Chương 6: Tây vu Lục
Trưng Trắc lệnh cho thuyền xuôi giòng sông. Nàng kể cho Vương Phúc, Trần Quốc nghe: Nguyên sau khi Nghiêm Sơn, Đào Kỳ xuất chinh, thì ở nhàPhong Châu Song-quái vượt ngục. Vũ Trinh Thục là người cầm đầu hệ thốngTế-tác Lĩnh Nam, được tin chính Lê Đạo Sinh cứu Song-quái, rồi cùng cácđệ tử như Đức Hiệp, Hoàng Đức lên đường đi Trung Nguyên. Vũ Trinh Thụckhông biết bọn họ đi Trung Nguyên làm gì. Trưng Trắc viết thư thông báocho các lộ anh hùng Lĩnh Nam biết. Đặng Thi Sách ước tính Lê Đạo Sinh đi Trung Nguyên sẽ bất lợi cho Nghiêm Sơn.
Giữa lúc đó Đặng Thi Sách được thư của Tây Vu Thiên ưng lục tướng tứcLục Sún hỏi về lời cam kết giữa Thi Sách với Công Tôn Thiệu trên núi Kim Sơn cách đây hơn mười năm. Thi Sách chưa kịp trả lời, lại được thư củaPhùng Vĩnh Hoa với các anh hùng Lĩnh Nam đạo Hán Trung, cũng hỏi vềchuyện đó. Đặng Thi Sách, Trưng Trắc không dám quyết định, hội ý với Đào Thế Kiệt, để cùng đi Trung Nguyên quan sát tình hình. Hai người viếtthư trả lời Phùng Vĩnh Hoa phải "cẩn thận". Giữa lúc chuẩn bị lên đườngthì Đào Thế Kiệt lâm bịnh nặng. Ông sai sư đệ Đinh Đại, mang theo đệ tửQuách Lãng với con gái là Đinh Bạch Nương lên đường. Mục đích chuyến đi, báo cho anh hùng Lĩnh Nam biết vụ Lê Đạo Sinh để đề phòng. Mục đích thứ nhì, quan sát tình hình Trung Nguyên, hầu đưa ra quyết định kịp thời.
Trưng Trắc tới Phiên Ngung, thì bản doanh của Nam Hải nữ hiệp đã dời vào đất Thục. Trưng Trắc gặp Lương Hồng Châu, Lê Ngọc Trinh trấn giữ hậuquân, tiếp tế cho đạo binh của Đinh Công Thắng và Triệu Anh Vũ.
Trần Quốc tường thuật tỉ mỉ từ ngày tiến quân sang Trung Nguyên đến giờ. Nhất là những gì đạo quân Lĩnh Nam đã làm. Nhiệm vụ của nàng với VươngPhúc là liên lạc với đạo quân Đinh Công Thắng. Trên đường đi, gặp VươngNguyên, rồi gặp Trưng Trắc. Trong khi đó chính Trưng Trắc đang trênđường liên lạc với đạo quân Đào Kỳ.
Vương Phúc là Bình Nam Vương, trấn thủ mặt Nam Ích Châu. Chàng nổi tiếng có tài dùng binh. Nghe Trưng Trắc kể, chàng thắc mắc:
– Núi Kim Sơn cao đến hai ngàn trượng (4000 mét ngày nay), muốn đi từTượng Quận vào thục phải băng qua đến hai mươi ngọn núi. Núi cao trùngtrùng điệp điệp. Trên đỉnh núi quanh năm có tuyết. Đến con chim bay quacòn khó khăn thay, làm thế nào đưa một đạo quân vào?
Trưng Trắc tường thuật.
Đoạn này thuật cuộc tiến quân của đạo binh
Đinh Công Thắng và Triệu Anh Vũ vượt núi Thiên-sơn
Đinh Công Thắng với Triệu Anh Vũ mang đội quân Thần Hầu của Hồ Đề hơnvạn người đến Xích Thủy. Cả hai người đều tuổi Trung niên trên 40, võcông cao, kinh nghiệm nhiều, văn võ kiêm toàn. Họ ở vai sư thúc NghiêmSơn, danh dự, địa vị đáng tôn kính, cho nên dù giá nào, họ cũng phảivượt Kim Sơn vào Thục.
Triệu Anh Vũ đề nghị:
– Đinh Công huynh là chủ tướng, chỉ huy phía sau, tôi là phó tướng phảilên trước. Nếu tôi lên xong, đổ núi, thì Đinh Công huynh hãy lên thìvừa.
Đinh Công Thắng không chịu:
– Tôi là chủ tướng, tôi đi trước, Triệu huynh đi sau.
Hai người thâm trầm, họ không cãi nhau, mà đề nghị rút thăm. Khi rút thăm thì Triệu Anh Vũ được đi trước. Đinh Công Thắng dặn:
– Triệu huynh lên đầu tiên, nhớ cẩn thận, vì phía bên kia núi, Công TônThuận đóng một đội tiễn thủ trên trăm người. Hãy đợi chúng ta lên đôngđủ rồi cùng đánh xuống một thể.
Điều khiển đội Thần hầu là Tây Vu lục hầu tướng. Tuổi chúng từ 13 đến17. Ông chỉ huy là Trung Quân hầu tướng, tuổi lớn nhất là 17. Người TâyVu sống với núi rừng thiên nhiên. Họ bắt khỉ nuôi, dạy như người để saivặt. Khi Hồ Đề được bầu làm Thống Lĩnh, nàng hợp những người nuôi khỉ,dạy khỉ lại gom góp kinh nghiệm. Từ đó nàng đưa ra phương pháp nuôi, dạy khỉ. Nàng cho lệnh bắt khỉ, chia thành từng trăm con, nuôi chúng bằngrau, đậu, trái cây có tẩm nước muối. Chỉ ít lâu sau chúng trở thànhghiền. Đuổi chúng cũng không đi. Nàng huấn luyện chúng như một đội quân.
Đội Thần hầu lên đến mấy ngàn con. Nàng chia chúng thành một Ngũ 5 con.Một Lượng 25 con. Một tốt 100 con. Một Lữ 500 con. Nàng có tất cả 5 Lữcộng chung tới 2500 con. Khi quyết định Bắc viện, nàng tuyên bố chọn một Lữ 500 con theo. Các Lữ trưởng tranh nhau đòi đi. Cuối cùng nàng chothi leo cây, băng núi. Nếu tướng sĩ chỉ huy Lữ nào giỏi hơn hết thì được tùng chinh. Sau cuộc thi, TâyVu lục hầu tướng thắng.Nàng quyết địnhmang cả Lữ của Lục hầu tướng lên đường. Nàng còn đem theo đội dã nhân,tức Hầu quân hầu tướng 100 con nữa.
Tây Vu lục hầu tướng là 6 đứa trẻ. Cha mẹ nó bị người Hán giết ch.ết,hoặc bị bắt đi lao binh. Chúng bơ vơ côi cut, nàng đem về nuôi dạy.Chúng sống chung với khỉ, leo trèo mãi thành quen. Suốt ngày chúng đu từ cây nọ sang cây kia. Chúng chỉ huy đàn Thần hầu rất giỏi.
Triệu Anh Vũ hỏi Trung quân hầu tướng là Hoàng hầu;
– Bây giờ cháu cho đội nào xuất trận đầu tiên?
Hoàng Hầu hỏi:
– Sư bá định kế hoạch như thế nào, để cháu còn điều khiển "ba quân".
Triệu Anh Vũ thấy thằng bé chưa tới 18 tuổi, mà nói năng như người lớn thì mừng lắm:
– Ta muốn chăng giây lên đỉnh Kim Sơn, cho quân bám giây leo tiếp, chăng từ đỉnh xuống chân núi phía trong. Từ chân núi phía trong, lại chănglên đỉnh thứ nhì. Chúng ta cần vượt trước sau 9 đỉnh núi cao và 6 đỉnhnúi thấp.
Hoàng Hầu rút cờ lệnh mầu đen nói:
– Trần Bắc tướng quân, Hắc hầu tướng nghe lệnh.
