Chương 9

Iđo ngồi giữa hai nữ tu trên tàu hỏa, người nàng cứng đơ cứ như là chạm phải gió mạnh thổi hai bên. Nàng cảm thấy có một linh hồn ấm áp đang lượn trên đầu nàng. Cuộc khởi hành bằng tàu lần này lẽ ra là một sự thoải mái vô tận. Tàu hỏa, trong ký ức trẻ thơ mà nàng còn giữ được hồi ra đi là những thành phố lạ, những bức tường, những cánh đồng, những con người qua nhanh : Tàu đưa con người tự do đi lại trong thế giới. Còn bây giờ, vì sự lạnh lùng của hai nữ tu, nàng cũng thấy bồn chồn, không hiểu các nữ tu sẽ nói gì với cha nàng ? Cha nàng sẽ nói sao đây ?


Hai nữ tu ngồi hai bên im lặng. Họ đã mua vé cả một khoang riêng, tất nhiên là bằng tiền của Iđo mà cha nàng gửi lại trường. Nét mặt của các nữ tu cũng lo lắng, liệu ông Pêter sẽ nói gì các nữ tu đây ? Họ phải chuẩn bị những lời thích hợp để giải thích việc đưa con gái ông đột ngột trở về nhà. Nhỡ cơn giận của người cha lại mạnh quá mà mắng cả các nữ tu bằng những lời thô bạo hoặc vô thần thì các nữ tu cũng không thể chịu đựng nổi.


Nhìn mãi bên ngoài cũng chán, nữ tu Paola, người có khuôn mặt nhỏ đầy trứng cá lên tiếng hỏi Iđo :
- Tiểu thư không khóc ư ? Có vẻ như tiểu thư mừng vì được đưa ra khỏi trường ấy.
Iđo thấy ngay, nữ tu này đã không dùng từ đuổi ra hoặc trục xuất mà thay vào đó là một từ nhẹ hơn đưa ra.


Iđo mỉm cười, nói vẻ thân thiện :
- Tại sao em lại phải buồn chứ ?
- Vì đã bị đưa về nhà như thế này…
- Thế sao ? Các xơ sẽ nói rất xấu về em phải không ? Tất nhiên em biết, em giấu thư cho học sinh thì các xơ không thể nói tốt về em được rồi !
- Đúng đấy, nhất định rồi


- Chỉ xin các xơ đừng có bôi bác thêm những việc em làm mà thôi ! Paola, xơ có trình độ về tô vẽ đấy chứ ? Ilôna, cơ có thể báo tin cho cha em với sự nghiêm khắc nhất, nhưng em cũng biết nói lên sự thật chứ.
- Sự thật cái gì ? – Paola ngạc nhiên hỏi.
- Sự thật em biết, đó là cô gái Fozeko vô tội…


- Vô tội ? – cả hai nữ tu hỏi cùng một lúc.
- Vô tội – Iđo nhắc lại bình tĩnh – cũng có thể cô bé chưa có quan hệ gì khác sự quen biết với anh con trai đó. Bisi đã viết một bức thư nghịch trêu em đó thì sao ?
- Nhưng cô học sinh đó đã giấu bức thư.


available on google playdownload on app store


- Em ấy giấu vì em ấy chưa bao giờ nhận một bức thư nào như vậy, và thực ra ở trong trường dòng, cũng có bao nhiêu nữ tu giấu giếm những chuyện của mình.
Nàng muốn nói toạc cho Paola nghe những chuyện mà các nữ giáo sĩ thường thì thầm về quá khứ của nhau.
Nhưng nàng lại im lặng.


Nữ tu Ilôna cũng im lặng, xơ chỉ lấy ra một chiếc khăn tay trắng, sỉ mũi vào đó. Xơ không nhìn ai. Paola ngầm hiểu xơ Ilôna cảnh cáo mình không được nói chuyện gì với một học sinh đã vi phạm một trong chín điều cấm kỵ. Cần phải tách con chiên ghẻ ra khỏi bầy cừu !


Iđo hiểu suy nghĩ của họ, từ đó nàng không nói gì thêm nữa.
- Mặc cho họ muốn nói gì thì nói – nàng nghĩ thầm – chỉ biết ta được tự do !


Nàng cũng nhìn ra ngoài cửa sổ. Nàng không thấy gì ngoài những cánh đồng trơ trụi, và những cành cây không lá, một vài mảng lúa mì mùa thu là còn mầu xanh, nàng thấy những cột điện chạy vùn vụt về phía sau, nhưng nàng rất thích nhìn những đám mây bồng bènh trôi trong khoảng không tự do.


Ở trên một sân ga, nàng thấy một người phụ nữ nông dân tay bế một đứa trẻ quấn trong tã ấm đi xuống tàu.
Nàng nghĩ thầm :
- Người mẹ ấy mới kiêu hãnh làm sao.
Mặt đứa trẻ nhỏ xíu, đỏ hồng thò ra ngoài tã. Iđo đắm đuối ngắm nhìn :


- Chao ôi, một con người ra đời ! Một cuộc sống ngọt ngào của đứa nhỏ ! Giá như mình ở dưới sân ga, mình sẽ chạy ra hôn nó.
Đoàn tàu lại đi tiếp, nhưng trong đầu nàng vẫn còn vương vấn hình ảnh đứa bé sơ sinh quấn tã.


Chiều tối, họ xuống tàu. Ánh sáng mặt trời còn vương lại chút ít trên mái nhà. Một luồng gió lạnh thổi qua góc phố làm váy của phụ nữ phồng gió rung rinh.


Iđo vừa đặt chân đến một thành phố lạ, nàng nhìn qua cửa sổ xe ngựa, nàng cũng không tìm được nét nào thân thuộc. Đi qua một tòa nhà rộng lớn, màu vàng, nàng thấy trên cửa sổ có một dòng chữ óng ánh :
BỂ BƠI THÀNH PHỐ


Chỉ khi xe dừng trước ngôi nhà cha nàng, nàng mới nhận ra một dấu hiệu quen thuộc. Trước cửa là một tiệm rượu trên có hàng chữ đề :
Ô.PÊTER ĐẠI LÝ RƯỢU
Dưới tấm biển là ánh sáng mờ mờ trong cửa hiệu
Paola hết nhìn cửa hiệu lại nhìn cánh cổng bên cạnh cửa hiệu. Xơ hỏi :


- Chúng ta vào đâu ? Bây giờ đến lượt em chỉ dẫn cho chúng ta.
- Hình như là vào cửa hiểu này – Iđo nhận định – có thể cha em ở trong tiệm.
Trái tim nàng thắt lại.
Iđo lau mắt mũi cho khô, khi nữ tu Paola mở cánh cửa.


Iđo đẩy nhẹ lưng Ilôna, nhưng nữ tu sĩ đã lùi lại sau lưng Iđo và đẩy nàng vào trước ( chắc chắn xơ áp dụng phương pháp nghiêm ngặt )


Trong cửa hiệu, đàn điện vẫn sáng. Chẳng có ai trong đó, ngoài một cậu thanh niên khoảng mười sáu tuổi, đeo tạp dề màu xanh lá cây. Cậu ta đang quỳ trên sàn, tay cầm cái chổi lông gà để quét bụi. Trong cửa hiệu sặc mùi rượu.
- Ngàu Ô. Pêter đâu ? – Nữ tu hỏi cậu ta – Ngàu Pêter có ở đây không ?


- Không – Cậu thanh niên ngạc nhiên trả lời, - ông chủ không có nhà.
- Không có nhà ư ?
- Không. Ông chủ đi tỉnh khác có việc.
- Đang đi vắng ư ?
- Ông chủ đến tỉnh Xeged hay là Arad gì đó. Một tuần nữa mới về. Nhưng ông quản lý tiệm rượu thì có nhà đấy.


Hai nữ tu nhìn nhau bối rối. Họ biết rằng Iđo không có mẹ. Bây giờ giao Iđo cho ai đây ?
- Thế ai trông nhà cho ngài Pêter ?
- Nhà thì đã có bà đầu bếp. Còn cửa hiệu thì giao cho ông Bôgar.


Vào lúc đó, cánh cửa ngách bằng kính mở ra, một cái đầu ló vào trước, sau đó là một khuôn mặt râu quai nón, da trắng bệch bước vào. Ông ta ngơ ngác nhìn thấy các nữ tu sĩ.
Iđo mỉm cười.
Ông Bôgar mở to mắt nhìn và nét mặt ông thay đổi rõ rệt :
- Tiểu thư Iđo đây mà…


- Cha cháu không có nhà hở bác ?
- Hôm qua ông chủ mới đi xong. Đi sáu ngày thôi nhưng có thể ông chủ sẽ về nhà sớm hơn đấy.
- Bác dẫn chúng cháu lên nhà đi, bởi vì cháu quên mất đường rồi. Ai sống ở trong nhà cha cháu ?
Ông Bôgar chìa cái mũ ra để chỉ lối.


- Đi đường này, thưa tiểu thư. Gia đình tiểu thư còn sống ở đâu nữa ? Vẫn ở chỗ cũ thôi !
- Bác hãy đi lên trước dẫn đường đi, phiền bác một chút, cửa về phía nào bác ?
Hai nữ tu sĩ lẳng lặng theo ông Bôgar đi ra ngoài cửa hiệu, sang cái cổng bên cạnh, lên cầu thang, vào hành lang.


Khi đến cái cửa đầu tiên trên gác, Iđo đã nhìn thấy sân trời, nàng mỉm cười.
- Cám ơn bác, bây giờ cháu nhớ rồi. Bác hãy xuống nhà và làm ơn lấy hộ cháu đồ đạc lên đây với. Bác trả tiền xe ngựa hộ cháu nhé, tất nhiên, bác cứ tính tiền của cha cháu.


Nói rồi nàng mở cửa mời các nữ tu vào phòng.
Xơ Paola bước vào trước, còn xơ Ilôna trịnh trọng lùi lại chờ Iđo rồi mới bước vào.


