuyên tâm sự. Thấy còn chút thời gian liền đi dạo một chút. Tờ rơi giới thiệu một tiệm cắt tóc mới mở.
Về nhà, tắm rửa. Khi ra, anh đã ở phòng bếp. Tôi xõa tóc, ngồi nghe nhạc. Vừa rồi mua được hai đĩa CD, hợp tấu của Hoàng Diệu Minh. Anh không có đĩa này nhưng bên bán đĩa lậu cũng thật tinh mắt, chép hết các bài hay vào đĩa.
Bài 《 gợn sóng 》 của anh ta cũng có nét độc dáo của Vương Phỉ.
Tôi chỉnh lại âm thanh một chút. Vừa đủ để giọng truyền cảm mà nhẹ nhàng của Hoàng Diệu Minh bao quanh mình, lại không làm cho màng tai của Tần Lộ bị đau nhức.
Sợ bi kịch tái diễn, nước mắt càng đẹp thì ta càng không thể chạm vào.
Tần Lộ bước đi tữa hồ không phát ra tiếng động, xưa nay đã như vậy. Cho nên tôi nhận ra anh đang bên cạnh thì bài hát cũng vừa nghe xong. Tôi vội vàng tắt nhạc.
Anh nhìn tôi, dường như. Vì lâu lắm không đối diện với anh, ánh mắt của anh nhìn tôi, có chút xa lạ.
Tôi bình tĩnh nhìn anh. Chính xác mà nói, tôi không hề nghe thấy tiếng gì hết, một vật như ch.ết lặng. Nhìn hoài cũng có chút mệt, cho nên tôi nghĩ mình có nên cười không mà nếu cười thì có dọa anh chạy mất không.
Trong khi tôi đang lo suy nghĩ, đột nhiên anh đưa tay lên, sờ sờ tóc tôi
“. . . . . . Tóc. . . . . .”
Giọng rất trầm, thậm chí có điểm nghẹn.”Tóc”, từ này tôi đã dạy anh, vì sợ anh không quen thuộc các tiệm cắt tóc. Anh còn nhớ sao. Đương nhiên, bình thường anh học được cái gì thì sẽ không bao giờ quên.
Vẫn là nháy mắt. Con người dù suy nghĩ nhiều đi chăng nữa thì nó cũng chỉ là trong nháy mắt. Tôi nở nụ cười.
“Uh. . . . . . tóc Tiểu Lâm cắt đi.”
Tóc rất dầy, rất đen, rất dài. Bây giờ cắt đi, còn cắt một đoạn dài, thoạt nhìn trẻ ra năm tuổi, đây là nhà tạo mẫu tóc nói, tuy rằng anh ta không dụ được tôi nhuộm tóc nhưng miệng anh vẫn rất ngọt.
Mắt anh lung lay xuống. Không, chính là bóng anh hơi hạ xuống. Không biết là tôi động, hay anh động. Nhìn thẳng hoài luôn mệt, bởi vì cuộc sống không phải phim có thể dùng kỹ thuật để chỉnh dừng.
“Tóc.”
Lúc này đây anh không do dự nữa. Nói rất rõ ràng.
“Tiểu Lâm, cắt, tóc.” Tôi nặng từng chữ, Cố gắng đọc nhấn rõ từng chữ, khuôn miệng cố gắng để đúng.
“Tiểu Lâm, cắt, tóc.” Tôi lặp lại lần nữa.
“Tiểu Lâm, cắt, tóc.” Tôi lặp lại một lần nữa.
Hắn không có há mồm đi theo nói ý tứ, không có, hoàn toàn nhìn không tới có ý tứ này. Ta im lặng, mân khẩn.
Tay anh nhẹ nhàng lượt qua đuôi tóc. Tóc không biết có tri giác không? Đại khái quá dài rồi, mặc dù có, dòng điện vật ký mỏng manh hình như đụng nhẹ vào da đầu ôi.
Không biết bao lâu. Có thể tính bằng giây lại có thể tính bằng phút. Anh cuối cùng cũng rút tay đi . Không kịp nghĩ, tôi liền bắt lấy tay anh.
Tôi cực kỳ hi vọng tay anh dừng lại như vậy.
Hành động trước tư duy. Nếu tư duy đi trước, tôi chắc chắn sẽ không bắt lấy tay anh.
Ánh mắt anh có chút không đúng, không biết là khổ sở hay tức giận. Tôi nhìn con ngươi anh có chút khuếch tán.
Tôi biết mình dùng sức hôi mạnh, đốt ngón tay đều đau cả lên. Anh dừng lại một chút, hay bắt đầu phản kháng. Cảm giác được anh muốn rút tay về, trong nháy mắt đó tôi mất đi dũng khí.
