Chương 45

š MỘT BẢO ĐẢM NHỎ ›
Những người đàn ông mặc áo khoác biết đứa thứ ba là ai.


Một ngày sau chuyến viếng thăm của họ đến phố Thiên Đàng Rudy ngồi trên bậc cấp trước nhà mình cùng với Liesel và thuật lại toàn bộ thiên tiểu thuyết của mình, ngay cả những chi tiết nhỏ nhất, cho con bé nghe. Nó đã đầu hàng và thừa nhận điều đã xảy ra ở trường vào ngày hôm đó, khi nó bị gọi ra khỏi lớp. Thậm chí còn có một vài tiếng cười phát ra từ hai đứa về cái bà y tá khổng lồ nọ, và về vẻ mặt đáng thương của Jurgen Schwarz. Dù vậy, nhìn chung thì đó là một câu chuyện đầy rẫy nỗi lo lắng, đặc biệt là khi câu chuyện ấy nói về những giọng nói trong nhà bếp và mấy quân cờ domino giống như những xác ch.ết.


Trong nhiều ngày, có một suy nghĩ cứ ám ảnh tâm trí của Liesel mãi.
Đó là suy nghĩ về đợt kiểm tr.a sức khỏe ba thằng nhóc nọ, hay nếu nói một cách thành thật, thì đó là về Rudy.


Con bé nằm trằn trọc trên giường, nhớ Max, tự hỏi xem anh đang ở đâu, cầu nguyện rằng anh vẫn còn sống, nhưng đâu đó, giữa tất cả những chuyện này, là Rudy.
Thằng bé như tỏa sáng trong bóng tối, hoàn toàn trần truồng.


Có một cái gì đó đáng sợ vô cùng với cảnh tượng này, đặc biệt là lúc mà thằng bé bị buộc phải lấy tay ra. Nói một cách nhẹ nhàng nhất, thì việc này làm con bé thấy thật lúng túng, nhưng vì một vài lý do nào đó, nó không thể ngừng suy nghĩ về chuyện này được.
HÌNH PHẠT


Trên những tấm thẻ phân phối của Đức Quốc xã không liệt kê những hình phạt, nhưng mỗi người đều phải đón nhận hình phạt của mình. Đối với vài người, hình phạt này là cái ch.ết ở một đất nước xa lạ nào đó trong thời gian xảy ra chiến tranh. Đối với những người khác, thì đó là sự nghèo đói và cảm giác cắn rứt khi chiến tranh qua đi, và có sáu triệu thi thể đã được tìm thấy trên khắp châu Âu. Rất nhiều người hẳn đã thấy hình phạt của mình đang đến gần, nhưng chỉ có một phần nhỏ trong số này chào đón nó. Một người như thế là Hans Hubermann.


available on google playdownload on app store


Bạn không được giúp người Do Thái trên phố.
Tầng hầm của bạn không nên che giấu một người Do Thái.


Ban đầu, hình phạt của ông là lương tâm. Việc trục xuất Max Vandenburg ra khỏi nhà một cách đầy ngớ ngẩn đã khiến ông thấy vô cùng dày vò. Liesel có thể nhìn thấy điều này đang ngồi bên cạnh chiếc đĩa của ông, khi ông bỏ bữa ăn tối, hay khi nó đứng với ông ở trên cây cầu bắc qua sông Amper. Ông không còn chơi đàn xếp nữa. Sự lạc quan trong đôi mắt màu bạc của ông đã bị tổn thương và trở nên bất động. Dù như thế đã là tệ lắm rồi nhưng tất cả mới chỉ là khởi đầu.


Vào một ngày thứ Tư đầu tháng Mười một, hình phạt thực sự đã vào đến hòm thư của gia đình Hubermann. Nhìn bên ngoài thì có vẻ như nó là một tin tốt lành.
š TỜ GIẤY TRONG NHÀ BẾP ›


Chúng tôi rất vui mừng được báo cho ông biết rằng đơn xin gia nhập NSDAP của ông cuối cùng đã được chấp nhận...
“Đảng Quốc xã ư?” Rosa hỏi. “Tôi cứ ngỡ là họ không muốn nhận ông chứ.”
“Thì họ đâu có muốn.”
Bố ngồi xuống và đọc lại lá thư một lần nữa.


Ông không bị bắt đi vì tội phản quốc hay vì đã giúp đỡ người Do Thái, hay vì bất cứ điều gì đại loại như vậy. Hans Hubermann đã được thưởng, ít nhất là tới chừng mực mà vài người biết như thế. Làm sao điều này có thể xảy ra được?


“Ắt phải còn có việc gì khác nữa đây.”
Đúng thế.