Người trước tiên bược vào gặp Iđo là bà nấu ăn, một bà già khoác tạp dề. Khuôn mặt bà tròn vành vạnh như cái đĩa tây, điểm đen ở giữa được thay thế bằng cái mũi nhỏ, màu đỏ. Hông bà hẹp, bà cầm trong tay cái bàn chải giặt.
- Bà là quản gia ư ? – Xơ Paola trịnh trọng hỏi.


- Chúc các vị buổi tối tốt lành.
- Bà quản lý cho ông Pêter ư ?
- Cháu là người hầu trong nhà.
- Thế không còn ai trong gia đình nữa sao ? Có ai trong gia đình ông Pêter không?
- À…không ạ
- Chỉ có bà ở đây sao?
- Thì vẫn vậy…
- Bà ở đây đã lâu chưa?


- Tính từ ngày lễ thánh Gioocgio, cháu đã ở đây được mười năm rồi. Chính xá hơn là từ thứ tư sau lễ thánh Gioocgio. Cháu cũng không biết ngày lễ thánh Giooc là thế nào, chỉ biết rằng…


- Thôi được rồi, chúng tôi đưa tiểu thư về nhà cho ông Pêter đây. Tiểu thư Iđo con gái ông chủ. Nếu ông chủ về hãy nói với ông rằng tiểu thư cần phải về nhà. Lý do vì sao thì chúng tôi sẽ viết thư báo tin cho ông sau.
Nói rồi nữ tu sĩ quay về phía Iđo.
- Chúa phù hộ cho em.


- Các xơ cần phải ăn một chút đã chứ…
- Không, không cần, chúng tôi cảm ơn em, rồi chúng tôi sẽ ăn ở ngoài ga.
Iđo hiểu rằng các nữ tu không được phép ăn ở nhà một “con chiên ghẻ”.
Nàng tiễn các nữ tu ra cầu thang và yêu cầu ông Bôgar tiễn các nữ tu ra ga.


Chiếc xe ngựa kia đã bỏ đi rồi, các nữ tu không cho thuê chiếc khác.


Iđo bước sâu vào trong nhà. Bây giờ nàng đã nhớ lối đi. Phòng đầu tiên là phòng ăn. Có một chiếc bàn lớn và nhiều ghế. Trong phòng lạnh lẽo. Nàng cảm thấy ngạc nhiên vì căn phòng trong có vẻ nhỏ hơn so với trước. Nàng nhìn xung quanh rồi vào phòng khách và thấy ngay trong phòng khách có một chiếc đàn pianô. Cái đàn này cũ hay là cái khác đây? Trong phút chốc nàng không nghĩ đến nữa, nàng chỉ cảm thấy một làn sóng hạnh phúc ùa vào cơ thể. Thế mà vừa nãy ở phòng ăn, nàng cảm thấy hơi khó chịu.


Nàng sẽ sang trái, đi vội đến phòng của mẹ nàng. Nàng mở quả đấm ở cửa thận trọng như là mở cửa nhà thờ. Nàng cảm thấy thành kính.
Bà giúp việc mở to mắt, lặng lẽ đi theo Iđo như một cái bòng. Nàng bước vào phòng, bà lập tức lần tay bật công tắc trong phòng mẹ nàng lên.


Nàng nhìn thấy hai cái thành giường bằng đồng óng ánh bên tường. Cạnh giường, trên tường có treo chiếc ảnh của đức mẹ Maria. Nhưng mầu tường vàng cũ trước kia đã được thay bằng màu hồng sẫm. Những cái ghế và cái tủ cũng đã khác trước. Chiếc đồng hồ đứng có ông lão đánh chuông đã biến đâu mất. Ở chỗ chiếc gương đứng lớn nay được thay thế bằng một chiếc tủ gương. Vải trải giường cũ xưa kia màu xanh lá cây nay cũng được thay bằng vải màu hồng sẫm. Trong phòng thoang thoảng mùi thơm, mặc dù không khí lạnh lẽo. Nàng lập tức nhận ra mùi thơm ở đâu ra. Trên chiếc chậu rửa mặt có tấm kính và ở đó đầy các loại xà phòng kem, sáp. Nàng không nhớ mẹ nàng thích dùng nhiều loại xà phòng, nước hoa như vậy.


Nàng cảm thấy mình đã về cái tổ của mình. Cái giường bên trong, trước kia vốn là giường của nàng khi nhỏ. Nàng ngủ ở đây với mẹ.
- Thím hãy màng đồ đạc của cháu vào đây, thím tên là gì nhỉ?
- Tên tôi là Iulcho – Bà giúp việc trả lời như trong giấc mộng.


- Thím hãy đưa chìa khóa tủ cho cháu
- Chìa khóa tủ ư? Trong đó có quần áo của một cô.
- Cô nào thế ạ?
Đôi mắt của thím Iulcho đảo gấp, như là đứng trước ống kính điện ảnh.
- Cô Erzi ạ - bà ngập ngừng trả lời.
- Cô Erza là ai?


Thím Iulcho lại chớp mắt lúng túng. Thím đưa những ngón tay dầy, đỏ lên vuốt cổ.
- Cô ấy là thư ký – cuối cùng bà nói như là mơ ngủ.


Iđo ngầm hiểu một điều, cha nàng cho cô gái đó để quần áo ở trong tủ này, thì chắc chắn cô ta cũng sẽ ngủ ở đây. Để rồi cha nàng sẽ nói cho cô ta biết, cô ta có thể ngủ ở phòng nào.
- Thế cô Erzi đâu rồi ? – Nàng hỏi và mi mắt cụp xuống.
- Cô ấy cũng đi vài ngày về thăm cha mẹ ở Môhat.


- Vì thế mà trong phòng này lạnh lẽo phải không?
- Thưa tiểu thư, tôi xin đốt lò sưởi ngay đây ạ.
Có tiếng cửa mở, tiếng chân ngoài phòng khách. Rồi một gái giúp việc mặt đỏ phừng phừng chạy vào hỏi:
- Đặt hòm đồ đạc vào đâu hả thím?


Khi nhìn thấy Iđo, cô gái vội vã đến và hôn tay nàng.
- Chúa ban phước cho tiểu thư – cô thở hổn hển nói.
Đôi mắt xanh của cô gái nhìn Iđo sáng lên vẻ mừng rỡ.
- Em hãy đặt xuống đây – Iđo chỉ chỗ, rồi nàng quay về phía thím quản gia hỏi tiếp.
- Trong nhà ta có mấy phòng khách hả thím?


- Có ba phòng.
- Thím hãy mang tất cả quần áo của Erzi sang một phòng khách nào đó, cả các thứ xà phòng, nước hoa trên chậu rửa mặt này nữa. Tôi không ngủ ở trong phòng khách đâu.


Đêm hôm đó, Iđo ngủ một giấc tràn đầy hạnh phúc. Trước lúc đi ngủ nàng cầu nguyện và có khóc đôi chút, nàng nhớ đến mẹ và tưởng tượng rằng mẹ đang bay về trên đầu nàng…
- Ôi, tội nghiệp mẹ nằm ở dưới đất lạnh.


Sáng, nàng sảng khoái tỉnh dậy. Phút đầu tiên nàng hơi ngỡ ngàng vì không nghe thấy tiếng chuông, Rồi nàng sực nhớ ra mình đang nằm đây.
- Đây chính là tự do!...
Nàng ngồi dậy khoác áo trong nhà, và chân xoe đôi dép, nàng đi ra nhà bếp.
- Chúc mừng buổi sáng, thím Iulcho!


Nàng đưa mắt nhìn quanh nhà bếp nhòm vào kho chứa thực phẩm xem còn những gì? Các thứ nằm ở đâu?
- Thím thường phải nấu cho mấy người ăn?


- Cũng tùy tiểu thư ạ - Thím trả lời có vẻ ngập ngừng – buổi trưa thường chỉ nấu cho hai người, còn buổi tối thì tùy theo. Những lúc không có khách thì cũng nấu cho hai người ăn.
Thím trả lời dè dặt, đôi mắt ngần ngại nhìn Iđo.
- Những ai mà hai người hở thím?
- Thì ông chủ và cô Erzi đấy thôi.


Iđo thần người ra nghĩ ngợi, nhưng từ lúc đó nàng không hỏi nữa. Sau khi đi xem xong kho thực phẩm nàng quay lại dặn dò thím Iulcho nấu gì cho nàng ăn trưa.


- Thím nấu cho món xúp cá và bánh ngọt. Nếu như thím và những người giúp việc khác không theo đạo thì tùy theo khẩu vị của mọi người mà nấu, Tôi biết thời gian này không phải ai cũng theo đạo, vậy thì thím cứ nấu ăn riêng. Có bao nhiêu người giúp việc trong nhà ta?


- Chỉ có hai chúng tôi thôi ạ, à không, kể cả cậu Diuri là ba – thím trả lời, mặt bắt đầu lại xanh nhợt.
- Diuri là ai hở thím?
- Là cậu phục vụ trong tiệm ấy.
- Cha tôi trả công cho thím bao nhiêu ?
- Chúng tôi luôn lĩnh tiền công nơi ông quản lý Bôgar.


- Từ giờ trở đi những người giúp việc hãy lấy tiền nơi tôi phát. Bây giờ thím cần bao nhiêu tiền để đi chợ ?
- Vậy…tiểu thư muốn ăn cá thế nào ạ ?
- Nếu xúp thì nên nấu bằng cá trắm hoặc cá nheo. Nếu như cá nheo mà bự quá thì thím hãy mua cá trắm cho tôi.


Cô gái hầu xuất hiện, trong tay xách một xô nước. Cô gái vội vàng đặt xô nước xuống, rồi chạy đến hôn tay Iđo.
Iđo không đồng ý.
- Không phải lúc nào cũng hôn tay đâu, tên em là gì ?
- Là Anna ạ - cô gái trả lời mặt đỏ bừng.
- Em cọ rửa các phòng phải không ?


- Thưa tiểu thư đúng ạ.
- Em hãy quét cho sạch bụi trong phòng khách đi còn các phòng khách chị chưa xem.
Nàng giơ tay vuốt má cô gái, làm cho sự nghiêm khắc dịu bớt.


