Quyển 1 - Chương 4
Đường đường là một sư phụ, tại sao phải “ra mắt” đại sư huynh?
Trình Tiềm và Hàn Uyên đều không hiểu, mà vị sư phụ sợ thiên hạ không loạn còn giải thích: “Không cần để ý, đại sư huynh của các con cũng không bận tâm đâu, không cần sợ nó, cứ như vi sư là được.”
Chờ một chút, cái gì gọi là “Như vi sư”?
Nói chung, Mộc Xuân chân nhân đã thành công mê hoặc hai đệ tử đầu óc nông cạn thành một bãi hồ nặng trịch.
Qua sơn môn, có mấy thiếu niên đạo đồng theo tiếng nước róc rách ra đón.
Các đạo đồng này người lớn chừng mười bảy mười tám, người nhỏ chừng mười ba mười bốn, ai cũng mi thanh mục tú, như một đám kim đồng ở cạnh thần thiên, tay áo không gió mà tự lay động.
Khỏi phải nói đến Hàn Uyên đang trợn mắt há mồm, ngay cả Trình Tiềm dọc đường hơi khoa trương, cũng sinh ra chút ít mặc cảm tự ti.
Bởi vì loại tự ti này, Trình Tiềm tự động chọn cách chống cự. Theo bản năng nó tự kéo căng mặt mình, thẳng lưng, mạnh mẽ giấu đi hiếu kỳ và sự thiếu kiến thức của mình.
Đạo đồng dẫn đầu nhìn thấy Mộc Xuân chân nhân từ xa, người chưa tới đã nở nụ cười, thái độ hơi tuỳ ý: “Chưởng môn đi du lịch ở đâu mà sao cả người như chạy nạn vậy —— ôi chao, đây là… Ở đâu lừa gạt được tiểu công tử này vậy?”
Trong lòng Trình Tiềm thầm phân tích từng câu từng chữ bắt chuyện thân thiết, cũng không thể cào ra được tí tẹo tôn sùng nào, mấy lời chào hỏi của đạo đồng không giống dành cho “Chưởng môn”, mà cho “Hàn đại thúc xóm bên” chẳng hạn.
Mộc Xuân chân nhân không để bụng, trên mặt còn bày một nụ cười thiếu đầu óc, chỉ Trình Tiềm và Hàn Uyên nói: “Đệ tử ta mới nhận, còn nhỏ lắm, làm phiền các ngươi thu xếp cho.”
Đạo đồng cười nói: “Thu xếp tới chỗ nào?”
“Đứa này dẫn đến nam viện.” Mộc Xuân chân nhân tiện tay chỉ Hàn Uyên, sau đó hình như vô tình cố ý cúi đầu, nhìn Trình Tiềm đối diện từ đầu đến đuôi. Tiểu thiếu niên với một cặp mắt trắng đen rạch ròi ẩn chứa sự kiềm chế bẩm sinh, còn có một chút gì đó nhìn không thấu, đang lúng túng trước hoàn cảnh xa lạ.
Khoé miệng tươi cười không đứng đắn của Mộc Xuân chân nhân bỗng thu lại, một lát sau, ông dùng thái độ gần như nghiêm nghị nói chỗ ở của Trình Tiềm: “Để Trình Tiềm ở Biên Đình đi.”
“Biên Đình” không phải một cái đình, mà là một tiểu viện hơi chếch, có phần hơi xa rời quần chúng, một bên tường viện có dòng suối nhỏ lượn lờ chảy qua, một bên là rừng trúc rộng lớn, an tĩnh cực kỳ.
Rừng trúc này có lẽ đã nhiều năm, ngay cả gió nhẹ vờn qua cũng nhuộm một màu xanh biếc, cả viện dường như đắm mình vào biển trúc, màu xanh có phần thanh tâm quả dục.
