Chương 73: Hẻm cờ bạc (2)

Vân Hà cầm tờ giấy chứng nhận cư trú lật lui lật lại nhiều lần, lại nắm lấy cằm Hoài Chân đẩy trái đẩy phải, nhìn một lát rồi cảm khái: Bây giờ mới dễ nhìn nè! Đã mập hơn so với ngày trước rồi… Nếu biết phải chờ hơn hai tháng thì chị sẽ dẫn em đi làm kiểu tóc uốn xoăn đang lưu hành rồi mới chụp ảnh, như thế ảnh thẻ sẽ nhìn giống minh tinh Hollywood cho xem.


Hoài Chân thầm mường tượng: một cái đầu uốn xoăn, mặc thêm trang phục truyền thống rộng thùng thình… Ừ, không khác gì bà chủ nhà họ Tô* phiên bản nhỏ cả.
(*Bà chủ nhà họ Tô là nhân vật trong “Tuyệt Đỉnh Kungfu” của Châu Tinh Trì, ảnh.)



Đây là tấm ảnh đầu tiên Hoài Chân có, được chụp ở tiệm ảnh Đường Thị, ảnh đen trắng trên giấy vuông, một kiểu bốn tấm chỉ tốn một đô la, rẻ hơn ở tiệm ảnh của người da trắng. Hai tấm ảnh dán lên giấy chứng nhận cư trú và thẻ căn cước rồi đóng giáp lai, một tấm để lại trong hồ sơ ở trạm di trú, tấm cuối cùng thì mình tự cất kỹ.


Hoài Chân trong ảnh chải tóc mái 3: , để lộ hai hàng lông mày lá liễu. Tóc tết đuôi sam, từ góc nghiêng có thể thấp thoáng thấy bím tóc ở đằng sau đầu. Cô chụp ảnh vào sáng sớm ngày thứ bảy, vì tối hôm đó đi xem biểu diễn múa thoát y nên cố ý mặc áo vải lanh trắng thêu cổ tròn, đeo dây chuyền đen với mặt dây chuyền là viên trân châu nhỏ —— cũng là đồ cô tìm được ở tiệm nữ trang trên phố người Hoa. Phông nền là mặt tường tối màu, thợ chụp ảnh nói cô cười lên, cô bèn mím môi cười. Tuy bảo là cười đấy, thế nhưng nhìn người trong ảnh lại có hơi buồn.


Gương mặt khá nhỏ, vẻ mặt non nớt, quai hàm hơi gồ lên, trông như đang giận dỗi ai đấy. Ngũ quan gì cũng nhỏ, lông mi dài nhô lên từ đuôi mắt, thoạt nhìn cũng có thần thái. Môi rất mỏng, hai đường viền môi nhếch lên, chỉ có lúm hạt gạo ở một bên – không cân đối cho lắm.


available on google playdownload on app store


Vân Hà đứng cạnh nói, “Em đừng có cười, cười lên liền lộ khuyết điểm ra cả.”
Hoài Chân cầm đũa chọc vào má bên kia, rồi quay đầu cười cho cô ấy nhìn: “Thế này là đủ rồi.”


Vân Hà cười to, lại vuốt ve tấm ảnh mà nói: “Đẹp lắm. Ảnh đẹp mà người cũng đẹp. Có điều nhỏ quá, không cho người ta thấy được rồi.”
Nghĩ ngợi một lúc, cô ấy nói tiếp, “Có thể dán vào sơ yếu lý lịch xin việc mùa hè.”
Hoài Chân nhìn tấm ảnh, “Em không nỡ.”


Vân Hà nói, “Nếu không dán vào sơ yếu lý lịch xin việc, thì qua mấy hôm nữa khi đảng Dân chủ thắng đạo luật Cable, mẹ sẽ cầm nó đưa đến hội đồng hương, tìm đối tượng xem mặt cho em đấy.”
Hoài Chân nghiêng đầu tính toán, nói, “Đảng Dân chủ có thể thắng được sao?”