Khi trở về phòng, nàng thay váy áo và sung sướng ngắm mình trong gương. Nàng chải tóc cuốn thành một cái tháp nhỏ trên đỉnh đầu. Nàng đã biết chải đầu kiểu cách, mười kiểu cách là đằng khác. Tất nhiên khi còn ở trong trường, các cô phải chải lén không cho các nữ giáo sĩ biết. Các cô thiếu nữ trong trường rất buồn, khi phải đồng loạt tết tóc cho mượt. Bây giờ nàng đã là cô gái tự do. Nàng thích kiểu cuộn tóc này, nhưng rồi nàng lại nghĩ, mình chưa hề bước chân ra ngoài xã hội, vậy thì cho tới khi cha nàng nhìn thấy, nàng cứ giữ nguyên như trước đã. Nàng lại dỡ cuốn tóc ra, chải hất tóc cao lên và có một vài món tóc quăn rũ xuống trán.


" Mình sẽ mua cái máy cuốn tóc trước tiên – Nàng hạnh phúc nghĩ – rồi sau đó là váy áo mới, nhiều váy áo đẹp ! "
Nàng hát khe khẽ và người xoay tròn theo nhịp nhạc.


Nàng thay đồ rồi đi xuống cửa hiệu. Cửa hiệu vẫn còn đóng cửa. Ông Bôgar chỉ phát tiền vào buổi chiều hoặc buổi tối mà thôi.
Nàng quay lên và lần lượt đi thăm các phòng.


Từ phòng ăn cánh cửa mở sang phải là phòng khách. Nàng vẫn còn nhớ trong phòng khách có một bộ xalông bọc nhung giả có in hoa rất đẹp, những chiếc ghế cũng vậy. Nền nhung giả mầu xanh, và những bông hoa hồng màu sáng. Bây giờ trong phòng khách đã có sự thay đổi, chuyển hết sang màu xanh và bài trí khách trước. Trên tủ kính là một chiếc đồng hồ đứng mới bằng vàng. Ngoài ra còn có hai lọ cắm hoa trên tủ. Trên tường có một bức ảnh phong cảnh Thụy Sĩ và một bức ảnh đồng bằng trên đó có cối xay gió. Những tấm ảnh này có từ lâu rồi, nhưng bộ đồ gỗ bây giờ đều phủ màu xanh lá cây. Chiếc đàn pianô để góc tường. Chiếc đàn này có từ xưa hay là cũng mới ? Nàng thần người ra suy nghĩ một chút.


" Đây không phải là hãng đàn tốt nhất, nhưng cũng chẳng phải tồi. " - nàng nghĩ thầm.


Phòng tiếp theo là phòng làm việc của cha nàng. Trong đó có một chiếc bàn viết của Mỹ. Cạnh bàn viết là một chiếc ghế dựa bọc da. Trong góc có đặt một chiếc đivăng màu vàng. Trên tường có treo một quyển lịch. Góc phòng có một chiếc tủ kiểu mới. Cánh cửa sau cửa phòng này thông ra cầu thang xuống tiệm, bên ngoài đầu cầu thang còn có một cánh cửa sắt nữa.


Nàng đi ra phòng ăn, vòng ngoài hành lang đến sân trời để đến xem dãy phòng khách ngủ trọ. Từ trên nhà nhìn xuống dưới sân đầy những thùng đựng rượu như nàng vẫn thấy khi bé. Có hai người đàn ông đi ủng đầy bùn, vần những cái thùng ra giếng rửa. Qua cái sân dưới nhà là đến hàng rào bao quanh. Cây trong vườn đều trụi lá vì lạnh.


Phòng trọ của khách đầu tiên, cửa đang mở. Nàng lại ngửi thấy mùi nước hoa ngào nhạt như hôm qua. Nàng nhìn thấy trong phòng có hai cái giường gỗ. Mỗi cái đặt một bên tường. Nàng không thể nhìn cho hết, bởi vì đôi mắt nàng tình cờ dừng lại trên tường, trong ánh sáng mờ mờ đó có một bức tranh lớn, hình một người phụ nữ khỏa thân to bằng cỡ người thật. Iđo bực tức nhìn, trong cuộc đời mình, chưa bao giờ nàng thấy những loại tranh như thế này, đó là bức tranh chép lại bằng sơn dầu nữ thần Venus.


- Thật là gớm ghiếc ! – Iđo cau có nói – thế này mà cha mình chịu được sao ?


Trong phòng có một cánh cửa kính mờ. Nàng mở cửa, thì ra đó là phòng tắm, ở đó có một bồn tắm tráng men màu trắng hồng, bên cạnh có một lò sưởi bằng đồng, mùi xà phòng sực nực. Thế mà nàng không biết nhà mình có buồng tắm ở đây. Nàng quay ra đóng cửa, mở nước, nhảy vào tắm qua loa như một con vịt con, bởi vì nước lạnh quá.


Sau khi tắm xong, nàng còn đi xem phòng khách trọ bên cạnh. Trong đó có một cái giường, vải phủ màu hồng và có rèm che. Trên tường cũng lại có một bức tranh phụ nữ khỏa thân, nhưng đó không phải là nữ thần Venus mà là một nữ thần đẹp tuyệt tên là Tizia.


- Thật là kinh tởm ! – Iđo giận dữ thốt lên – Không hiểu làm sao mà những bức tranh này lại rơi vào nhà mình ?
Phòng khách trọ thứ ba, nàng không buồn qua xem nữa !
Buổi chiều, nàng sắp xếp đồ đạc vào trong tủ. Nàng bỗng nghe thấy có tiếng gõ cửa.
- Mời vào !
Cửa mở, cha nàng bước vào.


Gương mặt cha nàng đầy vẻ lo sợ, hoảng hốt. Đôi mắt dường như to gấp đôi bình thường.
Iđo sung sướng lao đến ôm lấy cổ cha :


- Chúa mang cha về đấy ư, cha dịu hiền tốt bụng của con, chỉ cần cha về với con thôi ! Cha ngạc nhiên phải không ? NGười ta đuổi con. Nào, nào…Cha đừng vội giật mình như vậy, con chẳng làm điều gì độc ác đâu. Có một cô học sinh tội nghiệp nhận một bức thư tình. Con đã không phạt cô ấy mà còn bênh vực. Rồi sau này họ sẽ viết thư báo cho cha. Tất nhiên họ sẽ kết tội con đấy, nhưng sự thật thì chỉ có vậy thôi, con chẳng có lỗi gì.


Nàng lại hôn cha tới tấp.
- Ôi con hạnh phúc quá !
Người cha thả rơi người xuống ghế.
- Nhưng mà…
- Con biết, con biết cha của con nghĩ gì rồi. Cha đừng lo sợ cho con. Con không cần một con rồng canh giữ đâu, dù loại gì cũng vậy. Con đã mười chín tuổi rồi, con sắp thành một cô gái già đấy.


- Cha muốn con trở thành một bà lớn kia mà…- Cha nàng rên rỉ, nhăn nhó cả mặt – ít ra con phải là một nữ bá tước.
- Nữ bá tước ư? Vì sao con lại có thể thành nữ bá tước được, khi mà số phận con không sinh ra như vậy.
Cha nàng bồn chồn lắc đầu. Ông đứng lên.


- Con hãy tha thứ cho cha, nhưng cha cần phải sắp xếp lại đã, bây giờ cha phạt con đây, con phải ngồi trong phòng một giờ đồng hồ…
Và ông bước ra.
Iđo ngạc nhiên khi thấy cha nàng rút chìa khóa cửa mang ra ngoài và khóa lại nhốt nàng bên trong. Nàng nghe rõ hai vòng khóa!


Không đầy mười lăm phút sau, nàng nghe có tiếng chân bước lại gần cửa buồng nàng.
Tiếng gõ cửa.
Iđo nhầm tưởng đó là cô gái giúp việc. Nàng cảm thấy ngượng khi thấy cửa đang đóng, mình bị nhốt. Nàng nói giọng giận dữ.
- Đang bận! Cô muốn gì nào?


- Em chỉ muốn nhìn thấy chị thôi, chị Iđo của em…Có giọng phụ nữ nghe ngọt ngào, hồi hộp. – em đợi ở đây, chờ chị ra nhé.


Iđo nghe giọng nghèn nghẹn có vẻ quen, nhưng vì bất ngờ nên nàng không nghĩ ra đó là ai. Nàng đi lại bên cánh cửa và định nhìn qua lỗ khóa, nhưng rồi nàng lại không nhìn nữa, nàng cảm thấy làm vậy thật là bất nhã, nàng định lên tiếng hỏi tên người khác, thì nàng chợt nhớ ra đó là Ela, Nôra.


Nàng đỏ bừng mặt.
Đó là một việc đáng chán. Nàng đi lại chiếc gương đợi cho vẻ mặt bình thản trở lại.
Nàng cất tiếng hỏi:
- Ai đó, có phải Ela hay là Nôra?
- Cả hau đây !
- Cô hãy mở khóa ra, cha tôi khóa ngoài đấy, cha trêu tôi mà.


Nàng bắt buộc mình nói dối mà không chút hứng thú. Nàng còn chưa hiểu vì sao cha nàng lại đối xử với con gái như vậy.


Cửa mở ra, nàng nhớ đến cái lần gặp cô ta trước đây, vì biết rằng Ela hút thuốc. Hồi ở trường, nàng đã để mặc cho cô ta hút, bởi vì lúc đó nàng còn kinh ngạc, tò mò – nhưng ở đây thì…nàng không phải là bạn chí thiết của cô ta !


Ela xuất hiện với nụ cười từ ngoài cửa, nhưng đôi mắt ngạc nhiệ, lạnh lùng nhìn Iđo.
- Chào chị - cô ta ngập ngừng.
- Chúa ban phước cho cô, Ela – Iđo nói vẻ không thích thú gì.


Bởi vì ngay từ cái nhìn đầu tiên, nàng phát hiện ra tóc Ela đã đổi màu, tóc cô ta trước đây màu vàng giờ màu hạt dẻ, vậy là cô ta nhuộm tóc. Chính xơ Paola đã kể cho nàng nghe ở thủ đô người ta đã nhuộm tóc. Ở trường dòng, họ rất coi khinh những người đàn bà nhuộm tóc. Ela mặc một chiếc váy màu hoa Viôlet tím rất là đỏm dáng và đúng mốt !


