Chương 29
Đêm hôm ấy, tôi gần như là không ngủ, nằm lên giường lăn qua lăn lại, suy nghĩ về những lời nói mà Lưu Thụy Căn nói với tôi.
Không giống với những gì tôi tưởng tượng, gia đình của Lưu Thụy Căn không hề êm ấm hạnh phúc, cha mẹ hiền từ con cái hiếu thuận... Có lẽ là một góc độ nào đó thì cũng thế thật, nhưng cũng giống như bao gia đình khác, cũng có nhiều rắc rối. Lưu Tịnh Huệ, chị gái của Lưu Thụy Căn chỉ lớn hơn anh hai tuổi, từ một góc độ nào đó thì cũng rất tiện lợi, ví dụ như những thứ chị gái đã từng dùng, có thể tận dụng cho em trai dùng lại. Nhưng đối với những gia đình không mấy giàu có, lại sống trong những năm tháng mà tư tưởng trọng nam khinh nữ còn phổ biến khắp nơi, cái người làm chị, hình như cũng đã được xác định là sẽ phải chịu nhiều thiệt thòi hơn rồi.
Đặc biệt là ngày xưa, khi mẹ của Lưu Thụy Căn còn chưa vào Huyện Thành, một mình ở lại với bố mẹ chồng ở nông thôn nuôi hai đứa con nhỏ. Khi có đồ ăn ngon, chắc chắn là đứa con trai Lưu Thụy Căn được ăn trước, có việc gì nặng nhọc, thì chắc chắn đó là việc của Lưu Tịnh Huệ.
“Phải nhường cho em trai, con là chị mà.”
Câu nói này, hình như là câu nói mà Lưu Tịnh Huệ căm hận nhất. Điều làm chị ấy căm hận hơn nữa là, mặc dù chị đã đến tuổi đi học, nhưng mà vì sự sơ suất của mẹ và ông bà nội, mãi cho đến năm chín tuổi, chị mới được đi học tiểu học.
“Con gái con đứa, đi học sớm mà làm gì?”.
“Chỉ cần biết hai chữ, để khi đi nhà vệ sinh khỏi đi nhầm là được rồi.”
Ngày nay mà nghe nói như thế, đúng là chuyện hài thật, nhưng mà vào lúc ấy, đó lại là sự thật. May mà lúc đó, chị em gia đình nhà họ Lưu đã vào Huyện Thành, cuối cùng chị gái cũng đã được giải thoát khỏi ông bà nội luôn mang nặng tư tưởng phong kiến trong đầu, nhưng lại tạo ra sự cô độc khi chị gái đi học tiểu học tại Huyện Thành.
Chín tuổi, tính tuổi mụ nữa là mười tuổi, mới vào lớp một, chị ấy lại phát triển sớm, rồi cộng thêm gen di truyền từ gia đình nhà họ Lưu, chị thường to lớn hơn những đứa trẻ cùng trang lứa với mình, so với những bạn cùng tuổi, chị thường cao hơn một chút, huống gì là những em bé nhỏ hơn chị ấy hai ba tuổi.
“Học sinh ở lại lớp!”.
“Con ngốc!”.
“Đồ ngu!”.
Cứ hình dung như thế, từ ngày đầu tiên chị ấy vào trường đã thường xuyên bị như thế. Trẻ con luôn ngây thơ, khi bọn nó kêu như vậy, chẳng qua là cảm thấy vui vẻ, cũng có lẽ chỉ vì người khác đều gọi như thế, thậm chí nhiều khi chỉ tùy tiện gọi thế thôi, nhưng mà, nếu như không có những trải nghiệm như thế, chúng ta mãi mãi cũng không biết được sự khó chịu ở trong lòng người bị gọi như thế.
Nếu như người khác bị gọi như thế chắc là đã suy sụp rồi, nhưng trong lòng Lưu Tịnh Huệ không phục, thế là, chị ấy không những không gục ngã, ngược lại, thành tích mỗi lần đều lọt vào top ba người nhất lớp. Còn Lưu Thụy Căn, dưới sự giám sát của ba mẹ, mới đạt đến trình độ đó.
Hai chị em cùng vào học tại trường cấp hai, cấp ba tốt nhất ở trong huyện, khi hai chị em cùng thi đại học, lại xảy ra sự cố. Mẹ của Lưu Thụy Căn ngã bệnh, viêm gan cấp tính, không phải là bệnh nặng gì, nhưng số tiền dùng cho ca phẫu thuật lần này phải cần hơn một vạn t>
Thế là, số tiền vốn định chuẩn bị học phí cho hai chị em không đủ. Nếu như vay mượn thêm, hoặc nếu như suy nghĩ thêm cách khác, có lẽ hai chị em sẽ được đi học đại học, nhưng vào lúc này, ông nội của họ lại lên tiếng: “Con gái, học đến đây là đủ lắm rồi, phải tìm chồng cho nó đi!”.
