Chương 7: Ngang sức ngang tài

Giờ tôi đã biết điều có thể biến một người đàn ông thành một thằng ngốc chính là vì anh ta không chịu nghe theo những lời tự nhủ đúng đắn của bản thân.
William FAULKNER
- Xin chào, Mr. Bad Guy.


Vẻ mặt đăm chiêu, Archibald gãi đầu con mèo đang cọ mình vào chân hắn. Nó gừ gừ khoan khoái và vươn dài thân mình với bộ lông đen pha vàng óng ánh dưới ánh mặt trời, trông như những vảy mai rùa.


McLean đứng dậy, rời khỏi bàn và ôm con mèo lên tay rồi bước đến ngồi xuống một chiếc ghế bành. Hắn móc một điếu Cohiba dài và mảnh từ trong hộp đựng xì gà để mở trước mặt rồi vớ lấy tập hồ sơ về Martin Beaumont.


Tập hồ sơ do một thám tử tư lập, khá đầy đủ thông tin: những tấm ảnh chụp trộm, báo cáo theo dõi hành tung, chi tiết hóa đơn điện thoại, tài khoản ngân hàng... Đặc biệt trong đó còn có cả bộ sao chụp hồ sơ nghề nghiệp của anh in trên giấy tiêu đề của Cục cảnh sát. Tất cả những thông tin này đều được thu thập bất hợp pháp, nhưng vào cái thời điểm chiến tranh kinh tế và thông tin bùng nổ này, một số cảnh sát biến chất sẵn sàng bán rẻ các hồ sơ được cho là bảo mật tuyệt đối của chính quyền.


Con người ai cũng có giá, hãy cho tôi biết giá của anh, Archibald nghĩ và đeo một đôi kính mỏng vào.


Martin Beaumont, không biết bố là ai, sinh ngày 5 tháng Sáu năm 1974 tại Antibes thuộc miền Nam nước Pháp. Mẹ là Mylène, làm việc trong một công ty vệ sinh. Từ nhiều năm nay, bà làm công việc dọn dẹp trong thư viện thành phố vào buổi tối. Thông thường bà mang cả cậu con trai theo để cậu tranh thủ làm bài và đọc sách trong lúc bà làm việc.


available on google playdownload on app store


Tháng Năm năm 1988: Mylène qua đời trong một vụ tai nạn xe hơi ở Nice, gần Đường đi dạo của người Anh. Cậu con trai mười bốn tuổi của bà bị thương nặng. Cậu hôn mê mất hai ngày, nhưng ba tháng sau ra viện hoàn toàn bình phục, không một di chứng nào ngoài vài vết sẹo trên ngực.


Cho tới khi học hết lớp mười hai, Martiin sống với ông bà, những viên chức khiêm nhường trong khu phố Pyramides tại Évry. Những bản chụp điểm số của cậu cho thấy đó là một học trò nghiêm túc và chuyên cần, đặc biệt là trong các môn xã hội.


Tuy vậy, năm 1992, cậu vẫn quyết định thi tốt nghiệp ngành Khoa học tự nhiên và có bằng tú tài nhờ điểm cao trong các môn Lịch sử (19), Triết học (17) và Tiếng Pháp (18) hơn là Toán ( ) và Vật lý ( ). Cậu còn giành giải nhì của nhạc viện, bộ môn Violon.


Cùng năm đó, cậu rời khỏi căn hộ của ông bà sau khi được cấp học bổng cùng một căn phòng ở ký túc xá sinh viên.
1995: Tốt nghiệp cử nhân Luật tại Đại học Sorbonne. Rồi sang San Francisco hai tháng để trau dồi tiếng Anh. Làm phục vụ bàn trong căng tin của trường Đại học Berkeley.


1996: Đạt cùng lúc hai bằng đại học chuyên sâu: Luật và Lịch sử nghệ thuật, ở bằng thứ hai, anh đã được xếp hạng "Giỏi", nhờ luận văn tốt nghiệp viết về sự phối hợp giữa đạo diễn Alfred Hitchcock và nhà dựng cảnh Saul Bass.


