Chương 7

Một tuần đọc sách cật lực trôi qua kể từ buổi chiều gã gặp Ruth Morse lần đầu, vậy mà gã vẫn chưa dám đến gặp nàng. Nhiều lần gã gắng lấy can đảm để đến gặp nàng, nhưng nghi ngờ choán ngợp lấy gã và quyết tâm lại tiêu tan. Gã không biết đến vào lúc nào cho phải, mà cũng không ai nói cho gã biết, gã sợ sẽ phạm phải một sai lầm không cứu vãn được. Gã đã rũ khỏi những người bạn cũ, lối sống cũ, và vì không có bầu bạn mới; gã không còn biết làm gì khác và những giờ dài liên miên, đọc mải mê như vậy có thể làm hỏng hàng chục đôi mắt thường. Nhưng đôi mắt của gã rất khỏe, và chúng lại được một cơ thể cường tráng hỗ trợ. Hơn nữa óc gã như một miếng đất bỏ hóa, bỏ hóa suốt đời đối với những tư tưởng trừu tượng của sách vở và bây giờ sẵn sàng chờ được gieo hạt. Nó chưa từng bị sự học hỏi làm ệt mỏi; nó ngoạm chặt lấy những tri thức trong sách vở bằng những chiếc răng nhọn và nhất định không buông.


Đến cuối tuần, gã cảm thấy hình như mình sống hàng mấy thế kỷ, xa xôi bỏ lại đằng sau là cuộc đời xưa cũ, và quan niệm của gã đối với cuộc đời. Nhưng gã đã khổ sở vì thiếu chuẩn bị, gã thử đọc những cuốn sách mà người ta phải mất hàng bao năm nghiên cứu chuyên môn trước thì mới hiểu nổi. Hôm nay gã đọc sách về triết học cổ đại, ngày mai gã lại đọc về những vấn đề hết sức hiện đại, vì vậy đầu óc gã quay cuồng với những quan điểm mâu thuẫn trái ngược nhau. Đối với những nhà kinh tế học cũng thế. Trên giá sách của thư viện, gã thấy nào là Các Mác, Ricardo, Adam Smith và Mill 1. Những công thức khó hiểu của những người này cũng chẳng chứng minh được là những quan điểm của người khác đã lỗi thời. Gã hoang mang, nhưng vẫn muốn hiểu biết. Trong một ngày gã say mê đọc cả kinh tế, cả kỹ nghệ, cả chính trị. Đi qua công viên City Hall gã thấy có một đám đông ở giữa có dăm sáu người mặt đỏ bừng đang lớn tiếng sôi nổi tranh luận. Gã đứng lẫn vào đám thính giả và nghe thấy một thứ ngôn ngữ mới và xa lạ từ cửa miệng những triết gia của nhân dân. Một người là một anh chàng lang thang, người thứ hai là một người chuyên gây phiến động trong phong trào công nhân; người thứ ba là một anh sinh viên luật học. Còn lại là những công nhân thích tranh luận. Lần đầu tiên gã được nghe nói về chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa vô chính phủ, và hiểu rằng đó là những thuyết triết học xã hội có tính chất chiến đấu. Gã nghe thấy hàng trăm danh từ chuyên môn hoàn toàn mới đối với gã, thuộc về lĩnh vực tư tưởng mà cái vốn đọc ít ỏi của gã chưa bao giờ động tới. Vì thế gã không thể theo sát được cuộc tranh luận, gã chỉ có thể đoán được ý ngụ ở trong những thành ngữ quái lạ ấy. Rồi có một anh chàng hầu bàn mắt đen theo thuyết Thần tri học, một anh chàng trong công hội những người làm bánh theo thuyết bất khả thi, một ông già đánh bại tất cả những lý thuyết trên... bằng một triết học kỳ lạ "Tất cả những cái gì tồn tại đều có lý." Có một ông già khác thì cứ thao thao bất tuyệt nào là vũ trụ, nào là nguyên tử dương và nguyên tử âm. Sau khi đứng nghe liền mấy tiếng đồng hồ đầu óc Martin Eden hoa lên gã bỏ đi. Gã vội tới thư viện để tr.a nghĩa hàng chục những danh từ bất bình thường đó. Và khi ở thư viện ra, gã cắp dưới nách bốn cuốn sách"Học thuyết Thần bí" của Bà Blavatsky 2 "Tiến bộ và nghèo khổ", "Tinh hoa của chủ nghĩa xã hội" 3, "Cuộc đấu tranh giữa khoa học và tôn giáo." Không may gã lại bắt đầu đọc ngay cuốn "Học thuyết thần bí." Từng dòng lủng củng những danh từ đa âm tiết mà gã không thể nào hiểu nổi. Gã ngồi trên giường và nhìn vào từ điển nhiều hơn là nhìn vào sách. Gã phải tr.a nhiều từ mới quá. Đến nỗi khi gặp lại chúng thì đã quên mất nghĩa rồi, lại phải tr.a lại. Gã nghĩ ra cách ghi tất cả những định nghĩa vào một cuốn sổ tay, đầy hết trang này qua trang khác. Thế mà gã vẫn không thể hiểu được. Gã đọc mãi đến tận ba giờ sáng. Đầu óc gã tối mù; nhưng gã vẫn không nắm được một tư tưởng chính nào của cuốn sách. Gã ngước nhìn lên, căn buồng hình như dâng cao, chao nghiêng, chìm xuống như một con tàu trên mặt biển. Gã văng tục và quăng cuốn "Học thuyết thần bí" vào một góc phòng, tắt đèn hơi, cố trấn tĩnh lại để ngủ. Đối với ba cuốn kia, gã chẳng gặp may gì hơn. Không phải đầu óc gã kém cỏi hay không nhận thức nổi. Nó có thể suy luận những tư tưởng ấy nếu nó không thiếu sự rèn luyện tư duy, không thiếu những công cụ tư tưởng để mà suy luận. Gã nghĩ như vậy, và có lúc gã đã có ý định không đọc gì khác ngoài cuốn từ điển cho đến khi nào nắm được tất cả từ trong đó.


