Chương 23

PHẦN SÁU: LÀM VIỆC
MỤC ĐÍCH
2/ Làm sáng tỏ sự khác biệt giữa “trả giá” và “hưởng giá”.
3/ Đưa bạn tới một thái độ mới liên quan đến việc làm hay nghề nghiệp.


4/ Giải thích tại sao bạn phải bỏ một cái gì “vào” cuộc sống trước khi bạn có thể lấy được một cái gì đó “ra”.
N THẮNG


Ngày xưa có một ông vua già cả nhưng rất khôn ngoan. Một hôm vua cho triệu tập tất cả các nhà thông thái trong nước và truyền lệnh: “Các khanh hãy đi thâu thập sự “khôn ngoan tự cổ chí kim” lại rồi viết thành sách để ta truyền lại cho hậu thế“. Tuân lệnh, các nhà thông thái ra đi. Sau một thời gian dài miệt mài làm việc họ viết được 12 quyển sách, hãnh diện, họ tâu với đức vua rằng: “Bộ sách này gồm tóm mọi sự khôn ngoan kim cổ“. Nhưng đức vua phán: “Các khanh thân mến, trẫm tin chắc bộ sách này chứa đựng mọi điều khôn ngoan tự cổ chí kim, rất ích lợi cho hậu thế. Nhưng nó dài quá, trẫm e thần dân sẽ chẳng đọc đâu. Các khanh hãy rút ngắn lại đi!” Các nhà thông thái lại mải miết làm việc. Họ trở lại dâng đức vua chỉ một tập sách duy nhất. Tuy nhiên, nhà vua thấy nó vẫn còn dài nên lại truyền cho họ rút ngắn thêm nữa. Các nhà thông thái ra sức làm việc. Họ cô đọng quyển sách trong một chương, một trang giấy, một đoạn văn ngắn và sau cùng chỉ còn một câu. Vừa nhìn câu văn, đức vua reo lên hoan hỉ: “Các khanh thân mến, đây đúng là kho tàng khôn ngoan của mọi thời đại. Nếu người trong thiên hạ học được chân lý này, trên đời sẽ chẳng còn gì khó“. Câu văn đó nói: “Không có bữa ăn nào miễn phí“. Quả thực là “Không” có.


Những ai đồng ý với triết lý “không có bữa ăn nào miễn phí” và “chẳng thể đạt tới điều gì nếu không đầu tư” mà lại đi bỏ phiếu ủng hộ cờ bạc, cá ngựa thì quả thực khôi hài (giả dối nữa ấy chứ). Vì thế nhiều thanh niên chẳng còn hiểu cha mẹ họ thực sự tin cái gì. Ai khôn ngoan tất sẽ thấy gia đình thành công có lao động là cha và liêm chính là mẹ. Đồng hành với “Cha mẹ” ấy, bạn sẽ chẳng còn gặp rắc rối gì với những người còn lại.


Lao động là nền tảng của mọi công việc, nguồn gốc mọi phồn vinh, là cha đẻ của thiên tài.
Lao động giúp thanh niên thăng tiến hơn mức cha mẹ có thể giúp, dù cha mẹ giầu có đến đâu đi nữa.
Nó thể hiện trong những món tiền tiết kiệm nhỏ bé nhất, nhưng lại là nền tảng của mọi tài sản.


Là muối tăng hương vị cho đời nhưng lao động chỉ ban cho ta những ân huệ và thành tựu lớn lao nhất khi ta yêu mến nó.
Đã yêu rồi, lao động sẽ biến đời ta thành ngọt ngào, ý nghĩa và thành đạt (Vô danh).
TRÍ ÓC “BÊ TÔNG”


available on google playdownload on app store


Khi cùng nhau khám phá tầm quan trọng của lao động, xin bạn hãy mở rộng tầm trí óc. Nhiều người có trí óc y hệt bê tông - trộn bát nháo tất cả rồi đúc khuôn cứng ngắc - Trí óc ta vốn như chiếc dù bọc gió, chỉ khi mở ra mới có tác dụng. Bạn biết đấy, tín hiệu đi xa 24.000 dặm chỉ mất có non 1 giây, nhưng phải mất hàng năm mới đột nhập vào khối sọ dày 1/ inch bao quanh vùng não được.