1997-1999: Đỗ ngay lần đầu trong kỳ thi tuyển vào ngành cảnh sát và theo học khóa đào tạo tại Học viện Cảnh sát Quốc gia Cannes-Écluse, tốt nghiệp với thành tích đứng thứ ba toàn khóa.


2000: Chọn gia nhập vào Đội cảnh sát chống ma túy Nanterre với lý do người bạn thân nhất thời thơ ấu đã ch.ết vì chơi thuốc quá liều ngay trước sinh nhật mười tám tuổi. Người ta nhanh chóng nhận ra những tố chất của anh và anh trở thành một trong những thành viên trụ cột của Đội, tham gia vào rất nhiều vụ án triệt phá các hộp đêm ở Paris. Nhờ vẻ ngoài thư sinh, anh tích cực tham gia vào chiến dịch đập tan đườngdây bán ma túy trong trường đại học. Một vụ án đã được giới truyền thông đưa tin rầm rộ vì đã tịch thu được hàng ngàn viên thuốc lắc, bốn trăm gam cocaine và những mẫu ma túy tổng hợp GHB đầu tiên.


2002: Theo sếp chuyển về Đội chống ma túy Paris. Tại đây anh đã tham gia vào nhiều vụ án phức tạp hơn. Ba năm trước khi luật Perben được ban hành, cùng với khoảng chục cảnh sát khác, anh đã được lựa chọn để thâm nhập vào mạng lưới buôn lậu với mục đích theo dõi. Một thế giới kín kẽ nằm ngoài vòng luật pháp và trật tự truyền thống. Một thế giới của những "xác ướp", biệt danh do chính đội đã tự đặt cho nhau dựa vào dáng vẻ bên ngoài, thứ có thể giúp họ trà trộn giữa những con nghiện. Trà trộn cũng có nghĩa là phải cung cấp cho chúng vũ khí, xe cộ và giấy tờ giả, mua và vận chuyển ma túy, và cũng có nghĩa là chấp nhận thỉnh thoảng hít một vài liều và chích một vài bơm để ngụy trang. Tất nhiên là phải làm sao để tên tuổi không bao giờ xuất hiện trong các tập hồ sơ.


Chính trong thời kỳ này Martin bắt đầu có mối quan hệ tình cảm với Karine Agneli, người "bảo trợ" cho anh, nữ cảnh sát được phân công theo dõi anh từ xa và báo cáo tình hình.


Công việc này thật khủng khiếp, song nhờ vậy mà họ đã cất được những mẻ lưới lớn: đập tan nhiều phòng thí nghiệm chui chuyên sản xuất chất trắng, kiểm tr.a một đoàn xe chạy tốc hành từ Barcelona trên đường cao tốc miền Nam, thu giữ hai trăm cân cây gai dầu nguyên liệu và bốn cân cocaine. Tất cả những vụ án này đã giúp anh nhanh chóng được thăng cấp đại úy trong quãng thời gian ngắn kỷ lục.


Nhưng rồi mọi chuyện trở nên phức tạp vào cuối năm 2003. Đột nhiên Martin tỏ ra không thể chịu đựng thêm vai trò cảnh sát ngầm. Sau một vụ án mập mờ và đen tối, anh đã xin nghỉ nhưng không được chấp thuận. Cấp trên của anh lại muốn anh tới tư vấn ở chỗ các bác sĩ tâm lý và sau một vài báo cáo mập mờ, họ đánh giá anh là người kém xã giao, rối loạn nhân cách và thông báo anh bị mắc chứng rối loạn lưỡng cực.