Ngoài cửa viện có treo hai ngọn đèn chong khắc phù chú, so với cái “Đồ gia truyền” của Trình gia thì tinh xảo hơn, quầng sáng nhu hoà, gió thổi không lay, người đi không sợ, một trái một phải, tĩnh mịch trống trải kẹp một tấm biển, trên đó viết hai chữ “Thanh An”.
Hai chữ này với “Phù Dao” ở dưới cổng kia hình như từ một người viết.
Đạo đồng dẫn đường cho Trình Tiềm tên là Tuyết Thanh, xấp xỉ tuổi với đại ca. Tuyết Thanh không cao không thấp, không mập không ốm, nhìn kỹ coi như thanh tú, nhưng ngũ quan lớn lên hơi nhạt nhẽo, là người tầm thường nhất giữa đám đạo đồng, tính tình cũng ít nói, không thích làm ồn ào.
“Đây là Biên Đình trên núi chúng ta, còn gọi là Thanh An cư. Nghe nói trước đây chưởng môn từng ở nơi này, sau lại bỏ trống để làm trai đường
(phòng trai giới)
.” Tuyết Thanh nhẹ nhàng chậm rãi giải thích, “Tam sư thúc biết cái gì gọi là trai đường không?”
Quả thật Trình Tiềm không mấy rõ ràng, nhưng nó cứ làm bộ không lưu ý chuyện này, theo Tuyết Thanh vào trong tiểu viện. Giữa tiểu viện là một cái hồ nước nhỏ vuông vắn cỡ một trượng, phía dưới có một cái khay bằng cây du đen khắc phù chú, chắc để cố định gì đó —— nước trong hồ không gợn không sóng, ngưng tụ không chảy.
Khi đến gần nhìn kỹ, Trình Tiềm mới phát hiện ra đó không phải là cái hồ nước mà là một khối bảo thạch to lớn hiếm thấy.
Khối đá kia không phải ngọc thạch hay phỉ thuý, sờ vào thấy lạnh, trong màu xanh thẫm có chút lam, lành lạnh mà tĩnh mịch.
Trình Tiềm chưa từng thấy qua vật hiếm lạ này, dù không muốn tỏ vẻ như tên nhà quê, nhất thời vẫn nhìn đến ngân ngẩn người.
Tuyết Thanh nói: “Không biết vật này là cái gì, mọi người đều gọi nó là Thanh Tâm thạch do chưởng môn tìm thấy. Lúc trước mỗi lần trai giới người đều dùng nó làm đệm lót. Có nó trấn, mùa hè viện này mát mẻ hơn nhiều.”
Trình Tiềm nhịn không nổi chỉ vào phù chú trên khay du mộc hỏi: “Tuyết Thanh ca, phù chú này dùng để làm gì?”
Dường như Tuyết Thanh không ngờ Trình Tiềm sẽ khách khí với y thế, sửng sốt chốc lát mới đáp: “Tam sư thúc chớ nên bắt bẻ ta —— đây không phải phù chú.”
Trình Tìm nhìn y một cái, từ trong ánh mắt lạ lẫm của nó Tuyết Thanh đọc được một chút cẩn thận dè dặt. Ánh mắt thiếu niên này như biết nói, chưởng môn nhặt về được một vị so với một vị, càng lộ ra vẻ tinh điêu tế trác.
Tuyết Thanh không biết phải miêu tả thế nào nữa, kỳ thực y nhìn ra được hài tử này xuất thân không cao, cũng chưa chắc đọc qua nhiều sách. Nhưng nó đang cố tạo mình thành một người quân tử, diễn đến rập khuôn, giở tay nhấc chân đều thận trọng, dường như không biết nên dùng vẻ mặt gì để cùng người ta giao tiếp.
Nói thẳng ra là, chỉ cố làm ra vẻ —— hơn nữa còn không có đối tượng và mục tiêu cụ thể để mô phỏng.
