Chương 75: Hồi ức

Phòng tắm tẩm cung,
Đinh Liễn hơi mở mắt. Đối diện là hàng bình phong tứ quý. Đây là một trong những bảo vật thời Đường, được các nghệ nhân chạm khắc rất tinh xảo. Bình phong có 9 mảnh ghép lại, mỗi mảnh đều được chạm khắc một hình ảnh khác nhau.


Nhưng đều là tranh tứ quý. Bên trái là bốn bức tranh Tùng, Cúc, Trúc, Mai. Bên phải là bốn bức tranh Xuân, Hạ, Thu, Đông. Ở giữa là một bức tranh thiếu nữ đang ngồi đánh đàn gọi là Nữ nhân đồ. Bức bình phong này gợi cho Đinh Liễn hồi ức lại những hình ảnh không mấy vui vẻ.


Hắn nhớ, sau chuyến đi sứ tại Đại Tống trở về Đại Cồ Việt. Hắn cũng không dám giữ lại món quà này cho riêng mình mà hiến dâng luôn cho cha hắn Đinh Bộ Lĩnh. Thường bức bình phong điêu khắc tứ quý như thế này sẽ được đặt ở Thư phòng thì mới hợp cảnh. Thế nhưng Đinh Bộ Lĩnh lại đem đặt ở phòng tắm một nơi dung tục để làm tấm ngăn cách chỗ phòng thay đồ và thùng nước.


Sau này thông qua nội nhân cài đặt trong cung, hắn mới biết là tại sao. Một phần do Đinh Bộ Lĩnh không thích Đại Tống, một phần thì do ghét bỏ hắn...


Biết được điều này Đinh Liễn bực tức một thời gian. Sai hắn đi sứ Đại Tống cũng là Đinh Bộ Lĩnh, bảo hắn phải nhún nhường để cầu nhà Tống công nhận chủ quyền cho Đại Cồ Việt cũng là Đinh Bộ Lĩnh. Đến khi hắn hoàn thành nhiệm vụ trở về còn mang quà biếu tặng. Ấy vậy mà ngoài mặt khen nức nở, sau lưng lại không vui, đối xử với quà tặng của hắn như thế.


Thật ra, Đinh Liễn biết tại sao lại như vậy. Mặt ngoài hai cha con tỏ ra hòa thuận, bố rộng lượng, con hiếu thảo. Nhưng, kỳ thực hai cha con mâu thuẫn không ngừng. Không phải là mới phát sinh mà thật ra âm ỉ đã rất lâu rồi.


available on google playdownload on app store


Đinh Liễn nhớ lại ký ức cũ. Đinh Bộ Lĩnh kết hôn với mẹ hắn là do muốn nhà ngoại ủng hộ lương thảo, binh sĩ cho giai đoạn khởi đầu sự nghiệp chứ chả phải do yêu thương gì. Bọn họ ở với nhau khoảng 10 năm thì sinh ra hai anh em Đinh Liễn và công chúa Đinh Phất Kim. Đến lần thứ 3 sinh nở thì mẹ hắn ch.ết do sinh khó. Lúc ấy Đinh Bộ Lĩnh còn đang bận uống rượu với đồng liêu ở doanh trại.


Từ nhỏ, hắn đã chứng kiến cảnh cha mẹ hắn bất hòa nhiều lần, thậm chí còn thấy Đinh Bộ Lĩnh ra tay đánh mẹ hắn cho nên trong nội tâm hắn cũng chẳng coi Đinh Bộ Lĩnh ra gì. Đinh Bộ Lĩnh khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, ông nội hắn chỉ là nha tướng của Dương Đình Nghệ, nhà thì nghèo, không được ai ủng hộ.


Trong khi từ thời sửu nhi Đinh Bộ Lĩnh đã ôm mộng Đế Vương, trong làng nổi tiếng là đầu gấu tức đại ca thời hiện đại. Đinh Bộ Lĩnh thường bắt lũ trẻ chăn trâu phải vòng tay làm kiệu để Đinh Bộ Lĩnh ngồi lên, sau lại lấy đám cỏ lau làm cờ, lấy lá chuối làm lọng che mô phỏng Hoàng Đế vi hành,nghênh ngang đi diễu khắp xóm.