Sau gần một năm đấu tranh dữ dội, cuối cùng anh được chuyển sang OCBC, Trung tâm chống buôn lậu văn hóa phẩm, vào tháng Giêng năm 2005. Dưới sự chỉ huy của trung tá Loiseaux, anh trở lại là viên cảnh sát tinh nhuệ mà đã lâu nay anh không còn được thể hiện, và đạt tỷ lệ phá án cao nhất trong Trung tâm. Cũng trong thời gian này, anh theo học khóa đào tạo thường xuyên tại Học viện nghệ thuật và đạt kết quả học rất tốt. Công việc mới dường như khiến anh mê mải. Thế nhưng cách ứng xử của Beaumont cũng biến đổi hoàn toàn: anh trở nên dị cảm với những hoạt động theo nhóm, tự khép mình trong cách làm việc đơn độc và quay lưng lại với đa số đồng nghiệp. Loiseaux vẫn mặc kệ, bởi Martin làm việc rất cần mẫn và hơn nữa, anh lại có đức tính tốt là không thích phô trương khoe mẽ, nhờ vậy mà đa phần ông ta được hưởng tiếng thơm lây. OCBC cần có được kết quả, đặc biệt là đối với những vụ án được giới truyền thông theo dõi sát sao như vụ trộm hai bức tranh của Picasso tại biệt thự riêng của cháu gái họa sĩ ở Paris. Thêm một lần nữa, Martin đã có được những đầu mối then chốt giúp BRB, Đội trấn áp tội phạm, thẩm tr.a ba tên tội phạm. Được định giá khoảng năm mươi triệu euro, hai bức tranh Maya chơi búp bê và Chân dung Jacqueline đã được tìm lại trong tình trạng tốt và Loiseaux đã tự nhận về mình mười lăm phút đồng hồ vinh quang trên bản tin truyền hình.


Archibald tiếp tục giở những trang báo cáo và càng lúc càng thêm quan tâm.


Những trang cuối cùng viết về những phần đời riêng tư hơn của viên cảnh sát. Tên anh đã xuất hiện hai lần trong Stic, hồ sơ ghi chép tổng quát các vi phạm trong đó có tên các nạn nhân cũng như những người bị tạm giữ điều tra. Hai lần đều có liên quan tới gái mại ɖâʍ và đều nêu tên cùng một cô gái: một cô người Ukraina tên là Nico, đứng đón khách ở gần cửa ô Asnières.Những bức ảnh chụp họ đi cùng nhau không hề lạnh nhạt mà còn toát lên vẻ lãng mạn: một buổi chiều Chủ nhật trong vườn hoa Luxembourg, một cuộc dạo chơi ở Champs-de-Mars, một buổi tối mùa xuân trên bánh xe khổng lồ ở Tuileries, một bữa tối cùng nhau trong một nhà hàng trên quảng trường Dauphine.


Lại một khoảng tối nữa: những buổi hẹn hằng tuần ở Nhà hàng thanh thiếu niên Solenn, một cơ sở y tế ở quận 14, chuyên chăm sóc các bệnh nhân tâm thần vị thành niên. Mặc dù đã rất cố gắng song thám tử theo dõi anh vẫn không tài nào biết được tên người bệnh trẻ tuổi mà Martin đến thăm.


Archibald đóng tập hồ sơ lại với vẻ suy tư. Quá chăm chú vào tiểu sử của Martin, hắn đã quên hẳn việc châm điếu xì gà.
Dù thế nào thì Effie cũng có lý: tay cảnh sát này hoàn toàn không giống những tên khác.
° ° °
Martincảm thấy một cái lưỡi đầy dãi đang ɭϊếʍƈ vào mặt mình.


- Madoline! Để tao yên!


Nhưng con chó cốc giống Anh chẳng thèm quan tâm. Cuối cùng, Martin đành phải chơi với vài phút. Mandoline đúng thực sự là một người bạn dính như keo, nó không thể chịu được sự cô đơn và luôn gặm tất cả những gì rơi vào mõm nó. Anh đã nhặt được nó ngoài đường trong lần tới khám nhà một tên đầu mối chuyên tiêu thụ hàng ăn cắp ở Montparnasse. Tên tội phạm đã cao chạy xa bay từ trước đó nhiều ngày và bỏ lại con chó đang rống lên cật lực ngay trước cửa. Martin đã nhét nó vào trong xe và chạy về hướng trại thú vật bị bỏ rơi SPA của vùng Orgeval. Trong nửa giờ đồng hồ xe chạy, Mandoline đã kịp ụa đầy dãi ra ghế xe và chà lông rụng khắp nơi. Thế nhưng khi vào đến bãi đậu xe, nó đã giở trò khóc nức nở với anh và nhìn anh bằng ánh mắt buồn rười rượi khiến anh buộc lòng phải nhượng bộ...