Thông thường, người hay làm bộ ít nhiều khiến người ta thấy đáng ghét, dù có là trẻ con. Không biết tại sao, Tuyết Thanh không hề ghét Trình Tiềm, trái lại cảm thấy thương hại nó, vì vậy mới nhỏ nhẹ chậm rãi đáp: “Tam sư thúc, Tuyết Thanh chỉ là một tôi tớ phụ việc tư chất không tốt, chuyên chăm sóc chưởng môn và các tiểu sư thúc hằng ngày. Phù chú bác đại tinh thâm, những người như chúng ta, ngay cả hiểu sơ sơ cũng không tới, chỉ bởi nghe chưởng môn có nói mấy lời, trở về học vẹt mà thôi. Công tử có thể đến hỏi chưởng môn hoặc nhà ta… Đại sư huynh của người.”
Trình Tiềm nhạy bén nghe được hai chữ “Nhà ta”, liên tưởng đến thái độ các đạo đồng với chưởng môn thân thiết có thừa cung kính không đủ, trong lòng nổi lên nghi ngờ.
Tuyết Thanh nhanh chóng dẫn nó làm quen nội thất bên trong Thanh An cư, vội vã giúp nó tắm rửa một thân bụi bặm đất cát, đổi cho nó một bộ y phục thoả đáng, thu dọn sạch sẽ cả trong lẫn ngoài mới dẫn nó đi ra.
Trình Tiềm một bên cố giấu vẻ quê mùa, một bên nói bóng nói gió và hỏi thăm Tuyết Thanh đại sư huynh là thần thánh phương nào. Biết được vị đại sư huynh này họ Nghiêm, tên Nghiêm Tranh Minh, xuất thân phú quý.
Phú quý tới trình độ nào nhỉ? Đoạn này Trình Tiềm nghe không được rõ ràng —— nó là một đứa trẻ nhà nghèo, không có khái niệm gì với “Phú quý”. Nó chỉ biết một người gọi là “Phú quý”, chẳng qua là Vương viên ngoại ở đầu thôn. Ông ta đã ngoài sáu mươi, còn cưới tiểu thiếp thứ ba, ở chỗ Trình Tiềm đã là phú quý bức người.
Nghe nói năm Nghiêm Tranh Minh bảy tuổi, không biết bởi vì chuyện lông gà vỏ tỏi gì mà bỏ nhà ra đi, bị lão sư phụ cáo già đa mưu túc trí nhặt được, mắt thần nhìn thấy ngọc.
Lão bịp bợm bày ra ba tấc miệng lưỡi thối nát, thành công đem đại sư huynh tuổi còn quá nhỏ chẳng biết tình đời hiểm ác đáng sợ vào trong phái, trở thành đại đệ tử khai sơn.
Tất nhiên Nghiêm tiểu thiếu gia bị lạc khiến người nhà lo lắng, phí mất sức chín trâu hai hổ mới tìm được Nghiêm Tranh Minh đã lầm đường lạc lối —— mà Nghiêm thiếu gia không biết bị Mộc Xuân đổ thứ thuốc quái gì, làm cho y vốn chẳng ưa học hành giỏi giang gì, trái lại đầu óc giống như bị quỷ ám, ch.ết sống không chịu về nhà, nhất định phải theo sư phụ tu hành.
Vị thiếu gia này từ nhỏ đã được nuông chiều. Tất nhiên Nghiêm gia không thể nhìn đứa con yêu chiều của nhà mình theo một gánh hát rong như giang hồ bịp bợm để chịu khổ. Sau vài lần cãi cọ không có kết quả, không thể làm gì khác đành thoả hiệp, bỏ tiền nuôi luôn môn phái này, coi như cho cậu ấm nuôi một gánh hát để vui đùa.
Thời đó, môn phái tu chân đa dạng phong phú, nhưng danh môn chính phái hay tà ma ngoại đạo thứ thiệt đã ít càng ít, phần lớn rải rác khắp Cửu Châu là các môn phái gà rừng.
