Chương 15-3

Trầm Kinh Phàm không có việc làm cố định, nếu nhất định phải nói, thì đó có lẽ là nhiếp ảnh gia. Sau khi tốt nghiệp đại học, Trầm Kinh Phàm liền đi du lịch đến các nơi trên đất nước, và đã để lại dấu chân ở khắp mọi nơi trên thế giới, hơn nữa còn hưởng ứng lời kêu gọi trở thành một tình nguyện viên, trở thành nhiếp ảnh gia chiến trường.


Đầu năm nay, y về nước một chuyến, bởi vì lộ phí đã dùng hết cả rồi. Y phải quay về làm việc một thời gian, để rồi sau đó lại đi đến một địa điểm khác. Lúc ấy y nhận lời mời trở thành trợ lý của một gã nhiếp ảnh gia, cùng với toàn bộ nhóm nhiếp ảnh tính cả người mẫu chạy tới Mao Sơn ở thành phố J để chụp một bộ ảnh chân thực.


Mao Sơn là một trong những danh thắng về Đạo giáo ở Trung Quốc, có điều mục đích bây giờ hoàn toàn chỉ để tham quan, Mao Sơn thuật sĩ bây giờ gần như không còn thấy nữa, đã trở thành một chuyện lạ truyền kỳ. Tuy Mao Sơn đã trở thành danh lam thắng cảnh, nhưng trên đỉnh núi cũng không có nhiều người lắm, chỉ có lẻ tẻ vài hộ bán hàng lưu niệm linh tinh gì đó là ở lại nơi này mà thôi. Nhóm chụp ảnh liền tìm một nhà nông ở dưới chân núi để xin ở nhờ.


Lý do chọn Mao Sơn làm bối cảnh của buổi chụp ảnh, là bởi vì chủ đề chụp ảnh lần này của bọn họ là về Huyền thuật! Đám người mẫu có người hóa trang thành đạo sĩ, có kẻ hóa trang thành xác ướp, yêu quái v..v.


Nơi này cũng không khác vùng nông thôn là mấy, đất đai rất rộng lớn. Nhà của bác nông dân rất lớn, cơ bản là hai người có thể ở cùng một nhà. Nhưng đây là ở trong núi sâu không có chương trình giải trí gì khác, ăn xong cơm tối, mọi người liền tụ tại bên đống lửa nghe người dân kể về những câu chuyện quái lạ ly kỳ ở ngọn núi này.


“Hương lão, mọi người đều nói Mao Sơn đạo sĩ có thể Cản thi (2). Bác đã gặp qua chưa?” Nhóm người mẫu nữ tuổi còn nhỏ, đối với mấy chuyện này luôn khá tò mò, một đám người líu ríu hỏi không ngừng. Trầm Kinh Phàm lại chỉ ngồi ở xa xa hút thuốc, lau chùi máy ảnh của mình.


available on google playdownload on app store


Ở nông thôn hiếm khi được nhìn thấy những cô bé trẻ trung xinh xắn lại thời trang như thế này, nên bác nông dân vì muốn khiến cho họ vui vẻ, liền cố ra vẻ thần bí: “Thật ra bác cũng chưa từng thấy bao giờ, nhưng trước kia bà nội của bác đã từng nói với bác, năm đó bà thật sự đã gặp Đạo sĩ Cản thi. Đám cương thi kia mặc quần áo màu trắng, đội nón che khuất mặt, nhảy từng bước từng bước. Đạo sĩ ở phía trước dẫn đường, vừa đi vừa phe phẩy chuông nhiếp hồn, miệng hô “vong giả thương lộ, sinh nhân hồi tị” (người ch.ết trên đường, người sống tránh đi). Ngày hôm sau, bà nội bác đi qua thì thấy, trên mặt đất quả nhiên có tiền giấy, còn có một chuỗi dấu chân. Kìa, chính là ở phía sau cánh rừng kia kìa.” Bác nông dân trề môi, chỉ về phía cánh rừng nhỏ ngoài cửa sổ.