Viên cảnh sát trẻ nhìn đồng hồ: đã quá trưa. Đánh độc một chiếc quần đùi, anh nhỏm dậy và đi qua xưởng tranh cũ để chui vào góc bếp. Dọc theo chiều dài, cả tầng này đã được bài trí lại thành một căn hộ ngập tràn ánh sáng. Nơi này được "trang trí" một cách phong phú, cuồng ngạo song không hề hỗn độn, điều này đã bộc lộ tính cách của người thuê nhà. Trên giá sách bằng gỗ, một dãy truyện tranh manga được xếp cạnh những tác phẩm kinh điển của Tủ sách Tao Đàn, những tiểu thuyết Nga vĩ đại nằm lẫn với những tập truyện tranh của Sempé, trong khi một bức tượng chiến binh Dark Vador đang dùng cây đao laser dọa chém xuống hình anh chàng Tintin bằng nhựa cây dường như bước ra từ tập truyện Đóa sen xanh.


Trong một góc phòng, dưới chân tác phẩm điêu khắc cuối cùng của Henry Hudson - khuôn mặt của một cô gái trẻ hơi ma quái hiện ra trên một phiến đá hoa cương-, một đầu diện tử Playstation nằm vùi dưới một đống đĩa trò chơi. Trên tường dán đầy áp phích của những cuộc triển lãm gần đây: Modigliani tại Luxembourg, Nicolas de Stal tại Beaubourg, Picasso tại Grand Palais. Bên cạnh giá sách, những giá để đồ bằng kim loại chất đầy những bộ sưu tập với hàng trăm đĩa DVD: toàn tập Hitchcock, Truffaut, Lubitsch, Kubrick, Tarantino, hàng chục bộ phim truyền hình Mỹ tải từ trên mạng xuống, vài bộ phim Hồng Kông, vài bộ phim con heo...


Martin mở cửa tủ lạnh lấy ra một lon Coca không đường và một thanh bơ. Anh tìm thấy vài lát bánh mì gối trong tủ và bắt đầu chuẩn bị cho mình bốn lát bánh theo kiểu của riêng anh: nửa Nutella, nửa sữa đặc. Cắn vài miếng bánh ngọt lịm, anh nuốt kèm một viên Effexor và một viên Veratran: một hỗn hợp nhẹ chống trầm cảm và lo âu để vùi lấp đi những tiếng vọng từ thời thơ ấu, cảm giác rùng mình trước mũi kim tiêm, những bóng ma quá khứ và nỗi sợ hãi trước tương lai. Chắc chắn sẽ tốt hơn nếu anh xỏ đôi giày thể thao vào và ra ngoài chạy bộ khoảng một tiếng, nhưng anh chẳng còn dũng khí nữa. Vừa ăn, anh vừa bật máy Ipod đấu với bộ loa và chọn một danh sách những bản nhạc đa chủng loại.


Thời tiết đẹp. Ánh sáng rực rỡ trải xuống khu vườn khiến anh muốn ra ngồi ngoài sân thượng. Trước khi ra ngoài, anh mặc một chiếc áo phông, che đi ngôi sao hiện lên trên đụn cát, một hình xăm ngay dưới ức được mô phỏng theo hình vẽ trên trang cuối cùng của truyện Hoàng tử Bé, "quang cảnh đẹp nhất và buồn nhất trên đời", nơi đứa trẻ đã hiện ra và biến mất khỏi trái đất.