Vân Hà bảo, “Chuyện của Dera và Hồng gia đã cho đảng Dân chủ nhiều lợi thế lắm. Ngoài ra, mấy vị thương nhân nổi tiếng ở Honolulu, New York, thành phố Sacramento, và cả những người lần trước đến phố người Hoa nữa, gần đây bọn họ đang mở tiệc khắp nơi hòng bỏ phiếu cho đảng Dân chủ. Không phải Tiểu Lục gia vẫn chưa khỏe à? Chưa gì đã xuất viện, chính là để đi gặp mấy người ở Sacramento Sacramenta…”


Hoài Chân bất chợt nghĩ đến, lúc giao thừa Hồng gia có dẫn Hồng Lương Sinh đến thành phố Sacramento, nói chung cũng là muốn lo liệu lót đường sẵn cho anh ta.
Bỗng cô hỏi, “Sơ yếu lí lịch làm việc gì mà cần phải dán ảnh?”


Vân Hà nói: “Nhật báo Trung Tây muốn làm một bản tiếng Anh trong một quý, nên muốn tìm học sinh người Hoa biết cả tiếng Anh lẫn tiếng Trung, ai gõ ký tự tiếng Anh nhanh hơn thì sẽ được nhận thực tập.”


Dạo gần đây đang có hai nghề khá thịnh hành, một là người đánh chữ, một là nhân viên chào hàng tủ lạnh. Có điều tiếng Trung không thể sử dụng 26 chữ cái của máy đánh chữ, nên công việc này ít phổ biến ở Trung Hoa Dân Quốc. Thế nên trong tô giới của người phương Tây, tiền lương của người đánh máy có khi còn cao hơn cả giáo sư đại học.


Hoài Chân thán phục: “Người đánh máy… tiền lương một tháng bao nhiêu?”
Vân Hà thấp giọng bảo: “Nghe nói là thanh toán theo giờ, một giờ mấy đô đấy. Mỗi ngày tám tiếng, làm đủ ba tháng thì có thể kiếm được hai hoặc ba nghìn đồng!”


Vân Hà thần bí lôi ra một tờ giấy ở trong cặp, đưa cho Hoài Chân mà nói, “Đây là chữ cái in trên máy đánh chữ mà chị nhờ người ta mua. Trước khi đến Nhật báo Trung Tây khảo hạch, em có thể dùng nó để luyện tốc độ.”


Tờ giấy đó to chừng bàn phím, được dùng bút máy vẽ 43 nút tròn trên máy đánh chữ Remington kinh điển, trên nút tròn còn có chữ cái tương ứng.


Hoài Chân há to miệng. Hai mươi sáu chữ cái và số bên trên cùng với thứ tự sắp xếp của dấu chấm câu, tất cả giống hệt thứ tự bàn phím kiểu Mỹ thông dụng sau những năm 80.


Năm nay Vân Hà sắp tốt nghiệp, kiểm tr.a chuyển cấp sẽ kéo dài đến sau tháng tám, gần như bỏ lỡ thời gian chiêu mộ nghỉ hè của Nhật báo Trung Tây. Cho nên cơ hội kiếm được nhiều tiền hiếm hoi này rơi xuống người Hoài Chân.


Cô ấy thúc giục Hoài Chân: Học tập mệt mỏi nhất định phải nhớ nghỉ ngơi, lúc đó nhớ làm quen với bàn phím giấy mô phỏng này! Vì cô ấy từng thấy có mấy người bạn từng học dương cầm, ngón tay rất linh hoạt!


Còn trạch nữ Hoài Chân đến từ thế kỷ 21 lại cảm thấy, đây không phải vấn đề lớn.
So với điều này, Hoài Chân khá lo lắng về vấn đề chọn chuyên ngành của Vân Hà hơn.


Bởi vì từ kỳ thi tuyển sinh vào trường trung học công lập ở phố người Hoa cho đến trường trung học công lập ở khu vực thành thị, vẫn tồn tại vấn đề chọn trường. Ngoại trừ trường trung học phổ thông công lập Công nghệ, trường trung học phổ thông công lập Washington và trường ngôn ngữ Francis, hầu hết các trường khác đều có cấp trung học, hơn nữa những trường học tiếp nạp học sinh người Hoa đều do các nhà thờ thành lập. Trừ khi là người trong nhà tin vào Chúa Giê-su, hoặc là không có trường nào khác nhận mình, thì rất ít học sinh người Hoa muốn vào trường của nhà thờ.


