Chương 70: Trừng phạt
Ngự thiện phòng,
Khi buổi ăn trưa gần kết thúc, Đinh Liễn bỗng nhìn thấy trong bát cơm của mình có lẫn vào 3 hạt thóc. Hắn nhíu mày lại.
Tiểu Kim thái giám đang phục vụ Đinh Liễn quan sát thấy Đinh Liễn nhíu mày thì hoảng hồn. Sau khi nhìn thấy còn 3 hạt thóc trong bát cơm Hoàng Đế thì tóc gáy dựng đứng, mồ hôi nhễ nhại.
Trời ơi, nhà bếp làm ăn kiểu gì mà để sót cả thóc vào trong cơm của bệ hạ. Bộ không muốn sống nữa hay sao? Hắn còn đang chưa biết phải làm sao thì Đinh Liễn trầm trọng ra lệnh.
“Tiểu Kim, gọi đầu bếp ra đây trẫm hỏi.
“Dạ..dạ...tiểu Kim đi gọi ngay đây ạ”.
Chư vị bách quan nghe Đinh Liễn lên tiếng thì giật mình thon thót ngừng đũa bát lại. Trong lòng bất chợt sợ hãi. Lại chuyện gì nữa đây? Vừa mấy ngày sự kiện đầu độc Tiên Đế còn chưa xử lý xong, giờ lại còn..., chẳng lẽ...
Tất cả không dám nói năng gì nhưng trong bụng thì hồi hộp. Hy vọng không phải liên quan đến độc dược. Hy vọng thức ăn của mình cũng không dính độc. Hy vọng, không phải là chuyện gì to tát...
Một phút sau, đầu bếp Trương Thái Hợi vội vã chạy ra, rồi quỳ mọp xuống khấu đầu.
“Nô tài khấu kiến Bệ hạ. Bệ hạ vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế” .
Trương Thái Hợi vốn là bếp Phó của Ngự thiện phòng. Hắn được đưa lên làm bếp trưởng sau khi cựu bếp trưởng bị giết vì liên quan đến sự kiện đầu độc Tiên Đế vừa qua. Hắn được thăng chức một cách bất ngờ nên rất vui mừng, hạ quyết tâm hầu hạ Hoàng Đế cho tốt. Ai ngờ, trưa nay Kim công công đi vào gọi hắn ra với vẻ mặt đầy sát khí.
“Trong bát cơm của ta có lẫn vào ba hạt thóc. Tối qua ai chịu trách nhiệm giã gạo? Trưa nay, ai chịu trách nhiệm nấu cơm? Tại sao lại để xảy ra sai sót? Gọi hết những người liên quan ra đây cho ta?”
“Dạ. Nô tài đi gọi ngay ạ. Xin bệ hạ chờ trong giây lát”.
Chư vị bách quan thở phào nhẹ nhõm. May quá là lẫn hạt thóc chứ không phải lẫn độc dược. Làm hại ta lo lắng sợ hãi nãy giờ.
Ba vị cung nữ vội vàng chạy qua, quỳ mọp xuống khấu đầu xin tha.
“Chúng nô tì phạm lỗi. Kính xin bệ hạ khai ân. Nô tì từ nay không dám. Hu..hu...hu...”
“Hừ. Các ngươi thật to gan. Công việc phục vụ trong cung đình vốn quan trọng và cần sự cẩn trọng tuyệt đối. Mới mấy hôm trước Tiên Đế bị hạ độc còn chưa có giải quyết xong. Nay các ngươi lại phạm sự bất cẩn. Các ngươi không sợ phải đi theo hầu hạ Tiên Đế hay sao?”
Trương Thái Hợi và ba vị cung nữ quỳ rạp xuống nhận lỗi, khóc lóc xin tha tội ch.ết.
“Bị lẫn ba hạt thóc không phải việc lớn nhưng nếu vì lỗi nhỏ không phạt mà bỏ qua thì tất tương lai các ngươi sẽ phạm tội lớn dẫn đến hậu quả nghiêm trọng hơn. Theo luật cung đình, các ngươi phải bị tội gì?”