Nàng giơ tay cho Ela, nhưng chỉ là cái dúi tay nhạt nhẽo, cho những người mà ta biết người ấy đến với ta chỉ vì tiền.
- Chúa mang cô đến đó ư ? Mời ngồi ! Làm sao tôi lại được hân hạnh cô đến thăm đây ?!
Ela tỏ ra giả dối.
- Thì em nghe tin chị về nhà – cô ta thả người xuống ghế.


- Họ đuổi tôi về - Iđo trả lời ngắn gọn.
Nàng cũng cầm lấy chiếc ghế khac, nhưng nàng ngồi cách xa như là ngồi tiếp một người khách vậy. Nàng chỉ đợi để trả lời các câu hỏi.
Ela đưa mắt dò hỏi Iđo, còn Iđo cựa quậy đôi vai và nói.


- Có một cô học sinh nhận lén một bức thư tình. Bức thư ấy rơi vào tay tôi. Lẽ ra tôi phải nộp cái thư đó mới đúng lệ, nhưng tôi đã không làm thế. Tôi đã chán ghét sự áp đặt vào tâm hồn con người.
Ela, đôi mắt đầy vẻ dò xét im lặng lắng nghe.


Có thể thấy cô ta không hề tin vào câu chuyện Iđo kể. Iđo cảm nhận được đieùe đó, nên nàng càng khó chịu hơn.


Đôi bạn cứ thế hờ hững nói chuyện, Iđo lạnh nhạt ngồi nghe. Nàng dừng đôi mắt trên đôi chân Ela. Đó là một đôi giày cao gót, với tất chân nylông cũng màu da…Nàng chưa bao giờ được xỏ chân vào đôi tất nylông cũng như chưa hề có giày cao gót. Cha nàng chưa cho con gái có điều kiện như vậy…Chẳng lẽ những của này Ela cũng được nhận được từ món đồ của người vợ quá cố của ông nghệ sĩ già ?


Ela vẫn tiếp tục ba hoa, cô ta lại nói rằng cô đang theo học năm thứ hai trường sân khấu, nhưng chỉ cần nghỉ hai ngày về nhà là lập tức bị tụt hậu ngay. Nhưng các học sinh trong trường chung sống lủng củng với nhau bởi vì thực ra họ thuộc nhiều quốc tịch – Trong trường có cả những người Hung, NamTư và Thụy Sĩ… Nói tóm lại đó là một cái tổ đáng buồn đấy.


Cô ta muốn làm cho Iđo vui lên và thích cuộc sống của cô ta. Thỉnh thoảng, cô ta lại đưa mắt kiểm tr.a nét mặt Iđo xem vì sao mà Iđo ưu phiền ? Hay là cô ta đã trở thành cái gai trong tim Iđo ?


Cô ta lại quay về đề tài sân khấu, cô ta muốn được vào dàn ca nhạc của thủ đo, nếu như cô nổi tiếng ở Hung rồi, cô sẽ thửu đi biểu diẽn ở Viên, ở Berlin, sau đó đến Pari, Luân Đôn, rồi sang Mỹ. Ông Pêter rất thích nghe Ela hát, lần nào cô sang chơi cũng được mời hát một hai bài cho khách khứa nghe.


- Tất nhiên, mẹ em luôn đi theo em – cô ta nói mỉm cười.
- Khách khứa gì vậy ? – Iđo hỏi.


- Khách của ông Pêter. Tối nào ông chủ cũng tiếp khách ở đây. Thứ bảy khách đông nhất. Không phải ai cũng dễ thương nhưng thỉnh thoảng cũng có một vài viên sĩ quan đến…tất nhiên họ mặc thường phục. Họ là những người vui tính, tinh quái…


Một nụ cười ranh mãnh lướt qua mắt Ela, cô ta lại im lặng vì cô ta cảm thấy mình đã nói hơi nhiều.
Mắt Iđo mở to.


Lẽ ra nàng rất vui với tin tối tối cha nàng đều có tiếp khách, nhưng khi nghe câu cuối cùng của Ela, nàng chợt hiểu, đó không phải là người khách thân của gia đình. Từ "tinh quái" đã khiến nàng khó chịu. Nàng biết không có các bà trong đám khách này.
Nàng chau mày lại.


Nàng rất muốn biết Ela có gặp chàng trai, con nhà Bôđôky không ? Dù rằng ở đâu cũng được, nhưng nàng lại cảm thấy Ela xa lạ với nàng đến nỗi lưỡi nàng khó mà nói nổi những lời thân thiết ấy.
Ela với tay lấy cái xắc rút ra một cái khăn tay màu xanh bằng vải mịn.


Lần cuối khi em đến thăm chị ở trường ấy. – cô ta vừa nói vừa lau mũi – chị tỏ ra thân thiết với em hơn và lúc đó chị em mình cởi mở với nhau. Chị xưng chị với em và gọi em là em.
Đôi mắt Iđo lại càng lạnh nhạt hơn.


- Tôi không hề cời mở với ai cả - Nàng bình tĩnh trả lời – trong việc này tôi giống như người Ănglê hơn, họ là những người lạnh lùng, chỉ thân thiết với đức chúa Zêsu mà thôi.
Ela xanh mặt lại ,đứng lên.


Cô ta muốn nói một câu gì đó thật cay độc, để có thể cảm thấy thỏa mãn là Iđo đau lòng. Nhưng cô ta đã kịp nén lại.
Từ phòng ăn có tiếng chân đàn ông đi lại gần cửa. Có ai đó ngoáy chìa khóa, rồi cửa mở ra.
Khuôn mặt ông Pêter hiện ra trước cửa.


- Xin chào cháu ! – ông cúi chào Ela một cách lịch sự không ngờ - cháu cần tôi phục vụ gì, Nôra bé nhỏ ?!
Ông chìa tay cho cô ta, khuôn mặt sáng ngời, ông hấp tấp lại gần Nôra.
- Tôi rất vui vì thấy cháu ở bên cạnh Iđo. Các bạn trẻ đã kết bạn với nhau rồi chứ ?


- Mới bắt đầu thôi ạ - Nôra mỉm cười trả lời, - nhưng mà không khí ở trường dòng còn ảnh hưởng…
Cô ta chun mũi lại như đang hít hương thơm phảng phất đâu đó xung quanh.
Ông Pêter cũng lịch thiệp cười :


- Rồi chúng ta sẽ chỉ dẫn cho Iđo. Nào mời Nôra, ở ngoài phòng khách ấm áp hơn ở đây đấy.
Rồi ông lịch sự đẩy cửa cho Ela đi. Ông lùi lại để cho Iđo ra trước ông.
Ela (hay là Nôra) đứng ở giữa phòng ăn – thôi lúc khác nhé – Cô mỉm cười nói.


Và như một nữ bá tước trên sân khấu, cô ta gật đầu chào Iđo.
Ông Pêter tiễn cô ta đến tận cầu thang.
Iđo còn nghe thấy tiếng hai người nói chuyện với nhau một cách trẻ trung, thân mật.
Cô gái này đóng vai trò gì đối với cha nàng ?


Mười lăm phút sau, ông Pêter quay lại, trong tay ông là thư từ và báo chí.
Ông vẫy con gái lại gần.
- Nào hãy vào phòng cha đi.


Iđo không nói lời nào, đi theo cha qua phòng ăn, qua phòng khách vào phòng làm việc của ông, đợi cho ông ngồi xuống bên bàn làm việc. Iđo mới ngồi xuống chiếc ghế bọc da. Nàng nhìn cha chờ đợi.


Đầu tiên cha nàng mở ngăn kéo, lấy ra một điệu thuốc rồi châm lửa hút. Điếu thuốc của ông được cắm trong một cái tẩu vàng.
- Con có hút thuốc không ? – Người cha hỏi và giơ hộp thuốc ra.
- Lạy Chúa tôi ! Iđo kinh hãi nói.


- Con sợ à ? – cha nàng mỉm cười – sống bên cha con có thể hút được. Các bà phụ nữ quí phái thời nay, đều hút thuốc lá như đàn ông vậy.
- Con cám ơn cha, nhưng mà con không thích hút.


Ông Pêter cầm một phong thư bảo đảm mà ông vừa lấy lên. Nhìn con dấu, Iđo biết bức thư đó gửi từ trường dòng. Trên phong bì có in chữ " thư nhanh ".
Ông Pêter chăm chú đọc bức thư, sau đó nhún vai :
- Vậy là chúng ta đã kết thúc câu chuyện ở đó. Bây giờ con muốn đi đâu nào ?


- Con ở nhà thì phiền cho cha lắm sao ?


- Phiền đấy ! Con sẽ quấy rầy cha, chứ còn với con thì chẳng sao cả. Con có thể thấy trong nhà ta không có người phụ nữ quí phái nào. Cửa ra vào và cửa hiệu. Trong sân thì toàn là thùng rượu, và những người làm công. Cha có hàng triệu các công việc bận rộn khiến cha không thể ở bên con được, vả lại còn hội bạn đàn ông của cha nữa chứ. Hầu như ngày nào cũng có những người khách lạ đến, Tiệm rượu rất cần những người khách mua rượu, vì vậy ở đây mọi việc xoay đảo.


Ông nói chuyện vẻ thờ ơ như nói chuyện với cái đầu gối của ông vậy.
Rồi ông nhìn con gái.


- Sáng nay con lẩn quẩn vào bếp làm gì vậy ? Con không có việc gì trong bếp cả ! Chúng ta không thể hà tiện trong chuyện ăn uống được. Con không phải được sinh ra để vào sống trong khí ga nhà bếp. Sau khi cha ch.ết, con sẽ là một triệu phú. Cha đã định rằng một khi đã đưa con ra khỏi trường dòng thì sẽ đem con đến một tòa lâu đài kia. Nhưng trong thành phố này không có lâu đài. Cha còn chưa thăm dò được ở xa hơn. Nếu muốn có một chàng trai cao sang cưới con làm vợ thì con không thể nào ở trong nhà có mùi những thùng rượu được, vì vậy mà cha đã phải cố tìm cho con một bà bạn quí tộc ở bên con, để chăm nom, dìu dắt con…


- Con không cần có người kèm bên cạnh
- Không cần ? Con nghĩ thế nào nếu con tiếp những người đến tìm hiểu con ? Một cô gái có học thức, giàu có…Ở trong trường dòng cho phép một cô gái trẻ, cao quí được tiếp đón các chàng trai một mình sao ?
Iđo đỏ mặt.
- Con không nói thế cha ạ.


