Chương 20

T QUẢ CUỐI CÙNG CỦA NÓ


Thói quen tốt khó thành song lại giúp ta dễ hòa nhập. Thói quen xấu dễ thành song lại khiến ta khó hòa nhập. Hầu như mọi thói xấu đều thấm nhiễm từ từ và dễ chịu. Thường thì chúng nhiễm vào ta trước khi ta nhận ra chúng mà ta chỉ tốn rất ít hoặc không tốn chút công phu nào, mặc dù ta thường thấy những người tập hút thuốc lá, uống rượu hoặc ghiền ma tuý đã phải khó chịu lúc bắt đầu tập thói quen này. Xét ngay như việc hút thuốc lá, một thói quen mà nhà tâm lý học Murray Banks cho là dấu hiệu rõ ràng nhất của mặc cảm tự ti chẳng hạn... Bạn hẳn vẫn nhớ lúc cầm điếu thuốc đầu tiên bạn bè đưa cho để được “nhập bọn” với họ như thế nào. Toàn bộ con người bạn đã từ chối, nhưng rồi cũng phải ép mình cầm lấy vì quyết tỏ cho bạn bè thấy mình cũng là một thanh niên như ai vậy. Bạn còn nhớ đã hãnh diện tới mức nào khi nhả được khói thành hàng chuỗi vòng tròn nối tiếp nhau, hoặc lần ém được khói mà không sặc không? Lại còn tác phong “triết gia” khi vừa nói chuyện vừa nhả khói nữa chứ! Ấy vậy mà sau khi đã có thế làm tất cả những điều đó một cách “tự nhiên”, bạn lại không chút e ngại gì khi trở thành một hội viên mới của “làng hút sách” hay sao? Giá bạn có thể bỏ điếu thuốc xuống một cách dễ dàng như đã cầm lên lại chẳng tốt hơn à? Thực ra, nếu còn quan tâm đến hậu quả của việc hút thuốc, hẳn bạn cũng biết là sau 11 năm theo dõi trên 27.000 người hút loại thuốc nửa đầu lọc, nửa thuốc, các bác sĩ tại một bệnh viện ở Dallas không phát hiện một ca ung thư nào, nhưng thấy rất nhiều người bị bệnh thoát tràng.


Để thấy rõ người hút thuốc là người trưởng thành hay thiếu trưởng thành, bạn cứ nhìn vào bảng điều tr.a của một vài giới thẩm quyền ở Mỹ là biết ngay. Theo họ, chỉ có 5 % số người hút thuốc ở Mỹ đã tập hút sau hai mươi hai tuổi mà thôi. Điều này cho thấy là những người trưởng thành, biết suy nghĩ đã không tập thói quen này sau khi đã quan sát, kĩ lưỡng những người hút thuốc. Bạn cũng nên biết thêm là đã có 21 triệu người lớn và 100.000 bác sĩ bỏ hút thuốc khi biết nó gây ra bệnh ung thư phổi.


Giờ ta trở lại việc nhiễm thói hút thuốc của bạn. Dù cơ thể can đảm của bạn đã nhiều lần mạnh mẽ chống cự, nhưng vì bạn ép buộc, nên cơ thể bạn đành phải nhượng bộ. Nó bảo: “Được rồi, tôi sẽ hút, nhưng tôi không thích đâu“. Bạn bảo nó: “Có sao đâu, rồi mày sẽ thích thôi“. Sau đó, cơ thể bạn nhượng bộ thêm, nó bảo: “Tôi không hiểu tại sao mình phản đối, chứ thực sự cũng không đến nỗi nào“. Và bạn cứ thế nhượng bộ cho đến lúc nghiện. Lúc đó bạn mới bảo bạn bè là mình thích hút, và còn quả quyết là người ta nên làm một số điều mình thích. Vả lại, muốn bỏ có khó gì, chính mình đã từng bỏ cả chục lần đấy thôi, nó đã thành tập quán đâu mà sợ. Cuối cùng thì cơ thể hoàn toàn khuất phục khi bạn đã nghiện hẳn.