Lớn lên, ý muốn gây dựng sự nghiệp lại càng mạnh mẽ thôi thúc nhưng gia cảnh lại không có tiền, không có thế, không có quân, không có lính nên không biết phải bắt đầu từ đâu. Sau đó, nhóm tứ trụ bàn bạc lập mưu cho Đinh Tiên Hoàng cưới mẹ hắn, là con gái một của vị địa chủ của làng kế bên dưới sự mai mối của ông cậu ruột.


Đinh Bộ Lĩnh vốn lấy vợ là vì muốn dựa hơi nhà vợ, mẹ của hắn ban đầu cưới hỏi do mai mối nên cũng không rõ ràng. Sau này về ở với nhau mới biết rõ tính cách của Đinh Bộ Lĩnh thì bực tức không nhẹ. Đinh Bộ Lĩnh vốn nóng tính, ưa sĩ diện với bạn bè, có tư tưởng "anh em như tay chân, vợ con như quần áo" nên thường mang của nhà đi chiêu đãi chiến hữu.


Hắn nghe kể lại, cha hắn khi còn nhỏ đã dám nhân lúc mẹ vắng nhà, bắt trộm lợn nhà đem đi khao bạn trẻ trâu. Bà nội hắn tức quá mới đi đến nhà ông chú ruột, người vẫn đang cưu mang hai mẹ con kêu khóc. Ông chú thì xót xa chị dâu có đứa con trai nghịch ngợm, cứng đầu nên hứa sẽ đi tìm để dọa cho nó một trận. Ông ấy cầm theo con dao chạy đi tìm Đinh Bộ Lĩnh, kết quả Đinh Bộ Lĩnh hoảng sợ nhảy luôn xuống sông bơi sang bờ bên kia rồi trốn luôn.


Nhà Đinh Liễn vốn không có cái ăn, nhưng Đinh Bộ Lĩnh vẫn để mặc kệ, ngồi với bạn thì nhất định phải có rượu và thịt. Mẹ hắn có khuyên Đinh Bộ Lĩnh nhiều lần rằng đừng có ảo tưởng chuyện làm vua, xưng Vương, xưng bá nhưng Đinh Bộ Lĩnh không nghe lọt tai, thậm chí còn đánh đập bà, sau còn nói rằng: đúng là đàn bà ngồi đái không qua ngọn cỏ, không hiểu được chí lớn của đàn ông.


Mẹ hắn vì thương anh em hắn nheo nhóc nên lại ráng nhẫn nhịn, cứ dăm ba hôm lại mang con về nhà ngoại xin ăn và xin thêm chi viện. Ông ngoại hắn cũng chỉ có mình một đứa con gái, lại nhìn thấy con gái héo mòn, hai đứa cháu ngoại xanh xao vàng vọt nên xót con, xót cháu vì thế cũng bấm bụng cho thêm.


Đến khi ông bà ngoại Đinh Liễn mất, tài sản ruộng vườn lẽ tất nhiên cũng thuộc về mẹ của hắn. Cứ ngẫm Đinh Bộ Lĩnh biết vậy mà chí thú làm ăn nhưng không, ông ấy lại càng ảo tưởng hơn trước. Tài sản cứ thế đội nón ra đi. Mẹ hắn vì tức giận bị động thai và cuối cùng ch.ết vì đẻ khó.


Đinh Bộ Lĩnh từ nhỏ nghe chuyện của Lưu Bang nên bị ảnh hưởng. Cảm thấy Lưu Bang từ một kẻ lưu manh cũng có thể lên làm vua được thì ông ta cũng có thể như thế. Do đó, Đinh Bộ Lĩnh nghiên cứu rất kỹ con người này, sau đó rập khuôn theo.


Nếu Lưu Bang có tính cách rất hay trong điều hành quân tướng như cần thưởng phải thưởng, cần phạt thì nhất định phạt, Đinh Bộ Lĩnh học được rất nhanh. Nếu cần phải mặt dày vô sỉ để đạt được mục đích thì Đinh Bộ Lĩnh cũng không ngại thực hành, nhất là tính cách dựa hơi phụ nữ.