Tuy nhiên, thơ là niềm an ủi của gã. Gã đọc rất nhiều: gã tìm thấy niềm vui lớn nhất trong những nhà thơ đơn giản hơn, dễ chịu hơn. Gã yêu cái đẹp và ở đấy gã đã thấy được cái đẹp. Thơ như nhạc, rung động gã sâu xa, và tuy gã không ý thức được điều đó, gã vẫn đang chuẩn bị trí óc mình để tiếp nhận công việc nặng nề hơn sắp tới. Những trang sách trong trí óc gã vẫn còn bỏ trắng, không cần phải cố gắng nhiều, gã càng đọc càng thích thú từng đoạn, từng đoạn thơ ùa vào những trang giấy ấy; và chẳng mấy chốc gã có thể tìm thấy được niềm vui lớn lúc cao giọng hoặc khe khẽ ngâm nga điệu nhạc và cái đẹp trong những lời thơ in trong sách mà gã đọc. Rồi ngẫu nhiên một hôm thấy cuốn "Thần Thoại Cổ Đại" của Gayley 4 cùng với cuốn "Thời Đại Của Thần Thoại" của Bullfing 5 nằm ngay cạnh nhau trên giá sách của thư viện. Đó là một tia sáng, một ngọn lửa lớn trong bóng đêm của sự ngu dốt nơi gã và gã đọc thơ một cách say mê hơn bao giờ hết.


Người ngồi bàn giấy ở thư viện gặp Martin luôn nên đã trở nên thân với gã; ông ta luôn luôn mỉm cười và gật đầu chào khi gã vào. Vì thế, Martin mới dám đánh liều làm một việc. Gã rút một vài cuốn sách ở bàn ra và trong khi ông ta đang đánh dấu vào những cái thẻ, gã bật hỏi:


"Ông à, tôi có một việc muốn hỏi ông."
Ông ta mỉm cười và chú ý lắng nghe.
"Khi ông gặp một người con gái, và cô ta mời ông đến chơi thì sau bao lâu ông mới có thể đến được?"
Martin thấy cái áo sơ mi mình đang mặc co lại, dính sát vào vai, gã đã cố gắng đến toát mồ hôi.


"Sao, lúc nào đến mà chả được." Ông ta trả lời.
"Vâng, nhưng mà đây lại khác," Martin nói lại. "Cô ấy... Tôi... à, ông ạ. Thế này cơ: có thể là cô ấy không có nhà. Cô ấy đến trường đại học."
"Thì hôm khác lại đến."


available on google playdownload on app store


"Ý tôi nghĩ một đằng nhưng tôi nói không được," Martin lắp bắp thú nhận, gã phó mặc cái thân mình cho lòng thương của ông thủ thư. "Tôi là kẻ thô lỗ, tôi không quen giao thiệp. Cô gái này hoàn toàn không giống tôi, tôi cũng hoàn toàn không giống cô ấy. Ông không cho rằng tôi nói đùa cho vui đấy chứ?" Gã hỏi đột ngột.