- Sự thật đòi hỏi thế đó ! NGười ta dạy con tiếng Latinh, tiếng Hylạp, vật lý, hóa học…nhưng người ta lại không dạy khi người đàn ông đến chơi,con cần phải cư xử thế nào, nói chuyện gì ? Đó không phải là môn học. Lẽ ra trong trường nữ học, đây phải là môn học chính mới phải ! Con ngạc nhiên vì phòng khách và phòng ăn có sự thay đổi đồ gỗ phải không ? Bởi vì đối với cha như vậy thích hopự hơn. Hàng ngày, cha phải ngồi ở đây, nếu có khách đến mới tìm cha, thì đầu tiên người ta phải tìm hiểu cửa hàng đã. Sau đó cậu giúp việc sẽ dẫn khách qua đây. Nếu khách đặt mua hàng ít thì cha mời họ ngồi ngay tại đây. Còn mua hàng nhiều, cha mời sang phòng khách, vì vậy phòng khách phải hợp thời trang hơn. Con hãy để nguyên đồ đạc này. Ngòai ra, con có thể sắp xếp lại trật tự trong phòng con, nếu con muốn.


Ông nhún vai, vẻ trầm ngâm nhìn vào góc nhà.


- Cha cũng không biết, cái gì sẽ đến nữa ?! Cha luôn để tâm tìm kiếm cho con một người bạn tốt, nhưng con chỉ được phép lấy một người tử tế chứ cha không muốn con lấy những con nhà thường dân. Họ chỉ cờ bạc rượu chè cho đến hết của, chứ họ không chú ý gì đến gia đình. Có một lần cha đi xem ở nhà hát, hôm đó người ta diễn một vở nội dung là người cha đã mang một chàng trai trẻ vào xem mặt cô gái khi cô ta còn ở trong trường dòng.Cha cũng định làm thế đấy.


- Đó không phải là một chuyện bình thường.


- Nhưng có thể ! Cha đã định tìm cho con một nơ ở tốt đẹp hơn ở đây, để rồi có một chàng trai quí tộc đến tìm hiểu…(ông phẩy tay). Bây giờ chúng ta cũng chưa nên nói chuyện đó vội. Con hãy đi sắp xếp lại đồ đạc trong nhà. Nhất là dọn dẹp phòng riêng của con. Con hãy đi may váy áo mới, mua sách vở, mua nước hoa, mua giày tất. Cha không biết, con cần gì nữa ? Con cứ đi mua. Đây, cha đưa con một nghìn cuaron để con thoải mái mua bán. Chờ đã, có lẽ tốt hơn đưa con tiền lẻ, bởi vì không phải cửa hàng nào cũng có tiền trả lại hàng nghìn.


Ông thò tay vào cái ngăn kéo – đây, à, có tám trăm tiền lẻ…Không chỉ có bảy trăm thôi. Với số tiền này con cũng có thể mua được nhiều thứ rồi. Nếu như con trót mua nhiều hàng hơn tiền, thì con cứ nói tên cha ra. Với tên của cha, con có thể đặt mua được cả đường phố đấy. Con hãy tìm thuê cho con một cô hầu thích hợp, nếu con cần gì cho một cô gái đã lớn thì con cứ làm nhé.


Đêm hôm đó Iđo ngủ rất tí. Nàng tưởng tượng ra toàn những điều tốt đẹp. Nàng trù tính xem ngày mai nên dọn dẹp,sắp xếp và mua bán thế nào ? Đêm đó có lẽ là đêm hạnh phúc diu nhất của nàng dưới mái nhà cha mẹ đẻ.
" Tự do, tình yêu ! "


Nàng cảm thấy mình tự do như một viên bi lăn tới bất cứ nơi nào cũng được. Còn trong thế giới này, tình yêu trong trắng như những bông hoa xếp trong chợ hoa, muốn có chỉ việc giơ tay hái lấy.


Đầu tiên cần phải tìm đến hiệu thuê người làm đã, nàng sẽ chọn một cô gái nào đó hình thức sạch sẽ dễ ưa, cô ta sẽ đi theo nàng mỗi khi nàng đi mua bán hoặc đi chơi.


Thành phố hôm nay hơi nhiều sương mù, những viên đá lát đường ướt đãm và phủ một lớp bùn mỏng. Rất nhiều phụ nữ ra đường để đi mua bán. Người ta mua thịt, khoai tây, bắp cải. Các cửa hàng thực phẩm ở góc phố nào cũng có. Còn phiên chợ ngoài trời, buổi sáng ngai ngái mùi bùn và mùi hỗn tạp. Những chiếc xe ngựa đủ các loại bằng gỗ, do những người nông dân đi ủng da ngựa đánh đến. Tất cả mọi người ở các vùng quê cũng đến họp chợ. Ngoài đường toàn những người lạ, những cửa hàng bẩn thỉu, những tủ kính đầy bụi.


Tất cả khung cảnh đó đã khiến Iđo có cảm giác ghê ghê. Nàng thấy sợ vì đi có một mình, không có người nào đi bên cạnh. Mỗi khi nàng dừng chân đứng ngắm một tủ kính nào đó, nàng lại phải tự động viên mình, đây là thành phố nơi quê hương nơi nàng được sinh ra. Bây giờ, nàng là con người tự do, nàng muốn làm gì tùy ý kia mà.


Một người trai trẻ có cái trán cao và mặc bộ đồ xám nhìn thấy Iđo bỗng dừng lại như là quen biết. Iđo nhìn anh ta vẻ phân vân, nhưng rồi anh ta lại nghiêm mặt đi tiếp.


Ở chợ, Iđo tìm đến cửa hàng đăng ký thuê người, nhưng vừa lúc đó nàng nghe thấy tiếng chuông trong nhà thờ vang lên. Nàng vội bước vào phòng cầu nguyện của nhà thờ :
" Là trang sức của bầu trời
Là bài ca của trái đất
Phụ nữ Hungari… "


Nàng nhớ lại thuở bé nàng đã vào đây, phía sâu trong nhà thờ có một lá cờ treo ở trên cao : Trên lá cờ, có chân dung một bà thánh. Thẳng cán cờ nổi lên một cây thánh giá mạ vàng. Đứng ở ngoài này, tất nhiên không thể nhìn thấy lá cờ đó. Nhưng đi sâu vào trong thì nàng không dám, bởi vì bây giờ nàng là người lạ. Buổi lễ Misa đã gần kết thúc. Nàng ngồi lên ghế gỗ sau lưng một phụ nữ trẻ đội mũ da hải ly màu đen.


" …như là nữ thần hộ mệnh
Chúng ta tiếp tục sống như mẹ hiền của chúng ta… "


Nàng chắp tay cầu nguyện. Nàng chợt để ý thấy cô gái đội mũ da cúi rạp người bất động trên quyển kinht hánh, hai tay cô ta chắp vào nhau để dưới trán. Nàng chăm chú theo dõi xem có phải cô ta ngủ không, hay là cô ta chỉ cầu nguyện ? Tai sao mũ của cô ta bằng da hải ly mà chiếc xắc đeo tay của cô ta lại không phải bằng da hải ly, nó bằng một loại da rẻ tiền như kiểu da chó có vẽ màu đen.


Cô gái đội mũ da hải ly ngẩng đầu lên. Cô lấy khăn tay ra khỏi xắc và lau măt. Iđo nhìn thấy cô ta khóc. Khi Iđo bước ra, các cửa hàng lớn đã mở. Ở trung tâm thành phố này có hai cửa hiệu đồ gỗ, một cửa hiệu sách, cửa hàng đồ ngọt, cửa hàng đồ trang sức, cửa hàng bán đồ dùng phụ nữ, cạnh đó là cửa hiệu mũ. Ở thủ đô các cửa hiệu cũng có tủ kính trưng bày ra ngoài đường phố thế này chứ gì ? Iđo thú vị đi dọc phố một lượt nhìn những chiếc áo, váy thêu, các loại cổ áo một mới. Ở một góc có bày chiếc ô che nắng bằng lụa màu xanh lá cây, nàng nhìn tất cả.


Ở cửa hàng đồ gỗ, nàng đặc biệt chú ý đến một chiếc bàn viết. Ở cửa hiệu sách nàng vui sướng khi thấy ở đó bán đầy tiểu thuyết. Nàng vui mừng, thầm nghĩ nếu chỉ mua một quyển sách còn quá ít, rồi nàng sẽ mua mười quyển và cho người hầu mang về nhà sau.


Đứng ở cửa hàng bán đồ trang sức, nàng thấy thích những dây chuyền vàng có mặt hình đức mẹ Maria đúc nổi. Một cái vòng đeo tay đập vào mắt nàng khiến nàng mê mẩn. Đó là chiếc vòng vàng đánh theo hình chiếc móc xích nối với mau. Ở những chỗ nối, được bàn tay người thợ kim hoàn làm rất tinh xảo. Chỗ cái chốt bấm của vòng cũng là hình một cái nhà nhỏ xíu hình vuông, trên có điểm năm viên kim cương nhỏ. Vòng đeo tay trông thật tuyệt mỹ, lấp lánh ánh vàng trong một nền lụa màu xanh nước biển.


