Chương 166: Sự phát triển của Nam Việt
.
Rất nhiều công văn cần hắn xác nhận nhưng nổi bật nhất vẫn là mấy chuyện sau. Một là xây dựng đập nước thủy lợi để tạo nên các cỗ máy khoan, cưa với sức mạnh tuyệt đối, có hai con sông bé có thể phù hợp với điều kiện kỹ thuật xây dựng hiện tại của Nguyên Hãn, sông chỉ rộng 500m nên xây dựng không quá khó đối với betông cốt thép của Nam Việt.
Vấn đề thứ hạ là dân số tổng cộng là 2.145.892 người... nam nữ tỉ lệ cân đối 1:1 thành phần đa số là thanh niên trẻ tuổi. Đây là một tỉ lệ đáng mừng vì số người trong độ tuổi lao động rất cao sẽ tạo sức bật tốt nhất cho ngành kinh tế. Quân đội hắn nghĩ mở rộng đến 10 vạn là kịch kim rồi. Số lượng quá lớn thì sữ mất cân bằng xã hội. Vấn đề quản lý dân số rất tốn sức thời này nên hắn nghĩ ra kiểu thẻ căn cước có hình ảnh minh họa ngày tháng năm sinh, nguyên quán như hiện tại do chính phủ cấp, thanh niên từ 15 tuổi phải có. Tuy vẽ minh họa và chế tạo thẻ căn cước tốn nhiều tiền nhưng sẽ quản lý tốt dân chúng, nội gián thám tử muốn trà trộn vào Nam Việt cũng mệt.
Vấn đề thứ ba là dự án chế tạo hàng loạt thuyền vận tải lớn co long cốt bằng sắt thì Nguyên Hãn chưa đồng ý. Hắn phải xem xét tận mắt quy trình chế tạo đã. Ngoài ra 5 thuyền vận tải đã cho đóng thử thì phải dùng vận chuyển vài ba tháng mới chứng minh độ an toàn của “kỹ thuật cơm rang thập cẩm” này.
Vấn đề thứ tư là súng mới đã ra lò rồi, khẩu súng này là súng đại trà, tức là không phải nòng khoan khó chế tạo mà là nòng ống tuýp cắt xoáy thôi. Công nghệ sản của Nam Việt lúc này sản xuất đại trà rất dễ để trang bị cho 5 vạn tân quân thuần một màu Việt tộc mới chiêu mộ từ 100 vạn dân nhập tịch từ Đại Việt. Súng mới là biến thể của súng trường côn xoay, việc chế tạo côn xoay quá nhiều linh kiện phức tạp, nếu có thời gian chắc chắn các nhà máy vũ khí quốc doanh của Nguyên Hãn hoàn toàn có thể chế tạo số lượng lớn, thế nhưng tình hình khu vực biến động không ngừng, vậy nên ngu cầu về một loại súng có thể bắn liên tục, tầm xa hơn súng côn xoay, bà quan trọng là nhanh chóng chế tạo thành công đã là một dự án tối quan trọng của Nam Việt. Và các nhà “khoa học” quân sự của viện khoa học hoàng gia Nam Việt không làm người ta thất vọng. NTL10 ra đời, sở dĩ lấy lên như vậy vì để vinh danh ba vị đứng đầu dự án Nikola, Trần Quần, Luca và số 10 là biểu thị đầu đạn đườn kính 10mm của súng. Súng là sự kết hợp tinh tế khôn cùng của cả ba người mà tạo nên. Về nòng súng với công nghệ đúc nòng nhiều lớp do Luca nghiên cứu đã thành công tốt đẹp, lớp trong cùng của nòng là lớp mỏng thép chứa molypden hàm lượng thấp, cực kì cứng rắn và chịu nhiệt độ, ma sát. Lớp bên ngoài là thép non chứa ít cacbon nên mềm dẻo chịu co dãn. Hai thứ này kết hợp quá hoàn hảo tạo nên một nòng súng dài hơn nhưng vì nòng mỏng nên trọng lượng không hề khác biệt Súng trường tuýp nước tầm xa 1500m vừa mới sản xuất cách