Chương 43: Đầu nhập

Chiều ngày 13 tháng 4 âm lịch năm 1402 thì đại quân rừng Thần đã dễ dàng tiếp quản được doanh trại trung tâm đảo Ngô Chi Châu. Nơi này có 100 binh lính vẫn có thể chiến đấu được Nguyên Hãn nhét vào Lang binh. Dù sao cũng còn lâu lắm hăn mới phải đánh nhau cùng quân trung quốc lần này đi Châu Âu không thiếu được việc gươm đao va chạm lũ này cho đi lamg pháo hôi hay khiên thịt là tốt nhất. Lang binh vẫn là luật cũ một người chạy giết một đội, một đội chạy giết cả đoàn. Để chùng tự mà quản lý nhau làt tốt nhất. Còn hơn 100 quân nhà Minh còn sống sót trong trận chiến ở quân cảng đã mất hết sạch tinh thần chiến đấu rồi. Chúng sẽ được biên chế thành lính chèo thuyền, hay nói một cách chuẩn xác đó là nô lệ chèo thuyền mà thôi.


Lần này ưng ý nhất của Nguyên Hãn có lẽ là thu được 200 công tượng đóng tàu vào đội ngũ của hắn, đây là nhóm người mà hắn thiếu nhất lúc này. Chiến thuyền đã có bốn cái nhưng nếu không có Ụ tàu và thợ sửa chữa thì đảm bảo không được bao lâu thì bốn chiếc chiến thuyền này sẽ hỏng hết.


Lúc này đây vẫn là Nguyên Hãn Lão, tướng Trâng Bân cùng gã thư sinh Mã Diên đang ngồi tại đó chờ đợi câu trả lời từ tên bại tướng Cầm Bành. Nguyên Hãn hỏi hắn dự tính thế nào về tương lai, đồng thời cũng nói cho hắn biết thông tin Chu Đệ đang thắng thế tại Hoài Nam và đang cho quân vượt Hoàng Hà.


- Bẩm tướng quân, bại tướng thì không còn gì để nói. Khi ta khởi sự thất bại thì cũng biết cả nhà sẽ bị Khiến Văn Hoàng đế chém cả rồi, một bại tướng không còn một binh một lính như ta có quay về thì cũng không được trọng dụng ra sao. Không biết nghĩ đến việc cùng chung gốc Đại Việt tướng quân có thể thu nhận một bại tướng như ta không?


Không hổ là một kẻ được Chu Đệ đánh giá khá cao, trong các tướng đánh nhau với quân Lam Sơn thì thằng này là một trong những thằng chày cối nhất. Bị Quân Lam Sơn của Lê Lợi đông hơn cả chục lần vây hẵm mà hắn còn cầm cự được 7 tháng trời, đến khi hết lương mới bị công phá thành trì. Thật ra Nguyên Hãn cũng muốn thu phục tên này vì nói trời nói đất đi chăng nữa thì quân của Nguyên Hãn không phải thủy quân. Mà Nguyên Hãn cũng chả phải thủy tướng. Nên một tên tướng quân thủy binh đối với quân của Nguyên Hãn là rất quan trọng. Chả cần biêt năng lực của hắn ra sao, nhưng nếu nói về điều binh thủy quân chắc chắn hắn phải hơn nhiều Nguyên Hãn và các lão binh Trần gia tướng. Chí ít thì hắn cũng đã là quan tứ phẩm Chỉ huy sứ của thủy quân Đại Minh thống lĩnh 1 vạn thủy binh. Không it thì nhiều tên này cũng phải biết một ít về điều binh khiển tướng trên biển.