Tôi từng chứng kiến cảnh bao người hứng khởi khi nghe triết lý về cái đẹp, hạnh phúc, niềm vui và lợi ích đòi hỏi một thái độ tinh thần đúng đắn, một hình ảnh tự thân lành mạnh, và phải xác định mục tiêu. Khốn nỗi đa số chỉ nghe tai này qua tai kia thôi. Tôi muốn nhấn mạnh rằng thứ triết lý để áp dụng, đẹp và lợi ích nhất thế giới ấy sẽ chẳng phát huy thành quả nếu bạn không chịu lao động.


Khổ thay, rất nhiều người đã thôi làm việc sau khi kiếm được chỗ làm. Họ cư xử y hệt người công nhân khi được hỏi đã làm việc cho công ty từ hồi nào, đã trả lời “từ khi họ hăm đuổi việc tôi“. Khi được hỏi có bao nhiêu nhân viên thực tâm làm việc cho mình, một vị giám đốc nói: “phân nửa“. Kỳ cục thay, những kẻ đi làm lại trốn tránh lao động như tránh dịch hạch.


LAO ĐỘNG LÀ MỘT THÁI ĐỘ


Khi gia nhập thương trường, tôi thường nghe nói muốn thành công phải chịu những hy sinh lớn lao. Sau này, khi trở thành diễn giả, tôi vẫn thường nhắc lại điều đó. Nhưng năm tháng trôi qua, tôi dần dần nhận thấy hầu hết các nhà doanh thương đạt tới đỉnh thành công đâu “phải trả giá” gì. Họ làm việc quần quật vì họ thực sự yêu nghề và yêu lao động. Những người trên đỉnh thành công đều để hết tâm lực vào việc họ đang làm, đến chăm chú say mê. Như thế, họ thành công có gì lạ: Họ quyết dùng thời giờ để làm việc. Họ có việc làm, nhưng quan trọng hơn, việc làm chiếm hữu họ. Tóm lại, họ có một thái độ tuyệt vời là biết biến lao dịch thành niềm vui thuần tuý. Chính vì thế, tôi luôn nhấn mạnh: cần phải có một thái độ tinh thần đúng đắn.


Cách đây mấy năm, khi đi diễn thuyết ở Úc, tôi gặp một thanh niên có thái độ tinh thần đúng đắn đối với việc anh đang làm. Đó là John Nevin. Anh yêu cuộc sống, gia đình và nghề nghiệp. Anh làm nghề bán sách từ điển bách khoa thế giới; công việc chiếm hữu anh, nên anh thành công mau chóng. Lúc đầu anh chỉ làm một buổi (việc chính của anh là giao sữa) thế mà 14 năm sau anh nghiễm nhiên trở thành giám đốc điều hành các xí nghiệp ngoài trời toàn nước Úc. Mới đây anh là người nước ngoài thứ 2 được chọn vào ban quản trị các xí nghiệp ngoài trời ở Hoa Kỳ.


Câu chuyện ngắn mà Charles Getts kể trong cẩm nang công tác càng làm nổi bật thái độ “được hưởng” giá đó.


Về già, Pierre Anguste Renoir, họa sĩ vĩ đại người Pháp, bị chứng thấp khớp hành hạ đến nỗi tay cứng đờ ra. Henri Matisse, bạn đồng nghiệp nhìn ông vẽ mà thương vì Renoir chỉ cầm được cọ bằng đầu ngón tay mà vẫn cố vẽ, dù mỗi cử động nhỏ cũng làm ông đau thấu tim gan.