SAU LÀ THÓI QUEN NẮM BẮT BẠN


Tình trạng những người nghiện lúc thiếu thuốc là một bằng chứng rõ nhất. Tôi từng thấy một người đàn ông nặng 90 ký chỉ còn là một khối thịt run rẩy vì thiếu một điếu thuốc nặng không đầy 2 gr. Điều đó khiến tôi mong chúng ta là những con người biết suy xét thay vì sống theo cảm xúc, phải không bạn.


available on google playdownload on app store


Thật vậy, thói quen buồn cười lắm. Điều tức cười hay đúng hơn điều đáng buồn, là những thói quen xấu đều dễ đoán trước và có thể tránh được cả. Dầu vậy, vẫn có hằng triệu người lao vào tập tành, bất kể tốn kém và rắc rối. Việc hút thuốc chẳng hạn, lúc đầu người hút thấy VÒNG XÍCH THÓI QUEN NHẸ ĐẾN NỖI KHÔNG CẢM THẤY NỮA, CHO TỚI KHI MUỐN RA THOÁT RA THÌ ĐÃ QUÁ NẶNG RỒI. Thói quen thường ta không muốn nhiễm, đã nhiễm vào ta.


Đạo đức hoặc vô luân cũng là những thói quen được “nhiễm phải” hơn là được dạy bảo. Một người rất đạo đức có thể dần dần trở nên vô luân dù hoàn toàn biết trước thế. Một cậu trai hoặc một cô gái tốt đã tình cờ hoặc khinh suất rơi vào một hoàn cảnh mà họ ghê tởm và thấy gớm ghiếc. Nhân một buổi dạ hội hoặc một buổi công tác xã hội, cậu có thể bị lôi cuốn vào nhóm người chủ trương tự do luyến ái, hôn nhân thử, tập hút, đổi vợ, chè chén... Dù lúc đầu có phản kháng và quyết liệt chống lại những hành vi này, song nếu để bị rủ rê thì hãy coi chừng, mối quan hệ có thể bắt đầu hình thành và nếu cứ tiếp tục, các biến cố sẽ tự nhiên đưa đẩy người đó hóa nên mật thiết với những người đã gặp hoặc những người khác cùng một chủ trương, dù lúc đầu người ấy hoàn toàn không muốn chút nào (đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu)


Trí óc là một bộ máy uyển chuyển lạ lùng, có thể điều chỉnh và lý giải vô hạn. Thoạt đầu, người ta đâu ưa gì tội lỗi hoặc những hành động vô luân, nhưng sau vài lần “nhân nhượng” người ta sẽ không còn phản đối quyết liệt mấy nữa. Nhân nhượng sẽ dần dà biến thành chấp nhận, nhất là khi người ta thân thiết với những người cổ xúy điều đó. Chấp nhận sẽ đưa đến chỗ yên lặng tán thành rồi ưng thuận và hưởng ứng. Xem thế thì tiến trình lý giải diễn tiến mau lẹ lắm chứ không như ta tưởng.


CẮN MIẾNG MỘT!


Ăn quá mức là một thói quen, và đối với nhiều người, thói quen này đã ăn sâu đến nỗi họ không biết rõ lượng thức ăn đã dùng nữa. Thói quen này có thể do cha mẹ có ý tốt nhưng hiểu lầm mà ra. Họ nghĩ cứ việc cho con cái ăn thả dàn là thương chúng. Cùng trạc với tôi, có một số người mập phì ra vì cha mẹ họ phải lăn lộn kiếm miếng ăn nên rất sợ đói. Họ cho phí phạm đồ ăn là một đại tội cho nên thường ép con cái ăn cho kỳ hết. Lượng đồ ăn phụ trội này, nếu cứ ăn đều đặn, tất sẽ làm cho tăng trọng dần. Mỗi ngày chỉ cần tăng 30 gr thôi thì mỗi năm cũng có 10 ký rồi. Vài chục gram có đáng kể gì, nhưng 10 ký thì nhiều rồi. Nếu sợ mập, tất hôm qua bạn chẳng ăn thêm làm gì để ngày mai phải nhịn đói cho ốm bớt. Bạn đã thêm vào số lý dư mỗi lần một miếng cho đến khi phì ra thực sự. Trừ vài trường hợp đặc biệt ra, còn thì chứng béo phìø chỉ đơn giản do bạn ăn quá mức và quá thường, bởi vậy, bạn sẽ giải quyết vấn đề theo cách đã tạo ra vấn đề, nghĩa là - Mỗi lần bớt một miếng.


