Chương 4-1: Khói lửa 1
Edit: Đào Sindy
Trở lại nội thành, vừa đúng giờ ăn trưa
Lâm Hoè trên đường kích động dự định đến nhà hàng cua. Cua lột sốt cam, là chuyện tốt của đời người. Lâm Hoè không chút kiêng kỵ liền say cua, uống vào nửa ấm rượu Hoa Điêu.
Cua là thứ không dễ đối phó, Trần Nhứ ăn không quen. Tách ra móc móc, suy nghĩ cả nửa ngày cũng không thu được nhiều, vỏ trong tay chất đống lại là một mảnh hỗn độn.
Cô có chút thất bại. Cúi đầu xuống bắt đầu ăn chén cà ri hoa cua tinh tế trước mặt.
Tạ Nghiêu Đình ăn rất ít, lại không ăn món lạnh.
Trần Nhứ hỏi anh: "Anh không thích ăn cua à?"
Lâm Hoè một mặt xem thường, nói: "Anh ấy kén ăn vô cùng, tôi còn chưa thấy thứ gì anh ấy thích ăn cả."
Tạ Nghiêu Đình cười, không lên tiếng. Chậm rãi nhận lấy mở mai cua. Từ càng đến chân cua, thay đổi khớp nối, vặn, kéo, bóc, động tác đâu vào đấy, ngay ngắn trật tự. Chỉ chốc lát sau, đã bóc được nửa đĩa thịt cua. Anh đẩy đĩa lên trước mặt Trần Nhứ, lại lấy khăn ướt trên bàn, xoa xoa ngón tay.
Ánh mắt Trần Nhứ bị hấp dẫn, nhỏ giọng hỏi: "Cho tôi?"
Tạ Nghiêu Đình: "Ừm."
Anh nhìn cô, cong môi, im lặng cười.
Lâm Hoè cầm thìa múc một nửa thịt cua nhai trong miệng: "Không biết còn tưởng rằng Tiểu Nhứ là con gái của anh đó."
Mặt Trần Nhứ bỗng nhiên như bị phỏng. Sau đó vui vẻ nhảy cẫng lấy đĩa thịt cua đến tay mình, thêm ít đồ chấm, ba muỗng đã ăn xong. Gạch cua béo khoẻ, vào miệng đã tan. Cô ăn vui vẻ, từ trong mũi phát ra tiếng thỏa mãn: "Thơm quá."
Tạ Nghiêu Đình nói thật thấp: "Ăn những thứ này đi, cua tính hàn, ăn nhiều tổn thương tỳ vị."
Trần Nhứ không coi ai ra gì nhu thuận gật đầu, tán thưởng một câu: "Sao anh giỏi bóc thịt cua như thế."
Kỹ thuật bóc thịt cua, tr.a cứu kỹ càng, không khác so với làm một cuộc phẫu thuật nhỏ. Anh học tám năm lâm sàng, đã trải qua cương vị các khoa, tất nhiên thuận tay.
Cô lại cảm khái: "Sao anh có thể làm tốt chuyện này như vậy."
Lâm Hoè không vừa mắt:"Tôi ăn no rồi."
Miệng anh ta xưa nay không cản, đứng dậy khua tay nói: "Hai người từ từ ăn, bóng đèn đi trước đây."
Chạng vạng tối nổi gió. Rét đậm, mây đen buông xuống, ngoài cửa sổ gió giật gào thét, bầu trời u ám. Dự báo thời tiết nói, trong lúc xuân, mưa tuyết tiếp tục làm thời tiết âm u, hai ngày nay sẽ có bão tuyết dữ dội giáng xuống.
Trong phòng nóng hầm hập.
Trần Nhứ ngồi xếp bằng trên mặt thảm nhung dài ở phòng khách, nằm sấp trước bàn gỗ phòng khách, làm bài thi ngữ văn hai tờ. Cô nhìn thoáng qua cửa phòng ngủ, Tạ Nghiêu Đình đang nặng nề ngủ. Dạ dày anh lạnh lạnh đau đau, luôn không thoải mái. Ngay từ đầu nằm xuống cũng không ngủ, sau lúc hỗn loạn, nửa ngủ nửa mê, mơ tới khi mình còn đi học.