Trong tủ kính còn lấp lánh những chiếc đồng hồ và các chân nến bạc, nhưng Iđo chỉ mê mẩn ngắm vòng đeo tay. Nàng đã tính rằng nàng sẽ mua ba dây chuyền có đúc nổi hình Maria để gửi về trường dòng làm kỷ niệm cho Fozeko Bôris, Zôlan và Xơ Paola, đó là những người mà nàng thân thiết nhất trong suốt thời gian sống ở đó. Còn cái vòng đeo tay , nàng sẽ mua cho mình. Cái chốt bấm của chiếc vòng khiến nàng rất mê. Cuộc đời nàng luôn bị giam hãm trong căn nhà nhỏ, giờ đây chìa khóa căn nhà đã rơi vào tay nàng. Nàng sẽ mở cửa căn nhà đó ra khi nào nàng muốn. Không hiểu chiếc vòng có đắt không ?


Vừa lúc đó, ở phía trong quầy hàng, xuất hiện người chủ quầy, một người đàn ông Do thái để râu quai nón. Ông ta còn trẻ, tóc nâ, thân hình nhỏ như trẻ con đang cúi người xuống và lấy từ trong tủ ra hai cái đồng hồ bằng bach.


" CŨng cần phải có một cái đồng hồ nữa " - Iđo suy nghĩ – " nhưng trước tiên, mình phải về hỏi cha mình trước mới được, chắc là hợp đây "
Nàng quay người, vội vã đi đến cửa hàng đăng ký thuê người.


Trong cửa hàng có khoảng bảy người phụ nữ đang chờ có người đến thuê. Giữa đám họ, có hai người trang phục khá sang trọng. Một người có gương mặt ốm yếu, héo hon, mặc áo khoác đông. Còn người kia trẻ hơn, nom cô ta nhiều nhất chỉ khoảng mười bảy tuổi là cùng, nét mặt vui vẻ, trang phục đẹp đẽ, ở cổ áo thõng xuống hai cái đuôi cáo. Chắc chắn, cô ta nhận quà đó từ một người phụ nữ giàu có.


- Tôi muốn thuê người giúp việc – Iđo quay sang bà chủ hiệu nói.
Đôi mắt nàng nhìn vào cô gái có hai cái đuôi cáo. Cô ta có khuôn mặt hiền lành, dễ chịu, vai cô ta hơi rộng một chút, nhưng mớ tóc cô được chải mượt túm lại sau lưng, trông hình dáng bề ngoài cô ta có vẻ ngoan đạo, dễ gần.


- Cô gái ấy đang tìm việc làm – người chủ hiệu chỉ tay vào cô gái mà Iđo đang nhìn – xin mời tiểu thư chọn lựa.
Rồi bà chăm chú theo dõi nét mặt Iđo.
Iđo quay sang cô gái hỏi :
- Cô đã từng giúp việc ở những nhà quí tộc chứ ?
Cô gái đứng lên vẻ nhẫn nhục.


- Thưa tiểu thư, con toàn làm cho những nhà giàu có, sang trọng thôi ạ. Con xin hôn tay tiểu thư, nhà cuối cùng mà con vừa phục vụ là nhà ông lớn Kôrôsy.
- Cô theo đạo gì ?
- Con theo đạo thiên chúa, thưa tiểu thư.
- Cô muốn bao nhiêu tiền lương ?


- Nhà ông lớn Kôrôsy trả con mỗi tháng hai mươi nhăm cuaron, con xin hôn tay tiểu thư.
- Tôi có thể trả cho cô nhiều hơn số tiền đó nếu như tôi thấy cô đúng là một cô gái tốt nết.
- Ồ, thưa tiểu thư…kẻ hèn xin hôn tay tiểu thư.


- Nhưng mà trong tháng đầu tiên tôi cứ để hai năm cuaron thử đã nhé, tên cô là gì ?
- Tên con là Anna Janchik, xin phục vụ tiểu thư hết lòng.
- Cô có thể đi với tôi luôn chứ Anna ?
- Con đi được ạ, còn đồ đạc của con…con sẽ đưa đến địa chỉ nào ạ ?
- Cô biết nhà của ông Ô.Pêter chứ ?


Nét mặt cô gái thoắt biến đổi như bị phù phép vậy cô ta đưa đôi mắt nghi ngơ fnhìn Iđo.
- Con không thích đến đó đâu.
Iđo ngạc nhiên
- Vì sao ?
- Điều đó tiểu thư cũng biết đấy, sao lại không !
Và cô ta quay sang các cô gái khác nháy mắt, họ cười rộ lên.
- Sao lại…


Iđo đưa mắt khó chịu nhìn cô gái. Nhưng bà chủ hiệu tưởng rằng nàng không thích cô gái đó.
Iđo lạnh lùng nói với bà chủ hiệu :
- Tôi sẽ tự chọn lấy người hầu cho tôi, nhưng với cô này thì không thể được.


- Con cũng không đến phục vụ tiểu thư đâu, thưa tiểu thư. – Cô gái cười nói rồi ngồi xuống bên các cô gái khác. Đưa mắt vẻ chờ đợi nhìn ra phía cửa.


Có cô gái mặc bộ đồ đen bước vào hiệu, cô ta nom trẻ hơn Iđo, khuôn mặt cũng gầy nhỏ hơn. Trên đầu đội chiếc mũ da hải ly, trong tay đeo cái xắc bằng da chó sơn màu đen.
Bà chủ hiệu nhã nhặn nói với Iđo :


- Rồi tôi sẽ gửi người hầu đến cho tiểu thư sau. ( Bà cầm cây bút lên, cúi xuống bên quyển sách) – nhà ông Ô.Pêter…


- Bà hãy chọn cho tôi một cô gái thật thà, tốt bụng – Iđo đọc địa chỉ cho bà ghi, và đưa mắt nhìn cô gái đội mũ da hải ly – cô ta là người Hung và theo đạo thiên chúa. Ngoài ta không cần bắt buộc điều kiện gì nữa chỉ cần …tôi thấy hợp với tôi.


Cô gái hầu Anna còn nhìn theo chân Iđo ra cửa, cười mỉm vẻ mai mỉa.
Iđo vuằ đi được một quãng thì nghe tiếng thở hổn hển và có một giọng nói yếu ớt phía sau :
- Xin lỗi tiểu thư…
Iđo quay lại :
Cô gái đội mũ da hải ly đứng trước nàng, khuôn mặt đỏ bừng vẻ vội vàng, hồi hộp.


- Xin lỗi tiểu thư vì em đã gọi tiểu thư giữa phố này…nhưng em bà chủ hiệu nói tiểu thư muốn tìm người giúp việc…Tên em là Nođi Iđo…Có giấy chứng nhận dạy trẻ…
Iđo mỉm cười :
- Nhưng mà tôi…


- Em biết – cô gái nói vội vàng – nhưng em không còn cách nào khác nữa…( đôi mắt đầy đau khổ của cô nhìn xuống một giây ). Em không có quyền lựa chọn công việc. Em chỉ cần được phục vụ những người trong sạch thôi…
Đôi mắt cô ta đã rưng rưng lệ.
Iđo đưa tay ra nói :


- Đừng có quá xúc động thế, em đã ăn sáng chưa? Hãy vào trong tiệm giải khát đi, ở đó nói chuyện tiện hơn.


Đi ngược về phía hai cô gái, có hai người đàn ông say lảo đảo đi ngay dưới lòng đường. Cả hai người đều rách rưới bẩn thỉu, như là vừa ngủ trong xe chứa rác chui ra. Một người to lớn như con voi, ria mép đã đốm bạc, mặc chiếc áo khoác ngoài màu xám vá víu. Người kia mặc một chiếc áo da cũ đã rách, người gầy gò, đôi mắt kép màng đỏ, kép lê bước trên chân trái, ống quần của ông ta rách tươm, bẩn thỉu, đầy bùn. Nhưng cả hai người đều rất phấn khởi. Họ khoác vai nhau nhảy múa, đứng cách họ chừng một mét vẫn còn ngửi thấy hơi rượu nồng nặc.


- Tôi rất ghét những người say rượu – Iđo nói.
- Em kinh tởm họ - cô Iđo kia cũng hưởng ứng, đồng tình.
Họ đi quá sang bên kia đường rồi quay nhìn lại. Người đàn ông to như con voi đã lăn kềnh ra đường, còn người bé hơn đang ra sức kéo ông ta lên.
- Đứng dậy đi nào,chiến hữu.


- Bạn đẩy tớ ngã đấy – ông voi buồn bã rên rỉ.
- Làm gì có chuyện ấy. Đứng lên nào!
- Nhưng tớ biết là bạn đẩy tớ mà, hãy vúi xuống đây mà nhìn tớ.


Những người đi qua đường nhìn họ cười. Có một bà mặc váy ngắn màu đen, nhăn mặt khinh bỉ khi đi qua họ, bà ta cúi xuống nhổ nước bọt.
- Bạn đẩy tớ mà – ông to lớn như voi vẫn rên rỉ.
Hai cô gái đẩy cửa tiệm giải khát bước vào.
Iđo gọi cà phê cho cô gái đội mũ da hải ly.


- Cả bánh ngọt nữa nhé – Nàng vui vẻ nói thêm với hầu bàn.


Cô gái đội mũ da hải ly như một con chim bị bão hất ngã. Vừa uống cà phê vừa kể cho Iđo nghe sự khó khăn gian khổ của cô thế nào khi theo học lớp sư phạm dạy trẻ. Bố của cô là thợ sữa chữa đồng hồ, nhưng mắt ông đã kèm nhèm không nhìn rõ. Mẹ cô là thợ may, thợ giặt, thợ cọ rửa...bà làm tất cả để kiếm bánh nuôi gia đình. Ở nhà còn một cô em gái mười tuổi. Bố mẹ cô hy vọng rằng khi cô đã tốt nghiệp có bằng rồi, họ sẽ về làng sinh sống. Nhưng mà trong thành phố có nhiều gia sư đến nỗi cô không thể tìm được việc làm. Cuối cùng, sau nhiều tin rao trên báo, cô được nhận làm gia sư cho gia đình ông Kossa. Ông chủ là người bảo vệ cho một quầy gửi tiết kiệm. Ông là bố của bốn đứa trẻ con. Họ đón tiếp cô gia sư với một không khí dễ chịu, lịch thiệp, đặc biệt là ông chủ nhà. Khi bọn trẻ con đi ngủ, ông chủ nhà quan tâm đến mức nửa đêm cũng mò vào phòng trẻ. Đó là đêm thứ hai khi cô vừa đến, thấy ông sờ soạng, cô kêu lên thì ông nói:


- Suỵt, đừng sợ, em thân yêu.