đây 3 tháng. Việc công nghệ đúc thép lớp này hoàn toàn khai tử cho loại súng trường nòng dày dùng loai thép cao cacbon chứa Mangan tăng độ dẻo, nhưng loại này vẫn được cưa nòng cho ngắn để giảm tầm xa tấn công rồi xuất khẩu bán cho Nam Minh và Mông Cổ.... riêng Đại Việt đã chế được loại này rồi tuy một số linh kiện phải nhập từ Nam Việt. Tiếp theo là cải tiến về côn xoay hình tròn thành côn hình hộp đẩy từ trái qua phải thông qua một khe chữ nhật giữa nòng súng và báng súng, cái khe này cũng đảm bảo chức năng khóa nòng. Tại sao lại chế tạo côn xoay thành hình chữ nhật đẩy qua lại như vậy, đơn giản là một chữ dễ chế tạo, cái côn hình hộp chữ nhật dài 15 cm này có thể dùng công nghệ ép thép mà chế tạo một ngày cả ngàn cái, sau đó khoan 7 lỗ liên tiếp nhau tạo thành 7 ống chứa đạn vậy là có một kiểu như băng đạn rồi. Mà tiện lợi ở chỗ các chiến sĩ có thể tiến hành đút từ bên trái đẩy qua bên phải hoặc ngược lại, băng đạn có thể được chuẩn bị 2 đến ba băng mỗi người bắn xong hết lượt thì thay băng mới nên ít nhất binh sĩ mới phải bắn xong 14 đến 21 phát đạn mới có khoảng trống để địch phản công. Đây là một cọ số quá khủng khiếp rồi, vì côn hình hộp nên cũng dễ tính toán độ lớn của đạn, đạn của NTL10 đường kính 13mm dài 60mm nên lượng thuốc súng cho vào là nhiều hơn súng trường côn xoay và súng trường nòng Tuýp nước nay có tên XK10 ( XK là chỉ xuất khẩu 10mm là đường kính đầu đạn, loại súng này từ nay chỉ xuất khẩu mà thôi). Do nòng dài hơn, khe hở giữa côn và nòng khít hơn nên tầm xa của NTL10 có thể không bằng XK10 nhưng cũng đạt đến 1200m xa hơn nhiều súng xôn xoay, nhưng nặng ngang ngửa XK10 là 6,5 kg tức là nặng hơn 2kg so với súng xôn xoay. Thế nhưng nó là lựa chon tối ưu bây giờ cho quân đội vì là tổng hòa cân bằng giữa uy lực, tầm xa, tốc độ và dễ chế tạo.
Thế nhưng khai tử cho dòng súng XK10 cũng không phải hoàn toàn, chỉ là khai tử cho kiểu nòng thần một loại thép XK10 thôi. Vẫn giữ nguyên kiểu dáng và cấu tạo NTL11-KN ra đờ là việc dễ hiểu, vẫn là kiểu cũ đạn lắp kín trong nòng không khe hở, khóa nòng ngoài, bắn từng viên một. Nhưng nòng là thép nhiều lớp, dài hơn, nhẹ hơn và mạnh mẽ hơn tầm xa đạt đến 1800m đến 2000m sát thương mạnh mẽ trong 1300m đây mới là súng uy lực nhất, dễ chế nhất, trọng lượng chỉ 5kg thế nhưng tốc độ bắn thong thả không thể so sánh cùng NTL 10mm.
Nguyên Hãn gật đầu hài lòng với tiến bộ không thể chối cãi của các vị cuồng nhân chế tạo Nam Việt, nếu quả thật không có hắn gì Giờ đây Nam Việt vẫn phát triển như thường chẳng qua tốc độ thong thả hơn mà thôi.
Tiếp theo các hạng mục công trình như đèn dầu thắp đường, bể nước lớn phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của các khu vực trong Đông kinh được dẫn đến từng hộ bằng ống gốm, mở đường trải nhựa đi các thành trì khác v.v.... đều được hắn phê chuẩn. Nan Việt đang bước vào một thời kì phát triển chưa từng có.