Diệp Phục Linh là đối tượng bà Diệp Dĩnh hi vọng giúp đỡ công trình học sinh nghèo khó kết đôi. Cô ta một đường đi tới sơn thôn nhỏ, dùng thời gian ngắn nhất hoàn thành thay đổi nhân vật phong vân một nghèo hai trắng*.
*cục gạch mà dám đua đòi với iPhone
Lúc trẻ tính tình cô ta sáng sủa, rất có lòng tiến thủ. Thích cười, rất dễ hoà mình với người khác, hai bên gò má có lúm đồng tiền nhỏ, như mặt trời lên lúc bảy tám giờ sáng.
Diệp Phục Linh theo đuổi Tạ Nghiêu Đình đã nhiều năm. Từ tuổi dậy thì đến khi trưởng thành, từ lần đầu tiên gặp mặt liền không ngừng gửi thư tình và tin nhắn sớm chiều ở chung. Dần dần, anh đã quen hình thức hai người ở chung.
Đại khái là lúc học đại học.
Khoảng thời gian kia, Tạ Nghiêu Đình thực tập ở bệnh viện thuộc trường học, lại phải chuẩn bị bảo vệ bằng Thạc sĩ, cộng thêm tham dự làm MC cho một chương trình kết hợp ứng dụng lâm sàng Trung Tây y, đó là ngân sách trọng điểm quốc gia xã khoa. Mỗi ngày anh đều ngâm mình trong thư viện và phòng thí nghiệm, bề bộn nhiều việc. Không quan tâm đến Diệp Phục Linh.
Anh ăn không quy luật nên bị viêm dạ dày, ăn không vô thứ gì, uống miếng nước xong quay người cũng sẽ phun ra. Anh ở phòng y tế trường truyền dịch mấy ngày, mu bàn tay vừa sưng vừa xanh, cả cánh tay như rót chì, lạnh băng nặng nề.
Lúc ấy Diêp Phục Linh ở bệnh viện trường có làm thêm ngoài giờ.
Cũng giống như mùa đông bây giờ. Hơi mưa, liên tiếp nửa tháng. Anh nằm cong trên ghế truyền dịch mở tài liệu lịch sử, sư huynh cùng tổ gọi điện thoại tới, vội vã muốn biết số liệu anh phụ trách. Máy tính không ở bên người, không có cách nào làm ngay cho anh ấy. Nhắn tin hỏi Diệp Phục Linh, hỏi cô ta có ở bệnh viện trường không.
Diệp Phục Linh trả lời rất nhanh, không có ở đây. Ở bên ngoài làm thêm, ban đêm mới có thể trở về trường học.
Tạ Nghiêu Đình cũng không nghĩ nhiều, trực tiếp rút túi còn hơn phân nửa ra. Trên đường đi từ phòng y tế đến phòng thí nhiệm, đi qua một hành lang yên lặng lộ thiên. Mùa đông, vốn thực vật dây leo um tùm màu xanh lá chỉ còn lại cành khô tiêu điều. Anh cầm một cây dù đen, đứng ở một bên nhìn thấy Diệp Phục Linh đang tranh chấp lớn tiếng cùng nam giáo sư mới đi du học về trong viện.
Cô ta ở trước mặt anh, dù gặp phải khó khăn gì, từ trước đến nay đều vui vẻ giãn mặt ra, lạc quan đối mặt. Anh chưa bao giờ thấy dáng vẻ tức giận hỗn hển như thế.
Tạ Nghiêu Đình nghe vài câu, đại khái là vì danh sách chi phí xuất ngoại.
Chuyện sau đó, giống như đã không nhớ được. Đại khái là sau khi anh lấy lại được tinh thần, giật mình lo lắng trực tiếp quay người rời đi. Thời gian trôi qua quá lâu, những chuyện đó đều bị vứt sâu trong kí ức, dù rằng tức giận nghiến răng vô cùng, thì vẫn không thể làm gì, thậm chí, ngay cả thất vọng và ảo não đều trở nên mơ hồ.
Mí mắt Tạ Nghiêu Đình nặng nề, vẫn luôn không tỉnh nổi, ngủ thật lâu trong ổ chăn. Nếu như không phải vì miệng đắng lưỡi khô, tìm nước uống, anh có thể sẽ ngủ đến rạng sáng hôm sau.