Đối với nhiều người vấn đề có hơi khác hơn. Một số người do khoái khẩu nên thường nhiễm phải những thói quen ăn uống tai hại gồm nhiều chất bột và đường. Đã vậy lại còn biếng vận động, tất mỗi ngày họ phải tăng trọng hơn 30 gram rất nhiều. Nếu béo phì là vấn đề của bạn, xin đề nghị bạn xem lại


NGƯỜI KHÔN NGOAN - VÀ NGƯỜI MẠNH MẼ NHẤT ĐÃ NGÃ GỤC


Nếu nghĩ mình không hề bị ảnh hưởng trong khi tiếp xúc với đám đông sai lạc, tức là bạn đang đánh lừa mình đấy. Vua Salomon, một bậc trí giả, đã cưới các phụ nữ Philitinh mê tín dị đoan. Kết cuộc ra sao? Chỉ ít lâu sau ông đã không còn đủ khôn ngoan để hành xử việc nước nữa, và cũng đã bắt đầu mê tín theo. Samson là một dũng sĩ, nhưng trước áp lực lạc thú liên tục của nàng Dalilah đã xiêu lòng tiết lộ bí quyết khiến mình phải lâm cảnh mù lòa và nô lệ. Người xưa từng căn dặn chúng ta: “Anh em đừng để mình bị mê hoặc. Bạn bè xấu khiến phong hóa đồi trụy“.


Ví dụ điển hình là giọng nói. Hẳn bạn từng để ý thấy giọng nói của một cậu trai hay một cô gái, sau khi chuyển vùng vài tháng đã thay đổi ra sao. Sở dĩ như vậy vì con người luôn thích ứng, bị ảnh hưởng và hội nhập với những gì mình tiếp xúc. Mới đây, khi cậu bé mười hai tuổi nhà tôi đến xin tiền ăn trưa, tôi cố thuyết phục nó ăn nhiều chất đạm bổ dưỡng thay cho tinh bột nhưng nó không chịu. Thấy vậy, tôi cho nó biết là chính tôi đang ăn như thế và muốn nó bắt chước theo, nó đã trả lời thật khôn: “Nhưng ba đâu có ở gần tụi bạn ăn bánh kẹp của con“. Áp lực bạn bè đóng vai chính trong vấn đề nghiện ngập, ăn mặc, giới tính, bạo động của thanh thiếu niên.


CHÚNG TA KHÔNG CHỈ NHIỄM THÓI XẤU CỦA NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH, mà còn trở nên vô cảm và hờ hững trước sự ồn ào và mùi vị của môi trường sống nữa. Dân chúng sống gần những nhà máy giấy hoặc các hãng sản xuất phân bón sẽ quen dần với mùi khí đến nỗi khi có người nhắc tới, họ mới để ý đến mà thôi. Thời đệ nhị thế chiến, gia đình tôi sống cách vùng mỏ dầu khoảng 16 km. Xe lửa chạy qua nhà suốt ngày đêm nên chúng tôi quen với cảnh ồn ào, nhà cửa rung rinh tới nỗi chỉ khi xe ngừng, bầu khí đột nhiên yên tĩnh, chúng tôi mới để ý đến.


Qua những thí dụ trên, tôi muốn nhấn mạnh là sau một thời gian cận kề hoặc chìm ngập trong một môi trường, một hoàn cảnh xấu xa, tiêu cực hoặc tệ hại, Bạn sẽ thay đổi dần từ phản kháng đến nhân nhượng từ nhân nhượng đến chấp nhận, từ chấp nhận đến hòa nhập một cách thích thú nữa. Do đó, bất cứ điều gì, dù nhỏ mấy mặc lòng, mà đã bắt đầu thì sẽ có ngày lớn tướng.