Câu nói này làm cho Lưu Tịnh Huệ sợ ch.ết khiếp, mặc dù chưa bao giờ được nhìn thấy bầu trời cao rộng ở bên ngoài, nhưng tận sâu trong đáy lòng, chị ấy cực kỳ căm ghét cuộc sống ở nông thôn, thề sẽ không bao giờ giống như bố mẹ của mình. Thế là, chị ấy chẳng nói gì với bất cứ người nào, đêm hôm đó âm thầm chạy trốn, đi về miền Nam, mới gọi điện thoại về báo là đã đến nơi bình an.
Mười mấy năm trước, ở mảnh đất Quảng Châu vẫn đang có nhiều cơ hội lớn, Lưu Tịnh Huệ vừa tài giỏi vừa chịu thương chịu khó, lại còn có văn hóa hơn nhiều người làm công khác. Bốn năm sau, khi Lưu Thụy Căn tốt nghiệp đại học, Lưu Tịnh Huệ cũng đã tạo dựng được cho mình một chút sự nghiệp.
Chuyện đến đây, đáng lẽ cả gia đình đều mừng vui, nhưng Lưu Tịnh Huệ lại không phải là nhân vật nữ chính trong câu chuyện, chị ấy cũng không phải là một người có tấm lòng bao dung. Đối với em trai của mình, cũng không phải là chị ấy căm hận, nhưng mà luôn luôn trách móc, điều làm cho chị ấy càng không hiểu nổi là, bố mẹ của mình bắt chị ấy phải có trách nhiệm với Lưu Thụy Căn như là một điều đương nhiên - Công việc, tiền đồ, thậm chí là gia đình?!
“Chị biết là những việc này không nên trách em, nhưng, chị là một người con gái còn làm được, em là một người đàn ông tại sao lại không làm được, em gây dựng sự nghiệp bằng chính bản lĩnh của mình cho chị xem nào!”. Đó là một buổi tối, Lưu Tịnh Huệ trốn mọi người, nói riêng với em trai mình như thế, cũng mãi cho đến khi đó, Lưu Thụy Căn mới biết trong lòng chị mình có hiềm khích nhiều với mình như thế nào.
“Đêm hôm đó, anh suy nghĩ rất nhiều. Anh nghĩ đến ngày xưa, anh ăn lòng đỏ còn chị ăn lòng trắng trứng gà, nghĩ đến việc mình có thể ăn bánh kem còn chị chỉ được ɭϊếʍƈ que kem mà anh ăn còn thừa lại, nghĩ đến việc những cây bút chì mới toàn dành cho anh viết, còn chị thì chỉ được dùng những mẩu bút chì ngắn ngủn... Trước đây chưa bao giờ anh cảm thấy việc này là bất bình thường, nhưng mà lúc đó anh mới biết, đối với chị, điều đó rất quan trọng. Một số việc, chỉ có người không có được nó trong tay, mới biết nó đáng quý nhường nào.”
Kể đến đoạn này Lưu Thụy Căn mới nói với tôi, tôi có thể nghe ra cảm xúc trong giọng nói của anh, đó thật sự là những hồi ức đau khổ, làm cho tôi cũng nhớ đến quá khứ của tôi. Tôi không có anh chị em ruột, nhưng cũng có một người anh họ, mặc dù không đến nỗi được cưng chiều như Lưu Thụy Căn, nhưng tôi cũng có thể cảm nhận được sự không công bằng trong đó, ví dụ khi còn nhỏ, một câu nói của bố tôi từng nói mà đã để lại cho tôi một ấn tượng rất sâu sắc, đó là: “Nếu như con là một đứa con trai thì tốt biết bao...” Mỗi lúc như vậy, tôi đều hận bản thân mình tại sao không phải là con trai, sau đó cảm thấy rất tự ti. Lưu Thụy Căn sau khi được Lưu Tịnh Huệ giảng giải như thế cũng rất muốn cố gắng, nhưng mà lúc đó, người yêu của anh vừa thi lên nghiên cứu sinh, đủ các kiểu chi phí, thế là tất cả tiền lương nhận được ở công ty, tiền làm thêm, đều cứ dần dần đội nón ra đi. Lưu Tịnh Huệ mất thời gian để có được sự công nhận của công ty nơi chị ấy làm việc, Lưu Thụy Căn lại mất thời gian ba năm để đưa người yêu qua Mỹ, mà hai năm sau khi người yêu qua Mỹ, còn gửi tiền tiêu vặt cho cô ấy không hề hối tiếc, mãi cho đến khi xác định cô ấy thật sự không còn thuộc về mình nữa.
