Quyển 1 - Chương 23

Trước khi Nghiêm Tranh Minh toan tính hối lộ lần nữa, hoặc dùng các biện pháp ăn vạ hay không biết xấu hổ để thoát khỏi hình phạt, Trình Tiềm đã chạy mất.


Trở lại Thanh An cư, nó cẩn thận chép xong kinh thư sư phụ phạt, viết đến tận nửa đêm. Ngoại trừ Tuyết Thanh đến gọi nó ăn cơm, những lúc khác Trình Tiềm đều nhốt mình trong thư phòng —— những lúc thế này cũng chỉ có Tuyết Thanh mời được nó. Bởi vì có một lần Tuyết Thanh đến gọi nó ăn cơm nhưng Trình Tiềm không để ý, Tuyết Thanh bụng đói đợi nó đến tận nửa đêm. Từ đó về sau, cho dù không muốn bị quấy rầy cỡ nào, Trình Tiềm cũng không xem nhẹ y.


Viết xong một mạch, Trình Tiềm đêm hôm khuya khoắc chạy tới Kinh lâu.


Đây là lần đầu tiên nó dùng tay mình đẩy cửa Kinh lâu ra, đường đường chính chính đi vào. Trình Tiềm chần chừ đứng trước chỗ kiếm phổ, công pháp và phù chú mà nó thường dạo quanh một lát, sau đó làm theo lời sư phụ, đi xuống tầng hai đó.


Thật ra nó chỉ bằng mặt không bằng lòng, nhưng không thích đối phó với sư phụ như vậy.


Tầng thứ hai từ dưới đếm lên không cao như tầng cuối, cũng là nơi ít người lui tới. Sách vở nơi này ngay ngắn, có thể thấy được không bao nhiêu người vào đây lật xem. Trình Tiềm lấy đại vài quyển, mở ra bên trong có hình vẽ chân dung, mặt sau bao quát cuộc đời đệ tử này —— Họ Thậm tên Thuỳ, nhập môn thế nào, tính cách ra sao, nguyên nhân nhập đạo, nhập đạo gì, thăng trầm bao nhiêu năm, “trở về” tháng nào năm nào, kết quả cuối cùng, được đời sau lập cho một lời phê phán.


available on google playdownload on app store


Cũng có nhiều người giữa đường mất tích, bị trục xuất khỏi môn phái, cũng có người trời nam đất bắc, về sau không rõ.


Lúc đầu Trình Tiềm chỉ xem như giải trí, lát sau cảm thấy mệt mệt, tựa vào một góc giá sách ngủ thiếp đi, đến khi quyển sách trong tay rơi xuống đất, nó mới giật mình tỉnh giấc, tựa người về sau, từ trên giá sách tuột xuống, mơ mơ màng màng nằm trên đất.


Trong Kinh lâu mặc dù có phù chú phòng mọt phòng ẩm, nhưng lâu ngày không gặp mặt trời, vẫn âm u lạnh lẽo. Trình Tiềm bị mặt đất lạnh buốt làm cho tỉnh, lúc này, nó mới thấy dưới giá sách hình như có vật gì.


Giữa giá sách và mặt đất có một cái khe nhỏ, phải là cánh tay của trẻ nhỏ gầy còm mới có thể vói vào. Ma xui quỷ khiến thế nào Trình Tiềm lại vén tay áo lên, mò mẫm dưới giá sách một lát, kéo vật kia ra.


Cái này lại là một bức tranh, kỳ lạ là nó chỉ có một nửa, đoạn giữa bức tranh hình như bị vật sắc nhọn rạch qua. Nam tử trên bức hoạ chỉ còn nửa người trên, y mặc một bộ áo bào nửa mới nửa cũ, không quá tồi tàn, chẳng biết là ai, lác đác vài nét bút tao nhã vô song như hằn lên trang giấy.


Đây… Người nọ là vị tiền bối nào?
Trình Tiềm lật mặt trái bức vẽ, một chữ cũng không có.
Trình Tiềm không phải người am hiểu về tranh, nhưng với ánh mắt tay ngang như nó, còn cảm thấy bức tranh này rất khá, không giống như bức tranh bỏ đi… Nhưng vì sao không có chữ nào nhỉ?


Nó nghĩ sao cũng không ra, được cái Trình Tiềm đối với người hay vật không biết luôn có ít hứng thú, rất nhanh đã thôi tò mò, cuộn nửa bức tranh lại, lên lầu trên lấy vài cuốn sách mang về xem.