Hắc hầu đứng dậy uy nghi như người lớn:
– Có tiểu tướng đây.
Hoàng Hầu nói:
– Ngươi cho Thần hầu leo lên đỉnh núi thứ nhất rồi trấn ở đó. Nếu cóđịch tới tấn công, lập tức chống trả, dù ch.ết cũng không được lùi, chỉcần ngươi chống được khoảng mấy khắc, thì dưới này trên một trăm quân sẽ lên trợ chiến với ngươi.
Trấn bắc hầu tướng ra sân hú lên một tiếng dài liên miên bất tuyệt, lậptức trăm con khỉ lông đen tập hợp ở sân. Nó méo miệng, nhăn mặt làmhiệu, khọt khẹt nói với Thần hầu. Đám Thần hầu mỗi con đeo một thanh đao nhỏ ở lưng, ôm sợi dây lên đường.
Hoàng hầu tướng gọi:
– Chinh Đông hầu tướng nghe lệnh.
Thanh hầu tướng bước ra oai vệ, ưỡn ngực:
– Có tiểu tướng đây.
Triệu Anh Vũ suýt bật cười, nhưng ông vội bụm miệng lại giả vờ ho.
Hoàng hầu tướng nói:
– Ngươi dẫn Thần hầu, mỗi hầu đeo trên người một quả bầu đựng nước. Lưng đeo thực nhiều trái cây, tiếp tế cho các đạo Thần hầu. Sau khi Trấn Bắc tướng quân và đạo Hắc hầu lên đỉnh thứ nhất, thì ngươi cho Thần hầu đeo mỗi hầu một sợi day vào lưng, bám day leo lên, tiếp tế cho đội Hắc hầu. Vì sau khi leo núi sẽ khát nước và đói lắm.
Thanh hầu tướng hỏi:
– Chúng tôi tiếp tế sao còn phải đeo ở lưng một sợi dây chi cho nặng nữa?
Hoàng hầu tướng oai vệ:
– Ngươi biết một mà không biết hai. Phàm phép dùng binh phải lấy mau làm căn bản. Tại sao phải chia ra Hắc hầu chăng dây mà Thanh hầu khôngchăng dây được? Lợi dụng leo lên tiếp tế, một công đôi việc, ngươi chomang theo lên 100 sợi dây rồi cột một đầu vào cây hay đá, thả xuống, như vậy là ta có tới 200 sợi. Ngươi hiểu không?
Thanh hầu tướng vâng lệnh, ra ngoài hú lên tập họp thần hầu.
Triệu Anh Vũn ngẩn người ra về phép ước tính điều quân của cậu bé Hoànghầu tướng. Ông có biết đâu, khi còn ở Tây Vu, Hồ Đề đã cho luyện tậphành quân hàng trăm lần, bọn hcúng điều khiển đã quan, nhiều kinhnghiệm.
Hoàng hầu tướng lại gọi:
– Bình-nam hầu tướng nghe lệnh.
– Ngươi dẫn Thần-hầu, mỗi hầu mang theo hai cuộn dây. Đợi cho Thanh hầutướng lên đỉnh, thì ngươi lên sau. Ngươi cho Thần-hầu bám vách núi leolên đỉnh núi thứ nhì. Lên tới, cột dây vào đá, vào cây, rồi thả xuốngdưới. Ngươi trấn thủ tại đây, đề phòng giặc tới cắt dây. Nếu giặc tớiphải chiến đấu tới cùng bảo vệ đầu cầu. Trên đỉnh núi thứ nhì có tuyết,ngươi phải mang theo 200 viên thuốc chống lạnh, bắt mỗi Thần-hầu uốngmột viên, nếu không thì không chịu nổi.
Hoàng hầu tướng lại gọi:
– Trấn-tây hầu tướng nghe lệnh.
Bạch hầu bước vào hô lớn:
– Tiểu tướng nghe lệnh.
– Ngươi là tướng tiên phong, phải đi trước. Ngươi đợi Xích hầu tướng lên đỉnh thứ nhì rồi, thì ngươi lên theo. Mỗi hầu mang theo hai sợi dâydài. Ngươi leo lên đỉnh cao nhất của Kim-sơn, trấn thủ tại đây. Nhớ quan sát xem có địch không. Sau đó ngươi cho cột dây, thòng xuống dưới, chođoàn quân leo lên. Nhớ mang theo thuốc chống lạnh. Đây là đỉnh cao nhấtcủa Kim-sơn, bên kia là thung lũng, thuộc đất Thục, phải cẩn thận đểgiặc khỏi thấy ta.
Hậu-quân hầu tướng thấy không sai đến mình, nó bứt rứt hỏi:
– Tại sao tôi không được đánh trận này?
Hoàng hầu tướng nói:
– Ngươi lĩnh nhiệm vụ quan trọng hơn hết. Ngươi cho Thần-hầu chuẩn bị vồ với cọc, mang theo dây. Ngươi lên đỉnh cao nhất Kim-sơn, cho dã nhân dò theo dốc núi, gỡ tuyết ra đóng cọc chăng dây xuống thung lũng. Vì dãnhân của ngươi to lớn, khỏe mạnh, ngươi xuống núi nếu gặp địch còn chiến đấu.
Thế rồi suốt gần hai tháng trời, đoàn quân của Triệu Anh Vũ mới vượt qua Kim-sơn. Đến đỉnh Kim-sơn, Triệu Anh Vũ cùng Đinh Công Thắng đứng trêncao nhìn xuống nói:
– Kia là Giang-an, phía xa là Vĩnh-xuyên. Giang-an ở dưới chân núi nầy. Kia là đồn Trường-đình.
Sau hai tháng, hơn vạn người đã lên đến đỉnh núi. Đoàn khỉ tiếp tục được Tây-vu lục hầu tướng chỉ huy mang lương thảo từ dưới lên. Trong khi đó, Triệu Anh Vũ, Đinh Công Thắng thả dây bắt đầu xuống dưới chân núiKim-sơn. Sau khi đến ngọn thứ ba thì hiện ra một đồn binh khá rộng lớn.Triệu Anh Vũ bàn với Đinh Công Thắng:
– Chúng ta làm thế nào chiếm đồn này, không cho một tên chạy thoát mớiđánh úp được Giang-an. Mùa Đông tuyết phủ, chúng trốn trong đồnTrường-đình ngủ vùi, chứ không tuần tiễu đâu. Vậy chúng ta chờ đêm bấtthần tấn công, chúng trở tay không kịp.
Bỗng Triệu Anh Vũ chú ý đến nhiều vết chân người đi trên tuyết, ông chỉ cho Đinh Công Thắng:
– Sư đệ nhìn kìa, vết chân người mới đi. Còn in hẳn lên tuyết. Nếu đi lâu rồi, thì bị tuyết rơi phủ mất.
Hai người sợ hãi đến tê dại người nói:
– Ai mà có thể lên đỉnh núi này? Người này võ công chắc cao hơn bọn ta. Nếu họ ra tay thì liệu chúng ta còn sống được không?
Hai người đến mỏm đá cao nhất, thấy có vết dao khắc vào đá:
Anh hùng Lĩnh Nam,
Lập chí phục quốc,
Hữu mục vô minh,
Hữu nhĩ bất văn,
Trợ ác, phù bạo.
Diệt thiện đồng đạo.
(Anh hùng Lĩnh Nam,
Lập chí phục quốc,
Có mắt như mù,
Có tai như điếc,
Giúp kẻ bạo tàn,
Đánh người đồng đạo".
Đinh Công Thắng nói:
– Vị cao nhân này cảnh cáo chúng ta vì phục quốc, mà giúp Hán bạo tàn, đánh Thục nhân nghĩa. Không biết người này là ai?
Anh Vũ đứng suy nghĩ một lúc, rồi quyết định chờ đêm đánh đồn dưới chân núi.