Hoài Chân không muốn ngày nào cũng phải thức khuya dậy sớm đọc thánh kinh, càng không muốn buổi sáng cuối tuần tới nhà thờ làm lễ. Trong số ba trường trung học có thể lựa chọn, chương trình học ở trường Công nghệ bao gồm một vài môn toán học, vật lý và hóa học cơ bản, phù hợp với nhiều chương trình tự nhiên ở các trường đại học; còn trường trung học Washington và Francis đều thiên về văn học, trường trước chuyên học lịch sử Mỹ và Anh, Shakespeare và Dante; trường sau thì thiên về văn hóa Phục hưng hơn.


Nếu như không vào được cấp ba, thì vẫn còn có vài trường dạy nghề, hầu hết trong đó là các trường công nghệ y tế.


Dựa vào chút tư lợi, Hoài Chân quyết định cuối cùng chọn trường cấp ba Công nghệ, mặc dù cô không học giỏi mấy môn khoa học cho lắm. Có điều nghĩ lại, biết đâu sau này có thể bước vào Khu công nghiệp Stanford ở phía nam Vịnh San Francisco, đi theo Shockley phát triển chất bán dẫn. theo chân ông ấy chứng kiến Khu công nghiệp Stanford lắc mình biến thành Thung lũng Silicon, từ đấy thực hiện giấc mơ hóa giàu chỉ trong một đêm. Chính vì vậy dù có thấy khổ tới mấy, Hoài Chân cũng quyết tâm đi học tiếp.


Vân Hà lại không nghĩ nhiều đến nghề nghiệp tương lai. Cô ấy chỉ hy vọng môn học tương lai có thể khiến cô và người nhà được coi trọng, tốt nhất là kiếm được nhiều tiền. Hiện tại kỹ sư là nghề kiếm ra tiền nhất, có điều cô ấy chưa nghĩ ra muốn làm công trình gì.


Thế là Hoài Chân đề nghị, “Hay chị thử cân nhắc vật lý chất rắn xem?”
Một câu này đã làm Vân Hà kinh sợ, “Sao đến vật lý chất rắn mà em cũng biết thế!”
Hoài Chân đành lấp ɭϊếʍƈ: “Em nghe người ta nói…”


Bạn của Hoài Chân Vân Hà đều biết, cho nên những lúc một mình ra ngoài mà không có Vân Hà – nhất là sau khi Ceasar rời đi thì cô lại càng không có bạn mới mà Vân Hà không biết.


Lúc nói lời này giọng cô rất nhỏ, bên trong xen lẫn chút chột dạ. Vân Hà nghĩ ngợi, có thể là do Ceasar hoặc bạn bè của anh nhắc đến, thế là cô nói mình sẽ suy nghĩ lại.


Tất cả mọi mẫu đơn dự tuyển sinh vào lớp 10 đều được chủ nhiệm văn phòng học vụ xem xét, sau khi không cảm thấy có vấn đề lớn thì mới đưa đến trường cấp ba công lập ở xã khu người da trắng. Tỷ lệ chuyển cấp trên phố người Hoa chưa đến một phần sáu, không phải là vì học sinh da vàng không chăm chỉ, mà bởi vì vẫn có nhiều tình trạng bài xích người Hoa ở các trường tiếp nhận học sinh Trung Hoa. Ví dụ ở nhiều trường trung học có luật bất thành văn như sau: học sinh người Hoa ở trường không thể vượt quá một phần mười tổng số học sinh. Mà trong số đó còn bao gồm người Nhật chuyển cấp từ trường công lập của người da trắng lên.


Vì lý do này, các trường công lập trong xã khu người Hoa phải sàng lọc lại mẫu đơn trước khi học sinh chuyển cấp. Sau khi kiểm tr.a số lượng học sinh Nhật Bản ở trường công lập của người da trắng, nhà trường sẽ đưa ra vài gợi ý cho một số học sinh có lẽ không thể suôn sẻ đi học tiếp rằng: Đã có quá nhiều học sinh Nhật Bản ở trường này rồi, hoặc là có rất nhiều bạn học xuất sắc của em đã lựa chọn trường này, cho nên chúng tôi đề nghị em hãy cân nhắc lại.


Hoài Chân nằm trong số người bị cân nhắc lại. Chủ nhiệm văn phòng học vụ nói với cô: “Học sinh vào trường cấp ba Công nghệ công lập đã quá nhiều rồi. Tôi đề nghị em nên xem xét trường Washington, hoặc là một vài trường trung học nhà thờ Baptist. Nếu em khăng khăng muốn chọn trường trung Công nghệ thì tôi có ý kiến nhỏ thế này – nghe nói gần đây chính quyền thành phố đã đưa các quy tắc mới trong việc tiếp nhận học sinh người Hoa: họ hy vọng mọi học sinh trung học trên 16 tuổi phải có thẻ bảo hiểm y tế. Nếu như em có một tấm thẻ bảo hiểm, tôi nghĩ khả năng em vào được trường cấp ba Công nghệ sẽ cao hơn.”