Cô kinh hoàng và ngày hôm sau đi tìm việc ở nơi khác. May mắn sao cô tìm được một đôi vợ chồng đã có tuổi. Cô cần phải dạy dỗ cô con gái mới mười ba tuổi của họ. Khi cô đã chuyển đến đó ở thì mới biết hai vợ chồng người chủ còn có một cậu con trai đang học trường luật nuwax. Một ngày chủ nhật cả gia đình đi ăn cơm khách, người hầu kẻ ở đi chơi hết, chỉ có mỗi cô ở nhà.


Bất ngờ cậu con trai học luật trở về nhà, vào phòng cô khóa cửa lại.
- Cũng may là em đang mở cửa sổ...
Cô gái mỉm nụ cười buồn bã nhưng tự hào nói vậy với Iđo.


Mới có hai năm mà " đã chuyển đến bảy - tám chỗ". Có chỗ bà chủ kiêu ngạo quá, bà bắt cô phải ăn trong bếp cùng với kẻ hầy người hạ trong nhà. Chỗ khách thì ông chủ toàn trở về nhà khi say rượu. Chuông reo chẳng ai chịu ra mở cửa, cô là người phải ra.


Một lần cô thấy trên sân gia Buđapest có một bà lớn đeo khuyên tai vàng, dây chuyền vàng gọi cô và bảo cô có muốn đến làm một chỗ cực tốt đối với các cô gái mới lớn không? Cô đã ngây thơ nhận lời. Cô đã tìm đến chỗ cực tốt đó. Cũng may, chỉ sau mười lăm phút trong nhà cô đã hiểu và cô gập cửa sổ nhà chứ, kêu cảnh sát ầm lên. Nếu ma flúc đó trên đường tình cờ không có người cảnh sát nào, thì cô đã không biết cái gì xảy ra đến với cô nữa?...


Cô gái khóc nức nở, còn Iđo cũng rưng rưng nước mắt, nàng mỉm cười hay buồn rầu theo câu chuyện cô gái kể. Cô gái vừa kể vừa ăn bánh ngọt, uống cà phê một cách ngon lành.


- Em không muốn thành thứ giẻ rách ở thế giới kinh khủng này! - Cô nói vẻ mặt quyết liệt. - Làm nghề gia sư thì bất cứ người đàn ông nào cũng coi rẻ chúng em. Em đã có kinh nghiệm là không bào giờ nhận làm cho nhà ai nếu như em không biết gia đình ấy thuộc loại gì? Nhất là em phải có phòng riêng để em có thể chốt bên trong. Bây giờ em chỉ muốn tìm một chỗ làm nào đó có toàn đàn bà, con gái. Em sực nảy ra ý nghĩ: em sẽ tìm đến xin gặp văn phòng Bộ giáo dục và em sẽ đưa trả họ cái bằng tốt nghiệp của em rồi nói: " các ngài phát bằng cho tôi làm gì nếu như không xếp cho tôi một chỗ dạy học trong trường công!"


Cô gái van nài iđo hãy nhận cô vào làm người giúp việc. Cô sẽ không ngại việc gì hết, chỉ cần có lương đủ sống mà thôi. Ít ra đến khi nào cô xin được dạy học ở một trường công nào đó.
- Ôi, giá như mà em có thể làm để tự nuôi sống mình!...


iđo cảm thấy kinh sợ khi nghe những lời nói của cô gái không may này, nhưng điều hấp dẫn nàng nhất là những hành động tự bảo vệ mình của cô gái. Có thể thấy trong đôi mắt cô một tâm hồn giàu nghị lực.


Trước khi trả tiền cho tiệm, nàng đẩy đến trước mặt cô gái tờ một trăm cuaron, và nói với đôi mắt ấm áp.


- Tôi xin em hãy nhận món quà nhỏ này, không phải là sự bố thí mà như là tình cảm ruột thịt. Tôi không thể làm chủ của em được, nếu em ở với tôi, tôi không thể coi em như đầy tớ được. Em hãy dùng số tiền này đi đến Bộ giáo dục và hãy nói với họ những điều như em đã nói cho tôi nghe.


- Chỉ một phần tư số tiền này thôi cũng đủ cho em rồi, ít hơn nữa cũng được - cô gái lắp bắp nói đôi mắt đẫm lệ vẻ biết ơn - Lạy chúa tôi, thì ra trên thế gian này còn có nhữngngười tốt.
Cô gái đẩy tiền lại cho Iđo.
- Xin lỗi chị, em không thể nhận ngần này.


- nhưng em cần phải nhận. Tôi rất bướng đấy, rất ương bướng. Từ khi tôi còn bé, mọi người đã nhận xét về tôi như vậy. Tôi sẽ không cho em đi, nếu như em không nhận tiền, niềm vui của tôi sẽ mất hết, em hãy nhận đi.
Nàng hôn cô gái khi họ chia tay nhau.


Buổi trưa, nàng đi dạo trên cách quảng trường lớn, đường phố chính và ngắm mọi cửa hiệu. Nàng không mua gì cả, bởi vì trong đời mình, nàng chưa bao giờ tự mua sắm gì. Nàng lại càng cảm thấy không quen khi mua cái gì cho riêng mình. Cũng do nàng sợ mình không có kinh nghiệm mua bán, vì thế nàng thấy gò bó lo lắng. Nhỡ cha nàng bảo nàng hoang phí thì sao?


Nàng chỉ vào hiệu sách. Nàng cũng đã từng được các nữ giáo sĩ dẫn vào hiệu sách. Nàng mua một vài quyển sách nhạc, tiểu thueýet của Iôkoi Môr, một quyển sách của Mak Tuên bằng tiếng Đức, một quyển sách tiếng Pháp có nhan đề : " Những câu chuyện nghị viện" của Victo Huygô. Nàng chưa bao giờ đọc sách của hai nhà văn trên. Trong trường người ta chỉ dạy cho học sinh biết tên các tác giả và tác phẩm mà thôi. Hàng ngàn tên sách, nhưng học sinh không bao giờ được nhìn thấy dù chỉ là một quyển.


Chủ hiệu sách, một người đàn ông Do Thái có đôi mắt đen hơi lồi, ông ta lịch sự đặt những quyển sách đó lên bàn và hỏi sẽ gửi đến số nhà nào?
- Tôi sẽ tự mang về - Iđo nói.


Khi còn ở trường, nàng đã biết về nhiều phong tục đặc biệt của dân Do Thái qua lời các nữ giáo sĩ đã có dịp tiếp xúc với vài cô gái Do Thái kể. Các cô gái Do Thái này luôn tỏ ra dè dặt kiêng cữ khi ở lại làm khách người khác. Một lần, nhân ngày lễ phục sinh, các cô gái Do Thái đã tỏ ra kinh tởm khi nhìn thấy món ăn ngày lễ của người Hung.


Iđo tự mang lấy sách, để cho những người Do Thái khỏi bước vào ngưỡng cửa nhà mình.
Nhưng khi nàng vừa vào cổng, bất giác nàng giật nẩy mình khi nhìn thấy trong sân nhà nàng có năm người Do Thái. Cha nàng đang lịch thiệp tiếp chuyện họ.


Nàng lên nhà, ngỡ ngàng trước những thay đổi: trong phòng ăn, nàng nhìn thấy bộ đồ gỗ của phòng khách. Phòng khách, chỉ còn mỗi cái đàn dương cầm. Buồng ngủ của nàng, một cái giường đồng và cái bàn nhỏ đầu giường đã chuyển đi đâu mất. Sàn nhà đầy vết chân ngang dọc. trên cửa sổ có một cô gái mặc váy lót hồng đang lau chùi cửa kính. Đôi giày cao cổ buộc dậy của cô để trên mặt sand, cô đi một đôi tất dài. Còn cái váy đen mặc ngoài và cái áo khoác của cô ta vứt ở trên giường.


Cô ta có đôi mắt đen nhìn ngây ngô, dò hỏi, như người thủy thủ giương buồm hỏi thuyền trưởng đã ra khơi được chưa?


Có thể thấy rõ cô ta không phải là cô gái nông dân, nhưng cũng thuộc loại con nhà lao động. Iđo chưa nhìn thấy cô ta lần nào. Cô gái không chào Iđo, mặc dù nàng bước gần đến sau lưng cô hỏi:
- Cô là ai?
Cô gái không trả lời. Cửa sổ đã sạch bụi, cô ta đóng cửa kính vào.


- Cô không nghe thấy à? - Iđo hỏi tiếp - cô đến đây làm, hay la fngười ta chỉ gọi cô đến giúp thôi?
cô gái dường như không nghe thấy, cũng chẳng quay mặt lại. Cô đóng hết các cửa kính lại, sau đó cúi xuống rửa đôi bàn tay đỏ ửng vì lạnh vào xô nước, rồi xỏ chân vào giày.


- Nói to cô mới nghe thấy sao? _ Iđo hỏi giọng to hơn.


Cô gái vẫn không trả lời. Cô như giật mình khi chợt thoáng thấy Iđo, cô vội vớ lấy chiếc váy và chiếc áo khoác ở giường. Khi cô gái đã mặc váy áo vào chỉnh tề, non cô ta có vẻ xinh hơn hẳn! Cô gái khoảng mười bảy tuổi, người sạch sẽ, khuôn mặt tròn đầy, dưới cằm có ngấn mỡ. Đôi mắt của cô mở to màu đen, một đôi mắt bình thản ngây ngô, dưới đôi long mày đen, rậm. Đôi môi của cô mọng, đỏ như là người vửa ăn phải ớt cay.


- Xin tiểu thư tha lỗi - cô nói, mỉm cười.
Giọng của cô ngọng nghịu khó nghe như người ngắn lưỡi.
- Cô làm ở đây ư? - Iđo hỏi
Cô gái nhìn chăm chú vào mồm Iđo.
- Con mới đến hôm nay - Cô cố phát âm được câu đó.
Cô gái thu dọn giẻ lau, chổi quét bụi.