Trương Thái Hợi vội vàng mếu máo:
“Muôn tâu bệ hạ. Theo luật cung đình, người phạm lỗi trực tiếp bị quất 20 roi mây, còn quản lý thì bị quất 10 roi trách nhiệm ạ”.
“Được, vậy các ngươi chịu phạt có cảm thấy trẫm xử sai hay các ngươi oan uổng hay không?”
“Muôn tâu bệ hạ. Chúng nô tài tâm phục khẩu phục. Cam nguyện chịu phạt ạ”.
“Được. Ngự lâm quân, dẫn bọn họ ra ngoài thi hành luật pháp. Các cung nữ sau này chuyển sang bộ phận khác làm việc. Đã chịu phạt thì không cần giảm lương hay thưởng. Việc này dừng lại tại đây”.
“Chúng nô tì, tạ ơn bệ hạ khai ân ạ”.
Ngự lâm quân bước tới giải ba người ra sân hành hình. Tiếng roi quất vào thịt nghe trầm đục. Trời mùa đông lạnh giá lại càng đau đớn. Tiếng khóc lóc thảm thiết vang vọng.
Phía trong , Đinh Liễn và bá quan cũng dừng bữa trưa lại. Trải qua việc này, mọi người cũng không còn tâm trạng đâu để mà ăn tiếp nữa. Đinh Liễn nhìn qua thái giám Tiểu Kim.
“Tiểu Kim, chút nữa ngươi cho người đưa họ về nghỉ ngơi. Vào kho cầm chút thuốc thang và một chút tiền cho bọn họ. Phạm lỗi mà không phạt thì luật không còn linh. Lỗi nhỏ mà phạt thì hơi khắc nghiệt. Căn dặn mọi người cẩn thận hơn nữa. Mấy ngày nay thần kinh của mọi người đã quá căng thẳng rồi”.
“Tuân mệnh bệ hạ. Nô tài sẽ hoàn thành bệ hạ phân phó. Nô tài thay mặt bọn họ cảm tạ thánh ân”.
“Uh. Ngươi dặn người thu dọn. Giờ dẫn trẫm tới phòng giã gạo. Trẫm muốn nhìn xem một chút”.
“Nô tài tuân chỉ”.
“Các ái khanh nếu không bận gì thì có thể đi cùng ta xem thực tế”.
“Chúng thần nguyện tùy tùng bệ hạ thăm quan học hỏi thực tiễn ạ”.
---
Đinh Liễn cùng mọi người cùng đi xuống phòng giã gạo. Phòng giã gạo cũng ở gần Ngự thiện phòng nên không bao lâu thì tới nơi. Trong phòng giã gạo lúc này đang có mấy chục cung nữ đang thực hiện công tác. Thấy Đinh Liễn và các đại quan tới thì hoảng sợ, vội vàng bỏ dở công việc quỳ xuống khấu kiến.
“Các ngươi cứ tiếp tục công việc của mình. Trẫm chỉ ngó qua một chút. Cũng không phải chuyện gì lớn cả. Chớ có hoảng sợ”.
Mọi người nghe Đinh Liễn nói vậy thì nhu thuận đứng dậy làm tiếp công tác đang dang dở. Đinh Liễn quan sát xung quanh. Phòng giã gạo chia làm ba gian. Gian rộng nhất là gian giã gạo, gian thứ hai là gian loại bỏ trấu tức vỏ thóc, gian thứ ba là gian nhặt thóc còn sót lại ra khỏi gạo.
Thời này mọi thứ còn rất lạc hậu, mọi việc 100% là thủ công, cần rất nhiều nhân lực để cùng tham gia làm việc. Mấy nghìn năm nay, quy trình hay công nghệ cũng chưa có gì thay đổi lớn.
Cối giã gạo được làm bằng khúc một thân cây lớn dài khoảng 50 đến 70 cm. Bên trong khúc gỗ được khoét rỗng một hố có đáy sâu 30 đến 50 cm. Chày được làm bằng thân cây tre hoặc một thân gỗ dài khoảng 1.5m và to bằng cổ chân. Khi giã gạo, thóc sẽ được đổ vào cối giã, sau đó có hai cung nữ đứng đối diện nhau, mỗi người cầm một cái chày lần lượt giã xuống.