Thời gian thấm thoát trôi, mùng sáu tháng sáu, thầy trò phái Phù Dao kết thúc việc dạy học mỗi ngày không đổi, nườm nượp kéo xuống chân núi xuất phát.
Tất nhiên, tình cảnh “nườm nượp” này chính do một tay đại sư huynh Nghiêm Tranh Minh sản xuất.


Người này chuẩn bị mấy chiếc xe lớn, trong đó có một chiếc chở y, mấy chiếc khác chở hành lý —— trong mắt y đó chính là những thứ cần thiết cho sinh tồn, ở trong mắt người khác chỉ là một đống mấy thứ linh tinh có cũng được không có cũng được.


Trừ y ra, những người khác —— bao gồm cả cô nương duy nhất ở đây là Thuỷ Khanh, cũng chỉ mang theo bên mình một thanh mộc kiếm và một bọc hành lý đeo trên lưng —— Trình Tiềm còn mang thêm hai bọc sách, treo trên lưng ngựa.


Mặc dù như vậy, Nghiêm thiếu gia vẫn không ngừng kêu khổ như cũ. Đã tròn bảy năm y không rời núi Phù Dao, đoạn đường màn trời chiếu đất này hầu như muốn lấy luôn cái mạng lười của y.


Nghiêm thiếu gia tuyệt đối không cảm thấy một người nam nhân giữa ban ngày ban mặc một mình ngồi xe có vấn đề gì, chỉ không đành lòng nhìn sư phụ và các sư đệ ở bên ngoài bị gió quật nắng chiếu. Vì vậy thò đầu ra nói với sư phụ gầy ốm đang cưỡi một con ngựa ốm đói: “Sư phụ, dẫn các sư đệ lên xe đi, trời bên ngoài nắng quá rồi.”


Mộc Xuân chân nhân cảm khái nói: “Đồ nhi, con thật là hiếu thuận.”


Người thiếu niên này mỗi năm mỗi lớn, tuy rằng Nghiêm Tranh Minh ngày càng đỏm dáng hơn, nhưng so với trước đây hiểu chuyện hơn nhiều —— ví như lúc này, Nghiêm thiếu gia chưa bao giờ nhìn sắc mặt người khác cũng nhạy bén nghe ra sự châm chọc trong lời của sư phụ.


Sau cùng, sư phụ cự tuyệt đề nghị của y, chỉ ném cái gùi có Thuỷ Khanh vào trong xe Nghiêm Tranh Minh, để nhỏ dùng nước dãi nhỏ giọt giọt của mình giáo huấn Nghiêm thiếu gia. Vừa xoay đầu lại, Mộc Xuân chân nhân lại nhìn thấy Trình Tiềm. Ngày ấy Trình Tiềm bị phù chú phản phệ, chưa bình thường lại, trên khuôn mặt nhỏ nhắn vẫn xanh trắng một màu.


Mộc Xuân nói với nó: “Con cũng vào trong xe sư huynh nghỉ một lát đi, đừng cậy mạnh, ở trong xe còn có thể đọc sách.”
Nghiêm Tranh Minh nói: “Đúng, tiểu Đồng Tiền, đệ qua đây chơi cùng tiểu sư muội đi. Xe của ta để cho hai đứa lăn trong này cũng đủ.”


Trình Tiềm cự tuyệt không do dự, đồng thời trong miệng cũng thốt ra một câu tán dương: “Đại sư huynh quá khiêm tốn rồi. Với đội xe này của huynh, gả vào trong cung làm nương nương cũng còn khoa trương ấy.”


Hiếm khi Nghiêm Tranh Minh có lòng, lại bị nó làm xấu mặt, nổi giận đùng đùng kéo màn xuống, không muốn nhìn nhóc con đó.


Trình Tiềm nhớ rõ sư phụ từng nói, đại sư huynh là lấy kiếm nhập đạo. Phần lớn những người lấy kiếm nhập đạo tâm chí đều kiên định —— ngoại trừ loại kỳ nhân cá biệt như Nghiêm Tranh Minh.
Nhưng chính nó lại không giống vậy, sư phụ nói nó là vì tâm nhập đạo.


Cái gì là “vì tâm nhập đạo”?


Dạo này Trình Tiềm thường ở trong Kinh lâu cả buổi, cũng không thể hiểu rõ, về chữ “tâm” là chỉ cái gì. Các loại kiến giải rối ren, trường phái rất nhiều, nó xem hoa mắt cũng không có manh mối. Nhưng trong các kiến giải, không hẹn mà cùng nhắc tới một điểm, “Người lấy kiếm nhập đạo rèn thể, người vì tâm nhập đạo luyện thần”.