“Có hối tiếc gì đâu, có điều anh nghĩ rằng, cô ấy cũng giống anh vậy thôi...” Nói đến đây, Lưu Thụy Căn cười, cười mỉm nhưng có chút mỉa mai, thực sự tôi không dám hỏi tiếp. Thực ra khi Lưu Thụy Căn vừa tốt nghiệp, giá nhà còn chưa khùng điên như bây giờ, lúc đó nếu như tiết kiệm được một nửa lương hàng tháng của anh thôi, cũng đủ để mua trả góp. Nhưng mà một mình anh kiếm tiền cho hai người tiêu, sau đó còn phải đưa người yêu sang Mỹ, đừng nói là tiết kiệm, còn phải vay mượn một ít nữa.
Mà cũng vào lúc đó, gia đình anh xảy ra hai sự kiện. Một chuyện mừng, Lưu Tịnh Huệ kết hôn, đối tượng kết hôn vô cùng tốt, là người chủ quản của một đơn vị đối tác của công ty, chức vụ tuy là không to, quyền lại không nhỏ, giúp đỡ rất nhiều cho sự nghiệp của cô; chuyện còn lại, chính là ba anh lại bị nhồi máu cơ tim, cần phải làm phẫu thuật.
Bệnh này dự đoán cũng phải cần đến bốn năm vạn, tiền phụ trợ, thuốc men sau khi phẫu thuật phải chi ra thường xuyên, mà đối với người nhà của bệnh nhân, điều quan trọng là phải chữa cho được. Lưu Tịnh Huệ là một người con có hiếu, mời chuyên gia ở Quảng Châu về làm phẫu thuật cho bố mình, sau khi phẫu thuật còn đón bố về Quảng Châu luôn.
Lưu Tịnh Huệ vô cùng căm hận việc em trai mình nuôi dưỡng bạn gái vô điều kiện, khi đón bố mẹ đi, cô đã nói chuyện với anh lần nữa: “Chị không biết là em suy nghĩ như thế nào, nhưng chung qui vẫn là con của bố mẹ, không được không quan tâm chút nào tới ba mẹ mình. Như thế này đi, những việc lớn chị lo, mỗi tháng em gửi một ngàn tệ, ngoài ra những ngày lễ tết, sinh nhật ba mẹ em cũng phải gửi chút gọi là tiền mừng. Một năm, em cứ gửi một vạn sang đây đi. Ý chị là, việc này chúng ta giấu bố mẹ, đương nhiên nếu em muốn nói, thì cứ đi mà nói.”
“Thế tiền này...”
“Tiền này đáng lẽ năm nay phải gửi qua đó.”
Tôi gật gật đầu, im lặng một lúc mới dám mở miệng nói: “Gần đây, có phải anh không được dư giả lắm không?”.
“Cũng tạm được.”
“Thế nào mà là tạm được?”.
“Phiêu Phiêu, em không cần phải lo, tiền thưởng cuối năm sắp có rồi, ở đây anh vẫn còn chút ít, chắc cũng gom đủ.”
“Từ đây đến tết còn một tháng nữa.”
“Em yên tâm đi.”
Mặc dù anh nói như thế, nhưng mà làm cách nào tôi cũng không thể nào yên tâm được. Bởi vì tôi suy nghĩ thế nào cũng cảm thấy anh không gửi tiền đúng thời hạn là bởi vì tôi. Nếu như không phải hẹn hò với tôi, nếu như không phải đi xem những bộ phim kia, uống những ly cà phê kia, chắc chắn, anh đã gửi tiền đi từ lâu.