Đinh Công Thắng đồng ý, hai người chờ đến đêm, Triệu Anh Vũ dẫn 3000quân chận các ngả, sợ quân trong đồn thoái ra còn bắt. Chính bản thânông điều khiển quân, âm thầm bao vây. Nhưng khi ông tiến sát đồn, vẫnkhông thấy bóng người. Ông lệnh cho sĩ tốt phục ở ngoài, rồi vọt lên cao nhảy vào hàng rào quan sát, chỉ thấy bốn dẫy nhà. Trong nhà leo lét cóánh lửa củi đốt sưởi, khói bốc lên. Ông tự chửi thầm mình:
– Mình quá cẩn thận! Đám binh lính trấn đóng đâu có đề phòng giặc, mà chỉ để giữ trộm cướp, chúng ngủ hết rồi.
Ông nhảy ra, cho lệnh quân sĩ mở cổng đồn tràn vào. Binh sĩ trong đồngiật mình tỉnh giấc, tưởng là cấp trên tuần tra. Chúng chắp tay lạy xintha tội.
Nguyên đồn Trường-đình thuộc quyền kiểm soát của Thái thú Giang-an, quân sĩ đa số già lão, mục đích đề phòng trộm cướp mà thôi. Biết đồn trưởnglầm mình với thượng cấp của y. Triệu Anh Vũ nói giọng Ích-châu rất thạo, ông bàn với Đinh Công Thắng:
– Bây giờ tôi giả làm một chức quan Thục, bắt tên đồn trưởng dẫn vềGiang-an. Chúng ta đến Giang-an trong đêm, thình lình bắt Thái-thú chiếm thành.
Hai người bàn định rồi, Triệu Anh Vũ cho gọi đồn trưởng vào:
– Ngươi tên là gì?
– Tiểu nhân tên Hoàng Thông.
– Ngươi có biết ta là ai không?
– Dạ tiểu nhân không biết.
– Ta là Biệt kị hiệu úy, lĩnh chức Nội giám thống lĩnh cấm quân của đứcHoàng-đế. Ta được lệnh đem quân đề phòng giặc. Không ngờ ngươi ăn cơmtriều đình, mà lười biếng, bỏ đồn để ngủ. Đáng lẽ tội ch.ết chém. Nhưngta thương tình tha cho. Vậy lệnh cho ngươi mang quân mã dẫn đường, tađến Giang-an thanh sát Thái-thú. Thái-thú Giang-an tên là gì? Y là người như thế nào?
Hoàng Thông lạy tạ đáp:
– Thái-thú Giang-an họ Tôn tên Minh, là người lớn tuổi, làm Thái-thú từđời Hán đến giờ. Tại Giang-an có một Lữ trấn đóng. Thủy quân thì đóng ởNam-khê, có 10 chiến thuyền, khoảng một Lữ.
Từ Trường-đình đến Giang-an khoảng 30 dặm. Triệu Anh Vũ bàn với Đinh Công Thắng:
– Bây giờ Đinh huynh mang quân đi tắt đường núi đến phục sẵn ở Nam-khê.Còn tôi dẫn quân giả làm Việt kị hiệu úy bắt Thái-thú Tôn Minh gọi thủyquân Nam-khê về Giang-an. Thủy quân đi rồi, đại ca đánh úp Nam-khê.
Triệu Anh Vũ cùng Hoàng Thông lên đường đi Giang-an Đến nơi đã về khuya. Trời tháng chạp lạnh buốt tới xương, trên thành có mấy tên quân co rođứng canh. Hoàng Thông tới gọi cửa. Tên Tốt trưởng giữ cửa thành lênvọng lầu thấy Hoàng Thông thì hỏi:
– Hoàng tốt trưởng, ngươi về đây giữa đêm có chuyện gì vậy?
Hoàng Thông chỉ phía sau người ngựa, cờ xí:
– Hoàng-thượng được tin quân Hán đánh Việt-tây, Bạch-đế, sợ Đông-nam cógì sơ xảy, sai Việt kị hiệu úy đại tướng quân, kiêm Nội-giám thống lĩnhcấm quân tới tuần tra. Ngươi mau mở cửa thành.
Tên Tốt trưởng mở cửa thành. Triệu Anh Vũ xua quân tràn vào. TênTốt-trưởng thấy quân sĩ mặc khác với quân Thục có hơi ngạc nhiên. Nhưng y nghĩ rằng có lẽ Cấm quân khác với quân thường. Quân của Triệu Anh Vũvào thành chia nhau trấn giữ các cửa.
Triệu Anh Vũ cùng một số võ sĩ tới phủ Thái-thú. Quân giữ phủ loan báocho Tôn Minh. Tôn Minh giật mình, mặc quần áo ra công đường. Triệu AnhVũ truyền trói lại. Tôn Minh làm Thái-thú Giang-an đã lâu, y lớn tuổi,nhiều kinh lịch, hỏi lại:
– Không biết Đại tướng quân giữ chức gì? Tới đây sao không loan báo chotiểu nhân đón tiếp? Tiểu nhân phạm tội gì mà bị trói thế này?
Triệu Anh Vũ cười:
– Ta là Chinh-di Đại tướng quân nhà Hán, Triệu Anh Vũ. Ta đem quân vượt Kim-sơn phạt Thục. Thành đã bị ta chiếm.
Đồn trưởng Trường-đình Hoàng Thông nghe Triệu Anh Vũ nói thì ngớ người ra. Bấy giờ y mới biết mình bị lừa. Tôn Minh nói:
– Tôi nguyên là Thái-thú của triều Hán. Khi Vương Mãng phản nghịch tôithế cô không đủ lực chống, phải đầu hàng. Công-tôn Thuật chiếm đánh châu quận, tôi nhắm mắt đưa chân theo y. Nay đại quân Hán đã đến. Tiểu nhânxin nguyện đầu thú, lập công chuộc tội.
Triệu Anh Vũ hỏi:
– Binh lương ở đây được bao nhiêu?
Tôn Minh đáp:
– Tất cả lương thảo tiếp tế cho Bá-dương trấn, Nam-khê, Long-xương đềuchứa ở đây. Lương thực có thể nuôi 5 vạn quân trong ba năm. Lừa ngựa hơn hai vạn. Thủy quân có 210 chiến thuyền ở Giang-an, với một Lữ. Nhưngtiểu nhân được tin Bắc-bình vương. Tả tướng quân Công-tôn Khôi hiện cómặt ở Long-xương. Khôi là em ruột Thục đế. Không biết y tới Long-xươnglàm gì.
Triệu Anh Vũ nói:
– Ngươi lấy binh phù, cho ngựa chạy đến Nam-khê gọi Lữ trưởng thủy quân, dẫn quân đến đây gấp. Nói rằng có lệnh của Tả tướng quân Công-tôn Khôitrưng tập. Lữ trưởng thủy quân tên là gì?
– Y tên là Thanh Châu, tuổi khoảng 30, tính rất quật cường, là chân taythân tín của Thứ-sử Long-xương. Tôi chắc y không chịu đầu hàng.
Tôn Minh lấy binh phù cho người thân tín đi Nam-khê, sáng hôm sau khoảng giờ Tỵ thì quân báo rằng chiến thuyền từ Nam-khê đã tới, neo ở cảngGiang-an. Triệu Anh Vũ cho người ra cảng đón Lữ trưởng, Lữ phó thủy quân nhập thành. Y vừa vào tới sảnh đường thì bị võ sĩ bắt lại. Triệu Anh Vũ hỏi:
– Nếu chịu đầu hàng, thì vẫn giữ nguyên phẩm trật cũ. Còn không ta chém đầu tức khắc.
Lữ trưởng Thanh Châu tỏ ý quật cường:
– Ta bị Thái-thú đánh lừa mà bị bắt, ta không phục, ta không đầu hàng, ngươi muốn giết thì cứ giết.
Triệu Anh Vũ dầu sao cũng là người hiệp sĩ giang hồ, mà đạo lý giang hồLĩnh-Nam, vốn trọng nghĩa khí. Ông thấy Thanh Châu khẳng khái, coi cáich.ết như không, thì có cảm tình nói:
– Người đất Thục quả nhiên nhiều nghĩa khí. Theo ý ngươi phải thế nào ngươi mới phục?