Trần Nhứ đẩy bài thi và sách giáo khoa ra, đứng dậy ba chân bốn cẳng đi tới.
Tay Tạ Nghiêu Đình còn đặt trong túi giữ ấm, uống nước xong. Màn đêm dần dần buông xuống, rơi ngoài cửa sổ là ngọn đèn lửa với hơi nước mông lung. Anh đứng ở nơi đó, giống như vầng trăng trong bầu trời đêm chầm chậm lên cao, vô số ngôi sao chen chúc.
Càng náo nhiệt, càng quạnh quẽ hơn.
Giọng Trần Nhứ mang theo nhẹ nhàng mềm dẻo: "Anh tỉnh ngủ rồi à?"
Tạ Nghiêu Đình hoảng hốt, vừa tỉnh táo vừa như không, anh dời tay, cầm lấy cốc nước, thấp giọng nói: " Uống nước."
"Anh nóng lên rồi?" Cô nhìn thấy cánh môi anh tái nhợt khô nức nhếch lên, cau mày, nhón chân lên, lòng bàn tay chụp lên trán anh.
Tư thế như vậy người khác nhìn vào thực sự quá mập mờ thân mật.
Tạ Nghiêu Đình nghẹn nước ở yết hầu, ho khan, trong lúc nhất thời thở không nổi, đến gập cả lưng.
Trần Nhứ vội vàng đỡ anh đến ghế sa lon ngồi xuống.
"Anh không sao chứ?" Trong mắt cô có lo lắng không che giấu chút nào.
"Không sao, không cẩn thận bị sặc." Tạ Nghiêu Đình lắc đầu, giọng trầm thấp còn có chút ho khan mất tiếng.
Anh nhìn sách vở mở ra trên bàn trà, tay phải nắm thành quyền chống bên môi lại ho khan trầm thấp vài tiếng, sau đó tùy ý hỏi một câu: "Cô đang làm bài tập ở đây à?"
Trần Nhứ gật đầu: "Ừm, buổi chiều làm hai bài thi ngữ văn hai tờ. Đọc hiểu bài văn xuôi 《tuế triêu thanh cung》của Uông Tằng Kỳ."
Tạ Nghiêu Đình hơi kinh ngạc: "Cô thích ông ấy?"
Trần Nhứ chỉ giá sách đằng sau anh: "Tôi nhìn thấy anh thu thập rất nhiều sách của ông ấy."
Tạ Nghiêu Đình: "So sánh với bệnh trạng theo đuổi hoa lệ tươi đẹp, tôi càng thích bình dị mộc mạc. Trong số tác giả của phái kinh kịch* tôi thích nhất Lão Xá và ông ấy. Văn nhân chân chính của thời đại ấy."
*tiêu biểu là cách biểu diễn của Bắc Kinh.
Trần Nhứ buông lỏng, hai tay ghé trên bàn, đầu đặt phía trên, ngửa mặt lên nhìn anh.
Tạ Nghiêu Đình cười nói: "Tôi lại nhịn không được thuyết giáo rồi, có phải rất nhàm chán?"
Cô vội vàng lắc đầu: "Anh cứ nói, tôi rất thích nghe. Tôi không thích phần được chỉ định mục lục trong sách ngữ văn tiết ngoài giờ. Trên thực tế, tôi cảm thấy bị chỉ định đều rất tẻ nhạt vô vị."
Anh cười: "Cô là đang phản nghịch. Đọc kinh điển có thể nuôi dưỡng khiếu thẩm mĩ, cũng không có gì không tốt."
Cô nói: " Không cảm thấy rất buồn tẻ sao?"
Anh nhẹ nhàng vỗ đầu cô: " Sách càng khô khan, càng phải thừa dịp đọc lúc còn trẻ. Độ tuổi của tôi, đọc cũng chẳng vào."d.đ.l.q.đ
Cô le lưỡi một cái, nhỏ giọng giải thích: "Anh còn rất trẻ mà."
Tạ Nghiêu Đình nghe được, khẽ nhếch môi.
Cô còn nói: "Tôi cảm thấy, tuổi của anh bây giờ đang vào độ tốt nhất."