Hình ảnh này chính được mô phỏng lại trên trống đồng Đông sơn mà kiếp trước hắn hay nhìn. Hắn vốn là dân lịch sử nên cũng thường đi đến các viện bảo tàng như bảo tàng Lịch sự Việt Nam ở Thảo Cầm Viên, bảo tàng phụ nữ Việt Nam, bảo tàng di tích chiến tranh nên hắn được nhìn tận mắt các cổ vật được trưng bày hoặc các vật tái hiện cổ xưa.
Đinh Liễn hỏi một cung nữ:
“Các ngươi bao lâu thì giã xong một mẻ thóc?”
“Muôn tâu bệ hạ. Chúng nô tì thường mất nửa canh giờ để giã xong một mẻ. Đây là vì có hai người hợp sức chứ ở bên ngoài các hộ gia đình chỉ có một mình người phụ nữ vừa làm vừa đèo con thì phải mất một đến hai canh giờ mới xong ạ”.
Đinh Liễn gật đầu. Một canh giờ thời này bằng hai giờ thời hiện đại. Hai người cật lực giã thì mất một tiếng một mẻ. Nếu như ở nhà dân thường thì phải mất từ hai tiếng đến bốn tiếng mới xong. Người xưa thường tận dụng thời gian đêm tối để tranh thủ giã gạo cho ngày hôm sau ăn. Có buôn bán ở ngoài cũng là giao dịch thóc chứ không giao dịch gạo.
Đinh Liễn nhìn qua Ngự lâm quân
“Bay đâu, chạy ra ngoài kiếm cho ta ba thanh gỗ vuông rộng hai tấc (20 cm) dài ba sải tay lại đây cho trẫm. Kêu luôn cho trẫm vài người thợ mộc lại đây. Nhớ mang theo dụng cụ làm mộc đấy”.
“Vâng. Tuân mệnh bệ hạ”.
Mọi người có mặt bao gồm bách quan và các cung nữ vô cùng tò mò. Không biết Hoàng Đế bệ hạ muốn làm cái gì đây. Nhưng một là vì thân phận thấp kém, hai là đã từng chứng kiến bệ hạ có phép thuật như Thần nên không dám hỏi mà hiếu kỳ chờ đợi.
Đinh Liễn lúc này bắt đầu tính nhẩm trong đầu khoảng cách và lực đạo. Hắn đang thí nghiệm làm cối giã gạo bằng chân. Thay vì phải giã gạo bằng tay rất mệt mỏi lại phải mất cả tiếng đồng hồ mới xong thì cối giã gạo bằng chân sẽ giúp tiết kiệm sức lực của một người. Với lại, lực của chân bao giờ cũng mạnh hơn lực cánh tay nên làm sẽ ít mệt hơn.
Một lúc sau, một tốp thợ mộc chạy tới mang theo dụng cụ đồ nghề. Sau đó là ba khúc gỗ dài cũng được Ngự lâm quân vác đến. Đinh Liễn bắt đầu ra tay. Một cái cối to bằng đá được hình thành. Mọi người dù đã biết Đinh Liễn biết pháp thuật và không ít người đã nhìn thấy những vẫn cảm giác chấn động trong lòng.
---
P/s: Chương này Đinh Liễn trừng phạt đầu bếp và các cung nữ vì đã mắc lỗi để lẫn ba hạt thóc vào cơm của Hoàng Đế. Có độc giả sẽ cho rằng Đinh Liễn phạt quá nhẹ. Có độc giả lại cho rằng Đinh Liễn phạt quá nặng. Thôi thì mỗi người một ý. Bản thân tác cũng rất bất nhẫn khi phải xử phạt người khác nhưng đứng trên vị trí của một vị vua thì sự trừng phạt ấy là điều tất nhiên.
Cuối cùng, Đinh Liễn cũng dặn dò tiểu kim thuốc thang và thêm tiền chăm sóc cho đầu bếp và các cung nữ, ấy cũng là thể hiện chất người trong lòng Main, chất Người hiện đại văn minh thế kỷ 21 chưa bị thế giới dã man đồng hóa. Rốt cuộc chuyện gì ra chuyện đó, có lỗi thì phải phạt, nhưng vẫn hiện hữu cái gọi là lòng nhân ái.