Thật ra tên Cầm Bành này cũng đã muốn đầu hàng rồi, thứ nhất gia đình hắn ở Đại Minh bị chém cả rồi. Nếu Chu Đệ lên ngôi thì hắn cũng chả được trọng dụng vì chiến tích cầm một vạn thủy binh không còn một mống, đến cả chiến thuyền cũng không còn cái nào. Mà nếu Kiến Văn bảo vệ được ngôi báu thì hắn càng không dám trở về Hoa Hạ. Tận mắt nhìn thấy những vũ khì lạ lùng mà cường đại này thì hắn nghĩ đến vị Tông Thất nhà Trần này muốn dành lại ngôi báu không phải quá khó khăn. Lai lịch của Nguyên Hãn thì Mã Diên đã tâm sự với Cầm Bành rồi... cả hai tên đều có suy nghĩ chỉ cần vị này lên ngôi vua của Đại Việt nếu theo hầu từ bây giờ thì không có công lao cũng có khổ lao, đến lúc ấy trở thành khai quốc công thần thì viinh quang cỡ nào. Mà chính Nguyên Hãn cũng muốn bơm vào đầu họ tư tưởng này nên mới lộ ra thân phận và ý đồ.


available on google playdownload on app store


- Chuyện không phải không thể, nhưng ta có 2 chuyện nói cho ngươi biết. Thứ nhất chỉ cần ngươi hai lòng thì có chạy xa tận chân trời ta cũng đuổi giết, thứ hai ta phải xem năng lực của ngươi ra sao thì mới có thể trọng dụng hay không.


Nguyên Hãn dương mày kiếm mà nói, ánh mắt sắc bén như xoáy vào tim gan cả hai tên Mã Diễn và Cầm Bành. Lời nói này là Nguyên Hãn nói cho Cầm Bành nhưng cũng là cho Mã Diễn nghe đấy. Đây là lời cảnh báo trọng lượng cho hai tên hàng binh này, làm quân chủ phải có cái tâm bao dung nhưng lai vẫn có tâm đề phòng đó đính là vương đạo. Không những tên Cầm Bành mà ngay cả Mã Diễn cũng nghe ra ý này, cả hai quỳ xụp xuống mà hô to thề chết trung thành với Nguyên Hãn. Cũng chả biết chúng thật lòng đến đâu nhưng ít ra lúc này cũng có chút thành ý. Chỉ có lợi ích mới là vĩnh cửu mà thôi, chỉ cần đi theo Nguyên Hãn có tương lai có tiền bạc thi dĩ nhiên sự trung thành mới là tuyệt đối được.


- Ngươi thì ta có thể tin tưởng vì dù sao ngươi cũng có dòng máu Đại Việt trong người, song 200 tên lính của ngươi thì sao, nếu ta va chạm với người Hoa Hạ thì chúng sẽ ngã về phe nào cũng khó đoán. - Nguyên Hãn vẫn đang còn rất lăn tăn về 100 tên lính trung quốc mà hắn nhét vào Lang Binh.


- Bẩm tướng quân, mấy tên ta dẫn theo đều là bần cùng trong quân vệ sở thủy binh người hán, làn phản loạn này cha mẹ chúng chắc cũng bị sử tử hết rồi. Giờ đây ai cho chúng cơm ăn chính là cha mẹ chúng vậy. Vì thế không quá phải lo lắng về bọn này chỉ cần theo dõi chặt chẽ một chút là được ạ.


Tên Cầm Bành rất trân thành mà giải thích, giờ đây vậy mà hắn lại coi mình là Người Đại Việt mà đàm luận. Kể ra tên này cũng là một kẻ thông minh.


- Ngươi là Thủy Quân Chỉ Huy sứ của Chiết Giang, chắc chắn hiểu rõ về binh lực thủy quân Chiết Giang. Giờ đây Yến Vương Chu Đệ đánh tới Trương Giang khả năng cao thủy quân Nam Trực Lệ sẽ bị điều đến tiền tuyến. Nếu như vậy na có thể công phá một số thành trì ven biển Chiết Giang hay không? Nếu không thì công phá một số quân cảng cướp chiến thuyền và tài nguyên?