"Không, không... Hoàn toàn không mà. Ông cứ yên tâm. Vấn đề ông hỏi không có trong sổ tr.a cứu đâu, nhưng tôi rất vui lòng giúp đỡ ông."
Martin nhìn ông ta, có vẻ thán phục.
"Nếu tôi nói toạc ra được như vậy, thì thật ổn cho tôi quá," gã nói.
"Xin lỗi ông, ông định nói gì?"


"Tôi muốn nói, nếu tôi có thể nói chuyện lịch thiệp một cách dễ dàng, đại loại như vậy... "
"Ồ!" Người thủ thư có vẻ thông cảm.
"Đến thăm vào lúc nào thì tiện nhất hở ông? Buổi chiều à? Không nên gần bữa ăn quá phải không. Hay là buổi tối? Hay là chủ nhật?"


Người thủ thư tươi tỉnh nói:
"Thế này nhé. Ông cứ gọi dây nói cho cô ấy hỏi xem thì khắc biết!"
"Vậy tôi sẽ làm thế." Gã vừa nói vừa cầm mấy quyển sách rồi đi ra.
Gã ngoái cổ lại, hỏi:
"Khi ông nói với một thiếu nữ lịch sự, ví dụ như cô Lizzie Smith, ông sẽ gọi là cô Lizzie hay cô Smith?"


"Gọi là cô Smith," người thủ thư nói có vẻ quả quyết. "Hãy cứ gọi là cô Smith đến khi nào quen thân hơn."
Thế là Martin Eden đã giải quyết được vấn đề.


"Anh đến chơi lúc nào cũng được, chiều nay tôi cũng có nhà," Ruth trả lời qua máy nói khi gã run run hỏi bao giờ gã có thể trả những cuốn sách đã mượn.


Nàng ra tận cửa đón gã. Đôi mắt đàn bà của nàng nhận ra ngay cái ống quần thẳng nếp, cùng một sự thay đổi nào đó nho nhỏ nhưng khó tả nó hướng tới cái tốt hơn ở gã. Nét mặt gã cũng làm cho nàng chú ý. Sức cường tráng của gã, gần như là hung bạo, hình như trào ra khỏi con người gã, xô tới nàng từng đợt từng đợt sóng sức mạnh. Nàng lại cảm thấy sự thôi thúc ao ước được ngã vào người gã tìm hơi ấm, và lại ngạc nhiên vì tác động của sự có mặt của gã đối với nàng. Và gã, lại cảm giác thấy cái cảm giác sung sướng chới với khi tay nàng chạm vào gã lúc hai người chào hỏi nhau. Sự khác nhau giữa hai người là ở chỗ nàng thì tự chủ và bình tĩnh, còn gã thì mặt đỏ bừng đến tận chân tóc. Gã đi theo sau nàng, vẫn vụng về như trước, vai đung đưa, lắc lư một cách nguy hiểm.


Khi hai người ngồi ở phòng khách rồi, gã mới bắt đầu cảm thấy thoải mái, thoải mái hơn gã mong đợi nhiều. Nàng làm cho gã thoải mái, vẻ nhẹ nhàng duyên dáng trong cử chỉ của nàng càng làm gã yêu nàng điên cuồng hơn bao giờ hết. Thoạt tiên, hai người nói về những cuốn sách mà gã đã mượn, về Swinburne mà gã say mê, về Browning mà gã không hiểu. Nàng đưa câu chuyện từ vấn đề này qua vấn đề khác, trong khi nàng vẫn suy nghĩ làm thế nào để giúp đỡ gã. Nàng vẫn thường nghĩ tới chuyện này kể từ buổi đầu hai người gặp gỡ. Nàng muốn giúp đỡ gã. Gã đã gợi cho nàng lòng thương và sự dịu dàng mà trước đây chưa ai gợi được, một lòng thương đối với nàng như tình mẫu tử mà không làm cho gã cảm thấy bị quá xúc phạm. Tình thương của nàng không thể là thứ tình thương bình thường, khi người đàn ông gợi nên nó lại có chất đàn ông quá mạnh mẽ quá khiến nàng run sợ - nỗi lo sợ của một cô gái - và làm cho trí óc nàng, mạch máu nàng rung lên với những ý nghĩ và cảm giác kỳ lạ. Vẫn lại cái cổ có sức quyến rũ, vẫn lại sự êm dịu khi nghĩ được đặt bàn tay lên đó. Hình như đó là sự thôi thúc của dục tình, nhưng nàng đã quen với điều đó hơn rồi. Nàng không nghĩ rằng một tình yêu mới chớm nở, lại có thể nảy sinh dưới hình thức như vậy. Mà nàng cũng không nghĩ rằng cảm giác mà gã khơi dậy trong lòng nàng lại là cảm giác yêu đương. Nàng nghĩ rằng, gã chỉ làm cho nàng thích thú ở chỗ gã là một con người khác thường, có nhiều năng lực tiềm tàng to lớn, và nàng cảm thấy tình nhân ái trong đó nữa.


