Chương 57: Lợi thế của chữ Quốc ngữ

Đinh Liễn nhìn hai mẹ con Ngô Nhật Hoa vẫn còn say mê khi nghe Đinh Liễn kể về nguồn gốc của chữ Hán thì cũng cảm thấy an ủi. Hắn sợ nhất là con cháu Người Việt lại không biết về lịch sử của tổ tiên. Hắn sợ nhất là con cháu người Việt lại chối bỏ lịch sử, nhận giặc làm cha.


Kiếp trước đã từng xuất hiện những Mị Châu 4.0, vì đam mê thần tượng mà bán đi chủ quyền đất nước. Rồi chuyện các "sử gia" tương lai nhầm lẫn Quang Trung và Nguyễn Huệ là hai người, Nguyễn Ánh và Gia Long là hai anh em, Trần Hưng Đạo là sư phụ của Trần Quốc Tuấn .


Buồn cười đấy. Nhưng cười xong rồi thì trong lòng còn những xót xa. Giới trẻ đã như vậy thì tương lai đất nước đi về đâu?


Thế lịch sử là gì? Nói hàng ngày nhưng hiểu rõ hai chữ ấy thì không phải ai cũng biết. Lịch sử là quá khứ, là cái đã qua, tức hỗn hợp của hai yếu tố lịch chỉ thời gian và sử tức sự kiện xảy ra. Lịch sử là nguồn gốc, là cội nguồn, là quá khứ của bản thân, là cha mẹ, là ông bà, là tổ tiên.


Trên đời này có vật gì, có người nào là không có quá khứ hay nguồn gốc? Ai cũng có ít nhất ngày, tháng, năm sinh, có cha là, mẹ, ông bà tổ tiên, quê hương, đất nước. Ai cũng có ngày hôm qua của mình, lịch sử cuộc đời của mình. Đấy chính là lịch sử.


Thế lịch sử dùng để làm gì? Trong cuộc sống chúng ta luôn có nhu cầu sử dụng các tư liệu của quá khứ. Đi xin việc cần có Cv ghi lại lý lịch và quá trình công tác của bản thân, thậm chí phải ghi cả các thành viên trong gia đình như cha , mẹ, anh, chị, em. Khi làm trong cơ quan nhà nước lại càng phải xét lý lịch ba đời.


available on google playdownload on app store


Khi quen ai đó, chúng ta thường hay hỏi những câu như là: “Anh đã quen ai chưa? Anh đã có bao nhiêu mối tình rồi?...Khi đi ra mắt hai bên họ hàng cũng phải khai báo lý lịch cụ thể bởi: lấy vợ xem tông lấy chồng xem giống.


Khi ra nước ngoài hay khi người nước ngoài đến nước ta, chúng ta hay có câu hỏi: Where are you from? – Mày từ đâu tới? Và còn rất nhiều ví dụ khác nữa về lịch sử.


Thế nên, không biết lịch sử như ta không nhà, không cha, không mẹ, không quê hương, không bản quán. Nếu không có quá khứ thì sao có hiện tại. Nếu mỗi giây hiện tại là quá khứ của giây tiếp theo. Vậy không có hiện tại lấy đâu ra tương lai?


Hắn vốn là dân học lịch sử nên hơn ai hết hắn hiểu rõ vai trò của môn học này. Người Tàu họ biết làm phim cổ trang giỏi nên lịch sử của họ ai cũng biết. Còn nước ta cũng có cố gắng nhưng sai phương pháp dẫn đến con dân biết lịch sử Tàu lại mù tịt lịch sử nước nhà. Thế rồi có dịp còn hùa nhau kêu gọi bỏ bộ môn lịch sử ra khỏi chương trình dạy. Đây chính là sự bi ai của cả một nền giáo dục.