Một hôm Matisse hỏi Renoir sao cứ gắng vẽ giữa cơn đau đớn như vậy thì Renoir trả lời: “Đau đớn sẽ qua, nhưng cái đẹp còn mãi“.
ĐƯỜNG DẪN ĐẾN TĂNG LƯƠNG


Nếu bạn đi làm đúng giờ và chăm chỉ làm việc thì bạn đã trung thành với chủ nhân và xứng đáng nhận số tiền đã thỏa thuận theo công việc rồi. Như thế bạn và chủ đều sòng phẳng - tuy nhiên bạn mới chỉ làm đủ để giữ chỗ, chứ chưa đủ để được tăng lương. Tôi nghĩ rằng chủ bạn luôn quan tâm tới việc tăng lương cho bạn, nhưng ông điều hành một cơ sở làm ăn chứ đâu phải một cơ sở từ thiện. Muốn ông tăng lương bạn phải tỏ ra xứng đáng chứ: Chẳng hạn bạn cố gắng hơn, trung thành hơn, phấn chấn hơn, và làm nhiều giờ hơn với tinh thần trách nhiệm cao hơn nữa. Tóm lại, bạn đi thêm một dặm vào quãng đường ít xe cộ. Những bước đi ấy bảo đảm bạn giữ được việc làm trong thời buổi khó khăn, và vào thời thuận tiện, sẽ được tăng lương thăng chức.


Ông giám đốc hiện nay cũng có thể tăng lương cho bạn, nhưng qui luật rất minh bạch: “có gieo, có gặt“. Nếu bạn chưa được tăng lương ở đây lúc này, chắc chắn bạn sẽ được vào lúc khác, ở nơi khác. Hồi còn làm việc cho hiệu bán thực phẩm, tôi thường lui tới các cửa hiệu khác để mượn và trả đồ. Cửa hiệu phía bên kia đường có thằng bạn Charles Scott cũng chuyên chạy việc vặt như tôi. Tôi chưa từng thấy ai tất bậc như Charles. Nó chẳng bao giờ đi từ từ cả. Một hôm, tôi hỏi ông Anderson, ông chủ của tôi, tại sao Charles Scott cứ phải vội vã như thế. Ông trả lời Charles đang làm để được tăng lương. Chắc chắn nó sẽ được, vì nếu chủ không tăng cho nó thì chính ông (ông Anderson) sẽ tăng.


Những người lao động tích cực vượt mức yêu cầu chẳng bao giờ phải lo mất sở, còn tăng lương là chuyện đương nhiên thôi.


Quả thực, lao động vượt mức mới đem lại những kết quả kỳ diệu, chứ lao động vừa đồng lương có bao giờ lập được thành tích gì đáng kể. Nguyên do là ở chuyện ganh đua cả. Thường ai cũng ráng “có mặt” đủ 40 giờ 1 tuần rồi thôi chẳng còn tha thiết ganh đua gì nữa. Nhờ thế ta mới dễ thắng cuộc.


Có lẽ tôi cảm nghiệm được điều đó vì tôi đã được tăng lương ngay lúc kinh tế bị đình trệ. Hồi còn nhỏ, tôi đã chứng kiến cảnh người lớn ngày ngày lang thang đây đó tìm việc. Họ sẵn sàng lãnh bất cứ việc gì miễn là lương thiện. Ai tìm được việc sẽ vui như tết. Chính cảnh ấy gây ấn tượng khiến tôi coi lao động như một đặc ân vì lao động cho ta một thứ cao hơn cuộc sống, đó là chuẩn bị cho cuộc sống như câu chuyện sau:


Một nông dân có 7 con trai. Ông bắt chúng ra đồng làm quần quật suốt ngày. Một hôm người hàng xóm bảo ông: “Trồng lúa có gì khó mà ông bắt con cái làm dữ thế?” Ông trả lời, ôn tồn nhưng quả quyết: “Tôi có trồng lúa đâu, tôi đang trồng người đấy“.
LÙI MỘT BƯỚC NHỎ - THUA TRẬN LỚN