Trên bàn xanh là bình mai vàng nở rộ, dùng sứ men xanh long tuyền in hình cô gái đẹp. Xanh ngọc bích giao với màu vàng rực rỡ, cả phòng mùi thơm ngát. Năm tháng thanh tịnh, giống như thiếu niên tràn ngập tình yêu tinh khiết và vui mừng.
Đột nhiên Tạ Nghiêu Đình có chút hoảng hốt.
Khóa cửa két một tiếng, bị vặn ra rồi.
Diệp Dĩnh đi tới, đằng sau là dì Hứa. Bà ngồi trên ghế thay giày ra dép lê, mặc trên người một bộ sườn xám áo màu đen thêu thùa, quần dài vải lụa, loại đó nhìn có vẻ không hiểu, thực chất là văn nghệ bên trong.
Tạ Nghiêu Đình đứng dậy đi tới, nhíu mày hỏi: "Mẹ, sao mẹ lại tới đây?"
Diệp Dĩnh ôn hòa mỉm cười với con trai: "Con không nghe điện thoại. Mẹ lo cho con vô cùng, dù sao trong quán cũng nghỉ. Mẹ nhàn rỗi không chuyện gì liền đến xem."
Trần Nhứ đi theo sau lưng Tạ Nghiêu Đình.
Diệp Dĩnh chưa thấy qua cô, dò xét trên dưới, tính tình bà nhu uyển, điềm đạm hỏi: "Đây là con cái nhà ai?"
Trần Nhứ không lập tức lên tiếng.
Tạ Nghiêu Đình chần chừ một lúc, giải thích sơ lược: "Vâng... Bạn học của Mạc Mạc. Trong nhà xảy ra chút chuyện, con để cô ấy ở chỗ này vài ngày."
Trần Nhứ vội vàng tự giới thiệu nói: "Chào bác, cháu tên Trần Nhứ."
Diệp Dĩnh lại nhìn trên người Tạ Nghiêu Đình tùy ý mặc quần áo ở nhà, trong lòng liền có chút bất mãn, nhưng cũng không nói nhiều, gật đầu nói: "À... Là bạn học của Mạc Mạc, hoan nghênh hoan nghênh."
Tạ Nghiêu Đình đi vào thay quần áo.
Dì Hứa đi phòng bếp nấu cơm tối. Diệp Dĩnh lại dặn dò bà nấu món tôm rim hạt bắp, thứ trẻ nhỏ thích ăn.
Trần Nhứ thu dọn sách giáo khoa, ngồi nghiêm chỉnh một góc trên ghế sô pha.
Dì Hứa bắt đầu chia thức ăn, một bên nói chút việc nhà với Diệp Dĩnh: " Hai ngày nữa tôi phải về nhà. Cháu gái sinh con đãi tiệc đầy tháng, qua đầu năm mới về."
Diệp Dĩnh: "Tôi nhớ con bé mới đầy hai mươi. Thế mà sinh con rồi?"
Dì Hứa lắc đầu: "Không có học cấp ba, đi Thâm Quyến làm công đã nhiều năm, gả cho một ông chủ nhà máy điện tử, đối phương lớn hơn nó mười tuổi, chờ không được. Sớm đã kết hôn rồi."
Diệp Dĩnh không khỏi thổn thức cảm thán một câu.
Tạ Nghiêu Đình đã thay quần áo đi ra. Anh ở trước mặt Trần Nhứ, không đề phòng. Nhưng ba mẹ đều ủng hộ truyền thống văn hóa Trung Quốc, mẹ Diệp Dĩnh xuất thân danh môn, xưa nay nặng dáng vẻ sạch sẽ, tu dưỡng cao quý.d/đ/l//q/đ
Diệp Dĩnh không hài lòng nhìn anh một cái, trêu chọc nói: "Cháu gái nhỏ nhất của dì Hứa đã có con, con nhìn lại mình đi.”
Dì Hứa bưng một chén canh đi ra, cười chen vào nói: "Tôi thấy, không ai xứng với bác sĩ Tạ của chúng ta.”
Trần Nhứ có chút ngồi không yên.
Thật ra cô rất biết xem sắc mặt. Nhiều người rất dễ dàng bị tình yêu chênh lệch tuổi tác trong phim làm cảm động, mà đặt ở cuộc sống khói lửa hiện thực, thì rất mâu thuẫn, coi thường thậm chí là buồn nôn.