“Luyện thần”, cũng chính là tôi luyện ý chí, chuyên chú, nhẫn nại, đau đớn, nghị lực… tất cả đều bao hàm trong đó, tu đến trình độ nhất định có thể tuỳ tâm sở dục bất du củ 
(làm gì thì làm tùy ý, nhưng chớ có vi phạm các quy tắc)


. Đối với người mới nhập môn như Trình Tiềm mà nói, phương thức cơ bản duy nhất để luyện thần nó có thể tìm tới chính là khổ tu.
Lúc này, hiển nhiên nó đã xem chuyến hành trình giữa ngày hè nóng bức này trở thành một trong những phương pháp khổ tu.


Đi ba ngày, nhóm thầy trò đã tới bến Đông Hải.


Bến Đông Hải có một trấn nhỏ, tên trấn là Phục Long, khi đẹp trời, người đứng ở cảng biển có thể nhìn thấy lờ mờ tiên sơn hải ngoại. Trong trấn có các cửa hàng rao bán tiên khí, vàng thau lẫn lộn, khó phân thật giả, mặc kệ xuân hạ thu đông, vẫn luôn là ngựa xe như nước, hằng năm đều có vô số du khách gần xa.


Những năm kia lại không náo nhiệt bằng năm này.
Lúc nhóm người Mộc Xuân chân nhân đến, khách sạn lớn nhỏ trong trấn hầu như đã kín người hết chỗ. Nghiêm Tranh Minh đề nghị phái một đạo đồng hỏi thăm xem nơi nào đắt nhất, y định bụng dùng vàng đặt mấy gian phòng hảo hạng.


Sư phụ giả bộ câm điếc không đếm xỉa đến chủ ý thối nát của y.
Lão chồn này xe nhẹ chạy đường quen, ngựa không ngừng vó dẫn bọn họ đến vùng ngoại ô phía nam trấn Phục Long, đi thẳng tới một loạt nhà tranh.


Đó là một loạt nhà bằng cỏ tranh chính hiệu, nhìn bên ngoài, kiến trúc đẹp đẽ tương tự với chuồng ngựa, trước cửa là mấy con gà ăn no rững mỡ tản bộ, bên cạnh còn có một chuồng lợn xây bằng gạch, một con lợn ngu xuẩn cả người toàn mỡ đang tò mò mở to hai mắt, nhìn đoàn xe mười dặm hồng trang của Nghiêm thiếu gia. 


(Là phong tục xưa của người Hán, “ruộng tốt ngàn mẫu, hồng trang mười dặm để hình dung của hồi môn nhiều.)
Nghiêm Tranh Minh đẩy cửa xe ra, cau mày quan sát tình cảnh xung quanh một phen, duỗi tay chọt Trình Tiềm: “Đây là cái chỗ quỷ gì vậy? Mao xí?”


Lúc này y đã quên chuyện mới vừa rồi mình bị Trình Tiềm chọc tức, có thể thấy được thái độ làm người của Nghiêm Tranh Minh không quá chấp nhất, cũng không ghi hận lâu, đại khái đổi luật mỗi ngày mới là nghề chính của y.


Trình Tiềm có chút cảm thông nhìn y một cái, nói rằng: “Ban nãy đệ nhìn thấy sư phụ tự mình đi vào gọi cửa —— chắc đây là chỗ cho chúng ta nghỉ qua đêm.”
Nghiêm Tranh Minh: “...”
Y thà ngủ ở trong xe ngựa.


Không có chuyện gì có thể khiến người ta bực tức hơn chuyện xuất môn, một lúc lâu, Nghiêm Tranh Minh đang tức giận mới nhớ ra chức trách của đại sư huynh như mình, quét mắt khắp bốn phía một vòng, khí thế hung hăng ngẩng đầu hỏi Lý Quân: “Tên khác người kia đâu?”


Kể từ khi Lý Quân bị Trình Tiềm thúc đẩy, đã không chơi bời lêu lổng nữa, dọc đường gã cưỡi trên lưng ngựa, cũng học Trình Tiềm tay không rời sách. Nghe vậy cũng không ngẩng đầu lên mà vươn tay chỉ một cái, ánh mắt mọi người nhìn theo gã, chỉ thấy bên cửa nhà tranh có một cây sơn tr.a lớn, trên chạc cây um tùm tươi tốt lộ ra một cái đầu như bị ai đấm lõm một cái.


