Chương 94: Các phe trù Bị
Đại Ngu triều quả thật là rất non trẻ nhưng lại không hề yếu về mặt quân sự. Với sự lão luyện của Tả tướng quốc Hồ Nguyên Trừng và sự thiện chiến của dân đại Việt, một trong các tộc của Bách Việt thực sự Hồ Quý Ly khá tự đại về sức mạnh quân sự của mình. Mới vừa cách đây một tháng Hồ liên tục mở mặt trận phía nam để mở rộng đất đai từ Chiêm Thành. Sau khi buộc vua Chiêm dâng Chiêm Động và Cổ Luỹ để lập ra 4 châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa. Hồ Hán Thương lại tiếp tục đánh Chiêm. Tướng Phạm Nguyên Khôi nhanh chóng tiến đến bao vây kinh thành Chà Bàn của Chiêm Thành. Trong tình thế nguy cấp, vua Chiêm bèn sai sứ cầu cứu nhà Minh. Minh Thành Tổ điều 9 chiến hạm vượt biển sang cứu Chiêm. Quân nhà Hồ về nửa đường gặp quân Minh ngoài biển. Tướng Minh sai người nói với Nguyên Khôi "nên rút quân về ngay, không nên ở lại". Nguyên Khôi không giao chiến với quân Minh mà rút về nước, bị Hồ Quý Ly trách sao không giết hết thủy quân nhà Minh. Điều này đã cho thấy nhà Hồ không hề kính nể nhà Minh chút nào.
Từ khi nhận được thông tin triều Minh chinh phạt thì đại Ngu cũng có đưa sứ giả qua Kim Đô giải thích thế nhưng không đạt được kết quả. Vậy nên chỉ có hai tháng vẻn vẹn để trù bị chiến tranh. Nhà Hồ chú trọng phòng thủ dọc sông Cái, sông Thao, sông Đà, cho dựng rào gỗ dọc sông. Tại các cửa biển cũng cho đóng cọc gỗ để phòng bị tấn công. Các tướng quân như, Hồ Nguyên Trừng, Phạm Nguyên Khôi, Chu Bỉnh Trung, Trần Nguyên Huyên, Trần Thái Bộc, Hồ Xạ và Trần Đĩnh đều là năng trinh bách chiến được giao trọng trách phòng thủ các nơi.
Nếu so về cá nhân quân sĩ và tướng soái thì kinh nghiệm của đại Ngu vượt trội vì cái đất nước đại Vệt nhỏ bé này chưa bao giờ ngừng chiến tranh cả, họ toàn dân trai tráng bỏ cày cuốc cầm binh đao là thành quân sĩ, cũng không khác mấy dân du mục cứ lên ngựa cầm cung tên là thành hung quân. Mà cái dân tộc này dãy dụa dưới sức ép của quốc gia khổng lồ như trung Hoa mà không bao giò khuất phục, trong khi các quốc gia khác bên cạnh như Xiêm La, Ai Lao, Chiêm thành mặc dù xa hơn họ rất nhiều so với trung Hoa thì lại cum cúp như cún con liếm chân Hoàng đế trung Hoa. Công việc mở mang bờ cõi xuống phía Nam của Người Đại Việt chưa bao giờ ngưng cả. Nếu nói người Đại việt Yêu chuộng hòa bình thì không thể không phản đối, họ chỉ nói câu nói ấy cho Miền Bắc trung Hoa nghe mà thôi. Còn với các quốc gia Miền Nam của đại Việt ai mà nói câu này với họ thì họ cười cho thối mũi. Nếu không có những pha cầu cứu trung Hoa của các quốc gia này có khi họ đã nằm rạp dưới gót... giày rơm của người đại Việt rồi. Hồ Quý Ly chỉ có một dự định là sau khi đẩy lui quân Minh sẽ dong thuyền ra đảo Hải Nam bắt tên hoàng tộc vong quốc kia chém thành thịt vụn cho hả dạ.
Trong nội tâm của Hồ Quý Ly rất bất đắc dĩ. Trong nước quân tâm chưa ổn. Chính sách cải cách ruộng đất của hắn vừa ban bố đã làm dân tâm bất ổn, nhưng cho hắn 10 năm, chỉ cần 10 năm thôi thì đại Ngu của hắn sẽ vươn lên tầm cao mới. Lịch sử công tội định đoạt hắn sau, hắn coi mình như Tào Tháo, người trong thiên hạ há ai có thể hiểu cho hắn.
Việc cải cách ruộng đất đã có từ thời nhà Trần thế nhưng chỉ đụng chạm đến dân đen thấp cổ bé họng, nên khó có trở lực. Nhưng cái đám đại tộc, địa chủ lại nhởn nhơ, thế nên Hồ Quý Ly hắn quyết tâm triệt để đụng chạm rồi. Nếu để cho hắn 10 năm phát triển cái đám đại tộc này đi vào khuôn phép thì quốc lực đại Ngu đủ chiến tứ phương, ít ra Hồ Quý Ly nghĩ như vậy.
Khi đại Ngu đã điều động gần 40 vạn đại quân bố phòng các nơi hiểm yếu thì Hoàng Trung với 10 vạn cấm quân phương bắc là tinh nhuệ chủ lực, 30 vạn quân miền Nam sở Vệ và 40 vạn dân phu từ các thổ ti cũng trùng điệp tiến về Ải Chi Lăng.
Còn về Nam Việt triều sau khá nhiều cuộc hội họp cũng đưa ra được sách lược hoàn hảo. Với hại con cờ quan trọng trong tay là Ninh Vương và Tôn Nghị họ rất tự tin vào chiến thắng. Hai vạn tinh nhuệ và hai vạn thổ binh được bố trí phòng thủ các cứ điểm vì đây là chiến trường chính thu hút mọi binh lực của Dương Lăng. Lai Triều không thể thất thủ, đây là trái tim của Nam Việt quốc, tất cả thành tựu công nghệ đều tập trung trong dải đồng bằng nhỏ bé nằm giữa hai dãy núi An Ca Lĩnh và Ngũ chỉ Sơn này. Một vạn kì thổ binh còn lại được sử dụng làm kì binh. Với sự hỗ trợ nhiệt tình của đại Hán gian Tôn Nghị, một vạn binh này được vận chuyển từng nhóm tới cánh rừng tại Tô Châu thành. Với những người dân Bách Việt này thì sống trong rừng hai tháng là quá bình thường. Vì lắng mưa sẽ ảnh hưởng tới tác chiến của đoàn quân súng kíp này mà rất nhiều phương án tránh ẩm ướt được đưa ra. Vỏ đạn đươc cung cấp thừa thãi, thuốc nổ được bọc trong giấy dầu cho và hộp đồng cùng vôi bột và gạo rang hút ẩm. Đạn súng và đạn pháo của quân Nam Việt giờ đây đều quy chuẩn đựng trong hộp thép pha đồng, công nghệ hàn đã làm nên tất cả. Biết tầm quan trọng của nó hơn một ngàn bình hàn đã được phát triển, một ngàn học đồ chỉ có nhiệm vụ hoàn thiện về công tác hàn mà thôi.