Thanh Châu nói:
– Nếu người dùng võ công thắng được ta, thì ta đầu hàng người.
Triệu Anh Vũ càng thấy cảm tình:
– Đấu võ có nhiều thứ, ngươi muốn đấu kiếm, đấu quyền hay đấu khinh công?
Thanh Châu đáp:
– Ta nghe nói đứa trẻ con ở Lĩnh Nam cũng biết võ, ngươi từ Lĩnh Nam lên đây, chắc võ công phải cao. Ngươi là người Việt thì giỏi kiếm, vậy takhông đấu kiếm với ngươi. Ta theo thủy quân, mà thủy quân phải leo dâygiỏi. Vậy ta muốn đấu leo dây, bây giờ hãy dùng sợi dây treo lên 1 cànhcây thực cao, rồi ngươi với ta thi, nếu ai leo được nhiều lần thì ngườiấy thắng.
Triệu Anh Vũ võ công cực cao, nhưng người ông to béo, bắt ông leo dâykiểu đó giỏi lắm ông leo được 40 trượng là cùng. Ông nhìn Thanh Châu,thấy người y gầy, chân tay cứng cáp, ông phân vân, chưa biết tính sao.
Trấn-tây tướng quân Bạch Hầu nói:
–Này Thanh Châu tướng quân! Tướng quân có biết chúng tôi tới đây bằngđường nào không? Thưa vượt núi Kim-sơn đấy. Đất Lĩnh Nam nổi tiếng về võ học, mà sư bá tôi được chỉ định vượt Kim Sơn, ắt người phải leo núigiỏi. Người là chúa tướng mà lại đi đấu với tướng quân, thì mang tiếng ỷ lớn hϊế͙p͙ nhỏ. Người Lĩnh Nam không bao giờ làm. Vậy tướng quân với tôithi. Nếu tôi thắng thì tướng quân đầu hàng, chúng mình là anh em mộtnhà. Còn tướng quân thắng, thì sư bá sẽ thả tướng quân về. Tướng quânnghĩ sao?
Thanh Châu nhìn Bạch Hầu, thấy đó là một thằng bé mặt mũi khôi ngô,nhưng vừa qua hai tháng vượt núi, da mặt cháy nám. Hai con mắt chiếu ánh sáng long lanh, chứng tỏ là một đứa trẻ thông minh. Y đáp:
– Được, tôi với chú em thi leo dây.
Triệu Anh Vũ biết Tây-vu lục hầu là những chúa tướng loài khỉ, đừng nóileo dây một lúc, mà leo dây mấy ngày chúng cũng làm được. Ông đồng ý:
– Thôi, sư bá để cháu đấu với Thanh tướng quân.
Các tướng sĩ đều theo Thanh Châu và Bạch hầu ra trước sân, giữa sân cómột cây gạo cao chót vót. Bạch Hầu lấy một sợi dây lớn, rồi hú lên mấytiếng thảnh thót. Lập tức một 1 con vượn trắng to lớn, từ xa vừa hú vừađến trước mặt nó, cúi đầu kính cẩn hành lễ, Bạch Hầu chí chóe với convượn trắng mấy câu. Con vượn lấy dây cột vào lưng, thoăn thoắt leo lêncành cây cao chót vót. Nó cầm dây cột vào đầu cành thả xuống, Bạch hầunói:
– Từ trên cành kia xuống đến đây là 15 trượng, chúng ta leo dây thi xem ai leo được nhiều hay leo nhanh?
Thanh Châu đáp:
– Tôi muốn thi xem ai leo được nhiều.
Bạch Hầu nói:
– Tướng quân là khách, tôi là chủ. Tướng quân leo trước đi.
Thanh Châu lại nắm lấy dây rồi thoăn thoắt leo lên, chốc lát đã tới cành cây. Y vỗ tay vào cành rồi tụt xuống, sắp chạm đất rồi leo lần thứ nhì.
Triệu Anh Vũ khâm phục:
– Nếu mình thi với hắn chắc là thua, không biết Bạch hầu có địch lại hắn không?
Thanh Châu leo được hai lần rưỡi, ngưng lại tuột xuống nói:
– Bây giờ tới chú em, chú leo đi.
Y tin rằng Bạch hầu không thể nào bằng. Bạch hầu khọt khẹt mấy tiếng,rồi bám lấy dây leo thoăn thoắt. Tới ngọn cây, nó lộn ngược đầu xuốngđất, rồi thoăn thoắt tụt xuống. Cứ như thế nó leo lần thứ nhì, lần thứba. Thanh Châu kinh hồn, thì nó leo lần thứ tư, lần thứ năm. Tới lần thứ năm nó nói:
– Thanh Châu đại ca, tôi có thể leo cả ngày, nhưng đói quá rồi, nghỉ vậy.
Nó tụt xuống đất, vỗ vai Thanh Châu nói:
– Bây giờ đại ca là người nhà rồi, chúng ta lập môn phái, gọi là phái Hầu công hay khỉ đột công đi
Thanh Châu thấy thái độ mọi người vui tươi, không hống hách, ác ý. Y sụp xuống đất lạy Triệu Vũ Anh:
– Tiểu nhân xin tâm phục, khẩu phục đầu hàng, mong đại tướng quân thâu nhận cho.
Triệu Anh Vũ đỡ y dậy nói:
– Ta được Thanh Châu là được thêm một sư điệt nữa, cháu cứ gọi ta là sưbá như Tây-vu lục hầu. Người Lĩnh Nam chúng ta vốn nhiều tình cảm, dùtrong quân ngũ, cũng coi nhau như ruột thịt. Về việc nước cháu vẫn suấtlĩnh thủ quân cho ta.
Đinh Công Thắng bàn với Triệu Anh Vũ:
– Chúng ta đã chiếm được Nam-khê, thì nên tiến đánh Long-xương haykhông? Theo Thanh Châu nói, hiện Công-tôn Khôi ở Long-xương, nếu chúngta tiến quân, y sẽ điều động toàn bộ nhân mã Đông-nam đánh chúng ta.
Đinh Công Thắng là người cẩn thận, ông nói:
– Mục đích của đạo quân Đào Kỳ và mục đích của chúng ta là làm náo loạnphía nam Ích-châu, chia bớt lực lượng của giặc, cho hai đạo Kinh-châu và Hán-trung. Vậy chúng ta chỉ cần lọt vào đây là đủ, còn đánh thì quân ta bất quá, được một vạn người, không đủ chiếm bất cứ một thành nào khácnữa. Chúng ta hãy đợi liên lạc được với đạo Kinh-âu hoặc Độ Khẩu rồi sẽtính.
Đinh Công Thắng đề nghị Triệu Anh Vũ đóng ở Nam-khê, còn ông đóng ởGiang-an làm thế ỷ dốc. Tây-vu lục hầu, dẫn Thần-hầu, lên núi Kim-sơn để bảo vệ mặt sau Giang-an.
Triệu Anh Vũ khẳng khái lên đường đến Nam-khê, tìm cách liên lạc với Đào Kỳ. Ông ủy lạo dân chúng địa phương, truyền bỏ tất cả những thứ thuế do Công-tôn Thuật đặt ra, ông đặt một tiệc lớn mời các tướng sĩ để mừngchiến thắng.
Tiệc tan, ông về dinh, chưa kịp ngủ thì có tiếng kêu thích khách. Ôngvội đeo kiếm nhảy ra ngoài, thì thấy một người lùn, bịt mặt, đang tấncông Thanh Châu. Y chỉ đánh 2 hai chưởng, Thanh Châu phun máu miệng.Quân sĩ bao vây thích khách, chật cứng như nêm. Ông nhảy nhót mấy cáitới nơi. Người lùn vung chưởng tấn công ông, ông nhận ra đối thủ, dùngmột thứ chưởng dương cương, nội công chính đại quang minh. Ông thấy hơiquen, nhưng chưa nhận ra, ông vận hết sức đánh lại một chưởng, ông cùngngười lùn giao đấu dưới ánh đuốc. Bên cạnh người lùn còn một phụ nữ,cũng bịt mặt, chống kiếm đứng lược trận. Hai bên đấu trên trăm chiêu,ông nhận thấy muốn thắng đối phương thực khó. Những người có võ công như vậy, trên giang hồ rất hiếm, ông nhảy lui lại nói:
– Tôn giá là ai? Coi thân thủ vào hạng hiếm có trên giang hồ. Xin cho biết danh tánh được không?