Trên đỉnh đầu Hàn Uyên dính hoa quay xuống nhìn các sư huynh đệ đồng môn vẻ mặt khác nhau nói: “Gọi đệ hả? Đợi một lát đệ hái quả cho mọi người ăn, trên này có nhiều lắm, ngọt!”
Quá mất mặt.
Nghiêm Tranh Minh tức giận đóng sầm cửa xe, quyết định có ch.ết cũng không xuống xe.


Nhưng mà cuối cùng y vẫn xuống —— bởi vì đường đi rất dài, tiểu sư muội đến giờ vẫn khó giao tiếp với người không nhịn được, tiểu đầy cả xe.
Vì thế, đến tận nửa đêm, sắc mặt của Nghiêm Tranh Minh đều là xanh đen.


Loạt nhà tranh này có một cái tên vô cùng tự mình biết mình, được gọi là “Khách điếm Rách”.


Trên cửa khách điếm Rách có dán hai hàng chữ, cửa bên trái viết “ba đồng một đêm”, cửa bên phải viết “thích ở không cút”, trên cửa còn vẽ một quái thú mặt xanh nanh vàng, cũng không có hoả kế đến mời hay tiễn khách, giống như kéo được nhị ngũ bát vạn. 


(Nhị ngũ bát vạn là trong mạt chược, ai kéo được thì thắng, cũng có nghĩa là vênh váo tự cao.)
Sư phụ gõ cửa chừng nửa nén hương, ông chủ mới ra mặt, chỉ thấy đó là một đại hán thân cao tám thước có thừa, dáng người như một quả núi nhỏ bằng sắt —— ngang dọc sắp bằng nhau!


Rau tóc ông dựng thẳng, mặt như chậu đồng, môi dày, hai khoé miệng treo ngược, rõ ràng là tướng mạo đòi nợ.
Ông ta vừa ra khỏi cửa, ngựa của Lý Quân cũng kinh hãi, hí lên mấy tiếng rồi lui ra sau cả trượng, suýt nữa đụng mông vào xe Nghiêm Tranh Minh, trên mặt ngựa hiện đầy hoảng sợ.


Sư phụ khiêm tốn thành thục chắp tay, cười nói: “Ôn Nhã huynh, đã lâu không gặp.”
Cả đám đồ đệ và đạo đồng đều cảm thấy sau này khó mà đối diện với hai chữ “Ôn” và “Nhã”.


“Tháp sắt” này lúc mở cửa thì mặt mày không kiên nhẫn, đến khi nhìn rõ Mộc Xuân chân nhân, sắc mặt mới bình thường đôi chút, lầm bầm một câu: “Tiểu Xuân, sao đệ lại tới đây?”


Trình Tiềm bất ngờ chưa kịp phòng bị đã nghe cách xưng hô doạ người kia, cả người lắc lư, thiếu chút nữa ngã cắm đầu từ trên ngựa xuống, da gà trên người đồng loạt nổi lên.


“Vào đi,” Ôn Nhã liếc đoàn xe uy phong lẫm liệt của Nghiêm thiếu gia một cái, nhíu mày, “Đệ tới thì tới, dẫn theo người nhà làm chi, đi đưa dâu à?”


Lý Quân, Trình Tiềm và Hàn Uyên cùng cười trộm nhìn Nghiêm Tranh Minh, Nghiêm Tranh Minh lấy bội kiếm mới ra, cười gằn quất mông con ngựa nhát cáy của Lý Quân, ngay tức khắc con ngựa của Lý Quân phi chạy, chân trước giơ lên thật cao, điên cuồng nhảy tới trước mấy cái, quậy đàn gà trước cửa khách điếm Rách bay nhảy tán loạn, ngay cả con lợn mập cũng kêu eng éc.


Nghiêm Tranh Minh đứng trước gió hiu hiu*, vênh váo tự đắc đi vào trong nhà cỏ tranh rách nát nhất đời y, trong lòng dấy lên một mảnh tiền đồ vô lượng thê lương bi tráng.


(*): Gió hiu hiu sông Dịch lạnh ghê, tráng sĩ một đi không trở về – Hai câu này Kinh Kha hát khi từ biệt Cao Tiệm Ly lên đường hành thích vua Tần là Doanh Chính. Cuộc chia tay diễn ra bên bờ sông Dịch. =))) Vâng, em nó vào nhà tranh thôi mà làm lố thế đấy.)






Truyện liên quan