Trình Tiềm bấm ngón tay tính toán, như môn phái Phù Dao này, được một nhà giàu bao dưỡng, ch.ết sống gì cũng có thể diện của môn phái, chắc là loại “Môn phái gia cầm”.
Cuối cùng nó đã hiểu, đại sư huynh của bọn nó không đơn giản là đại sư huynh, y còn kiêm luôn “Cơm áo cha mẹ của bản môn”, “Kim chủ chưởng môn” và “Đại đệ tử khai sơn của phái Phù Dao” nhiều vai trò nhiều đẳng cấp. Dĩ nhiên là cái ghế tay vịn quan trọng nhất của bản phái, ngay cả sư phụ cũng chạy theo nịnh bợ.
(Kim chủ: ý nói nhà giàu)
(Ghế tay vịn: tượng trưng cho người có thân phận và địa vị cao quý, hoặc thủ lĩnh)
Về phần bản thân cái ghế vịn quan trọng nhất này —— Trình Tiềm thấy rồi sẽ biết, y là tên bại gia tử một lời khó nói hết.
Bốn chữ “Kiêu xa ɖâʍ dật”, năm đó đại sư huynh mới chỉ mười lăm, không có lá gan “ɖâʍ”, còn lại ba chữ “Kiêu” “Xa” “Dật” toàn bộ đều có, một chữ không sót.
(Kiêu – kiêu căng, Xa – xa xỉ, Dật – lười biếng, chữ ɖâʍ tự hiểu ha)
Mộc Xuân chân nhân dẫn hai đệ tử nhỏ đã tắm rửa sạch sẽ đến chào hỏi Nghiêm thiếu gia lần đầu, cậu ấm đang chải đầu —— cũng không phải do chưởng môn hồ đồ chẳng biết lễ nghĩa, lựa lúc sáng sớm người ta đang rửa mặt chải đầu đến quấy rối, mà là đại sư huynh chải đầu một ngày mấy bận.
Cũng may năm đó tuổi còn trẻ, không sợ chải nhiều thành bệnh rụng tóc.
Đủ tư cách chải đầu cho đại sư huynh, đầu tiên phải là nữ, tuổi không thể quá nhỏ, cũng không thể quá lớn, tướng mạo không thể có một chỗ không đẹp, tính cách không thể có một tí bất nhã. Các nàng ngoại trừ suốt ngày chải đầu đốt hương còn lại cái gì cũng không làm, bàn tay nhất định phải mềm mại, phải bóng sáng như ngọc, không có bất kỳ vết chai nào.
Những đạo đồng như Tuyết Thanh, vốn dĩ đều là tôi tớ của Nghiêm gia, chọn kỹ lựa khéo một nhóm đưa lên trên núi cho môn phái sai bảo.
Thiếu gia không quen sử dụng đạo đồng, nghe nói vì y không thích nam nhân cho lắm, ngại tay chân bọn họ vụng về. Bởi vậy, ở lại trong viện hầu hạ bên mình đều là các tiểu cô nương thuần một màu
(thuật ngữ mạt chược – ý chỉ cùng màu sắc và hoa văn)
, khiến trong viện của y muôn hồng nghìn tía lúc nào cũng mùa xuân.
Trước khi vào cửa, Trình Tiềm len lén nhìn chòm râu dê của sư phụ một lúc, cho ra một cái kết luận: Ria mép của sư phụ đã được chải qua.
Trên đường đi, Tuyết Thanh có nói qua, Mộc Xuân chân nhân an bài cho nó ở Thanh An cư, là để nó thanh tâm an thần. Trình Tiềm cảm thấy không được tự nhiên, không thừa nhận chính mình tinh thần bất an. Hôm nay đến chỗ ở của đại sư huynh, nó ngẩng đầu thấy ba chữ “Ôn Nhu hương”, nuốt luôn vào bụng —— xem ra không phải nó tâm thần bất an, mà là lão sư phụ hồ đồ rồi.