NÓ KHÔNG CÓ Ý NÓI THẾ


Chửi thề cũng là một thói xấu. Thật chán khi phải nghe một người chửi thề đủ kiểu, vì không thể biết được đến bao giờ và đến đâu hắn mới hết chửi. Tôi thường nghe người ta buột miệng xổ hàng tràng dài. Thường thì những lúc ấy, bạn hữu hoặc nhân viên ông ta sẽ bảo: “Nói thế chứ anh ấy không có ý gì đâu. Anh ta chỉ quen miệng vậy thôi“. Vấn đề của tôi cũng tương tự như bạn. Tôi đâu biết khi nào thì người ta hữu ý, khi nào không. Tôi thấy nếu cứ sau mỗi câu người ta nói lại phải ngắt lời hỏi xem phần nào hữu ý, phần nào không thì vô phép quá!


Tôi chưa thấy ai nhờ chửi thề mà dễ dàng lôi kéo được người khác cùng hợp tác với mình, song tôi đã thấy nhiều trường hợp vì chửi thề mà không bán được hàng, mà tình bạn tan vỡ, mà lỡ mất cơ hội hoặc việc cầu hôn thất bại. Chửi thề cũng là một trong những thói xấu thấm nhiễm từ từ đến nỗi phần lớn người ta không nhận thấy được.


Ngay cả hϊế͙p͙ ɖâʍ, cách chung cũng là hậu quả cuối cùng của một thói xấu tiệm tiến. Theo báo cáo của Tiến sĩ y khoa Dorothy Hicks dựa trên những kết quả nghiên cứu ở tiểu bang Florida thì hầu hết những người hϊế͙p͙ ɖâʍ đều hành động như nhau. Tiến sĩ cho biết, đối với những người hϊế͙p͙ ɖâʍ thường xuyên thì đây là một hành động bạo lực chứ không phải phái tính. Những lúc ấy, kẻ hϊế͙p͙ ɖâʍ thường ghét phụ nữ và ít khi để ý đến tuổi tác hoặc ngoại diện đến nỗi thường không thể nhớ gì về các nạn nhân cả. Tiến sĩ cho biết, thoạt đầu, những kẻ hϊế͙p͙ ɖâʍ chỉ là những gã nhìn trộm, sau đó, lén lút lẻn vào phòng nhìn ngắm các phụ nữ ngủ, rồi chuyển từ hϊế͙p͙ ɖâʍ nhẹ nhàng sang hϊế͙p͙ ɖâʍ bạo lực.


Kẻ nói dối thường xuyên, kẻ chậm trễ kinh niên, kẻ có tính bừa bãi cũng như kẻ ngủ nướng đều bắt đầu cùng một kiểu. Lúc đầu chỉ là một sự nhượng bộ nho nhỏ, rồi lớn dần, cuối cùng trở thành một nếp sống.
THÓI XẤU NHIỄM DẦN VÀ DỄ DÀNG