Vào ngày thứ Sáu, một sắc lệnh đã được gửi đến để nói rằng Hans Hubermann sẽ được tuyển vào quân đội Đức. Một thành viên của đảng sẽ lấy làm hạnh phúc khi được góp phần công sức của mình vào cuộc chiến, tờ sắc lệnh kết luận như thế. Nếu ông không chấp nhận, thì chắc chắn ông sẽ phải hứng chịu những hậu quả.


Liesel vừa mới về nhà sau khi đọc sách ở nhà của bà Holtzapfel.
Căn bếp thật nặng nề với hơi súp và gương mặt thất thần của Hans và Rosa Hubermann. Bố đang ngồi. Mẹ thì đứng bên cạnh ông, khi nồi súp đã bắt đầu cháy khét.
“Lạy Chúa, làm ơn đừng bắt con phải đến Nga,” Bố nói.


“Mẹ ơi, nồi súp đang khét kìa.”
“Cái gì?”
Liesel bước vội đến và nhấc nồi ra khỏi bếp. “Món súp.” Khi nó đã cứu thành công nồi súp, con bé quay lại và nhìn bố mẹ nuôi nó. Gương mặt của họ trông như những thành phố ma vậy. “Bố ơi, có chuyện gì thế?”


Ông đưa cho con bé bức thư, và tay nó bắt đầu run lên khi đọc lá thư ấy. Những từ ngữ đã được dộng thẳng xuống mặt giấy.
š NỘI DUNG TƯỞNG TƯỢNG CỦA LIESEL MEMINGER ›


Trong căn bếp tràn ngập sự bàng hoàng, đâu đó gần bếp lò, có hình ảnh của một cái máy đánh chữ cô độc, phải làm việc quá sức.
Cái máy ngồi đó, trong một căn phòng rộng, xa xăm.


Những phím chữ của nó đã mờ đi và tờ giấy trắng đang chờ đợi một cách kiên nhẫn ngay bên trên, ở vị trí kẹp giấy.
Tờ giấy nhẹ nhàng ve vẩy trong luồng gió thổi vào từ cửa sổ.
Một tách cà phê đang ở gần đó.


Một chồng giấy cao bằng chiều cao của một con người đang đứng vẩn vơ ở chỗ cửa ra vào. Có thể chồng giấy ấy đang hút thuốc.


Sự thực là, Liesel chỉ nhìn thấy cái máy chữ sau này, khi nó bắt đầu viết. Con bé tự hỏi có bao nhiêu lá thư như thế đã được gửi đi như một hình phạt, đến những người Đức như Hans Hubermann và Alex Steiner - những người đã giúp đỡ những kẻ khốn cùng, và những người đã không chịu từ bỏ đứa con của mình.


Đó là một dấu hiệu của sự tuyệt vọng đang ngày càng tăng lên của quân đội Đức.
Họ đang thua trận ở Nga.
Những thành phố của họ đang bị đánh bom.


Người ta cần có nhiều người hơn, cũng như cần nhiều cách tuyển thêm quân hơn, và trong hầu hết trường hợp thì những công việc tồi tệ nhất sẽ được trao cho những người tồi tệ nhất.


Khi mắt nó lướt trên lá thư, Liesel có thể nhìn xuyên qua những cái lỗ dộng chữ để thấy chiếc bàn gỗ. Những chữ như bắt buộc và trách nhiệm được dập vào tờ giấy. Tuyến nước bọt của con bé bị kích thích. Nó thấy buồn nôn. “Cái gì thế này?”


Bố đáp khẽ. “Bố nghĩ là bố đã dạy con đọc rồi kia mà, con gái?” Ông không nói với sự giận dữ, hay mỉa mai. Đó là một giọng nói trống rỗng, để cho tương xứng với gương mặt ông.
Lúc này Liesel nhìn sang Mẹ.


Rosa có một vết rách nhỏ bên dưới con mắt bên phải, và chỉ trong một khắc thôi, gương mặt nhàu nhĩ như giấy các-tông của bà vỡ ra. Không phải từ giữa, mà từ bên phải. Nó chạy dài xuống má bà theo một đường cong, và kết thúc ở cằm của bà.
š 20 PHÚT SAU: ›


MỘT ĐỨA BÉ GÁI TRÊN PHỐ THIÊN ĐÀNG


Nó nhìn lên. Nó thì thầm. “Bầu trời hôm nay rất mềm mại, Max ạ. Những đám mây mới mềm mại và buồn làm sao, và...” Con bé nhìn đi chỗ khác rồi khoanh tay lại. Nó nghĩ về việc bố nó sắp sửa ra trận, và kéo áo khoác lại để che kín cơ thể hơn. “Và trời thật là lạnh, Max ạ. Rất lạnh...”