Cô còn chưa đến 21 tuổi, làm thẻ bảo hiểm y tế cần có người giám hộ đi cùng. Một tấm thẻ bảo hiểm y tế, mỗi tháng phải nộp tám đô cho bệnh viện —— cô gần như không thể nào mở miệng xin A Phúc được.


Seol Rae và Lê Hồng cũng không có thẻ bảo hiểm y tế. Nhưng tỷ lệ chọi vào trường cấp ba mà Lê Hồng xin học rất thấp, nên cô ấy không cần phải băn khoăn về vấn đề này.
Seol Rae cũng không có. Vì cha cô ấy có một bác sĩ tư nhân người Triều Tiên ở California rồi.


Sau khi nghe được thông tin này, Lê Hồng khiếp hãi. Chưa bao giờ cô ấy nghĩ mình lại có một cô bạn đại gia như thế.
Chuyện khẩn cấp của Hoài Chân cũng được Seol Rae giúp đỡ giải quyết: cô ấy nói, đợi cuối tuần này cha cô ấy về nhà, có thể nhờ vị bác sĩ kia xin cho Hoài Chân giấy chứng nhận y tế tư nhân.


Hoài Chân cũng cảm thấy có tiền thật tốt. Cô thật sự rất cảm kích người bạn có tiền này.


Seol Rae nháy mắt nói, “Tiệm giặt Triều Tiên gần nhà bọn mình bị vỡ nợ, cho nên gần đây người Triều Tiên bọn mình phải gửi rất nhiều rương quần áo về nước để giặt. Nếu như có thể đến nhà các cậu giặt, mà cậu lại làm phiên dịch thì tốt quá rồi.”


Buổi chiều cha Seol Rae đến là buổi chiều đạo luật Cable chính thức tuyên bố bị bãi bỏ. Rốt cuộc các dì trên phố người Hoa không cần lo lắng về vấn đề gả con gái đi sẽ mất thân phận công dân nữa, tiệm giặt A Phúc cũng trở nên náo nhiệt hơn.


Trong tiệm là mấy người bạn của La Văn ngồi cắn hạt dưa, cùng vài người đàn ông trung niên Triều Tiên đến tiệm giặt đồ. Hầu như mọi người Triều Tiên đều nói tiếng Anh, song người Hoa thì không.


Quần áo đã được đưa đến nhưng người Triều Tiên vẫn chưa đi, mấy chú mấy cô ngồi trên ghế đối diện nhau cắn hạt dưa, cũng không biết rốt cuộc bọn họ có giao tiếp được không, nhưng vẫn chọc cho mấy người đàn bà luống tuổi cười ha hả.


Vân Hà nói: “Đang mắng người Nhật đấy. Mắng cả ngày vẫn vui vẻ. Không biết mấy dì kia thích mấy chú đó đến đâu nữa. Còn nói người Triều Tiên ở San Francisco quá ít, người Triều Tiên và người Hoa đều cùng cùng một nhà! Hiện tại đạo luật Cable đã được bãi bỏ, hôm khác sẽ giới thiệu đối tượng con gái ông ấy, đợi ông ấy gả con gái đi còn muốn gửi phong bì cho ông ấy đấy.”


Hoài Chân không khỏi vui vẻ.
Vân Hà nói, “Em đừng vội mừng, em biết hôm nay bọn họ nói đến đối tượng hẹn hò cho ai không?”
Hoài Chân chỉ vào mình, “Không phải chứ…”


Vân Hà, “Nên lúc sáng chị mới nói em mặc đẹp vào còn gì! Vừa rồi chị đi bộ một vòng, vừa hay nghe được. Em có biết đối tượng hẹn hò của em là ai không? Là cậu con thứ hai của chủ nhà hàng Thượng Hải, đang học ở đại học Michigan, hiện tại đã về nghỉ hè, chờ tuần này em thi xong sẽ lấy lý do chúc mừng em mà đưa cả nhà chúng ta đến nhà hàng Thượng Hải của bọn họ ăn mừng…”






Truyện liên quan