Trong năm vị Hoàng Hậu sau này thì có tới bốn bà là có thế lực mạnh mẽ. Đinh Bộ Lĩnh đều lấy về làm vợ với cùng mục đích là nhận được sự ủng hộ của thế lực sau lưng. Để đạt được mục đích, Đinh Bộ Lĩnh đến đâu cũng nhận lời sau khi đăng cơ sẽ phong cho con gái họ vị trí Hoàng Hậu.


Lẽ dĩ nhiên, các thế lực đều đồng ý và nhiệt tình nên ủng hộ từ quân, lương, vàng bạc. Nếu không, với địa vị thấp kém như Đinh Bộ Lĩnh và cái gốc nông dân chính hiệu thì làm sao mà quy tụ được
một lực lượng mạnh mẽ như vậy.


Đinh Bộ Lĩnh vốn ban đầu thế lực không lớn, thua nhiều thắng ít. Năm 951, khi hai con trai của Ngô Quyền là Ngô Xương Văn và Ngô Xương Ngập dự định đem quân đến đánh. Đinh Bộ Lĩnh sợ đánh không lại, liền đem Đinh Liễn đến làm con tin để hòa hoãn. Nhị Ngô vương trách tội Bộ Lĩnh không đến chầu, rồi bắt giữ Đinh Liễn đem theo đi đánh.


Hai bên đánh nhau hơn một tháng không phân thắng bại, hai vương bèn treo Đinh Liễn lên ngọn sào, sai người bảo Bộ Lĩnh, nếu không chịu hàng thì giết Đinh Liễn. Đinh Bộ Lĩnh học theo Lưu Bang nói rằng: Đại trượng phu chỉ mong lập được công danh, há lại bắt chước thói đàn bà xót con hay sao. Liền sai hơn mười tay nỏ nhắm Đinh Liễn mà bắn.


Hai vương kinh sợ: Ta treo con nó lên là muốn để nó đoái tiếc con mà ra hàng cho chóng. Nó tàn nhẫn như thế, còn treo con nó làm gì. Bèn không giết Liễn mà đem quân về.


Đinh Bộ Lĩnh lại nghe tiếng sứ quân Trần Lãm tức Trần Minh Công không có con nối dõi, bèn đem Đinh Liễn theo đến nương tựa mưu đồ đoạt thế lực. Minh Công nhận Đinh Bộ Lĩnh làm con nuôi và giao cho chỉ huy binh quyền. Từ đấy, sự nghiệp của Đinh Bộ Lĩnh cũng từ đó mà bay cao.


Đinh Bộ Lĩnh đối xử với anh em chiến hữu quá tốt. Đối với bộ hạ đi theo cũng hết lòng. Đối với lời hứa của mình cũng giữ chữ tín. Nhưng, đối xử với vợ con thì quả thật không dám khen hay.


Đinh Liễn lặng lẽ thở dài phiền muộn. Đến tận bây giờ hắn cũng không rõ là mẹ hắn đã sai hay Đinh Bộ Lĩnh đã sai. Mộng Đế Vương đã thành nhưng tình thân cũng mất. Cuối cùng là thắng hay thua, được hay mất, thành hay bại?


Các cụ xưa có câu Chỉ có nằm trong chăn mới biết trong chăn có rận, mà con rận này to nhỏ ra sao. Bên ngoài phong quang bao nhiêu thì nội tâm lại trống rỗng bấy nhiêu. Nhân sinh vốn bất thập toàn.


Khi cha hắn thống nhất đất nước thì bên kia biên giới phía Bắc, Đại Tống cũng lớn mạnh liên tục diệt quốc. Đinh Bộ Lĩnh lo sợ Đại Tống sẽ xua quân đánh xuống phía Nam liền sai sử hắn đi sứ cầu hòa. Nếu Đại Tống không chịu mà bắt hắn làm con tin thì chuyện này cũng không có gì là to tát. Dù sao, Đinh Liễn không chỉ bị cha hắn bán đi một lần.