Tôi thích câu chuyện kể về ông lão trong vùng núi khói. Cách đây đã lâu, có mấy con heo xổng chuồng chạy trốn vào vùng núi xa. Sau vài lứa, chúng biến dần thành loài thú hoang dã dữ tợn. Khách bộ hành phải đi qua con đường ấy đều nơm nớp lo sợ. Các tay thợ săn lão luyện trong vùng ra sức truy tìm dấu vết bầy heo, nhưng chúng quá ranh ma, chẳng cạm bẫy nào lừa được chúng. Ngày nọ, một ông lão đánh chiếc xe lừa đủng đỉnh qua ngôi làng gần hang ổ bầy heo. Trên xe vỏn vẹn một bó cọc và vài bao bắp. Dân làng tò mò hỏi ông đi đâu. Ông đáp “bắt bầy heo hoang” Ai nấy cười thầm, vì thuở đời một ông già tuổi cao sức yếu thế kia dám đứng ra làm công việc mà những tay thợ săn lão luyện, trẻ khỏe nhất đã phải đầu hàng. Tin sao được. Nhưng chỉ hai tháng sau ông lão trở lại khoe với dân làng: “Tôi đã nhốt trọn bầy heo vào chuồng“.


Rồi ông kể lại tỉ mỉ việc bắt heo “Trước hết tôi rãi bắp ở ngay chỗ bầy heo thường tới ăn. Lúc đầu lũ heo cẩn thận lảng xa. Nhưng rồi vì tò mò ham ăn, chúng lân la trở lại. Sau khi con đầu đàn đánh hơi cẩn thận, cả bầy mới vào ăn bắp. Chờ chúng ăn xong, tôi đóng một số cọc vây quanh bãi ăn của chúng. Thấy cọc, chúng sợ hãi lảng xa một thời gian. Nhưng bị hương vị “bữa ăn miễn phí” ấy ám ảnh, chúng bèn trở lại ăn. Tôi liền đóng thêm cọc. Cứ mỗi lần thêm cọc, bầy heo lại lảng xa một thời gian, nhưng không bao giờ bỏ được “bữa ăn miễn phí” ngon lành đó. Khi cọc đã vây kín bãi ăn, tôi chỉ việc chờ chúng vào rồi giật dây sập cửa, tóm gọn cả bầy là xong.”


Câu chuyện rất thật. Ý nghĩa giản đơn. Con vật quen ăn sẽ phải tùy thuộc vào bạn. Con người cũng thế, nếu bạn muốn ai què giò, hãy tặng hắn đôi nạng hoặc những “bữa ăn miễn phí” để hắn nhiễm phải thói quen “được ăn mà chẳng mất gì“.
HÃY KHỞI ĐỘNG TÔI - RỒI TÔI SẼ ĐI


Có ba điều khó làm: leo qua một hàng rào đổ nghiêng về mình, hôn một cô gái cố né tránh mình và giúp một kẻ bất cần mình.


Thú thực, tôi chưa bao giờ leo ngược một hàng rào nghiêng đổ. Nhưng tôi đã nghe nhiều người nói: “Phải chi có ai giúp tôi tạo lập cơ nghiệp, trả sạch nợ, gửi ngân hàng cho tôi ngàn đô la, tôi sẽ tự lập tốt“. Nhiều người cứ tin tưởng và đợi chờ một quý nhân đến ban phát cho họ bước khởi đầu ấy. Đó thực là một điều rủi ro. Tôi vốn khuyến khích việc giúp người, nhưng như đã nói ở một chương trước, CHO AI MỘT CON CÁ, BẠN CHỈ NUÔI ANH TA MỘT NGÀY, NHƯNG KHI DẠY ANH CÁCH BẮT CÁ, BẠN NUÔI ANH TA SUỐT ĐỜI. Tôi tin vào bài học dạy “bắt cá“. Cứ vác tiền đem cho suông, thường là sai lầm. Kẻ nhận tiền sẽ xài phí hết. Ta vô tình tập cho họ thói quen ăn xài, càng khiến họ khó tự lập. Một khi đã nhiễm phải thói đó, nó sẽ đeo đẳng họ suốt đời.