Người lùn không nói gì, hú lên một tiếng, cùng người đàn bà nhảy lên nóc nhà định chạy. Nhưng khi y còn lơ lửng trên không, thì bị mấy ngườiđứng trên nóc nhà bao vây, một người vung chưởng đánh người lùn, mộtngười đánh người đàn bà. Tuy bị bất ngờ, cả hai vận sức đỡ. Bùng mộttiếng, cả hai bật trở xuống đất. Bóng người trên mái nhà nhảy xuống, hai người tấn công hai thích khách, bằng những chiêu cực kỳ dũng mãnh. Bấygiờ, Triệu Anh Vũ mới nhận ra, đám mới tới gồm bốn người, một nam một nữ trẻ, đứng ngoài lược trận. Còn hai người đánh thích khách, thì người nữ rất đẹp, dáng điệu uy nghi, người nam tuổi khoảng 50.
Triệu Anh Vũ thấy bốn người võ công đều ngang với ông, ông phục tài hô lớn:
– Ngừng tay!
Bốn người nhảy lui lại. Ông nhận ra người nữ mới tới giúp ông là TrưngTrắc, còn ba người kia ông không nhận ra. Trưng Trắc chỉ mặt hai thíchkhách:
– Phong-châu song quái, sư đệ, sư muội, lâu nay vẫn mạnh khỏe chứ?
Hai người bịt mặt mới mở khăn ra. Trưng Trắc giới thiệu với Triệu Anh Vũ:
– Đây là Vũ Hỷ và Vũ Phương Anh, cả hai đều là người phái Tản Viên nhà tôi, nhưng việc làm của họ thì ác độc nhất Lĩnh Nam.
Nàng chỉ ba người cùng đi, rồi giới thiệu:
– Đây là Đinh-hầu ở Cửu-chân, một trong Cửu-chân song kiệt. Còn đây làQuách Lãng, đệ tử của Đinh-hầu, và đây là Đinh Bạch Nương, ái nữ củaĐinh-hầu.
Triệu Anh Vũ từng nghe danh Phong Châu song quái, với Cửu-chân song kiệt, ông chấp tay nói:
– Hân hạnh.
Ông hỏi Vũ Hỷ:
–Chẳng hay Vũ tiên sinh và phu nhân, giá lâm thành Nam Khê này có điều gì dạy bảo?
Vũ Hỷ cười:
– Chả có gì cả!
Rồi y vung tay đánh ba chưởng, cùng vợ vọt lên mái nhà, chạy vào đêm tối mất hút. Trưng Trắc nói với Triệu Anh Vũ:
– Chúng tôi từ Lĩnh Nam đến đây trợ chiến với sư bá. Khi đến Giang-anthì gặp vợ chồng Song-quái, chúng tôi theo bén gót, dò la động tĩnh.
Triệu Anh Vũ mời Đinh Đại, Trưng Trắc vào sảnh đường. Đinh Đại nói:
– Chúng tôi được tin Lê Đạo Sinh cùng Song Quái, Hoàng Đức, Đức Hiệpsang Trung nguyên, phải báo cho quí vị biết, không ngờ gặp chúng ở đây
Trưng Trắc hỏi tình hình trận chiến, Triệu Vũ Anh tường trình chi tiết.Ông muốn nhờ Trưng Trắc, Đinh Đại, liên lạc với Đào Kỳ dùm, Trưng Trắcnhận lời. Ông lấy hai thuyền buôn của dân rất lớn, cho thủy thủ giả làmthường dân, đưa Trưng Trắc, Đinh Đại đi Mỹ-cơ. Giữa đường gặp một dânthuyền chở Song Quái và Công-tôn Khôi, hai bên thấy nhau là lăn vào giao chiến. Trưng Trắc chỉ biết song quái, không biết Công-tôn Khôi, nênkhông đề phòng thủy quân Thục. Có ngờ đâu Công-tôn Khôi tuy đi dânthuyền, nhưng vẫn có chiến thuyền đi xa xa để hộ vệ.
Trưng Trắc thuật xong nàng hỏi Vương Nguyên:
– Vương đại hiệp, tôi bắt sư huynh Công-tôn Khôi cho đại hiệp. Vậy phải điều kiện nào, người mới tha tội cho sư huynh?
Vương Nguyên bị tan nhà nát cửa, vì sư huynh Công-tôn Khôi. Bây giờ thấy cha con y bị trói, quần áo ướt lạnh run lập cập, bao nhiêu kỷ niệm cũnhững ngày còn ở Thiên-sơn theo học với sư phụ hiện ra. Ông ngẫm nghĩ 1lúc rồi nói
– Xin hãy cứ giam y lại, tôi suy nghĩ ít ngày đã.
Trưng Trắc sai một chiến thuyền, trở về Nam-khê báo tình hình mặt trậnĐộ-khẩu cho Đinh Công Thắng, Triệu Anh Vũ biết. Còn nàng cùng Trần Quốc, Vương Phúc trở lại Việt-tây.
Nam-hải nữ hiệp, Đào Kỳ nghe tin Trưng Trắc, Đinh Đại đến thì mừng lắm,ra đón vào thành. Trà nước yên vị xong, Đào Kỳ hỏi Đinh Đại:
– Thưa cậu, bố mẹ cháu, chú thím, mợ và các em vẫn mạnh khỏe chứ?
Đinh Đại móc túi đưa ra bức thư nói:
– Vì Lĩnh Nam có biến cố mới, Lê Đạo Sinh cứu Song Quái, dẫn đệ tử sangTrung Nguyên không biết có múu đồ gì. Quần hùng yêu cầu tỷ phu với Trưng Trắc, là người chủ tọa cuộc họp ở Tây-hồ, lên đường sang Trung-nguyênquan sát tình hình, đưa ra đường lối hành động. Ngặt vì tỷ phu bị cảmnặng, ủy cho ta đi. Đây tỷ phu viết cho cháu.
Đào Kỳ ngồi ngay ngắn, sửa y phục đàng hoàng, lấy khăn lau tay sạch sẽ, rồi mới dám bóc thư ra đọc:
Đào Hầu, Chưởng Môn phái Cửu Chân, thư cho con út là Đào Kỳ.
Mọi việc ở Lĩnh Nam vẫn tốt đẹp. Tô Định, Lê Đạo Sinh chưa có hành độnggì khả dĩ đáng lo ngại. Ta cùng mẹ con với cậu đã hợp được 9 nhà ở đấtCửu Chân làm một. Thái-thú Tiết Bảo, đại sư ca Trần Dương Đức, đại caNghi Sơn đều đồng tâm nhất trí. Ba mà là một, một mà là ba. Phu nhân của cố trang chủ Thiên-bản Mai Tiến, cùng bốn con đang cai quản năm trangấp. Ngặt một điều, các huyện lệnh và quan lại, người Hán vẫn còn vọngtưởng như hồi Nhâm Diên.
Tuần trước các Lạc-hầu, Lạc-tướng, Động-chủ, Trang-chủ họp ở Ngọc-đường, bầu ta làm thống lĩnh vùng Cửu-chân, ta cử con làm phó, Trưng Trắc vớita là người đồng chủ toạ cuộc hội trên Tây-hồ, quyết định đường lối phục hồi Lĩnh Nam. Bây giờ hoàn cảnh đã đổi khác, sắp có sự thay đổi lớnlao.
Lời giáo huấn này con phải ghi nhớ trong lòng.