Hai vạn, so với bây giờ cũng chẳng phải là con số gì lớn lắm, những nơi vị trí tốt, một mét vuông của một căn hộ đã chừng đó, nhưng tôi rất hiểu rằng, đối với những người làm công ăn lương bình thường như chúng tôi đây rất khó có thể tiết kiệm được. Lấy tôi làm ví dụ, tiền lương mỗi tháng được khoảng bốn ngàn tệ, tiền thuê nhà, tiền điện nước hầu như không phải trả, tiền di động cũng được thanh toán một ít, nhưng mà mỗi tháng nhiều nhất cũng chỉ tiết kiệm được khoảng hai ngàn. Trước đây tôi hầu như không mua quần áo, nhưng phải ăn cơm và tắm rửa, còn có những mối quan hệ qua lại - cuộc sống của tôi được xem là đơn giản, nhưng mà, bạn đại học cưới hỏi sinh con cái tìm bạn, bạn cũng phải tham gia chứ. Còn những buổi tụ tập với anh Hai và La Lợi, mặc dù chúng tôi thường xuyên bóc lột anh Hai, nhưng mà cùng nhau đi ra ngoài bốn lần, ít nhất thì chúng tôi cũng phải trả hai lần chứ. Mà bây giờ ở ngoài ăn một bữa cơm, hai ba trăm tệ thực sự là quá bình thường. Còn có bảo hiểm nữa. Mặc dù chị Vu đã có đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm xã hội cho tôi, nhưng mà đó chỉ là sự đảm bảo cơ bản nhất, mặc dù tôi không hay lo xa về những lúc hoạn nạn khó khăn như Đặng Linh Linh, nhưng mà tôi cũng biết là mình không thể nào đổ bệnh được, không thể xảy ra nạn gì, cho nên lại mua thêm cho mình một cái bảo hiểm thương mại, không phải là nhiều lắm, mỗi tháng lại mất hai ba trăm tệ.
Bên này một ít, bên kia một ít, có nhiều lúc chẳng tiết kiệm nổi hai ngàn, mà hai tháng nay, hầu như là tôi tiêu hết tiền lương - mỹ phẩm tốn tiền quá à à à à à!
Tiền lương của Lưu Thụy Căn cao hơn tôi, còn có tiền thưởng cuối năm, nhưng mà chi tiêu cũng nhiều hơn tôi, mỗi năm hai vạn, đối với anh chắc cũng không dễ dàng gì. Có điều, tôi không thể nói Lưu Tịnh Huệ làm thế là không đúng, giống như chị ấy nói, đó cũng là bố mẹ của Lưu Thụy Căn, tiền ăn tiền ở tiền chữa bệnh tiền du lịch, Lưu Tịnh Huệ đã chi hết rồi, Lưu Thụy Căn mỗi tháng chỉ đưa hơn một ngàn tệ, sau đó lễ tết có chút tiền mừng cho ba mẹ, điều này cũng không có gì là quá đáng. Chỉ có điều, những tháng ngày về sau thì sao đây?
Cho đến tận bây giờ, tôi vẫn chưa nghĩ đến kết hôn, nhưng, nếu như tôi kết hôn, người đó nhất định là Lưu Thụy Căn chứ nhỉ. Tôi không thể nào nói với anh, sau khi kết hôn đừng đưa tiền cho bố mẹ nữa, thế thì lương của hai chúng tôi gộp vào với nhau, sống thì cũng đủ sống, nhưng nuôi con mới là một vấn đề khó.
Nghĩ đến việc nuôi con, tôi càng đau đầu hơn, cơn buồn ngủ lúc nãy kéo đến giờ đây tan biến không chút tăm hơi, cuối cùng rốt cuộc cũng không ngủ được, đành phải ngồi dậy đi vẽ con heo con nhỏ của tôi. Không thể phủ nhận, ngày xưa khi vẽ truyện tranh ở trên mạng, là muốn xuất bản thành tập thành cuốn để bán có tiền, nhưng sau đó suy nghĩ đó dần dần cũng bị dập tắt - cao thủ quá nhiều, nhân tài nhiều quá, trình độ này của tôi chẳng là cái gì. Vẽ đã không được, tình tiết câu chuyện càng không được, rõ ràng là tôi đưa lên mạng với tâm trạng cực kỳ xúc động, nhưng số lượng người xem mỗi lần chỉ có vài người, lại còn chẳng để lại một câu bình luận nào, làm tôi ở bên này luôn nghĩ mạng bị tắc nghẽn.
Có điều bởi vì tôi thích, cho nên cũng không bỏ đi được, tôi chẳng nghĩ về danh lợi song thu nữa, tự tìm niềm vui là chính nên không bao giờ trễ nải, mấy năm nay đều như vậy, cũng đã tích lũy được một vài độc giả, mà con heo nhỏ này, đã làm cho tôi có được thành tích mà từ trước đến nay chưa hề có - cuối cùng đã có hơn mười lời bình để tôi làm tiếp rồi!