“Woa! Thật á?!” Đám các cô gái bỗng la hét ầm ĩ, có người là vì phấn khích, có người lại vì sợ hãi.
Bác nông dân còn thần thần bí bí bồi thêm một câu: “Nghe nói cái nghề kia bây giờ  vẫn có người làm, buổi tối đi ngủ, ngàn vạn lần chớ nhìn ra ngoài cửa sổ.”


Có anh nhân viên chắc vì muốn thể hiện khí phách nam nhi của mình, nên tỏ ra rất khinh thường: “Xất! Cái này sớm đã bị “Khám phá khoa học” vạch trần rồi, không phải chỉ là do lão thầy bói rởm với đồ đệ của lão đóng giả thôi sao, trước tiên cắt rời thi thể ra, cất vào trong hành lý, để cho lão Đạo sĩ cõng. Đồ đệ của lão mặc trang phục cương thi vào, rồi nhảy theo phía sau lão. Đợi đến nơi rồi, sẽ lấy cành tre gắn thi thể đã bị cắt rời lại với nhau.”


Sắc mặt của bác nông dân không được tốt lắm, ghét bỏ cái kẻ thiếu hiểu biết phá hỏng câu chuyện này. Các cô gái cũng không được vui, bầu không khí vui vẻ bỗng dưng bị phá hủy.


Bác nông dân lại kể tiếp những câu chuyện quái lạ thôn quê, muốn dỗ dành mấy cô gái kia: “Thật ra trong làng của bác cũng có truyền nhân của Phái Mao Sơn đấy.”
Quả nhiên, đám người mẫu ngay lập tức bày ra vẻ hứng thú dạt dào: “Thật ạ? Bây giờ còn có Mao Sơn đạo sĩ sao?”


“Trông như thế nào ạ? Có đẹp trai không ạ?”
“Người đó biết Cản thi sao?”


Mặc dù các cô gái đều đang tranh nhau mà nói người này một câu người kia một câu, nhưng bác nông dân thấy mục đích đã đạt được nên trong lòng rất vui sướng, liền kiên nhẫn trả lời: “Thật ra, Mao Sơn đạo sĩ cũng là tự nó nói ra. Nó là một thằng vô lại trong thôn, tên là Lý Đại Ngưu. Về phần đẹp trai hay không, thì thật ra diện mạo cũng được coi là đoan chính, nhưng dáng vẻ lại lưu manh, còn hay làm mấy chuyện bắt gà trộm chó vô lại, dân trong làng đều không muốn thấy nó.”


Đám người mẫu vừa nghe là kẻ kia là người như thế xong, hứng thú liền bay mất một nửa.


Bác nông dân lại nói tiếp: “Nó ở trong làng nhưng mà ai gặp cũng ghét, bất đắc dĩ mới phải vào trong thành phố vô mục đích. Năm ngoái, nó đột nhiên trở về. Còn nói mình là đại đệ tử thứ 278 của Phái Mao Sơn. Người trong làng làm sao mà tin nó được chứ? Nhưng mà không ngờ, sau đó nó đúng thật là có thể hiện một chút quyền phép. Lão Lý ở đầu thôn là hàng xóm của Lý Đại Ngưu, trước kia vẫn luôn có hiềm khích. Cũng không biết là Lý Đại Ngưu làm phép gì, mà nó chỉ mới vừa về, cả nhà lão Lý đã ốm đau liệt giường. Đến tận lúc này, người trong làng cuối cùng cũng tin nó vài phần. Nhưng cũng sợ nó, nên cứ luôn nghĩ cách né tránh.”


“Nhỡ trùng hợp thì sao?” Kẻ vừa phá đám lúc nãy lại xen mồm vào.


Bác nông dân liếc xéo hắn một cái: “Cái đó cũng có thể là trùng hợp. Nhưng có lần nó đã ra tay trước mặt bọn ta, còn dọa cho bọn ta một trận. Ngày lễ ngày tết, làng ta sẽ cúng bái tổ tiên. Trưởng làng xưa nay vốn ghét bỏ Lý Đại Ngưu, không cho phép nó bước vào từ đường. Lý Đại Ngưu liền làm phép, khiến toàn thân trưởng làng ngứa ngáy khó chịu, cởi sạch quần áo ngay trước mặt mọi người, mất hết mặt mũi! Sau Tết, trưởng làng sẽ từ chức.”