Nàng không biết rằng nàng đang ao ước được gã; nhưng đối với gã thì lại khác. Gã biết là gã yêu nàng và ao ước được nàng, chưa bao giờ gã lại ao ước điều gì trên đời như vậy. Gã đã yêu thơ vì cái đẹp, nhưng từ độ gặp nàng thì những cánh cửa đi vào thế giới mênh mông của thơ ngợi ca tình yêu đã rộng mở. Nàng đã cho gã sự hiểu biết còn nhiều hơn cả Bullfing và Gayley. Có một câu thơ mà một tuần lễ trước đây gã không hề nghĩ đến lần thứ hai "Người tình say đắm lịm dần trên chiếc hôn", nhưng bây giờ câu thơ ấy cứ vương vấn trong óc gã. Gã ngạc nhiên vì sự kỳ ảo và chân lý của nó; nhìn nàng, gã biết gã có thể vui lòng ch.ết vì một chiếc hôn thật. Gã cảm thấy chính mình (một người tình say đắm) và không có một cái ôm hôn nào khi phong tước một người kỵ sĩ 6 lại làm gã kiêu hãnh hơn. Đến lúc này gã mới hiểu rõ ý nghĩa của cuộc đời và tại sao gã lại sinh ra trên cõi đời này.


Trong khi gã nhìn nàng, và nghe thì ý nghĩ của gã dần dần trở nên mạnh dạn. Gã nhớ lại tất cả niềm khoái cảm điên dại khi nắm lấy bàn tay nàng trong tay gã lúc ở cửa, và gã ao ước được nắm lại một lần nữa. Mắt gã thường đưa nhìn môi nàng, gã ao ước đôi môi ấy một cách thèm khát. Nhưng trong sự khao khát ấy không có một chút gì là thô lỗ, là trần tục. Gã cảm thấy niềm vui kỳ lạ khi được ngắm nhìn đôi môi kia cử động mấp máy thốt thành lời. Nó không phải là đôi môi bình thường của những người đàn ông, đàn bà. Gã có thể hôn môi nàng, đặt đôi môi xác thịt của gã lên môi nàng nhưng với tất cả lòng nhiệt thành cao cả và kính cẩn như khi người ta hôn tà áo Chúa. Gã không nhận thức thấy sự thay đổi giá trị này đã biến diễn trong người gã, gã không biết rằng ánh lửa ngời lên trong mắt gã khi nhìn nàng cũng hoàn toàn là ánh lửa ngời lên trong đôi mắt tất cả đàn ông thèm khát yêu đương. Gã không ngờ cái nhìn của gã lại sôi nổi, lại mang chất đàn ông như thế, mà gã cũng không ngờ rằng ngọn lửa ấm áp của nó lại tác động mạnh mẽ tới sự biến trạng trong tâm hồn nàng. Sự trong trắng vô ngần của nàng đã kích động và che đậy những cảm xúc của gã, nâng những ý nghĩ của gã tới sự thanh khiết lạnh lùng của một vì sao. Gã sẽ phải giật mình nếu biết rằng ánh lửa ngời lên trong mắt gã, như những đợt sóng nóng hổi đã trào qua cơ thể nàng và nhóm lên trong lòng nàng một ngọn lửa ấm áp tương tự. Gặp ánh mắt ấy nàng cũng hơi bối rối và đã nhiều lần, không hiểu tại sao sự thâm nhập dịu dàng của nó làm dòng tư tưởng của nàng bị ngắt quãng và buộc nàng phải nhớ lại những ý chưa nói hết. Nói chuyện đối với nàng vốn là điều dễ dàng và những lúc ngắt quãng ấy hẳn nàng phải ngạc nhiên lắm, nếu như nàng không xác định được rằng chỉ vì gã là một con người đặc biệt. Nàng vốn là người nhạy cảm với những ấn tượng và suy cho cùng cũng không lấy gì làm lạ nếu người du khách này từ một thế giới khác như luồng hơi ấm trào tới đã làm nàng xúc động đến thế.