Kiếp trước Đinh Liễn vốn tiếc nuối, kiếp này hắn lại có cơ hội, hắn nhất định phải giáo dục con dân của hắn thật đàng hoàng. Trước là con cháu Hoàng Gia, sau là dân chúng. Ai cũng phải có tinh thần dân tộc, ai cũng phải yêu quý lịch sử của cha ông mình. Sau này hắn có ch.ết về với lịch đại tổ tiên, hắn cũng tự hào vì để lại một di sản văn hóa đáng tự hào.


“Bây giờ trẫm sẽ nói về thứ ngôn ngữ mới này. Các ngươi cũng cần phải biết vì sau đó trẫm sẽ phổ biến ra toàn quốc gia. Bất cứ người dân nào cũng sẽ được học và phải học”.
“Phụ Hoàng. Ngài nói thật chứ?” Đinh Phúc Trí hứng thú hỏi


“Thật. Quốc phụ truyền cho trẫm chữ viết mới này dụng ý là để trẫm truyền bá cho dân chúng. Ngài ấy đau lòng khi con cháu mù chữ và ngu dốt. Muốn đất nước hùng mạnh nhất định phải có nhiều nhân tài. Muốn có nhiều nhân tài thì toàn dân phải được học hành”.


“Nhưng, các thế gia sẽ ngăn cản. Trước nay các thế gia đều coi chữ viết là độc quyền của họ...”


“Họ muốn thờ phụng chữ Hán thì họ cứ giữ. Còn trẫm dùng chữ của trẫm cho dân không được sao? Với lại, đây là quốc sách. Kẻ nào dám cản trở, trẫm chém kẻ đấy. Nếu có gia tộc nào dám cản trẫm, trẫm diệt cả gia tộc ấy. Nước Việt ta có tới hàng trăm dòng họ, trẫm không tin không có gia tộc nào hiểu đại nghĩa dân tộc. Hừ”.


Đinh Liễn cao giọng, hai mắt đanh lại thể hiện sự quyết tâm. Lời nói kèm theo sát khí bắn ra khiến cho cả phòng lạnh xuống hẳn. Ngô Nhật Hoa lúc này mới bừng tỉnh. Đinh Liễn vẫn là Đinh Liễn. Vẫn là Giao châu thất hùng, tung hoành ngang dọc. Mấy ngày nay, hắn giấu dưới lớp vỏ bọc hiền lành hòa ái làm cho người khác có đôi khi cảm thấy sự yếu đuối, dài dòng . Thế nhưng nếu thật sự chọc hắn, ai cũng không có trái ngon để ăn.


“Trở lại với chữ mới. Trẫm đặt tên nó là chữ Quốc ngữ. Chữ này là chữ biểu âm hay còn gọi là chữ ghi âm. Nếu chữ Hán là chữ tượng hình và ghi ý thì chữ quốc ngữ đọc sao thì ghi vậy.


Ví dụ nè, Ngô Nhật Hoa ta sẽ ghi như sau. Ô, ngờ ô ngô. Ớ tờ ất nhờ ất nhất nặng nhật. O a oa, hờ oa hoa. Ngô Nhật Hoa. Nếu chữ Hán phải cố gắng ghi nhớ ít nhất 2000 chữ mới giao tiếp được thì chữ Quốc ngữ chỉ cần ghi nhớ 33 ký hiệu gọi là bảng chữ cái. Sau đó ghép 33 ký tự này với nhau mà thành.


Cho nên chữ quốc ngữ rất dễ học, chỉ cần tầm 3 đến 6 tháng là coi như đã biết đọc và biết viết. Ngắn hơn so với dạy chữ Hán cả chục năm.


Hơn nữa chữ quốc ngữ là chữ ghi âm nên gần như tất cả các ngôn ngữ khác đều bị nó thôn phệ thành một phần của chính nó. Không quản là tiếng Hán, tiếng khơ me, tiếng ja va hay tiếng nào, chỉ cần thông qua chữ quốc ngữ là có thể ghi chép được hết. Có loại chữ này, chúng ta vẫn có thể lấy ngôn ngữ khác thành vốn tài sản cho chính mình...”