Nhóm các cô gái đánh hơi ra mùi ngon: “Thật ạ? Thật thần kỳ!”


Bác nông dân rất đắc ý, nói đến mức nước miếng tung bay: “Nhưng mà Lý Đại Ngưu cũng có ngày ngã lộn nhào. Ngay mấy hôm trước đây thôi, nó cùng với mấy nông dân khác ngồi hóng mát dưới bóng râm, đúng lúc đó phía trước có một cô gái đang đi đến. Lý Đại Ngưu liền nổi lên tà niệm, làm phép khiến cho cô gái kia tự cởi quần áo của mình. Cô gái kia quả thật là vừa cởi quần áo vừa đi về phía bọn họ, nhưng mấy đứa thử đoán xem thế nào?”


“Sao nữa sao nữa? Đừng thừa nước đục thả câu chứ!” Lòng hiếu kỳ của cả đám đều bị khơi lên.


Lúc này bác nông dân mới hài lòng mà tiếp tục nói: “Ngoan nào ngoan nào! Cái bụng của cô gái kia bị mổ toạc ra, máu chảy đầm đìa, nội tạng bên trong còn đang tuôn ào ào ra bên ngoài! Đám nông dân đều bị dọa chạy hết, chỉ còn lại Lý Đại Ngưu sợ đến cháng váng, ngơ ngác đứng yên tại chỗ. Mà không, vài hôm rồi, bọn bác cũng chưa gặp lại nó.”


Các cô gái sợ đến mức tụ lại thành một cục, nhưng miệng vẫn đang líu ríu, hiển nhiên là câu chuyện quái lạ nơi thôn quê này khiến cho họ rất phấn khích.


Đêm hôm ấy, Trầm Kinh Phàm đang định ngủ, thì lại bất ngờ nghe được tiếng rung chuông cùng với tiếng gõ thanh la (3) phát ra từ trong rừng cây. Y to gan, mở cửa sổ ra nhìn, chỉ thấy một người đàn ông mặc đạo bào (trang phục đạo sĩ), để râu dài đang băng qua khu rừng, đi theo sau ông ta là một đám người mặc áo choàng màu trắng. Cảnh này làm y nhớ đến giai thoại Cản thi ly kỳ mà bác nông dân đã kể lúc tối. Nhưng mà đám người này đều không đội nón, đi đường cũng rất bình thường, cũng không có nhảy từng bước từng bước.


Càng quỷ dị hơn chính là, cô gái đi thứ hai từ dưới lên, dường như đã phát hiện ra Trầm Kinh Phàm, cô ta đột nhiên quay đầu lại nhìn về phía y.


Tuy ban đêm không đủ ánh sáng, nhưng đêm nay là đêm mười lăm,dưới ánh trăng, cũng đủ để cho Trầm Kinh Phàm thấy rõ, đó là một cô gái xinh đẹp thuần khiết. Cô ta còn rất trẻ, sắc mặt tái nhợt, hai mắt vô thần. Trong tay cô ta đang nắm một sợi dây thừng, mà đầu kia của dây thừng lại đang buộc trên cổ của một gã trai trẻ đang đi theo phía sau cô ta.


Rất nhanh sau đó, nhóm người này đã biến mất trong rừng cây. Nhưng cảnh tượng này mặt quá mức quỷ dị, đến tận bây giờ, ký ức của trầm Kinh Phàm vẫn còn như mới.


Sau đó, y đến làm việc tại đài truyền hình thành phố G, lúc đó y mới biết, cô gái nhìn thấy đêm đó lại là cố ngôi sao thần tượng Diệp Trân Trân!
……………………………..
(1) Nghĩa bất dung từ: vì chính nghĩa sẽ không khoan nhượng


(2) Cản thi: kiểu như đạo sĩ dẫn đường cho xác ch.ết về nhà.
(3) Thanh la






Truyện liên quan