Anh đặt chiếc máy tính xách tay cùng lon Coca uống dở xuống chiếc bàn sắt nhỏ. Vẻ ưu tư, anh vừa bật chiếc MacBook lên vừa nhớ lại những chuyện đã xảy ra hôm trước. Máy tính của anh thực sự cần được dọn dẹp lại. Màn hình tràn ngập những tài liệu và các bài báo tải trên mạng. Nhưng trong đống hỗn độn đó, một biểu tượng nhấp nháy nổi bật hẳn lên, chỉ cần thoáng qua đã thấy. Tập tài liệu được đánh dấu bằng một hình Nam Thập Tự mang cái tên hết sức giảm dị: ARCHIBALD. Anh nhấp chuột vào đó và truy cập vào một mớ dữ liệu hàng chục Gigabytes bao gồm tất cả các thông tin thu thập được về McLean: bản chụp các bài báo, các thông cáo của Interpol, các báo cáo chi tiết ề những vụ trộm xảy ra trên lãnh thổ Pháp, thông tin miêu tả và ảnh chụp những tác phẩm bị đánh cắp, những đoạn phim thời sự. Đâu đó trong dữ liệu máy tính này có chứa bí mật về Archibald McLean. Tất cả những vụ trộm này đều ẩn chứa một ý nghĩa nào đó, Martin tin chắc như vậy. Điểm yếu của "vua trộm" không nằm ở kỹ nghệ của hắn mà ẩn trong động cơ hành động. McLean chạy theo cái gì? Martin sẽ không bao giờ tóm được hắn nếu không trả lời được câu hỏi này.


Nản chí trước nhiệm vụ quá khó khăn, anh lại quay vào nhà. Anh nằm xuống giường và rút từ trong phong bì bằng bìa ra hai tờ giấy cuốn thuốc lá, dấp nước bọt dánlại với nhau. Rồi anh vớ lấy bao Dunhill và rút một điếu thuốc rồi xé ra moi lấy sợi thuốc bên trong bỏ đi. Cuối cùng, anh móc lấy một đót thuốc cỏ bọc trong giấy tráng nhôm. Dùng bật lửa đốt cháy một đầu, anh rải viên thuốc lên trên mặt thuốc lá. Anh chuẩn bị châm điếu thuốc thì một sức mạnh vô hình kéo anh quay trở ra sân thượng và ngồi xuống trước màn hình máy tính. Archibald còn mạnh hơn cả thuốc phiện.


Thoạt tiên Martin tự pha cho mình một tách cà phê rồi xem lại cẩn thận từng hồ sơ cho dù trước đó anh đã đọc đi đọc lại hàng chục lần. Sau lần đối đầu với Archibald anh cảm thấy mọi thứ sáng rõ hơn và hy vọng sẽ tìm thấy một đầu mối, một chi tiết mà trước đó anh đã bất cẩn bỏ qua. Sự nghiệp của tên trộm đã kéo dài gần hai mươi tám năm và đều đặn ghi dấu bằng rất nhiều phi vụ ấn tượng.


1982 - Vụ trộm đầu tiên được biết đến của Archibald: đột nhập vào Ngân hàng Lloyd"s ngay giữa Luân Đôn, một trong những vụ trộm lớn nhất trong lịch sử nước Anh. Đó cũng là lần đầu tiên hắn để lại hiện trường vụ án tấm danh thiếp nổi tiếng có trang trí hình cây Nam Thập Tự.


1983 - Paris. Một loạt vụ đột nhập vào các tiệm kim hoàn nổi tiếng nhất quảng trường Vendôme: Cartier, Van Cleef và Boucheron. Hắn đã dùng hàng loạt màn cải trang xứng danh kẻ theo thuyết biến hình Fregoli và thu được một mớ chiến lợi phẩm hoành tráng.


1986 - Bảo tàng quốc gia Thụy Điển. Chỉ cần năm phút cũng đủ để hắn nẫng trọn hai bức tranh của Renoir và một bức của Watteau.
1987 - Bảo tàng Guggenheim ở New York: đánh cắp một bức tranh của Kandinsky và một bức của Mondrian.


1990 - Anvers. Với tấm hộ chiếu giả trong tay, Archibald đã chiếm được lòng tin của một nữ nhân viên làm việc cho một ngân hàng cất giữ kim cương. Cô gái đã cấp cho hắn thẻ VIP ra vào khu chứa két sắt, nhờ vậy hắn đã cuộm được khoảng ba chục viên kim cương xanh với tổng giá trị hai mươi triệu đô la.