Tôi xin nhấn mạnh là mỗi thói xấu nơi bạn đều thấm nhiễm từ từ và dễ dàng. Nghiện rượu hay nghiện thuốc cũng vậy. Có những bậc cha mẹ, tuy mạnh miệng lên án ma túy nhưng lại biện hộ việc mình uống rượu. Nhiều người trách móc: “Do đâu mà con cái tôi hư đốn thế chứ?” Chúng đâu thiếu thứ gì nữa, mà lại đi nghiện ngập như vậy hả? Song chúng nó cũng có thể hỏi lại bạn y như vậy đấy, vì rượu không phải là ma tuý à? Một vài bậc cha mẹ sẽ nổi giận: “Láo thật, sao nó dám nói với tôi như vậy chứ?” Tôi xin phép nhấn mạnh điều này là nhiều bậc cha mẹ mỗi ngày đều bắt đầu bằng một viên “thuốc bổ” rồi một viên “an thần” để trợ thần kinh. Sau đó, để kềm bớt sự ngon miệng, họ xơi một viên “kiêng ăn“. Trước bữa ăn tối, họ làm một ly “cóc tai” và trước giờ ngủ, nốc một ly “đưa giấc“. Mỗi ngày hút một hoặc hai gói “thuốc lá” và nuốt hai viên “Aspirin” hạng nặng, ấy vậy mà lại giận dữ hỏi: “Do đâu mà bọn trẻ lại nghiền ma túy” cơ chứ? Nhiều năm trước, khi lái xe đưa mẹ từ Colombia tới Charleston, bang South Carolina, tôi có hỏi thăm bà về một bạn học cũ của mình hồi còn ở quê nhà, thì mẹ tôi hạ giọng nói nhỏ: “Con ơi, nó đã trở thành “tay rượu chè hiểm độc” rồi!“. Tôi bèn hỏi đùa mẹ: “”Tay rượu chè hiểm độc” là sao hở mẹ?...” Bà mới giải thích cho tôi hay là bạn tôi đã mua rượu uống lén gia đình. Mẹ tôi nhấn mạnh là anh ta chưa bao giờ quậy phá và say xỉn cả. Mẹ tôi cũng nói thêm là tuy anh uống rượu nhưng không hề trễ nãi, vẫn là người “đáng trọng” trong cộng đoàn và mới đây còn được bầu vào hàng chức sắc nữa. Bấy giờ tôi mới ngỡ ngàng hỏi lại: “Vậy mà là “kẻ uống rượu hiểm độc” sao mẹ?”


Mẹ tôi quả quyết:


“Phải, vì anh ta là người uống rượu gương mẫu. Con cái anh ta không đứa nào phiền hà cả, vì người cha đã làm việc vất vả để nuôi chúng có quyền uống rượu giải khuây chứ! Chúng đồng hóa việc uống rượu với hình ảnh một người cha tốt lành, ân cần và tận tụy. Nếu người đàn ông ấy mà hành hạ, bỏ bê gia đình, tất con cái đã ghê tởm việc uống rượu, không đứa nào thèm bắt chước ông cả, nếu ông ta lê lết trong khu trụy lạc hoặc té lăn té lộn dưới cống rãnh, hẳn chẳng ai muốn giống ông hết.”


Mẹ tôi nói rất chí lý vì bạn nên nhớ là tính theo đầu người thì nước Pháp tiêu thụ rượu nhiều nhất thế giới, đồng thời tỉ lệ nghiện rượu cũng cao nhất. Đây không phải là ngẫu nhiên vì đứng thứ nhì về tỉ lệ tiêu thụ rượu là nước Chi Lê và tỉ lệ người nghiện rượu ở nước này cũng đứng vào hàng thứ nhì trên thế giới.


Hiển nhiên điều sai lầm này do bởi dốt nát mà ra, nhưng đợi đến lúc hiểu được thì số người nghiền rượu đã gia tăng nhiều rồi. Điều quan trọng là phải tìm hiểu sự nghiện ngập rồi thiết thực hành động để giúp người nghiện phục hồi lại cuộc sống hữu ích. Dù vậy, nếu không lo giáo dục cho người ta phòng ngừa thì cũng vô lý như đặt nhiệt kế dưới tảng nước đá để hạ bớt cơn sốt 49o của bạn vậy. Chắc chắn chúng ta có thể học hỏi được nơi kinh nghiệm đau thương của nước Pháp và nước Chi Lê cũng như từ 9 triệu người Mỹ nghiện rượu. (Vài giới hữu trách còn ước lượng tới 25 triệu). Vì hiện nay, rượu mùi là “vấn đề ma túy” số một ở Mỹ, và đang tăng rất mau, nhất là trong giới trẻ. Lấy thí dụ ngay tại thành phố Nữu Ước, một cuộc thăm dò mới đây cho thấy có 12% học sinh nghiện ngập và gần 60% học sinh trung học say xỉn ít nhất mỗi tháng một lần. Một cuộc thăm dò tương tự đã khuyên nên ngăn ngừa ngay từ bậc tiểu học, và họ có lý. Phải nhấn mạnh, ngay từ bậc tiểu học. Cha mẹ nên bắt đầu dạy dỗ con cái ngay từ nhỏ và bằng chính gương mẫu của mình.