Trong đáy sâu của ý thức, nàng vẫn nghĩ làm sao giúp đỡ gã, và nàng hướng câu chuyện về phía đó. Nhưng chính Martin lại đề cập vấn đề ấy trước.


"Tôi không biết liệu tôi có được cô vui lòng giúp đỡ ý kiến," gã bắt đầu nói, và khi biết nàng sẵn sàng, lòng gã rộn lên. "Cô có còn nhớ lần trước tôi đến đây, tôi đã nói tôi không thể nào nói chuyện về sách vở vì tôi không biết nói thế nào. Vâng, từ hôm ấy, tôi suy nghĩ nhiều lắm. Tôi đến thư viện luôn, nhưng hầu hết những cuốn sách tôi đọc đều vượt quá sự hiểu biết của tôi. Có lẽ tôi nên bắt đầu từ đầu thì hơn. Suốt đời tôi chưa bao giờ có may mắn học tập. Tôi phải làm lụng vất vả từ tấm bé. Từ hôm vào Thư viện tôi nhìn những cuốn sách bằng con mắt khác, và nhìn những cuốn sách mới nữa. Tôi đã phải kết luận rằng từ trước đến nay tôi đã đọc những cuốn sách chẳng ra làm sao? Chắc cô cũng biết sách vở ở những trại chăn nuôi và tàu biển thì không giống với sách vở có trong nhà ta đây, chẳng hạn. Vâng, từ trước đến nay tôi chỉ quen đọc những sách như vậy. Thế mà, không phải tôi nói huênh hoang đâu, tôi khác xa những người tôi cùng chung sống. Không phải tôi hơn gì những người thủy thủ và những người chăn bò, mà tôi đã từng cùng đi lang thang đây đó. Chắc cô biết đấy, có một thời gian ngắn tôi đã làm nghề chăn bò, nhưng bao giờ tôi cũng thích đọc sách, thích đọc tất cả cái gì tôi vớ được. À, vâng, đúng, tôi cho rằng tôi nghĩ khác hầu hết bọn họ.


Bây giờ, xin đi vào vấn đề. Chưa bao giờ tôi bước chân vào một ngôi nhà thế này. Tuần lễ trước, khi đến đây, được trông thấy tất cả những thứ này, thấy cô, mẹ cô, anh chị em cô, và tất cả... thì... tôi thích lắm. Tôi đã được nghe nói về những cái này, được đọc cái này trong một vài cuốn sách, và khi tôi nhìn chung quanh nhà ta đây, thì tôi thấy sách họ nói sự thật. Nhưng điều tôi nói là tôi thích cái đó. Giờ đây tôi muốn cái đó, tôi muốn có cái đó. Tôi muốn hít thở cùng làn không khí như cô trong tòa nhà này - làn không khí chứa đầy sách vở, tranh ảnh và những thứ đẹp đẽ, nơi mà người ta trò chuyện nhẹ nhàng, nơi mà người ta sống sạch sẽ, tư tưởng người ta trong lành. Cái không khí mà suốt đời tôi hít thở nó lẫn cả mùi bếp núc, dơ dáy, tiền nhà, tiền cửa, chửi rủa, nhậu nhẹt, và chuyện của nó cũng toàn như vậy đó. Cô ạ, khi cô bước vào phòng để hôn bà mẹ cô, tôi nghĩ rằng đó là một điều đẹp đẽ nhất mà tôi chưa từng được trông thấy. Cuộc đời tôi đã biết nhiều và vì lý do này khác, tôi còn biết đời nhiều hơn hầu hết những người bạn cùng chung sống với tôi. Tôi thích nhìn, tôi muốn được nhìn nhiều hơn nữa, và muốn nhìn đời khác đi.


Nhưng tôi vẫn chưa đi vào vấn đề. Đây, nó thế này. Tôi muốn tiến lên sống một cuộc sống giống của cô trong tòa nhà này. Cuộc đời còn có những cái có ý nghĩa nhiều hơn là những chuyện nhậu nhẹt, làm ăn vất vả và ẩu đả nhau. Vậy làm sao để sống thế được. Tôi phải bấu víu vào đâu để bắt đầu? Tôi sẵn sàng làm việc không công trên tàu để được đi tàu, cô biết đấy. Làm công việc nặng nhọc, tôi có thể làm người khác phát sợ lên. Một khi tôi đã bắt đầu, tôi sẽ làm việc không kể ngày, đêm. Có lẽ tôi hỏi cô những điều đó, cô cho là buồn cười lắm. Tôi biết cô là người tôi không nên hỏi, nhưng tôi không còn biết ai khác để có thể hỏi nữa - trừ Arthur. Có lẽ tôi nên hỏi anh ấy chăng. Nếu tôi... "