Đây là một khảo nghiệm đối với tên hàng binh này, khảo nghiệm cả về độ trung thành và năng lực. Chỉ cần tên này trường cái mặt ra cướp bóc ở Chiết Giang thì đảm bảo hắn không bao giờ có thể quay lại Hoa Hạ nữa, và năng lực chính là hắn lập kế hoạch và tác chiến ra sao.


- Thưa tướng quân, tấn công thành trì thì rất khó, vì thủy quân các nơi có thể bị điều đi nhưng quân vệ sở tại các thành trì rất đông, tính bằng vạn kể cả chúng ra có vũ khí tốt cũng khó mà giết cho hết được. Còn về cướp thuyền chiến thì mạt tướng kiến nghị tấn công Phúc Kiến sẽ hợp lý hơn là Chiết Giang, bởi hai lý do. Thuyền Chiến Phúc Kiến tốt hơn của Chiết Giang, chúng dùng một loại gỗ có tên là gỗ giẻ để chế tạo, loại này gỗ dân gian gọi là Thiết Mộc. Thuyền Chiến Chiết Giang là dùng gỗ tùng sam mà chế thành. Nếu hai loại thuyền này đâm vào nhau thì thuyền Chiến Chiết Giang đảm bảo vỡ nát mà thuyền Phúc Kiến không có việc gì. Thứ hai tại Phúc Châu có một cảng thương mại buôn bán cực kì sầm uất. Chúng ta hoàn toàn có thể tiến quân vào nơi này mà tiến hành.... trưng dụng tài nguyên.


Tên này vậy mà nói giảm nói tránh cái từ đánh cướp quả thật là rất kì khôi. Nhưng nghe đến đề nghị này Nguyên Hãn quả thật rất ưng ý. Có địa đầu xà quả thật là tốt hơn nhiều là cắm đầu cắm cổ và tiến quân. Riêng hai loại chiến thuyền nhing bề ngoài giống hệt nhau nhưng chất gỗ khác nhau hoàn toàn cũng đã là một phát hiện rất quan trọng rồi. Chuyến đi xa này Nguyên Hãn cần những con thuyền thực sự chắc chắng có thể chịu đựng được mưa bão khắc nghiệt. Cái loại gỗ giẻ nghe rất quen, hình như Việt Nam cũng có rất nhiều, từ từ tìm hiểu xem sao.


- Ý kiến của ngươi rất tốt, nhưng ta có thắc mắc tại sao gỗ Giẻ tốt như vậy mà các ngươi tại Chiết Giang không dùng để đóng thuyền chiến mà lại chỉ dùng gỗ Tùng Sam.


- Thưa tướng quân là như vậy....


Theo lời giải thích của tên Cầm Bành này thì mới hiểu ra được rằng loại gỗ Giẻ này chỉ xuất hiện tại Quảng Đông, mà không phải loại gỗ nào cũng chắc chắn như vậy. Nhưng Quảng Đông lúc này toàn là dân bản địa với tộc Mân là chủ yếu, hoang sơ vô cùng. Nhà Minh cũng thiết lập vài Quận người hán ở đây nhưung căn bản là không quá phát triển, trình độ đóng thuyền của họ không cao. Quảng đông quan xưởng chit có thể đóng các thuyền nhỏ dài 20m trở xuống mà thôi. Vậy nên gỗ Giẻ được vận chuyển đến Chương Châu quân cảng ở Phúc Kiến để các công tượng lành nghề ở đây đóng thuyền lớn. Vì lợi gỗ này rất tốt nên thuyền tại Phúc Kiến đóng bằng gỗ Giẻ có khích thước lớn hơn thuyền chiến cùng loại của Chiết Giang. Điều quan trọng là Từ Hải Nam mà đi Phúc Kiến thì gần hơn đi Chiết Giang một nửa đường, điểm thứ hai đó là vua Kiến Văn sẽ đáp thuyền tù Phúc Kiến đi Đài Loan. Vậy thì một công đôi việc, đánh chiếm quân cảng tại Phúc Kiến, cướp tàu, chạy ra Đài Loan phong tỏa bắt lấy Kiến Văn.






Truyện liên quan