Đào Thế Kiệt cẩn bút.
Đào Kỳ đưa thư cho Hoàng Thiều Hoa nói:
– Bố em dặn sư tỷ ít điều, sư tỷ đọc đi.
Hoàng Thiều Hoa sửa lại quần áo, ngồi nghiêm chỉnh, cầm thư đọc.
Nàng đọc xong, hướng vào Trưng Trắc nói:
– Trưng sư tỷ! Trong thư sư phụ em dặn nhất nhất phải tuân theo lệnh sưtỷ, vậy sư tỷ có gì dậy, em và tiểu sư đệ sẵn sàng tuân theo như tuântheo sư phụ
Trưng Trắc ngồi nghiêm chỉnh, nói với Thiều Hoa:
– Kể về võ công, nhân số thì phái Tản-viên của ta gấp mười pháiCửu-chân. Song người phái Cửu-chân võ công không cao, người không nhiều, dù bao nhiêu người vẫn là một, vì vậy thế lực hùng hậu. Ta được Đào-hầu ủy nhiệm việc lớn, phải cố gắng làm. Nội trong mấy ngày nữa, ta sẽ nóiphải làm những gì cho sư muội với tiểu đệ biết.
Giao Long Nữ ngắt lời:
– Trưng sư tỷ! Em muốn thưa một điều.
Trưng Trắc gật đầu:
– Sư muội cứ nói! Sư muội là Đô-đốc thủy quân, lời của sư muội chắc cũng không tầm thường.
Giao Long Nữ tiếp:
– Bàn về tuổi, thì Đào đại ca đã hai mươi ba, bàn về địa vị thì là Chinh viễn đại tướng quân, cầm 30 vạn nhân mã trong tay. Bàn về võ công, cònmuốn hơn Khất đại-phu. Bàn về cơ thể, thì to lớn hơn Phù Đổng ThiênVương đánh giặc Ân. Thế mà sư tỷ cứ gọi là tiểu sư đệ, nghe không thuậntí nào cả.
Trưng Trắc gật đầu:
– Đa tạ sư muội nhắc nhở. Ta biết lỗi, vì quen miệng.
Trưng Trắc móc trong túi ra một bức thư, nàng vẫy Đào Hiển Hiệu:
– Có một người con gái sắc đẹp như người trong tranh, gửi thư cho sư đệ. Nếu sư đệ đoán đúng thì trao thư cho.
Đào Hiển Hiệu đỏ mặt, chàng sẽ đáp:
– Chắc là Đinh Hồng Thanh.
Trưng Trắc lắc đầu:
– Sai rồi sư đệ ơi, ta thông cảm với đệ, ngươi với Hồng Thanh là chỗ sưhuynh sư đệ đồng môn, là bạn thanh mai trúc nhã, vì sự nghiệp Lĩnh Namphải xa nhau cũng tội. Vì vậy lúc nào ngươi cũng nghĩ đến Hồng Thanh.Song người gửi thư cho Đào sư đệ là Đào Phương Dung.
Đào Hiển Hiệu, bẽn lẽn cầm lấy bao thư xé ra, bên trong có đến ba bứcthư khác nhau. Chàng lui lại một góc, lần lượt mở ra đọc, đọc xong chàng gấp lại bỏ vào túi.
Giao Long Nữ hỏi:
– Đào đại ca, có tin gì lạ không?
Đào Hiển Hiệu đáp:
– Cũng bình thường thôi.
Giao Long Nữ cười:
– Trong bao có ba bức thư, một bức của bá phụ, một bức của chị Đào Phương Dung, một bức của chị Hồng Thanh.
Hiển Hiệu hỏi:
– Sư muội có mắt thần hay sao mà biết rõ như thế?
Giao Lưng Nữ nheo mắt làm xấu:
– Có gì mà đoán không ra, bức thư thứ nhất của chị Đào Phương Dung, viết cho đại ca. Trong thư anh em với nhau, chắc có lời đùa vui, vì đại cavừa đọc vừa cười tủm tỉm. Bức thư thứ nhì của chị Hồng Thanh, vì nét mắt đại ca, khi thì hiện ra bẽn lẽn, khi thì hiện ra vẻ tươi hồng, nhu mì,khi thì hiện ra vẻ ngơ ngác, nhớ nhung. Trên đời này làm gì có người thứ nhì, viết thư khiến cho đại ca, hiện ra nhiều vẻ đặc biệt như vậy,ngoại trừ chị Hồng Thanh? Còn bức thư thứ ba là của lão bá, cho nên đạica mở ra, không dám đọc ngay. Đại ca ngừng lại sửa y phục nghiêm chỉnh,đứng thẳng người rồi cung cung kính kính đọc. Đúng không? Đại ca chịuchưa?
Đào Hiển Hiệu cười:
– Sư muội lợi hại thực, liếc mắt một cái mà biết được hết sự thực.
Đào Kỳ tổ chức buổi họp, xem phải làm những gì. Vương Phúc nói:
– Bây giờ chúng ta cử các tướng đi an dân tại những vùng mới chiếm được. Tổ chức lại hệ thống cai trị cho có bộ mặt mới. Tôi đề nghị cứ mộttướng Lĩnh Nam được một hàng tướng Thục dẫn đường, đi đến các vùng chung quanh an dân, vỗ về họ. Nhất thiết các Huyện lệnh, Huyện úy đều giữnguyên, để họ an lòng.Về lương bỗng của nhà Hán cao hơn nhà Thục, vì vậy cũng nhắc các nơi trả lương cho tướng sĩ theo thể chế nhà Hán. Nhữngngười trước nay vì trung thành với Hán mà bị Công-tôn Thuật giết, phảitruy tìm con cháu, ban tiền tử tuất, tìm xác chôn cất và truy phong chohọ lên hai cấp so với cấp lúc bị giết. Những tên Huyện lệnh, Huyện úy ác đức, phải giết cho dân chúng hả lòng. Đất đai của chúng cùng tài sảnthì sung công hoặc ban cho những gia đình tuẫn quốc. Thuế khóa của Thụcthì nhẹ hơn Hán, xin giữ nguyên chế độ thuế khóa, đừng thu theo Hán…công việc này cần những người uy tín, có toàn quyền. Xin đại ca địnhliệu. Tôi thì xin đại ca cho đi liên lạc với Ngô Hán, và cầm đầu một đội Tế-tác nhập Thành-đô, bắt Công-tôn Thuật. Vì Thuật là người khôn ngoanvô cùng, lúc đại quân tiến vào, y có thể trốn mất, không biết đâu màtìm.
Đào Kỳ nói :
– Vương đệ ! Tôi biết Vương đệ nóng lòng về Thành-đô giết Công-tôn Thuật báo thù, và cũng để tìm cách cứu nhũ mẫu ra khỏi cung. Vì hiền đệ sợquân Hán đến, trong loạn quân, nhũ mẫu khó bảo toàn phải không ?
Vương Phúc gật đầu.
Đào Kỳ nói tiếp :
– Chúng ta có nhiều vấn đề phải làm ngay. Thứ nhất đi các nơi an dân.Việc này cần có người minh mẫn, đạo cao đức trọng, vậy thì không có aibằng đại sư bá Nam-hải. Xin đại sư bá cùng với Vương nhị lang, an dân từ Độ-khẩu tới Việt-tây. Còn từ Việt-tây đến Cửu-long, Nhã-giang xin Hoàng sư tỷ đi với Vương tam lang. Còn từ đây đến Giang-an, sư bá Triệu AnhVũ sẽ đi cùng với Vương sư bá và Sa Giang. Thứ nhì là liên lạc với haiđạo quân kia. Từ đây đi Kinh-châu bằng đường thủy dễ dàng nhất. Chúng ta bắt Công-tôn Khôi, chiếm được Giang-an thì đạo Kinh-châu chỉ việc thẳng đường tới Thành-đô. Nhưng đường Kinh-châu vào Thành Đô phải qua ngãTrường Giang. Vậy tôi nhờ chính Vương hiền đệ dẫn Trần sư muội, Giao Chi sư tỷ và năm sư huynh Nhân, Nghiã, Lễ, Trí, Tín đem theo các sư huynh,đệ trong đội Giao Long binh giúp sư tỷ Trưng Nhị tiến quân mau hơn.