- Còn cái sand phải lau sạch nữa chứ? - Iđo nói to.
Cô gái không trả lời, vội vã đi ra.
Anna bước vào phòng. Làm cử chỉ như định cúi xuống hôn tay Iđo, nhưng rồi cô chợt nhớ nên dừng lại, mặt đỏ lên:


- CÒn lau sàn nữa chứ - Iđo phàn nàn, tôi đã nói với cô gái ấy rồi mà...cô ta có bị tâm thần hay bị điếc không!
- Cô ấy bị câm điếc, thưa tiểu thư. Hôm nay ông chủ mới thuê cô ta về để hầu hạ tiểu thư đấy. Tên cô ta cũng là Anna, bà quản gia gọi cô ấy là Panni.
- Hầu tôi hay cô Erzi?


- Phục vụ tiểu thư ạ. Cô Erzi không quay về đây nữa. Hôm nay ông đã gửi đồ đạc của cô ấy về quê rồi, cả cái đám xà phòng, kem, nước hoa ấy nữa, của cải của cô gái mảnh dẻ ấy không còn rớt lại đồng xu nào đâu.
Iđo im lặng.


Tiếng chuông nhà thờ điểm mười hai giờ trưa vang lên. Iđo đưa tay làm dấu, mắt nhìn lên bức ảnh mẹ Maria. Cũng trong phút ấy, nàng bỗng nghe có tiếng giận dữ của cha nàng dưới sân, tiếng gầm lên rung cả nhà.
- Đầu óc của ông chỉ nghĩ được có thế thôi! Thật đúng là...


Sau đó là một tràng tiếng chửi rủa cả đức chúa Zêxu khiến IĐo rùng cả mình. Nàng rùng mình như có người chọc gai vào đúng màng nhĩ. Khuôn mặt tái xanh, nàng bước lại bên cửa sổ. Đúng là cha nàng đang chửi mắng một người đàn ông đeo tạp dề bằng da. Người này đang chỉ tay vào chiếc thùng rượu.


Iđo nhắm mắt lại.
Nàng đau lòng khi nghe thấy những tiếng chửi rủa thô tục, động đến cả đức chúa, mà người đó lại đúng là cha nàng!...
Chưa đầy mười lăm phút sau, nàng nghe thấy tiếng chân của cha bước trong phòng khách.


- Thế nào, con thân yêu, - ông vui vẻ chào nàng. - con đi chơi, những đâu mà lâu thế? Sao thế này, con không bị ốm chứ?
- Con chỉ...
- Thế con đã đi đâu? Con mua sách gì? Con sắm gì nào?
- Con chỉ mua được ba cuốn sách thôi - Iđo trả lời cha mà không dám nhìn thẳng vào ông.


- Chỉ ba cuốn sách thôi ư? Thế còn váy áo? Còn đồ gỗ và các thứ khác con cần nữa chứ?
- Con còn nhiều thời gian cha ạ/.
- Con bị ốm rồi, con gái ạ, cha mời bác sĩ nhé.
- Không, không đâu ạ, qua khỏi ngay thôi ạ.
_ thế thì con ra đây, hôn cha đi và ngồi vào bàn, chúng ta sẽ ăn trưa.


Chưa bao giờ ông Pêter lại nhận từ con gái một cái hôn lạnh nhạt đến thế. Bữa ăn trưa chỉ có hai bộ đồ ăn. Ông Petêr vui vẻ nhai, luôn miệng chuyện trò.
Iđo hầu như không ăn được là bao và không dám nhìn vào cha nàng.
Cha nàng nói liên tục:


- Cha đã lấy một chiếc giường ở trong phòng con đấy, con thấy không? Đấy là chiếc giường của mẹ con. CÒn chiếc giường kia là giường của con hồi bé đấy. Con cứ việc ngủ ở đấy, nếu con thích. Cha hy vọng rằng con vẫn nằm vừa mặc dù con đã lớn. Mẹ con cũng ưa thích chiếc giường của bà lắm. Nếu như mà mẹ con còn sống, chắc chắn bà không muốn đổi nó lấy bất cứ cái nào khác đâu.


Iđo ứa nước mắt ra.
- Những ai trước đây là khách của mẹ thường đến chơi với mẹ hở cha? 0 Nàng hỏi trái tin thắt lại.
- Cha chỉ có thể kể ra tên của họ thôi, nhưng mà cha có nói con cũng không biết họ là ai kia mà.
- Nhưng con vẫn muốn nghe cha nhắc đến.


- Mẹ con chỉ có ba người bạn. Một bà là bác sĩ, cũng là mẹ đỡ đầu của con, năm nay bà ấy vừa chuyển đi nơi khác, hình như là về sống ở Erđêi hay ở đâu đó. Người thứ hai cũng là bác sĩ, bà này đã chế. Còn một người đàn bà nữa, là vợ cả của ông thị trưởng thành phố chúng ta. Bà ấy cũng ch.ết đã lâu rồi. Mẹ con chỉ còn đợi bà mẹ đỡ đầu của con nữa là có hội ở âm phủ đấy.


Iđo mở mắt to hơn:
- Cha căm ghét họ ư, thưa cha?
Cha nàng nhún vai:
- Những người đàn và ở trong một thành phố nhỏ thế này, thì có một sự giải trí, đó là dựa dẫm vào nhau chống lại các ông chồng.
- Thế thì mai này con sẽ làm quen, lui tới kết bạn với những gia đình như thế nào?


- Lẽ ra khi con còn ở trong trường dòng, con đã phải hỏi như vậy mới phải. Lúc hiểu ra con sẽ hết muốn về nhà. Kể ra ở đây cũng có những gia đình quyền quí, nhưng cha lại chưa bao giờ lui tới phòng khách của họ, cũng chẳng có ai trong số họd dến nhà cha. Bây giờ nếu cha muốn mang con đến chơi bất cứ nhà ai thì trước tiên cha phải có thời gian để giới thiệu mình nữa chứ con.


iđo thần người ra nghĩ ngơi.


Trước đây nàng tưởng tượng khi về nàng sẽ kết bạn với các cô gái trong thành phố. Nàng sẽ có vài ba cô bạn thân thiết. Họ sẽ chuyện trò với nhau, góp ý cho nhau về cách mẫu váy áo. Họ sẽ đến các vũ hội, đi xem các vở diễnmới, nghe những bài hát mới, họ sẽ đánh đàn, nhảy múa và dạo chơi cùng nhau. Tất nhiên sẽ có các chàng trai phong nhã tiễn đưa họ đi chơi.


Người cha đọc được những suy nghĩ trên nét mặt của con gái, điều đó khiến ông mất vui.


- Đúng là không có gì hợp với con cả, không có tầng lớp văn hóa giống như con. Ở đây, những người sống táo tợn một chút thì bị xã hội lên án, vì sao? Có chúa biết được. Nay cả những người nam Tư sống ở đây cũng bị họ ghét. Ở đây không có bạn bè hợp với tính chất của con.


Iđo buồn ra mặt.
Cha nàng đang ăn rất ngon miệng món pho mát tươi. Ông xiên đến năm sáu miếng pho mát trên cái đĩa, há to miệng để nhai. Khi đã nuốt hết ông lại nói tiếp:


- Vì biết vậy nên cha mới định tìm một bà nam tước hoặc bá tước nghèo, người mà có thể kết bạn bên con. Thỉnh thoảng con sẽ đi chơi xa với bà ta. Như vậy con sẽ làm quen được với những chàng trai thuộc xã hội thượng lưu và con sẽ chọn được một người đàn ông cho mình. Nhưng rất tiếc cho tới nay cha chưa tìm thấy bà nào như vậy. Kể ra cũng đã có một vài người, nhưng những gia đình Do Thái lại chiếm mất. Những người Do Thái cũng muốn học được nền văn hóa thượng lưu, ví dụ như khi đi vào các buổi tiếp tân thì không được nói đến chuyện tiền nong, đàn ông đừng có vân vê râu quai nón, đừng quay mặt nhìn theo những người mới vào phòng khách. Cách để khăn lau tay trắng ở cạnh những đĩa ăn, để cho người khách khỏi phải lau bẩn những khăn tay riêng của họ...


- Chẳng tìm được ai hở cha...


- Cha cũng tìm được ba người. Có một bà nam tước ở thủ đo, bà ta lại say rượu khi nói chuyện với cha. Bà nam tước thứ hai cha tìm thấy ở một tỉnh Bét, nhưng bà ấy lại không muốn rời con chó của bà. Mặt bà ấy đánh phấn trắng bệch như trát bột mỳ, cha có cảm giác nếy bà ta quạt thì bột mỳ từ mặt bà sẽ bay tung lên trời. Cha cũng đã tìm được một bà hầu tước người Pháp, bà này ngoan đạo đến nỗi không thể bảo bà ấy khác chân lên nhau, dù rằng chỉ để lấy cái gai đâm vào gót chân bà ta. bà ta nghèo chỉ có một cái sơ mi, một cái khăn tay, một đôi tất dài luân phiên mang giặt, nhưng bà này còn có một cô gái mười một tuổi, và hai cậu con trai nhỏ hơn nữa. Bọn con trai được gửi vào trường làm phúc. Bây giờ con thử tưởng tượng xem, vì bà hầu tước mà cha phải mang cả con gái của bà ta về đây nuôi nữa sao? Cái tiền đó, thà để con sắm sửa váy áo và đồ trang sức còn có ích hơn....


- Cha đừng nghĩ vậy.
- Đúng thế chứ gì nữa? Lại còn hai cậu con trai nữa, khi người mẹ đã có việc làm rồi thì phải nghĩ đến đón con về chứ phải không? Mà con có biết không, ngay câu đầu tiên hỏi cha, bà ta lại hỏi xem cha có bao nhiêu con ngựa đua ở trong chuồng cơ đấy.


Iđo không nghe những lời nói của cha nữa. Nàng nhìn cha với cảm giác khó chịu. Sao cha mình lại cầm dao ăn như người nông dân vậy, và ông nhai nhồm nhoàm thế ?!






Truyện liên quan