1993 - Paris. Hắn đột nhập vào tư dinh của Pierre Berès, người bán sách vĩ đại nhất thế giới và ra về với viên ngọc báu trong thư viện của ông, một cuốn sách tuyệt hảo: bản thảo gốc của Một mùa ở địa ngục, được đích thân nhà thơ ký tên: tặng P. Verlaine, A. Rimbaud.


1998 - Boston. Vụ trộm tác phẩm nghệ thuật lớn nhất mọi thời đại trên lãnh thổ Mỹ. McLean đã làm một vụ càn quyét ở Quỹ Rebecca Stewart: hai bức Rembrandt, một bức Vélasquez, một bức Manet, một bình sứ Trung Quốc từ thời nhà Minh cùng một bức tượng đồng của Rodin. Một mớ chiến lợi phẩm ước tính trị giá gần ba trăm triệu đô la. Cho tới tận lúc này, FBI vẫn còn chưa chịu xếp hồ sơ vụ án lại và người đứng đầu hạt Boston vẫn nhắc đi nhắc lại tại mỗi cuộc họp báo rằng chừng nào chưa bắt giữ được McLean chừng đó ông vẫn chưa yên tâm nghỉ hưu.


2001 - Hắn đánh tháo từ trong két của một ngân hàng ở Philadelphia con tem One Cent Magenta năm 1856: một trong những con tem đắt giá nhất thế giới, một mẩu giấy hình chữ nhật nặng chưa đầy một gam và chỉ rộng 1cm . Niềm ao ước của các nhà sưu tập tem.


2005 - Vụ trộm mà cả nước Anh sẽ không bao giờ tha thứ cho hắn. McLean đã lăng mạ cả hoàng tộc khi đột nhập vào lâu đài Balmoral, cung điện mùa hè, và trở ra với bức tranh Vermeer, bức yêu thích nhất của nữ hoàng, cùng với khoảng chục bức tranh của Léonard de Vinci. Như để chế giễu cơ quan cảnh sát Scotland Yard, Archibald còn tự cho mình có được thú vui cao sang là để lại trên tường một thông điệp: Giờ đến lượt Sherlock Holmes ra tay!


2007 - Năm của những tỷ phú nước Pháp. Đầu tiên, François Pinault bị mất trộm một bức Andy Warhol tại cung điện Grassi ở Venise. Rồi tới Bernard Arnault bị mất một bức Basquiat tuyệt đẹp.
Quá chú tâm vào công việc, phải mất mấy giây Martin mới nhận ra rằng ai đó đang gõ cửa phòng anh.


- Mời vào! anh vừa nói vừa ngẩng đầu lên và nhét điếu thuốc vào túi áo.
° ° °


Archibald bước ra khỏi buồng thang máy nhỏ bằng kính dẫn thẳng vào trong phòng ngủ của hắn. Căn phòng chính này chiếm gần hết diện tích của boong tàu trên. Được bày biện theo phong cách Art déco, căn phòng này trông rất ấm cúng hơn phòng khách với ống khói và đồ gỗ hình khối chạm khắc xà cừ và gỗ mun.


Archibald ngồi vào bàn làm việc. Đột nhiên hắn cảm thấy mệt mỏi vô cùng. Mi mắt sụp xuống, hắn xoa hai thái dương để xua đi cảm giác chớm đau đầu. Sau mỗi vụ trộm lớn, hắn đều có cảm giác chán nản, gần như mất phương hướng. Song lần này lại khác, chưa khi nào hắn cảm thấy kiệt sức như lúc này và phải cố lắm mới buộc được mình mở mắt ra. Ở giữa bàn làm việc, một phong bì lớn bằng bìa cứng được đặt sẵn chờ hắn. Hắn lật qua lật lại phong bì mà không quyết định nổi có mở ra hay không. Từ gần hai mươi năm nay, mỗituần đều có một phong bì như thế này được gửi tới: báo cáo của một thám tử tư ở California được giao trách nhiệm theo dõi sát sao một đối tượng.