Vương Phúc hỏi :
– Bọn tiểu đệ tám người đi Kinh-châu, thì đại ca… không còn người trợ giúp. Có nguy hiểm lắm không ?
Đào Kỳ thấy nhiều lần Vương Phúc luôn lo lắng cho mình, dự liệu việc đều tỷ mỷ, cẩn thận, chàng cảm động nói :
– Hiền đệ đừng lo! Ta nói cho hiền đệ biết ta có thêm bốn vị khách mớitới, các vị cũng có thể là tướng giúp ta, việc đánh Thành-đô ta nắmtrong tay. Còn việc bắt Công-tôn Thuật ta không có mưu kế. Binh pháp nói rằng biết mình biết người trăm đánh trăm thắng. Ta tự biết ta võ côngcao, dùng binh tạm được còn mưu kế tuyệt vời thì phải nhờ đến sư tỷTrưng Nhị, Vĩnh Hoa. Biết Công Tôn Thuật là hiền đệ, biết mình là VĩnhHoa. Vị sư tỷ ấy muốn bắt y, chẳng khác gì chúng ta móc tay vào túi lấymón đồ. Vậy sau khi hiền đệ giúp Trung Nhị đánh đến Long-xương,Đồng-nam, thì xin phép sang đạo Hán-trung cùng Phùng sư tỷ thiết kế bắtCông-tôn Thuật.
Trưng Trắc phất tay hỏi :
– Khoan ! Xin qúi vị khoan lên đường đã !
Nàng hỏi Đào Kỳ :
– Đào sư đệ ! Chúng ta sẽ còn phải tiến quân vào sâu đất địch nhiều ! Sư đệ hứa rằng những binh sĩ đầu hàng, ai muốn ở lại thì cho ở lại, điềuđó đã thực hiện rồi. Còn những ai muốn về quê làm ăn thì cho họ về. Điều này chưa thực hiện. Hhiện có khoảng hơn vạn binh lính Thục bị bắt, hiền đệ nên cho họ về quê làm ăn, để họ được gần gia đình.
Đào Kỳ chắp tay hướng Trưng Trắc hành lễ :
– Người ta nói Tản-viên song phượng thì Trung Trắc nhân từ, Trung Nhị mưu trí tuyệt vời quả đúng. Đa tạ sư tỷ dạy dỗ.
Chàng ra lệnh chu cấp lương tiền, quần áo cho những tù binh Thục, đưa về quê quán làm ăn. Chàng còn cấp cho mỗi người một giấy, chỉ thị choHuyện lệnh, Huyện úy không được truy cứu tội lỗi cũ của họ. Hơn vạn binh Thục mừng đến chảy nước mắt, lên đường về quê, lòng hân hoan biết ơnĐào Kỳ.
Trần Quốc hỏi :
– Trước khi đánh Việt-tây, đại ca hứa với Thái-thú Mỹ-cơ Trần Nhiên rằng nếu y thực tâm đầu hàng, sẽ cho giữ chức Thái-thú như cũ. Còn như ygiúp đại ca lấy được Việt-tây, đại ca sẽ cho y làm Thú-sử Việt-tây.Nhưng y trá hàng, còn bày mưu làm kế không thành cho Phan Hào, khiếnchúng thiệt hơn vạn binh, dù chúng ta thắng trận. Bây giờ đại ca xử trívới y như thế nào ?
Đinh Đại là sư thúc, lại là cậu Đào Kỳ, ông biết cháu mình nhiều tình cảm, khó có thể giết người, nên ông xen vào :
– Cháu Kỳ, lòng nhân không thể lúc nào cũng áp dụng được, cháu phải chém đầu y làm hiệu lịnh mới hả lòng quân.
Vương Nguyên đứng dậy chắp tay xá Đinh Đại :
– Đinh-hầu, tôi nghĩ chúng ta không nên giết y làm gì. Cái thứ tồi tệđến độ dâng vợ cho giặc kiếm chút công danh, giết chi cho bẩn gươm. Tôixin hiến một kế, mượn tay Công-tôn Thuật giết y. Bây giờ Đào nguyên soái cứ giả vờ không truy cứu tội, thả lỏng y trong thành. Khi đi thăm dân,mang y đi theo. Ít lâu sau tất y trốn về Thành-đô. Công-tôn Thuật là đứa đa nghi, sẽ giết anh em y.
Đào Kỳ cảm tạ Vương Nguyên, nghĩ trong lòng :
– Ông này, văn thì đỗ Hiếu-liêm, làm quan nhà Hán, đàn giỏi, tiêu hay,võ công không thua ta mà mưu trí sâu xa không kém gì Vĩnh Hoa. Chỉ tiếcrằng ông đào hoa quá, có nhiều vợ đẹp mà thành ra tan nhà nát cửa. Cũngmay ông ta có ba con trai, một gái đều thông minh, văn võ song toàn.
Cha con Vương Nguyên gặp Nam-hải nữ hiệp, như người quen nhau từ lúcnào. Họ luôn luôn bên cạnh nhau, bàn âm nhạc, hoà nhạc với nhau. TrưngTrắc thấy vậy nói :
– Đào sư đệ, ngươi hãy nhờ Nam-hải sư bá cùng với Vương tiên sinh, SaGiang tổ chức những cuộc trình diễn âm nhạc cho tướng sĩ nghe, để họgiải trí, được chăng?
Sa Giang vui vẻ đáp:
– Sư tỷ dạy đúng đấy, em nghĩ nên làm như thế. Cứ mỗi ngày chúng tatrình diễn cho một Lữ coi. Có điều phải dùng những điệu nhạc dân gianhùng tráng, để quân sĩ không nhớ nhà.
Hôm ấy ngày 15 tháng Chạp, Đào Kỳ ngồi trong trướng bàn việc tiến quân vào Thành-đô, thì quân canh báo:
– Có sứ giả của Lĩnh-nam vương tới.
Đào Kỳ vội vàng tiếp, sứ giả là một viên võ quan, đi cùng với Quỳnh Hoa. Quỳnh Hoa thấy Đào Kỳ, chạy lại nắm tay chàng:
– Đào đại ca! Đại ca mạnh khỏe chứ? Đại ca giỏi quá, đánh đến đây rồi à?
Mỗi lần Đào Kỳ gặp cô em gái này, lòng chàng lại rộn lên niềm vui ấm áp. Chàng nắm tay Quỳnh Hoa:
– Mạnh khỏe thì vẫn mạnh khỏe, nhưng không có ổi có mận mà ăn, nhất là không có hoa Quỳnh, hoa Quế mà ngắm.
Quỳnh Hoa móc trong bọc ra một phong thư đưa cho Đào Kỳ:
– Đây là thư của Nghiêm đại ca.
Đào Kỳ móc ra đọc, được biết Nghiêm Sơn đã cho một đạo quân nữa từTử-dương tiến chiếm Vạn-nguyên, Thành-khẩu, Thông-giang, Ba-trung, nốiliền hai đạo Kinh-châu với Hán-trung. Nghiêm Sơn muốn chàng tiến đánhHán-nguyên, Đông-sơn, Mi-sơn và Thành-đô.
Đợi Đào Kỳ đọc thơ Nghiêm Sơn xong, Quỳnh Hoa móc trong túi ra một cái hộp rất đẹp để lên bàn:
– Còn hộp này, đố đại ca biết trong đựng gì?
Đào Kỳ ngắm nghía, suy nghĩ, song chàng đoán không ra, lắc đầu:
– Sư muội, anh đoán không ra.