May sao cho Đinh Liễn là hắn thành công. Đại Tống lúc này mới thống nhất, còn nhiều việc để làm, dân chúng chưa quy tụ hẳn. Phía Bắc đang bị Đại Kim và Khiết Đan uy hϊế͙p͙, phía Tây thì có Đại Lý gầm gừ. Nếu phia Nam mà loạn thì quả thật tứ bề thọ địch. Do đó, nhân Đinh Liễn sang chầu thần phục Đại Tống đã thuận thế nhận lời ngay.


Đinh Liễn đi sứ thành công, mang về cho Đại Cồ Việt thời gian hòa bình để phát triển nhưng Đinh Bộ Lĩnh không vui. Không vui bởi thế lực của Đinh Liễn ngày càng lớn. Trong triều, tiếng nói của hắn có trọng lượng đôi khi còn hơn cả Đinh Bộ Lĩnh. Phía quân đội thì phe nhóm Lê Hoàn ra mặt chống đỡ. Đinh Bộ Lĩnh sợ Đinh Liễn hận mình chuyện năm xưa nay lại càng đề phòng nghiêm cẩn.


Vì thế mà trong vấn đề xử lý chuyện thừa kế đã liên tục mắc sai lầm. Hậu quả là cái ch.ết của con trai và bản thân. Chôn vùi cả cơ nghiệp vất vả dựng lên bấy lâu nay. Nếu Đinh Liễn không hồi sinh, có lẽ Đại Cồ Việt ở thế giới này cũng đi theo dòng chảy lịch sử của thế giới kiếp trước.
- Hazzz


Mải suy nghĩ, Đinh Liễn thở dài phiền muộn. Hương vị kiều diễm bên trong bồn tắm cũng không cánh mà bay.
Tiểu Huệ và Tiểu Lan lại cứ tưởng Đinh Liễn không hài lòng về mình nên vô cùng hoảng sợ. Hai nàng vội vàng lắp bắp:
“Bệ hạ, chúng nô tì làm sai chuyện gì, xin bệ hạ khai ân ạ”.


Đinh Liễn thấy hai nàng sợ hãi thì biết họ đang hiểu lầm mình:
“Trẫm không sao. Các ngươi làm rất tốt. Trẫm rất hưởng thụ. Vừa rồi, trẫm nhớ lại một số chuyện không vui nên muộn phiền một chút. Thôi, đưa trẫm lên thay đồ, nước cũng bắt đầu lạnh rồi”.
- Dạ.


Đinh Liễn đứng dậy, bước dần lên các bậc thềm bồn tắm. Tiểu Lan, tiểu Huệ bước theo sau. Từng giọt nước trên người chảy xuống nền nhà. Nội tâm hai nàng thất vọng man mác. Vậy là một cơ hội tốt đã đi qua. Không biết sau này còn có thể xảy ra nữa hay không? Nếu vừa nãy các nàng to gan hơn một chút, chủ động hơn một chút, quyến rũ hơn một chút...


Đinh Liễn được lau người thật kỹ rồi mặc đồ vào. Nhận thấy hai cô nàng buồn buồn thì hiểu rõ chuyện gì xảy ra. Hắn nhếch miệng mỉm cười, trêu trọc.
“Tay nghề các ngươi còn cần cải thiện nhiều hơn. Cơm không ăn thì gạo còn đó, không phải hay sao?”


Nói xong, hắn tranh thủ vươn ra ma trảo luồn sang bóp mạnh vào hai con miu miu của hai nàng, khiến cho hai cô gái giật mình mặt đỏ thấu tận mang tai.
Thấy vậy, Đinh Liễn đắc ý cười lớn rồi đi ra.
Ha ha ha
-----


P/s: Chương này mượn đề tài để nói về mối quan hệ của hai cha con Đinh Bộ Lĩnh và Đinh Liễn. Tất cả sự kiện đều được chính sử và dã sử ghi chép. Tác chỉ link lại cho hợp lý.


Tác muốn tạo ra một main không những có mặt sát phạt quả đoán, thông minh lanh lợi, khéo léo trong xử lý chính sự mà còn rất con người, có đủ nộ, hỷ, ái, ố, thất tình, lục dục...






Truyện liên quan