Hắn miễn cưỡng bóc niêm phong và chăm chú đọc bản báo cáo bằng thái độ tò mò pha chút ghê tởm. Bên trong là những tấm ảnh chụp một thiếu phụ cùng một bản ghi chép chi tiết thời gian biểu của cô cùng những người mà cô gặp gỡ. Một băng ghi âm những cú điện thoại và nội dung các thư điện tử, bản ghi chép chuẩn đoán của một bác sĩ mà cô đã tới khám và đơn thuốc được kê. Những bức ảnh chụp ở San Francisco và Sausalito, một thành phố nhỏ bên bờ vịnh. Trong hình là một phụ nữ khoảng ba mươi tuổi, với nét đẹp hoang dã, buồn và ánh mắt cứng rắn nhưng lẩn tránh.


Con bé đây.
Lần nào cũng vậy, Archibald luôn tự nhủ rằng đây sẽ là lần cuối cùng hắn xâm nhậm vào đời sống riêng tư của con gái. Hắn cần có can đảm để nói chuyện với cô. Hắn cần phải chuyển từ sợ hãi sang tình yêu.
Tình yêu của hắn vô cùng mãnh liệt.


Song lần nào cũng vậy, nỗi sợ hãi vẫn thắng thế.
° ° °
- Nếu cậu tiếp tục ăn uống vô tội vạ như vậy, thế nào cậu cũng ngã bệnh thôi!


Bà Hudson tiến vào lãnh địa của anh chàng thuê nhà và trịnh trọng đặt một khay thức ăn lên mặt bàn ngoài sân thượng. Bà cụ người Anh đã chuẩn bị một bữa sáng kiểu Anh rất dặc trưng: bánh mì nướng phết hành tây, một bát xúp, một chiếc bánh nhân bầu dục, một đĩa thịt hầm màu đỏ lựu...


- Chà, thơm quá! Martin nói không mấy hào hứng.
Bà chủ nhà của anh không hẳn là người nấu ăn ngon, nhưng anh rất cảm kích sự chu đáo của bà. Bà chăm chút anh như chăm sóc chính bản thân.


- Tôi đã nhận thư giúp cậu cùng với một bưu kiện được mang tới sáng nay. Không muốn đánh thức cậu dậy nên tôi đã ký phiếu nhận thay cho cậu.
DOM PÉRIGNON
ROSÉ VINTAGE 1959
Anh nhíu mày và xem xét cái hộp đựng để tìm kiếm một tấm danh thiếp.
Chẳng có gì.


Anh lật ngược vỏ bưu kiện lại: gói bưu kiện này được gửi đi vào hôm qua, trước mười hai giờ trưa một lát, từ một trạm bưu kiện ở quận IV. Dù sao đi nữa, người hâm mộ giấu mặt này cũng không hề coi thường anh. Dom Pérignon là nhãn hiệu sâm banh nổi tiếng nhất thế giới. Một chai rượu có niên hiệu đáng giá bằng cả một gia tài.


Linh tính kéo anh ngồi xuống trước màn hình máy tính và khởi động chương trình TREIMA. Đây là thư viện ảnh của OCBC độc nhất trên thế giới, chứa đựng mọi thông tin chi tiết và những hình ảnh về hơn tám mươi ngàn sản vật văn hóa bị đánh cắp tại Pháp và nước ngoài. Nhờ công cụ này, một đồ vật tịch biên được sau mỗi cuộc khám xét đều có thể được xác minh ngay tức thì và hoàn trả lại cho chủ nhân. Martin đã tải toàn bộ cơ sở dữ liệu lên máy tính của anh để có thể mang theo tới các hiện trường. Anh nhập vài thông tin và gần như ngay lập tức, phần mềm máy tính đã cho kết quả: những chai rượu bị đánh cắp vào năm ngoái, trong những hoàn cảnh chưa hề được làm sáng tỏ, ngay sau một buổi bán đấu giá. Martin nhấp chuột vào địa chỉ đường dẫn tới một tin nhanh trên báo viết về buổi đấu giá này:


Giá kỷ lục trong phiên đấu giá lịch sử tại New York!
Ngày 25 tháng Tư vừa qua, tại Nhà đấu giá Sotheby"s đã diễn ra một phiên đấu giá đặc biệt với mặt hàng là những chai rượu sâm banh, trong số đó có hai chai rượu lịch sử Dom Pérignon Rosé Vintage 1959 đã được bán với tổng giá trị lên tới 84 700 đô la.