Quỳnh Hoa mở lớp lụa bọc ngoài, bên trong là cái hộp sơn son thiếp vàng, trên vẽ một cây đào đầy trái. Tim chàng đập mạnh, vì nhận ra là nét vẽcủa Phương Dung. Chàng cầm lấy trịnh trọng mở nắp hộp, bất giác ngẩnngười ra, đỏ mặt lên. Vì bên trong có chiếc khăn quàng cổ của PhươngDung mầu xanh lợt. Chiếc khăn này nàng choàng trong ngày cưới ở đảo.Cạnh chiếc khăn là một cái áo gối thêu rất công phu: Đóa hoa đào bêncạnh hai con chim uyên ương.
Trong còn có bức thư, chàng không kiên nhẫn chờ đợi, mở ra đọc liền. Thì không phải thư mà là một tập nhật ký, Phương Dung ghi từng ngày một,những nỗi niềm nhớ nhung của nàng. Thấy chung quanh đông người, khôngtiện đọc, chàng cất đi.
Quỳnh Hoa đưa cho Hoàng Thiều Hoa một hộp lớn hơn. Thiều Hoa mở lớp lụabên ngoài ra, bên trong là một hộp gấm. Nàng mở hộp, trong có nhiều thứ. Vật đầu tiên đập vào mắt là bông cúc bằng vàng, chạm trổ tinh vi. Cànhvà lá bằng ngọc bích xanh lóng lánh.
Thiều Hoa ngắm nghía một lúc rồi đeo vào tóc.
Vương Nguyên là người lãng mạn, thích âm nhạc, ông trọng phụ nữ có sắcđẹp. Tư hôm gặp Hoàng Thiều Hoa, sắc đẹp ôn nhu, văn nhã, như có một cái gì bí hiểm thu hút người nhìn. Lòng ông lại hồi tưởng đến hai người vợquốc sắc thiên hương, đến nỗi Công-tôn Khôi, sư huynh của ông hại ông để chiếm. Đem so sánh vợ với Hoàng Thiều Hoa, thì sắc đẹp của vợ ví nhưhông hoa Lan hoa Huệ. Thanh tao có thanh tao, ông tìm ra một nét mà chỉThiều-Hoa mới có, là phong tư rạng trỡ, hồng hào tươi mát của người tậpvõ.
Ông là người trọng sắc đẹp, thấy sắc đẹp như thấy bông hoa tươi thắm.Ngắm nhìn chỉ để ngắm nhìn, lưng dạ vẫn giữ đạo chính nhân quân tử. Ôngnổi tiếng là tiêu thần, vì vậy ông cầm ống tiêu thổi một bài ca tụng sắc đẹp của Thiều Hoa. Tiếng tiêu nhu hòa, như mây trôi phiêu lãng, rócrách như suối chảy, có khi thoang thoảng như tiên nga nhảy múa trên đồiđầy hoa.
Khúc tiêu dứt, mọi người đều ngơ ngẩn xuất thần, như mơ màng ở thế giới thần tiên.
Thời bấy giờ, luân lý Khổng, Mạnh rất khắt khe. Việc Vương Nguyên vừathổi tiêu vừa ngắm nhìn Thiều Hoa là điều vô lễ không tha thứ được. Song Thiều Hoa được giáo huấn cách nhận xét, cách biết người. Gặp VươngNguyên, nàng xếp ông vào loại dị nhân, võ công cực cao, có tài vương bánhư Nghiêm Sơn, con mắt của ông chiếu ra nét đa tình hiếm thấy. Người đa tình thường là người đa tài, không phải kẻ tham ɖâʍ hiếu sắc.
Hoàng Thiều Hoa biết ông sáng tác bản tiêu, ca tụng sắc đẹp của mình. Nàng đứng lên:
– Đa tạ tiên sinh quá khen tặng.
Nàng mở lớp giấy ở đáy hộp lên thấy bốn bộ quần áo lụa bốn màu: Xanh lácây, vàng cánh kiến, hồng tươi và trắng. Trên mỗi bộ quần áo thêu rấtcông phu. Nàng lật xuống dưới còn bốn cái khăn, bốn cái dây lưng và mộtbức thư.
Quỳnh Hoa xòe tay:
– Lĩnh-nam vương gửi quà cho Vương-phi, rồi Chinh-tây quân sư gửi quàcho phu quân, thế mà chả ai thưởng cho con bé mang thư cái gì cả.
Thiều Hoa tát yêu vào má Quỳnh Hoa, rồi lấy trong bọc ra một chuỗi ngọctrai dài, quấn vào cổ Quỳnh Hoa đến ba vòng mới hết, nói:
– Không cần sư muội mang quà cho ta, ta cũng thưởng cho sư muội.
Nam-hải nữ hiệp nghĩ thầm:
– Đúng ra với tuổi của Thiều Hoa, Phương Dung lúc nào cũng bên cạnhchồng, sớm tối có nhau. Vì quốc sự, họ phải xa nhau, thực cũng tội.
Đào Kỳ hỏi thăm Quỳnh Hoa về trận đánh Hán-trung. Chàng biết đây là mặttrận lớn nhất, người điều khiển mặt trận này là con trưởng Công-tônThuật, với 20 vạn quân, mấy ngàn dũng tướng. Mưu lược tuyệt vời như NgôHán, võ công cao cường như Phùng Dị, Lai Háp trợ giúp còn bị thua mấytrận nghiêng ngả. Chàng biết Ngô Hán có "trí" như Phương Dung, TrưngNhị, có tài dùng người như Vĩnh Hoa và có tài xung phong hãm trận nhưNghiêm Sơn với chàng. Phùng Dị võ công tuy cao nhưng so với bên Thục thì thua xa, vì vậy Nghiêm Sơn mới tăng viện thêm Khất đại phu, Cao CảnhMinh theo giúp.
Quỳnh Hoa đáp:
– Đạo quân Hán-trung không gặp may mắn như đạo Kinh-châu, Lĩnh-nam.Trước sau hai bên đánh trăm trận. Ông ngoại em bị thương. Sư bá Cao Cảnh Minh súyt mất mạng, con trai út Ngô Hán tử thương. Nghiêm đại ca, sư tỷ Phương Dung phải thân tới điều động quân mã. Trận đánh nào cũng thầnsầu quỉ khốc. Bên Thục tướng sĩ một lòng, mỗi người là một dũng sĩ. Họđã quyết chiến, dù ch.ết cũng không lùi. Mãi tới hai ngày trước, mớichiếm được Võ-đô, Nam-bình, Dương-bình quan, Kiếm-các, Giang-du.Công-tôn Thuật rất khôn, y đoán được ý định của ta đánh Độ-khẩu với mụcđích làm náo loạn Thành-đô. Còn mặt Kinh-châu quá xa, thủy quân Thục rất mạnh, khó vào được. Y dồn cầm chân quân Thục ở mặt Giang-du, cho đạoKinh-châu và Lĩnh-nam tiến vào Thành-đô trước.
Hoàng Thiều Hoa hỏi:
– Nghiêm đại ca hiện đóng ở đâu?
Quỳnh Hoa cười:
– Lĩnh-nam vương phi hỏi Lĩnh-nam vương chinh tiễu nơi đâu hay sư tỷ Thiều Hoa hỏi Nghiêm đại ca?
Thiều Hoa vỗ lưng Quỳnh Hoa:
– Chị hỏi nghiêm đại ca.
Quỳnh Hoa không trả lời, nàng cất tiếng ngâm Sa-mạc:
Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ,
Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai?
Nhớ ai dạ những bồi hồi,
Như đứng đống lửa, như ngồi đống rơm.
Ngâm xong nàng mới nói:
– Sư tỷ xưa nay là người thông minh, linh mẫn bậc nhất Lĩnh Nam, mà saohôm nay lại lẩn thẩn quá. Lúc đến đây em nói, em từ Kiếm-các tới. Thếthì Nghiêm đại-ca phải ở Kiếm-các mới gửi quà cho sư tỷ được chứ.
Hoàng Thiều Hoa đỏ mặt lên, nàng nói lảng:
– Bao giờ sư muội trở về Kiếm-các?
Quỳnh Hoa không dám đùa nữa:
– Em phải trở về ngay, để săn sóc ông ngoại em.