Nghe Đinh Liễn ca ngợi chữ quốc ngữ, hai mẹ con Ngô Nhật Hoa sục sôi hứng thú. Chỉ tưởng tượng trong vòng một năm mà toàn dân đều có thể biết chữ, hai người hứng phấn vô cùng.


“Sau Quốc tang, toàn bộ Hoàng Gia bao gồm cả thái giám , cung nữ đều được sắp xếp học chữ quốc ngữ. Ai không học loại gia khỏi gia phả, giáng xuống dân thường. Hoàng Hậu, nàng phụ trách nghiêm chuyện này. Ta muốn trong vòng nửa năm sẽ hoàn thành”.
“Vâng, Bệ hạ. Thần thiếp xin cam đoan hoàn thành nhiệm vụ”.


Đinh Phúc Trí lại có thắc mắc.
“Phụ Hoàng, lấy tài lực của Hoàng Gia thì việc phổ biến chữ Quốc ngữ là không khó bởi có sẵn giấy bút. Nhưng nếu Phụ Hoàng muốn phổ cập toàn dân thì sẽ không dễ dàng”.


“Con an tâm. Phụ Hoàng đã có bảo bối để giúp việc phổ biến chữ Quốc ngữ ra cho toàn dân. Đó là phấn trắng, bảng đen, bút máy, bút chì. Những thứ này có sẵn quanh ta, nên giá thành không cao. Ngoài ra còn có một số cách như bảng cát, bảng đất sét cũng có thể dùng để luyện tập”.


“Vâng. À, Phụ Hoàng, ngài gọi nhi thần đến đây còn có chuyện gì căn dặn không?”


“Uh. Ngươi không nhắc thì Phụ Hoàng cũng quên. Là như thế này, Con sẽ làm nốt thống lĩnh Ngự lâm quân đến hết năm nay. Sau đó ta giao cho con nhiệm vụ khác. Thống lĩnh Ngự lâm quân sẽ tuyển chọn từ 5 Phó thống lĩnh các Lữ Đoàn. Sau chuyện của Tiên Đế, trẫm sẽ đi duyệt binh và công bố nội dung thi đua. Con phụ trách theo dõi, đôn đốc anh em luyện tâp”.


“Vâng, Phụ Hoàng”.


“Ngoài ra, con tuyển chọn 50 Ngự lâm có thể hình đồng đều, lại có chút năng khiếu về âm nhạc thành lập đội quân nghi lễ danh dự cho Hoàng Gia. Sau đó, báo cáo chuyện này cho Nguyệt Nương Thái Hậu. Thái Hậu sẽ dạy dỗ họ nhạc cụ và nghi lễ. Trẫm muốn tới ngày Hội triều có thể sử dụng”.


“Vâng, Phụ Hoàng. Nhi Thần ghi nhớ”.
“Trong việc dẹp phản loạn vừa qua con đã làm rất tốt. Trẫm có lời khen ngợi. Nhưng không vì thế mà kiêu ngạo. Sắp tới chúng ta sẽ vất vả rất nhiều. Con cần cố gắng phấn đấu hơn nữa. Sau này ta hội triều, con cần phải đi theo sau quan sát và học tập”.


Gương mặt Đinh Phúc Trí mừng rỡ. Hắn biết Đinh Liễn cho hắn theo hầu khi Triều Hội có nghĩa là muốn bồi dưỡng hắn. Hắn không vui sao được. Hoàng Hậu Ngô Nhật Hoa ở bên cạnh cũng vui mừng khôn xiết. Đinh Phúc Trí là trưởng tử và con trai của nàng. Tuy bây giờ Đinh Liễn chưa gia phong Thái tử nhưng đây cũng là tín hiệu đáng mừng.


“Tạ ơn Phụ Hoàng tài bồi. Nhi thần sẽ không để ngài thất vọng”.
“Được rồi. Con về với gia đình của con đi. Chúng ta không tiễn”.
“Vâng ạ. Nhi thần xin phép Phụ Hoàng, xin phép Mẫu Hậu”.
-----






Truyện liên quan