Được coi là viên ngọc của nhãn Dom Pérignon, loại rượu huyền thoại này chỉ được sản xuất ba trăm chai và chưa bao giờ được đưa ra thị trường. Đa số các chai rượu đã được mở vào năm 1971 trong dịp lễ hội xa hoa do các quý tộc tổ chức để kỷ niệm ngày thành lập Đế quốc Ba Tư. Từ đó, những chai rượu có niên hiệu này đã biến mất trên thị trường để rồi xuất hiện lừng lẫy trong buổi đấu giá lịch sử vừa qua.


Anh cảnh sát trẻ không thể tin vào mắt mình: vậy là chai rượu anh đang cầm trong tay trị giá hơn 40 000 đô la! Anh háo hức đọc tiếp bài báo. Người ta chẳng biết được gì nhiều về vụ trộm. Chỉ có một điều chắc chắn: khi người mua tới nhận tài sản của mình thì những chai rượu đã biến mất, thay vào đó là một tấm danh thiếp mà cả giới nghệ thuật đều phải dè chừng.


Martin ngồi sững trong giây lát, tê liệt bởi "món quà" vừa nhận được.
Trong đầu anh nổi lên những ý kiến trái ngược nhau. Đươngnhiên, chai rượu này không thuộc về anh. Đây là một vật chứng cần được hoàn trả cho chủ nhân của nó, nhưng...
- Cháu mời bác một ly được không, bác Hudson?


- Không từ chối, bà cụ người Anh đáp và ngồi xuống ghế trên sân thượng. Như vậy là tôi sẽ được nếm thứ gì đó khác loại rượu sherry của tôi.


Martin mở chai rượu bằng sự cẩn trọng tối đa, tò mò muốn xem sau năm mươi năm, liệu chai sâm banh có còn giữ nguyên bọt hay không. Anh chạm ly với bà Hudson và đưa ly rượu lên môi. Anh không bị thất vọng: rượu ngon tuyệt hảo và có cảm tưởng như đang uống nước vàng hay một thứ nước cam lồ trường thọ.


Thế rồi như được hồi sinh, Martin đưa ly rượu lên trời. Như một nhà triết học, anh nhủ thầm giá trị của một con người cũng được đo bằng tầm cỡ của kẻ thù.
Anh đã thua trận đầu nhưng cuộc chiến mới chỉ bắt đầu.
° ° °


Mặc một chiếc áo cổ lọ, Archibald xuống gặp Effie ở boong trước, chỗ cao nhất trên du thuyền, được bài trí thành phòng thể thao ngoài trời. Quấn một chiếc khăn bông quanh cổ, bà quản gia người Anh tập luyện liên tục từ hơn một tiếng đồng hồ nay: nâng tạ, chạy bộ, đấm túi cát... Archibald mời bà một ly khai vị nhưng bà từ chối bằng cách hươ cao một chai nước khoáng. Tên trộm nhún vai song chẳng hề ngạc nhiên. Effie sống như một nhà tu hành khổ hạnh, tự ngăn cấm mình trước mọi thú vui của cuộc sống: thức ăn ngon, rượu tinh khiết, ȶìиɦ ɖu͙ƈ dễ dãi...


Archibald ngồi xuống chiếc ghế mây đối diện với biển. Không khí thật mát mẻ và mặt trời đang lặn như vật lộn giữa những đám mây. Từ cuộc chiến giáp lá cà này bật ra những luồng sáng màu đo rối như máu tươi tràn khắp bầu trời. Hắn với lấy một chai sâm banh đặt trong chiếc xô đựng đá để bên cạnh và mỉm cười xem lại nhãn:


DOM PÉRIGNON
ROSÉ VINTAGE 1959
Hắn thận trọng mở chai rượu ra, rót cho mình một ly và nâng cao ly rượu về hướng Đông Nam.
Nơi đó là nước Pháp.
Nơi đó là Paris.
Rồi hắn cụng ly với kẻ thù vô hình mà hắn vừa đâm nhát kiếm khiêu chiến đầu tiên.






Truyện liên quan