Tiếng nói của gã chìm đi. Chỉ mới nghĩ đến việc kinh khủng phải đi hỏi Arthur và như vậy biến thành một trò hề là dự định đã được sắp xếp một cách cương quyết của gã bỗng dưng sựng lại. Ruth không nói ngay. Nàng đang quá mải nghĩ, cố liên hệ những lời nói vấp váo, thô bạo, giản đơn của gã, với những thứ nàng thấy trên nét mặt của gã. Nàng chưa từng thấy trong con mắt nào biểu lộ một sức mạnh lớn hơn. Đó là một con người có thể làm được bất cứ chuyện gì - đó là điều nàng đọc thấy trong đôi mắt ấy, điều đó không phù hợp với sự yếu đuối của những ý nghĩ mà gã vừa nói lên. Và đối với vấn đề này, trí óc nàng khá phức tạp, khá nhạy cảm không thể đánh giá đúng sự giản đơn của nó. Tuy nhiên, nàng cũng thấy được sức mạnh trong chính sự mò mẫn tìm đường của trí óc kia. Đối với nàng, đó là một gã khổng lồ đang quằn quại, đang vùng vẫy khỏi những xiềng xích trói ghì nó xuống. Khi nói, nét mặt nàng đầy thiện cảm.


"Chính ông cũng biết đây, cái mà ông cần là học vấn. Ông phải quay lại học hết tiểu học, rồi qua trung học đến đại học."
"Nhưng như thế thì phải tốn tiền," gã ngắt lời.


"Ồ!" Nàng kêu lên. "Tôi không nghĩ đến điều đó. Nhưng ông hẳn có họ hàng, bà con nào đó có thể giúp đỡ được chứ?"
Gã lắc đầu:


"Bố mẹ tôi ch.ết cả rồi. Tôi có một người chị và em gái. Chị tôi đã lấy chồng, còn cô em cũng sắp sửa. Tôi chắc thế. Tôi có một lô anh - tôi là út - nhưng chẳng người nào giúp đỡ được nhau cả. Họ lang bạt khắp nơi, người nào cũng muốn dựng cơ đồ. Anh cả tôi đã ch.ết ở Ấn Độ. Hai anh khác hiện đang ở Nam Phi. Một anh nữa làm nghề săn cá voi còn một người theo đoàn xiếc, chơi đu bay. Tôi nghĩ tôi cũng y như họ thôi. Tôi phải tự lo lấy thân khi mười một tuổi - đó là lúc mẹ tôi ch.ết. Tôi phải tự học, và nghĩ rằng, điều tôi muốn biết là bắt đầu từ đâu?"


"Tôi muốn nói điều trước tiên là phải kiếm một quyển ngữ pháp. Ngữ pháp của ông thật... " Nàng định nói "kinh khủng" nhưng nàng vội chữa "không được tốt lắm."
Gã đỏ mặt, toát mồ hôi:


"Tôi biết. Tôi dùng nhiều tiếng lóng và những chữ mà cô không hiểu được. Nhưng đó là những chữ độc nhất tôi biết để mà nói. Trong óc tôi cũng có nhiều chữ khác nhặt được ở sách vở, nhưng tôi không biết đọc thế nào vì thế tôi không dùng."


"Vấn đề không phải là ở chỗ ông nói cái gì mà chính là ở chỗ phải nói thế nào. Tôi nói thẳng, ông không để tâm chứ? Tôi không muốn làm phật lòng ông đâu?"


"Không, không mà," gã kêu lên, thầm cảm ơn lòng tốt của nàng. "Cô cứ nói thẳng đi. Tôi muốn được biết. Nhờ cô mà được biết sớm còn hơn là phải nhờ bất cứ người nào khác!"


"Vâng, thế này. Đáng lẽ phải nói "you were" ông lại cứ nói là "you was. Đáng lẽ phải nói "I saw" thì ông lại nói "I seen". Và ông hay dùng hai phủ định... " 7
"Hai phủ định là cái gì?" Gã hỏi và rụt rè nói thêm. "Cô thấy đấy, ngay những lời cô giảng, tôi cũng không hiểu."


"Tôi e rằng tôi chưa giảng điều đó," nàng mỉm cười. "Hai phủ định nghĩa là - để tôi xem nào - à... ông nói "never helped nobody". "Never" là một phủ định, "nobody" cũng là một phủ định. Theo luật ngữ pháp thì hai phủ định có giá trị là một khẳng định "never helped nobody" có nghĩa là "không giúp đỡ không một ai" nghĩa là họ có giúp đỡ một người nào đó."