Lô xổ số độc đắc rơi vào tay ai thường làm hại người ấy. Họ sẽ chịu cảnh đời sống đột ngột biến đổi, gia đình xáo trộn, nghề nghiệp bị lơ là, mất bạn, mất tư cách. Các bữa ăn miễn phí đưa bạn tuột dốc, bạn sẽ thua thiệt nhiều hơn là thu lợi.
LAO ĐỘNG VÌ CUỘC SỐNG


Khi nói chuyện tại các công ty cũng như trong khi tiếp xúc riêng, tôi thường hỏi thính giả xem đâu là ước vọng hàng đầu cho cuộc sống tương lai của họ. Đa số đều mong được an toàn. Khi đề cập đến phẩm giá của lao động và sự an toàn do lao động đem lại, có một ví dụ khá rắc rối nhưng chẳng khiến tôi ngạc nhiên. Đó là trường hợp Thụy Điển. Chính phủ Thụy Điển bảo đảm “chăm lo” đời sống cho nhân dân từ lúc họ sinh ra cho đến khi ch.ết. Chẳng nhớ đến câu “ai không làm việc thì không đáng ăn”, dân Thụy Điển chắc mẩm chính phủ mắc nợ họ, nên sẽ phải “chăm lo” cho họ. Quả có thế thật. Dù dân Thụy Điển có đi bác sĩ, nha sĩ hoặc vào bệnh viện, họ cũng không phải trả đồng nào. Một đứa bé vừa chào đời liền được chính phủ trang trải mọi chi phí, rồi cả mẹ lẫn con đều được trợ cấp. Nếu mức thu nhập không bảo đảm cho họ một tiêu chuẩn sống tối thiểu, nhà nước sẽ can thiệp giải quyết ngay.


Nhìn thoáng qua ai cũng nghĩ dân Thụy Điển hạnh phúc nhất hành tinh với cách tổ chức xã hội hoàn hảo. Có thực như thế không? Ngoài mức thuế cao nhất châu Âu, Thụy Điển có số thiếu niên phạm pháp và tệ nạn ma tuý gia tăng nhanh nhất, số vợ chồng ly dị đông nhất, và số người bỏ đạo nhiều nhất. Đó mới chỉ là vấn đề hiện tại đối với lớp tuổi thanh niên và trung niên thôi, còn về lớp người lớn tuổi? Vùng “đất an toàn” này có tỉ lệ người già tự tử cao nhất châu Âu. Đâu phải lo nghĩ, có người khác lo cho mọi thứ là an toàn. Đúng thế, AN TOÀN ĐÍCH THỰC TIỀM ẨN TRONG VIỆC LÀM. Chẳng ai ban phát an toàn cho bạn, chính bạn phải tự tạo lấy. An toàn là một kho tàng phải tích lũy qua nhiều năm tháng.


HÃY BẬN RỘN - HÃY LÀM HẾT MÌNH


Ở Hoa Kỳ, thời giờ nhàn rỗi gia tăng khủng khiếp trong ba thập niên qua. Đồng thời những tệ nạn xã hội, bệnh tật cũng tăng theo suy nhược thần kinh, hôn nhân tan vỡ, nghiện rượu, ma tuý và tội phạm phần nhiều do vô công rỗi nghề mà ra cả. Thêm vào đó tinh thần bi quan vốn đã ăn sâu vào nền văn hóa Mỹ và chủ trương làm vừa đủ ăn chỉ khiến vấn đề trầm trọng thêm.


Công nhân chẳng còn tự hào về nghề nghiệp, công tác nữa. Làm việc như thế tất nhiên chỉ sản xuất được những sản phẩm loại 2 mà thôi. Dân Mỹ đòi hỏi lắm, đâu chịu xài sản phẩm loại 2. Đành phải tìm đường xuất khẩu và giảm bớt lượng hàng bán ra.


Đã đến lúc phải gây lại ý thức trách nhiệm, làm việc chăm chỉ, lương thiện, xứng với đồng lương. Phải đảo ngược triết lý làm ít lương nhiều, nếu không sản phẩm và dịch vụ thiếu chất lượng sẽ là chiếc thòng lọng siết cổ nhân dân. Thay đổi chính nội dung triết lý đó, là cách cải tổ duy nhất hữu hiệu. Phải sản xuất hàng hóa có phẩm chất cao theo yêu cầu quần chúng, giá cả phải hợp lý, nếu không giới tiêu thụ Mỹ sẽ đổ xô chạy theo hàng ngoại hết.