Ngồi xổm xuống, nước mắt lập tức trào ra. Dần dần ướt hết cả mặt.
Cái gì ta đều dự cảm được chỉ là không muốn trơ hai mắt nhìn vận mệnh buông xuống như vậy.
Con ngườu chính là thích lừa dối mình. Tôi chỉ là một cô gái bình thường
Ngồi khóc không biết bao lâu. Mỗi người đều tự động che đi hình ảnh và âm thanh mình không muốn biết tới. Tôi nghe tiếng khóc của mình, loại này có phải tiếng khóc không, có phải giọng mình không, bởi vì khng mở miệng cho nên giọng có chút trầm lại quanh quẩn.
Thật lâu không khóc qua. Suốt một tuần không nói tôi lại co thể khóc nhiều như vậy. Mà may mắn một tuần sau khi anh tỉnh lại, không tiếp xúc với người ngoài, bóng ma cũng vơi dần.
Tôi chỉ còn lại dũng khí và sự chịu đựng. Còn có thể duy trì bao lâu?
Đột nhiên một bán tay gầy đưa lên khuôn mặt lạnh băng của tôi, vuốt ve một chút, lại rụt về. Tôi hoảng sợ, ngẩng đầu, không biết khi nào anh đã ngồi xổm xuống rồi, nhìn cánh tay kia, lại nhìn tôi.
Có lẽ là thắc mắc sao.
“. . . . . . Nước mắt.” Cái mũi nghẹn rồi, phát âm không rõ ràng lắm, bất quá tôi vẫn mở miệng.
Anh ngoảnh mặt làm ngơ, chẳng qua vẫn “Nhìn” tôi.
“Nước mắt.”
Nước mắt chảy tới miệng, cũng khng mặn lắm.
Lần thứ ba, tôi miệng mở lớn hơn, thật sự chen chúc không ra tiếng. Tôi biết nếu để cái gương trước mặt chắc chắn xuất hiện một cảnh tượng rất kinh dị.
Anh đứng dậy đi rồi. Nguyên lai cơm đã dọn xong. Anh ngồi vào vị trí của mình, chờ tôi.
Rất nhiều thứ ngụm xuống, không chỉ thân thể. Chờ tôi phục hồi lại tinh thần thì chân cũng tê dần. Anh vẫn ngồi bên bàn, chờ tôi. Bất quá đó chỉ là thói quen, có lẽ là thói quen.
Tôi rớt ngồi xuống ghế. Anh cầm lấy chiếc đũa ăn cơm. Cơm đã muốn lạnh, anh vẫn ăn. Bụng tôi cũng đã đói, cho nên tôi cũng ăn. Nhưng cơm lạnh ngậm trong miệng, không thể nuốt xuống.
Nước mắt rơi vào chén cơm. Tôi không ngẩng đầu, không biết anh có ngẩng đầu nhìn tôi không. Anh sẽ không ngẩng đầu nhìn tôi, cho nên không biết nước mắt rơi rơi vào cơm sẽ có màu gì.
Đã đến giờ. Tôi trở lại phòng của mình, mở nước đầy buồn tắm. Tôi quyết định bỏ thời gian dạy học của hôm nay. Tôi biết tôi làm việc quá cảm tính là thất trách, bất quá tôi hi vọng mình có thể ổn khi ngâm mình trong nước ấm. Dù sao anh bây giờ sẽ không vì tôi không xuất hiện mà táo bạo bất an nữa. Mấy tháng này, mỗi buổi tối, một giờ này đối với tôi mà nói quả thực là dày vò. Tôi chỉ có thể ngồi bên cạnh nui n anh đọc sách. Đi qua đi lại mấy lần mà anh cũng không hề có phản ứng.
Đà điểu trốn đủ rồi, xuống lầu.
Giọng Hoàng Diệu Minh. Bởi vì có chút khoảng cách, âm thanh lại hơi nhỏ, thanh âm anh ta có chút mơ hồ. Giống như bị một màng sa che lại.
Tôi đứng bên cầu thang, dựa vào tay vịn.
Cuối cùng là 《 gợn sóng 》 trong không khí lăn lộn.
Một bản nhạc kết thúc, anh tắt máy. Anh vốn không thích nghe tiếng người hát.
Anh không thay CD khác cũng không làm gì. Liền như vậy ngồi đó, vẫn không nhúc nhích. Tôi không yên lòng, đi ra phía trước.
Anh ngẩng đầu, mặt quay lưng về phía tôi, hai mắt chạm nhau.
Mặt anh đầy nước mắt.