"Khá rõ rồi đấy ạ. Trước đây không bao giờ tôi nghĩ thế. Nhưng thế không có nghĩa là "họ đã phải giúp đỡ một người nào đó" có phải thế không ạ? Với tôi hình như câu: "never helped nobody" tất nhiên không có nghĩa là "họ giúp đỡ một người nào đó" đâu. Trước đây không bao giờ tôi nghĩ thế. Tôi sẽ không bao giờ nói như thế nữa".


Nàng sung sướng và ngạc nhiên trước nhận thức mau lẹ và chắc chắn của gã một khi gã đã nắm được mấu chốt thì không những gã hiểu ngay mà gã còn có thể chữa được sai lầm của nàng.
Nàng nói tiếp:


"Ông sẽ thấy tất cả những cái đó trong sách ngữ pháp. Trong lời nói của ông tôi còn nhận thấy một vài điều khác. Ông nói "don"t" không đúng chỗ, "don"t" là một chữ viết tắt gồm có hai chữ. Ông có biết là hai chữ gì không?"
Gã nghĩ một lúc rồi trả lời: "Do not."


Nàng gật đầu nói: "Ông dùng "don"t" khi ý ông muốn nói "does not.""
Gã bối rối, không thể hiểu ngay được:
"Xin cô ột ví dụ."


"Vâng," nàng nhíu lông mày mím môi lại suy nghĩ trong khi gã đăm đăm nhìn mặt nàng và thấy nó đáng yêu vô cùng. "Thí dụ câu: "It don"t do to be hasty" 8. Thử đổi "don"t" ra "do not" thì sẽ đọc là: "It do not do to be hasty," như thế hết sức chướng."
Gã xoay lộn chữ đó trong óc, ngẫm nghĩ.
Nàng gợi ý:


"Ông nghe nói thế có chướng tai không?"
"Càng không thể nói là nó chướng tai được" (Can"t say that is does), gã trả lời có vẻ cân nhắc lắm.
"Tại sao ông không thể nói "Can"t say that it do"?" Nàng hỏi.


"Nghe thế nó sai," gã chậm rãi trả lời "Nói tại sao thì tôi cũng không hiểu được. Tôi nghĩ rằng tai tôi không được tập luyện nghe như cô (I guess my ear ain"t 9 had the training your has).
"Không có chữ nào là ain"t cả," nàng nói khá nhấn mạnh.
Martin lại đỏ mặt.


Nàng nói tiếp: "Đáng lẽ: been, ông lại cứ nói "ben" đáng lẽ "I came" ông lại cứ nói "I e" 10. Và cái lối ngắt âm cuối của ông thật quá lắm."
"Cô định nói thế nào ạ?" Gã rướn người về đằng trước, cảm thấy như phải quì trước bộ óc kỳ diệu đến như vậy. "Tôi phải ngắt thế nào ạ?"


"Ông không phát âm hết những âm cuối "and" đánh vần "a-n-d" thì ông chỉ "a-n". "Ing" là "I-n-g" thì ông lại bỏ "g" đi. Ông hay lướt bỏ những âm đầu và nguyên âm đôi. "Them" đánh vần "T-h-e-m" thì ông lại phát âm là... nhưng thôi, chả cần thiết phải kể ra hết làm gì. Cái mà ông cần là ngữ pháp. Tôi sẽ lấy một quyển và chỉ dẫn cho ông nên bắt đầu như thế nào?"


Lúc nàng đứng dậy, một điều đã đọc được trong những cuốn sách dạy phép xã giao thoáng vụt qua đầu óc gã, gã vụng về đứng lên, băn khoăn không hiểu làm như vậy có đúng không, sợ nàng cho là gã có ý muốn về chăng?


"À này, nhân thể, ông Eden," lúc sắp bước ra khỏi phòng, nàng còn ngoái lại hỏi. "Nhậu nhẹt là cái gì, ông cứ nói chữ đó luôn, ông biết đấy!"
"Ồ, nhậu nhẹt," gã cười, "đó là tiếng lóng có nghĩa là whiskey, bia, bất cứ cái gì làm cho "cô" say sưa (make you 11 drunk)."


"Lại còn điều này nữa," nàng ngoái lại cười. "Đừng dùng "you" trong trường hợp vô nhân xưng, "you" chỉ định một người nào rõ ràng. Ông dùng nó ở đây là không đúng với ý ông định nói đâu."
"Tôi không nhận thấy điều đó!"