Nếu như là trước đây, tôi tuyệt đối sẽ cực kỳ sung sướng mà làm tiếp rồi làm nữa, nhưng gần đây thực sự chẳng còn sức lực, lúc nào có hứng mới vẽ được vài ba nét, không ngờ hiệu quả càng rõ rệt hơn, ít nhất là tôi nhận được càng nhiều lời bình thúc giục làm sớm hơn! >
Tôi vẽ heo đến nửa đêm, sáng sớm ngày hôm sau, tôi liền ra ngân hàng, sau đó để một vạn tệ lên bàn của Lưu Thụy Căn. Tối hôm đó, tôi không đến nhà anh nữa, tôi buồn ngủ quá đỗi, sau khi hết giờ làm, tôi bay lên giường, cơn buồn ngủ lần đầu tiên chiến thắng giặc đói.
Tôi ngủ quên trời quên đất, mãi cho đến khi bị điện thoại làm tỉnh giấc. Thói quen đã lâu làm tôi cứ cầm điện thoại lên theo phản xạ có điều kiện, nhưng sau khi nhìn thấy tên người gọi trên màn hình, tôi có chút do dự. Tôi không muốn nhấc máy, nhưng điện thoại lại cứ không tha, cuối cùng tôi vẫn phải nhấn nút nghe.
“Em để phải không?”.
Giọng anh từ bên kia truyền đến, tôi chẳng suy nghĩ gì cả liền phủ nhận: “Không phải.”
“Cái gì không phải, anh chưa nói là cái gì em đã biết rồi à?”.
“Hôm nay em không qua chỗ anh, cho nên bất kể anh nói cái gì cũng đều không phải là em.”
“Phiêu Phiêu...” Lưu Thụy Căn ở đầu dây bên kia thở dài, nói với vẻ nghiêm túc: “Không đùa đâu.”
“Được rồi, là em để.”
“Cảm ơn! Anh biết nói như thế này hơi khách sáo, nhưng mà, vẫn phải cảm ơn em.”
Tôi cực kỳ ngại ngùng, thậm chí có chút mắc cỡ, tôi chẳng biết kiểu mắc cỡ này từ đâu ra, nhưng mà tôi cảm thấy mình đưa ra một vạn tệ, ngược lại cứ thấy có lỗi với anh sao đó, “hứ” một tiếng: “Cảm ơn cái gì, em lấy tiền lãi mà, lãi của ngân hàng là 3.5, anh phải trả cho em 7.0!”.
“Được, anh sẽ trả cho em 70.0 luôn.”
Tôi cười hắc hắc, biết được như vậy là anh nhận rồi, tự nhiên có cảm giác nhẹ nhõm trong lòng. Hai ngày sau, Lưu Thụy Căn báo cáo hết cho tôi tài chính của anh, lương mỗi tháng được khoảng bốn ngàn, có điều còn có thể nhận việc làm thêm, còn có chút phúc lợi, có tiền thưởng cuối năm, bình quân mỗi tháng cũng trên dưới sáu ngàn tệ, có nhiều lúc còn nhiều hơn, đương nhiên, hai năm trước chưa làm được con số này.
Bảy ngàn hai, ở thành phố chúng tôi đây, cũng không phải là giỏi gì lắm, nhưng cũng tính là khá rồi - nếu không ngày đó Trương Tường đã không hội vàng thể hiện như thế rồi. Mà trước khi Lưu Thụy Căn quen tôi, tiêu pha cũng không nhiều. Tiền thuê nhà, tiền điện, tiền nước khoảng một ngàn, ăn uống khoảng một ngàn nữa, giao lưu bạn bè và những việc phát sinh khác cũng khoảng một ngàn. Cứ tính như thế, mỗi năm ngoài việc gửi cho bố mẹ hai vạn, đáng nhẽ phải tiết kiệm được một hai vạn, mà sở dĩ anh không tiết kiệm được một hai vạn này là bởi vì, anh còn phải trả nợ cũ - món nợ cũ mà người yêu cũ của anh để lại.
“Bây giờ trong tài khoản còn khoảng hơn hai vạn nữa.” Lưu Thụy Căn nhìn tôi, “Xin lỗi, Phiêu Phiêu, không phải anh muốn giấu em, mà là sợ ảnh hưởng tình cảm của chúng mình, điều này nói cho cùng cũng liên quan đến cô ấy, anh sợ em suy nghĩ nhiều, nếu như em suy nghĩ nhiều...”
“Không sao, đó là chuyện của trước đây rồi.” Tôi nói như thế, nhưng mà chỉ mình tôi mới thấu hiểu được nỗi xót xa của chính mình.