(Ôn nhu hương ý chỉ sự săn sóc quyến rũ của nữ đối với nam, là một lối nói rất mập mờ)
Hàn Uyên đứng một bên nũng nịu ngu si xem vô tri như thú vị, hỏi: “Sư phụ, trên cửa đại sư huynh viết gì vậy?”
Mộc Xuân lại vuốt chòm râu mép đọc cho gã nghe, Hàn Uyên mở mắt trừng trừng hỏi lại: “Đây là để khích lệ đại sư huynh sau này nên ôn nhu
(dịu dàng)
hơn?”
Mộc Xuân nghe xong, quá sợ hãi mà dặn dò: “Lời ngày trăm triệu lần cũng không được để đại sư huynh của con nghe thấy.”
Trình Tiềm và Hàn Uyên thấy đường đường là chưởng môn cứ như chó ch.ết chủ cụp đuôi, hiếm khi thần giao cách cảm cùng nghĩ thầm: “Lẽ nào có lí đó, tổn hại luân thường thiên lý quá!”
Hai người bọn nó đều nghĩ vậy, nhìn nhau một cái chỉ thấy đối phương cũng kinh hãi như mình. Vội vàng cụp đuôi theo sư phụ, tập được kỹ năng đầu tiên của bản môn —— thần công cụp đuôi.
Quả thật khi Trình Tiềm nhìn thấy đại sư huynh của nó lần đầu tiên, thì đúng là ngay cả thần tiên cũng khiếp sợ.
Diện mạo người này vẫn còn ngây ngô, mà cợt nhã đã đến tột đỉnh. Chỉ thấy y một thân áo gấm trắng như tuyết, mặt vải thêu hoa văn chẳng ai thấy được, khi nào chuyển động mới thấy chút quang ảnh mờ mờ, sau đó mới ánh ra chút màu sắc. Y ngồi dựa lưng trên một cái ghế có khắc hoa giống như không có xương cốt gì, mi mắt khép hờ, một tay chống cằm, tóc đen tản mác trên vai như vẩy mực.
Nghiêm Tranh Minh nghe tiếng động, lạnh lùng nhướn mi, khoé mắt như mực quét qua, hàng mi dài và dày có chút kiêu căng âm nhu. Y thấy sư phụ, không có ý đứng dậy, cái mông vẫn dính vào ghế, chậm rãi mở miệng, hỏi: “Sư phụ, người xuất môn một chuyến nhặt hai món đồ chơi gì về thế?”
Hình như y dậy thì chậm hơn người khác một chút, trong giọng nói thiếu niên còn sót chút trong trẻo, còn trộn thêm chút giọng nũng nịu, nghe càng khó phân biệt trống mái.
Hết lần này đến lần khác y cứ có lý chẳng sợ, bất nam bất nữ, làm như chẳng có gì sai cả.
Chưởng môn cười nịnh, xoa xoa hai tay, giới thiệu: “À, đây là Trình Tiềm tam sư đệ của con, đây là Hàn Uyên tứ sư đệ, đều còn nhỏ, không hiểu chuyện. Con làm đại sư huynh, phải giúp đỡ sư phụ chỉ điểm tụi nó chút.”
Nghiêm Tranh Minh nghe tới tên Hàn Uyên, lông mi dài nâng lên, khuôn mặt hình như giật một cái. Y mở mắt ra, tự hạ thấp mình mà liếc tên tứ sư đệ mới vừa ra lò, ngay lập tức dời ánh mắt thật nhanh, như bị làm bẩn mắt.
“Hàn Uyên?” Đại sư huynh bất mãn, chậm rãi bình luận, “Quả nhiên người cũng như tên, bộ dáng có chút hàm oan.”
Mặt Hàn Uyên lúc trắng lúc xanh.
Nghiêm Tranh Minh ném tên đó sang một bên, lại chuyển hướng qua Trình Tiềm.
“Đứa nhỏ này,” Y nói, “Lại đây, ta nhìn chút.”