"Đấy, ông vừa mới nói với tôi "whiskey và bia, bất cứ cái gì làm cho (you) say sưa", tức là làm cho tôi say sưa, ông thấy không?"
"À, thế ạ, thật thế ạ!"
"Đúng, tất nhiên," nàng mỉm cười, "đừng đưa tôi vào cái chuyện say sưa thì tốt hơn. Thay "you" bằng "one" 12, và ông thấy như thế nghe hay hơn nhiều chứ."


Khi nàng quay về phía phòng với cuốn ngữ pháp, nàng kéo một cái ghế đến gần ghế của gã. Gã băn khoăn không biết có nên giúp đỡ nàng làm việc đó không. Nàng ngồi xuống cạnh gã.


Nàng giở những trang sách, đầu hai người chụm vào nhau. Gã hầu như không thể theo dõi được sự chỉ dẫn của nàng về công việc gã phải làm, sự gần gũi kỳ thú ấy khiến gã bàng hoàng. Nhưng đến khi nàng giảng tới sự quan trọng của cách chia động từ, thì gã như bị huyễn hoặc trong những quy luật của ngôn ngữ. Gã cúi gần hơn xuống trang sách, tóc nàng chạm vào má gã. Đời gã mới chỉ bị ngất có một lần. Gã nghĩ rằng gã sắp sửa bị ngất một lần nữa. Gã hầu như không thở được. Trái tim gã đập nhanh, dồn máu lên cổ làm cho cổ nghẹt lại. Chưa bao giờ nàng hình như là con người có thể đến gần được như lúc này. Trong một lúc cái vực thẳm rộng lớn ngăn cách giữa hai người đã được bắc cầu nối qua. Nhưng tình cảm cao quý của gã đối với nàng không vì thế mà giảm sút. Không phải nàng tự hạ xuống đến với gã. Mà chính gã đã được nâng lên trên những áng mây, đưa tới nàng. Lòng tôn kính của gã đối với nàng lúc này cũng giống như lòng mộ đạo, vừa kính sợ vừa nhiệt thành. Đối với gã, hình như gã đã xâm nhập được vào nơi thiêng liêng; chậm chạp, cẩn thận, gã né đầu tránh sự đụng chạm đã làm gã rung lên như một tia điện giật mà nàng thì vẫn không hay biết.


Chú thích:
1. Ricardo: David Ricardo (1772 - 1823) - một nhà kinh tế học người Anh.
Adam Smith (1723 - 1790) cũng là một nhà kinh tế học người Anh. Hai ông này là đại biểu ôn phái kinh tế học cổ điển của giai cấp tư sản.
John Stuart Mill (1806 - 1873) - một nhà triết học kiêm kinh tế học người Anh.


2. Bà Helena - Detr a Blavatsky (1831-1891) một nhà thần bí học người Nga.
3. Tác phẩm của nhà kinh tế chính trị học Mỹ Hearl George (1839-1897).
4. Charles Mills Gayley (1858 - 1932) nhà giáo dục học kiêm văn sĩ người Mỹ.
5. Thomas Bullfing (1796 - 1807) văn sĩ người Mỹ chuyên nguyên cứu thần thoại.


6. Ngày xưa các kỵ sĩ khi chịu phong tước, bị người phong tước lấy gươm gõ lên bả vai rồi ôm hôn.


7. "You were": thì quá khứ của ngôi thứ hai, động từ To be, nói "you was" là sai ngữ pháp. Saw là quá khứ của động từ To see. Seen là quá khứ phân từ. Nói I seen là sai... Hai phủ định (double negation) có giá trị khẳng định. Nói phủ định mà lại dùng hai phủ định là sai.


8. Nghĩa là "hấp tấp là không làm nên chuyện gì." Đối với ngôi thứ ba số ít thì phải viết là: It does not (doesn"t) chứ không phải là: it do not (it don"t).
9. Không nói ain"t, phải nói aren"t (are not). Nói "ain"t had" cũng là sai ngữ pháp.
10. Been: quá khứ phân từ của to be (nghĩa là "là"). Nói ben là sai.


I came: thì quá khứ của động từ "I e" (đến)
I e: thì hiện tại của động từ To e. Martin dùng sai thì.
11. You: có thể vừa chỉ nam vừa chỉ nữ (ngôi thứ 2, số ít, số nhiều).
12. Thay "cô" bằng "người ta." "One" là đại từ bất định.






Truyện liên quan