Việc này thì ta làm được lắm. Tôi dám nói thế vì qua những trắc nghiệm kiểm tr.a kĩ thuật, trình độ, công nhân Mỹ vẫn hơn hẳn công nhân châu Âu và Nhật Bản. Có chất lượng tất nhiên sẽ bán được giá cao hơn. Nếu chịu lao động cật lực, kĩ thuật, sức sản xuất Mỹ vẫn đứng đầu thế giới. Đáng tiếc là ta chưa nỗ lực. Một hãng điều tr.a 12 nước công nghiệp cao trên thế giới đã xếp công nhân Mỹ xuống hạng 11 về sản xuất. Chất lượng giảm mà giá thành cứ tăng tất nhiên phải nhập hàng ngoại nhiều hơn. Chỉ có phấn đấu lương thiện chứ không phải tăng giá - mới giải quyết được vấn đề. Ta đâu phải “trả giá” cho nỗ lực tối ưu, ta “hưởng giá” đấy chứ.


HUY CHƯƠNG ÁO GIÓ TRẮNG - Trong ngày liên hoan hàng năm của các cựu sinh viên hai trường đại học William và Mary ở bang Virginia có những vị thống đốc, viện trưởng đại học, một số doanh gia, chuyên gia tự hào khi khoác lên người chiếc áo gió trắng. Đó là những người đã đi hầu bàn để có tiền học đại học.


Họ không mặc cảm vì lao động, không tìm việc khác, không xin trợ cấp - họ đi hầu bàn và nhờ thế họ đã thành đạt. Danh sách những người được huy chương áo gió trắng này khiến cả nước phải tự hào.
Tôi mong các trường đại học khác cũng lập danh sách những người như thế.


Theo nghĩa trong từ điển “An toàn” là không bị rủi ro, nguy hiểm, sợ hãi, lo âu... Theo tôi, định nghĩa của tướng Douglas MacArthur đúng hơn: “An toàn là có khả năng sản xuất“. Ai chẳng có nhu cầu, nhưng tự mình sản xuất để đáp ứng nhu cầu riêng, nhờ đó thêm tự trọng, tự tin sẽ an toàn hơn những người phó mặc vận mệnh cho kẻ khác. “LAO ĐỘNG ĐÂU CHỈ CHO TA PHƯƠNG TIỆN KIẾM SỐNG, NÓ CHO TA CHÍNH CUỘC SỐNG“. Chỉ khi làm việc, cống hiến cho người khác ta mới được hạnh phúc.


HÃY BẮT ĐẦU


Các chủ xí nghiệp đều đồng ý rằng: ai đã có sẵn việc làm, muốn kiếm một việc khác tốt hơn sẽ chẳng khó gì. Nhưng kẻ thất nghiệp, lại thất nghiệp lâu năm thì khác. Có việc làm, đó là bước đầu và cũng là bước gay go nhất trên thang thành công. Kiếm được việc làm rồi, tiến lên chẳng khó gì.


Một vấn đề nghiêm trọng là ta thường đòi hỏi quá nhiều. Ai cũng đòi kiếm một công việc và một ông chủ “hoàn hảo” mà chẳng tự ý thức, chính bản thân mình có là người làm công “hoàn hảo” đâu. Ai cũng đòi hỏi phải có nghỉ phép, nghỉ bệnh, và hưu trí ăn lương. Đối với những công nhân đang làm việc và thành công thì những điều kiện trên là dĩ nhiên. Nhưng còn thất nghiệp mà đã đòi hỏi thế là tham lam quá đấy.


Cứ bắt đầu đã rồi bạn sẽ lên tới đỉnh. Việc gì chả thế. Đầu xuôi đuôi lọt mà. Dù công việc khó khăn, buồn tẻ, cứ hăng hái làm ngay. Vạn sự khởi đầu nan. Càng chần chờ, công việc càng khó và đáng sợ hơn. Lần đầu đứng trên ván nhún ở hồ bơi ai chẳng ngại. Càng lần lựa càng ngại hơn, cứ phóng đại xuống là xong.






Truyện liên quan