Năm ngày sau, khi Liesel tiếp tục thói quen quan sát thời tiết của mình, thì nó không có cơ hội để nhìn thấy bầu trời nữa.


Ở nhà kế bên, Barbra Steiner đang ngồi trên bậc cửa với mái tóc được chải chuốt cẩn thận. Bà đang hút một điếu thuốc và run rẩy. Trên đường đi qua, Liesel bị cắt ngang bởi hình ảnh của Kurt. Nó bước ra và ngồi xuống với mẹ mình. Khi thấy đứa bé gái ngừng lại, nó cất tiếng gọi.


“Đến đây nào, Liesel. Rudy sắp ra rồi đấy.”
Sau một khắc ngừng lại, con bé tiếp tục bước về phía bậc cấp. Barbra hút thuốc.
Một nếp nhăn tàn thuốc đang chơi bập bênh ở cuối điếu thuốc của bà. Kurt lấy điếu thuốc, gạt tàn xuống đất, hút một hơi, rồi trả lại cho mẹ mình.


Khi điếu thuốc được hút xong, mẹ của Rudy nhìn lên. Bà lấy tay vuốt những nếp tóc gọn ghẽ của mình.
“Bố của anh cũng sẽ phải đi,” Kurt nói. Sau đó, chỉ còn sự im lặng.
Một nhóm trẻ con đang chơi đá bóng, chỗ gần cửa hàng của mụ Diller.


“Khi người ta đến và bắt bạn giao nộp một trong những đứa con của mình,” Barbra Steiner giải thích cho không-riêng-ai-cả, “thì lẽ ra bạn nên đồng ý.”
VỢ CỦA MỘT NGƯỜI GIỮ LỜI HỨA
šTẦNG HẦM, CHÍN GIỜ SÁNG›
Còn sáu tiếng đồng hồ nữa là tới lúc chia tay:


“Bố đã chơi một cây đàn xếp, Liesel ạ. Của một người khác.”
Ông nhắm mắt lại:
“Và điều đó đã khiến nhà này sụp đổ.”


Không tính đến ly rượu champagne vào mùa hè trước, Hans Hubermann đã không đụng đến một giọt bia rượu nào trong suốt mười năm qua. Rồi sau đó là cái đêm trước khi ông lên đường đi huấn luyện.


Chiều hôm ấy, ông tới quán Knoller cùng Alex Steiner và ở đó đến tận tối mịt. Tảng lờ những lời cảnh báo từ những người vợ của họ, cả hai đã uống đến mức chẳng còn nhớ gì nữa. Mọi việc càng tồi tệ hơn khi chủ của quán Knoller, Dieter Westheimer đã cho họ uống thêm vài cốc miễn phí.


Hình như là, khi vẫn còn tỉnh táo, Hans đã được mời lên sân khấu để chơi đàn xếp. Một cách rất thích hợp, ông đã chơi bản nhạc Ngày Chủ nhật u ám đầy tai tiếng - bản quốc ca của những người tự tử có xuất xứ từ Hungary - và mặc dù ông đã gợi lên tất cả nỗi buồn mà nhờ đó bài hát trở nên nổi tiếng, thì ông vẫn đã làm cho mọi người vỗ tay vang dội. Liesel hình dung ra cảnh tượng đó, và âm thanh đó. Những cái mồm đầy nghẹt. Những ly bia rỗng vằn vện bọt. Cái ống bễ của cây đàn thở dài, và rồi bài hát kết thúc. Người ta vỗ tay. Những cái lỗ mồm đầy bia của họ reo hò, gọi ông quay lại quầy bar.


Khi họ tìm được đường về nhà, Hans không thể tr.a chìa khóa vào lỗ khóa được. Thế là ông gõ cửa. Gõ liên hồi kỳ trận.
“Rosa!”
Ông đã gõ cửa nhầm nhà.
Bà Holtzapfel không hề rung động.


“Schweine! Ông gõ nhầm cửa rồi.” Bà ta nhồi nhét những từ ngữ qua lỗ khóa. “Nhà bên cạnh cơ. Đồ con lợn ngu ngốc.”
“Cảm ơn, bà Holtzapfel.”
“Ông biết ông có thể làm gì với mấy câu cảm ơn của mình mà, đồ lỗ đít.”
“Bà nói gì cơ?”
“Cút về nhà đi.”


“Cảm ơn, bà Holtzapfel.”
“Tôi vừa bảo ông hãy cút đi cùng với mấy câu cảm ơn phải gió của mình kia mà?”
“Bà đã bảo tôi thế à?”


(Thật đáng ngạc nhiên khi bạn có thể ghép lại cùng nhau cuộc đối thoại trong tầng hầm và buổi đọc sách trong căn bếp bẩn thỉu của một người đàn bà.)
“Ông cút đi cho tôi nhờ!”


