Chương 92: Cơ nghiệp thống nhất lục quốc
Hồi Phi cảm giác bầu không khí này không đúng lắm nhưng nhất thời cũng không nhận ra không đúng ở chỗ nào. Nhưng anh biết cô gái này đặc biệt với lão đại, lần đầu tiên anh nhìn thấy vẻ mặt nhiều sắc thái như thế, sự động chạm thân mật như thế- tựa như đây là lão đại xa lạ chứ không phải người anh biết.
Hồi Phi đứng ra giảng hoà: “Không còn sớm nữa, lão đại à, ngài tính sao?”
Mạc Tu Nghiêu dường như nghĩ ngợi cái gì đó một lúc, anh khẽ gật đầu, không lên tiếng, đi thẳng về phía trước. Mọi người tự giác biết điều theo sau.
Con đường hành lang quanh co, hình điêu khắc ở đây khác với bên ngoài. Nếu ngoài kia là thiên nhiên hoa, sóng, nước thì ở đây là người. Hình ảnh con người sống động hiện lên qua từng bức bích hoạ.
Nhược Băng quan sát kĩ, cô không nhầm thì ở đây khắc hoạ lại những chiến công của Tần Thuỷ Hoàng trong việc thống nhất lục quốc thời Chiến Quốc.
Đầu tiên là nước Hàn. Hàn là nước nhỏ nhất trong bảy nước thời Chiến quốc, trong lịch sử Hàn từng chịu đựng nhiều cuộc tấn công từ Tần khiến đất nước càng trở nên yếu ớt. Trên tường khắc hình ảnh một viên tướng cưỡi ngựa chỉ huy quân Tần, dẹp tan Hàn quốc. Đây chắc là Hoàn Xỉ.
Tiếp theo đó là chinh phục Triệu. Năm 236 TCN, lợi dụng thời cơ Triệu tấn công Yên, lấy cớ cứu Yên, Tần cử hai đạo quân, đạo thứ nhất do Vương Tiễn và đạo thứ hai do Hoàn Nghĩ và Dương Đoan Hòa chỉ huy tấn công Triệu. Kết quả của cuộc tấn công là Tần chiếm được 9 thành của Triệu và khiến sức mạnh quân đội Triệu suy yếu trầm trọng.
Trong vài năm tiếp theo, Triệu hứng chịu liên tiếp 2 thiên tai là động đất và mất mùa làʍ ȶìиɦ hình trong nước càng thêm khó khăn. Về sau bị Tần thôn tính.
Sử sách lưu truyền trận động đất do chính tay Tần Thuỷ Hoàng gây ra, ông biết thuật động thổ.
Bức bích hoạ khắc Tần Thuỷ Hoàng uy danh đang dang hai tay tế trời đất, phải chăng ông ta có thuật hô phong hoán vũ?
Kế tiếp là chinh phục Nguỵ quốc. Quân Tần tấn công kinh đô Đại Lương của Nguỵ. Đại Lương là một toà thành nằm ở hợp lưu hai sông Hoàng Hà và Biện Hà, địa hình dễ thủ khó công. Toà thành được bao bọc hoàn toàn bởi các đoạn hào sâu, toàn bộ 5 cửa thành đều sử dụng cầu kéo nên việc tấn công thành trở nên càng khó khăn.
Vương Bí nghĩ ra kế dẫn nước hai sông Hoàng Hà và Biện Hà, đắp đê ngăn ở hạ lưu nhằm làm ngập thành. Quân Tần đào đường dẫn nước trong 3 tháng thì xong, lại được dịp trời mưa to trong mười ngày liên tiếp, thế nước ào ạt, thành Đại Lương ngập lụt hoàn toàn khiến hơn 10 vạn người ch.ết. Nhiều đoạn thành bị lở, quân Tần theo đó mà xâm nhập.
Trên kia khắc cảnh tượng khốn đốn của Nguỵ khi thành bị ngập trong bể nước, quân Tần ồ ạt xông vào chiếm thành.
Sau đó đến Sở quốc. Trong các nước Sở là nước khó đối phó nhất. Năm 224 TCN, Tần vương triệu tập cuộc họp bàn kế hoạch đánh Sở và hỏi các tướng cần bao nhiêu quân. Lý Tín xin 20 vạn trong khi Vương Tiễn nói cần phải có 60 vạn quân mới đủ. Doanh Chính cho rằng Vương Tiễn đã già nên quá cẩn trọng nên đặt niềm tin vào sức trẻ của Lý Tín, giao cho Tín 20 vạn quân, và cử Mông Điềm làm phó tướng.
Về sau Lý Tín thất bại. Nhược Băng cười nghiền ngẫm. Có một lần cô vô tình đọc một cuốn sách cổ, Lý Uyên- vua Đường sau này, người lập lên nhà Đường phát triển bậc nhất Trung Hoa, cha ruột Lý Thế Dân, chính là hậu duệ của Lý Tín.
Tần vương cách chức Lý Tín và thân chinh đến yết kiến Vương Tiễn, xin lỗi vì đã không nghe lời khi trước và mời Vương Tiễn quay lại đánh Sở báo thù. Tần vương cấp đúng 60 vạn quân như Vương Tiễn yêu cầu, cử thêm Mông Vũ làm phó tướng. Vương Tiễn sợ rằng Tần vương thấy mình xin nhiều quân quá sẽ có ý nghi ngờ nên liên tục gửi thư cho vua Tần xin cấp bổng lộc và phong đất cho họ hàng gia đình, cốt để Tần vương yên rằng mình sẽ quay trở lại. Về sau Vương Tiễn đã dẹp tan Sở.
Nếu nói về độ li kì thì phải nói đến cuộc chinh phục quân Yên.
Có sách lưu truyền rằng, thái tử Đan, bằng hữu năm xưa của Tần vương Doanh Chính. đã cử Kinh Kha làm thích khách ám sát Tần vương. Vụ mưu sát thất bại, Tần vương càng có cớ để đẩy nhanh việc xâm lược Yên. Nghe đồn tình huynh đệ rạn nứt có liên quan tới một cô gái, Nhược Băng không tìm hiểu sâu sa nên cũng không biết.
Trên tường khắc hoạ hình ảnh hai nam nhân đối diện nhau, ở giữa là người con gái thướt tha, người xưa nói quả thực không sai:
“Yểu điệu thục nữ, quân tử hảo cầu.”
Tần vương đã thắng, thắng thái tử Đan, có cả giang sơn và mỹ nhân.
Cuối cùng là Tề quốc. Trong vòng hai tháng Vương Bí không phải đánh một trận nào đã lấy được hết đất Sơn Đông. Tề vương Kiến không chống trả mà mang cả gia quyến ra hàng. Nước Tề mất,
Trung Hoa hoàn toàn thống nhất dưới trướng Tần vương.
Bức bích hoạ cuối cùng là cảnh Tần vương đăng cơ hoàng đế, đổi thành Tần Thuỷ Hoàng.
“ Dừng, cô muốn đâm đầu vào đá sao?” Hồi Phi thấy Nhược Băng cứ vậy đi, tốt bụng lên tiếng nhắc nhở.
Nhược Băng giật mình mới để ý trước mắt là một cánh cửa. Cánh cửa này đặc biệt không giống những cái trước- hoa văn hoa cát cánh chìm nổi cộng thêm một người con gái mặt che khăn, chỉ để lộ đôi mắt sắc sảo, khuynh nước khuynh thành.
Đôi mắt này- hình như quá giống tứ sư muội!
_________
Chap này dài quá, ta tìm hiểu biết bao lâu mọi người vote và cmt cho mình động lực đi ️️️️
#Uyenca