Dù sao, có một số phụ huynh hãnh diện tuyên bố là con cái họ không dại gì mà hút sách, chúng chỉ uống rượu thôi. Họ còn khoe là đang dạy cho chúng biết uống cho có mức độ nữa. Thế có được không?


Ngày nay các giới hữu trách đều nhận rằng nếu một thiếu niên mười sáu tuổi mà đi nhậu nhẹt với bạn bè, sau này thế nào cũng nghiện. Tôi xin nhắc lại là, người nghiện rượu cũng như nghiện ma tuý vậy, lúc đầu họ chẳng bao giờ muốn trở thành nghiện ngập cả. Nhưng mọi thói xấu đều thấm nhiễm dần dần và trước khi nhận ra nó nơi mình thì bạn đã nhiễm phải rồi.


Tổng giám đốc quân y Mỹ đòi các hãng thuốc lá phải ghi một lời cảnh giác nhẹ trên bao thuốc. Điều đó rất đúng, nhưng có điều lạ là tại sao ông không bắt ghi một lời cảnh giác nghiêm khắc hơn trên mỗi chai rượu. Nguy hại của thuốc so với rượu thì cũng giống như so sức công phá của ná bắn chim với súng liên thanh 50 ly vậy!


NHƯNG CHÚNG QUÁ NHỎ


Trên triền núi phía Tây của rặng Rocky Mountains có một cây cà tùng khổng lồ đang mục dần. Cách đây 2.000 năm, nó còn là một cây nhỏ xíu. Khi ông Columbus khám phá ra Châu Mỹ thì nó đã là một cây đại thụ và khi nước Mỹ xẩy ra nội chiến thì nó đã cao lắm rồi. Nó đã chịu nổi sức tàn phá của lửa thiêu ngập lụt, bão táp và hạn hán. Nó sẽ còn sống được nhiều thế kĩ nữa. Nhưng cách đây vài năm, một con cánh cam rất nhỏ đã đục vỏ cây làm ổ đẻ và nhiều con cánh cam khác đã ra đời. Thoạt đầu, xem ra chỉ như trứng chọi đá thôi. Nhưng từ vài con cánh cam đã nhân lên thành hàng trăm rồi hàng ngàn và sau cùng hàng triệu con. Đầu tiên, chúng tấn công vỏ ngoài, sau cùng tới lõi cây và hút sạch nhựa cây khổng lồ vĩ đại ấy. Rồi một hôm, sau bao thế kỷ đứng vững trước sức mạnh của thiên nhiên, với mưa sa, gió táp, cây cà tùng đã đổ xuống. Nó đã đổ không phải vì sức mạnh của thiên nhiên mà vì những con giáp trùng nhỏ xíu gặm mòn dần dần. Thói quen xấu cũng y hệt như vậy đấy. Chúng gây tổn hại dần dần cho đến ngày ta ngã gục giống như cây cà tùng.


Giống như một kẽ nứt nhỏ trên bờ đê, nền luân lý nơi con người bị sụy sụp, cũng chỉ vì một nhượng bộ nho nhỏ lúc ban đầu nhượng bộ lần đầu đưa đến nhượng bộ lần sau. Trai gái bắt đầu sống chung cho tới khi cậu trai hoặc cô gái đánh mất sự trinh khiết vô giá, và luân thường đạo lý bị cuốn theo chiều gió khi để cho một phút mê cuồng lấn lướt tình yêu chân thực.


Bi đát thay, khi đã hạ rào chắn một lần thì cũng rất dễ hạ xuống lần thứ hai và các lần kế tiếp! Phải, thói xấu bao giờ cũng thấm nhiễm từ từ và dễ dàng, và trước khi nhận thấy nơi mình thì bạn đã nhiễm phải rồi, và hậu quả thật tai hại khôn lường. Song cũng nên biết là thói xấu bởi học đòi mà nên, mà nếu nó có thể học, tất ta không học cũng chẳng sao.






Truyện liên quan