Sau cùng, khi về được đến nhà, Bố không đi lên giường, mà đi vào phòng của Liesel. Ông đứng nơi ngưỡng cửa, say rượu, và ngắm nhìn con bé ngủ. Nó thức dậy và ngay lập tức nghĩ rằng đó là Max.
“Có phải anh đó không?” Nó hỏi.


“Không,” ông đáp. Ông biết chính xác điều nó đang nghĩ trong đầu. “Bố đây.”
Ông ra khỏi phòng, và con bé nghe thấy tiếng những bước chân ông đang đi xuống tầng hầm.
Trong phòng khách, Rosa đang ngáy một cách rất hăng hái.


Gần chín giờ sáng hôm sau, trong nhà bếp, Liesel nhận được một mệnh lệnh từ Rosa. “Đưa cho tao cái xô đằng kia.”
Bà đổ đầy nước lạnh vào xô rồi xách nó xuống tầng hầm. Liesel theo sau, cùng một nỗ lực vô ích để ngăn bà ấy lại. “Mẹ ơi, Mẹ không thể làm thế này được!”


“Tao không thể làm thế à?” bà đối mặt với nó một thoáng ở chỗ những bậc thang dẫn xuống hầm. “Ta có bỏ qua điều gì không thế, đồ con lợn? Giờ thì mày là người ra lệnh ở đây đấy à?”
Cả hai hoàn toàn bất động. Không có tiếng trả lời từ con bé.
“Tao nghĩ là không.”


Họ tiếp tục đi xuống, và tìm thấy Bố đang nằm sấp mặt trên một cái giường làm bằng những tấm phủ che bụi. Ông cảm thấy mình không xứng đáng với tấm đệm của Max.
“Bây giờ, hãy xem nào” - Rosa nâng xô lên - “để xem lão ta có còn sống không.”
“Lạy các đấng Jesus, Maria và Joseph!”


Dấu thuỷ ấn hình ô-van, từ giữa ngực cho đến đầu ông. Tóc của ông bị dính bết sang một bên, và thậm chí nước còn rỉ ra từ lông mi của ông nữa. “Xô nước ấy là vì cái gì thế?”
“Cơn say của ông hôm qua!”
“Lạy Chúa...”


Những dòng nước đang dâng lên một cách kỳ lạ từ quần áo ông. Dư vị của rượu nơi ông vẫn còn có thể thấy được. Nó tự mình trèo lên vai ông và ngồi ở đó như một bao xi măng ướt.


Rosa chuyển cái xô từ tay trái sang tay phải. “Ông sẽ gặp may khi ra trận,” bà nói. Bà ấy giơ một ngón tay của mình lên không trung và không hề sợ sệt việc vẫy vẫy nó. “Nếu không thì chính tôi sẽ giết ông, ông biết điều đó mà, phải không nào?”


Bố chùi sạch một dòng nước đọng nơi cổ họng. “Bà có buộc phải làm như thế không?”
“Có, tôi buộc phải làm thế.” Bà đã bắt đầu đi lên những bậc thang. “Nếu ông không lên trên đó trong vòng năm phút nữa ông sẽ nhận được một xô đầy nước khác.”


Khi chỉ còn lại dưới tầng hầm một mình với Bố, Liesel làm mình bận rộn với việc chùi chỗ nước còn lại bằng vài tấm phủ tránh bụi.


Bố lên tiếng. Với bàn tay ướt của mình, ông khiến con bé ngừng lại. Ông nắm lấy cánh tay nó. “Liesel?” Gương mặt ông níu lấy nó. “Con có nghĩ là anh ta vẫn còn sống không?”
Liesel ngồi xuống. Nó bắt chéo chân.
Một tấm che bụi sũng nước dính chặt vào đầu gối nó.
“Con hy vọng thế, Bố ạ.”


Nó cảm thấy mình thật ngu ngốc khi nói ra điều này, rõ ràng là thế, nhưng dường như nó không có nhiều sự lựa chọn.


Để nói ít nhất là một điều gì đó đáng nói, và để họ quên đi những suy nghĩ về Max, nó quỳ xuống và đặt một ngón tay vào một vũng nước nhỏ trên sàn nhà. “Guten Morgen, Papa.”
Để đáp lại, Bố nháy mắt với nó.


Nhưng đó không phải là cái nháy mắt thông thường. Nó nặng nề hơn, vụng về hơn. Cái nháy mắt thời hậu Max, cái nháy mắt khi còn ngầy ngật hơi men. Ông ngồi dậy và kể cho nó nghe về cây đàn xếp tối hôm qua, và bà Holtzapfel.






Truyện liên quan